SKKN Hướng dần học sinh vận dụng tri thức liên ngành văn hóa và điện ảnh trong tiếp nhận truyện ngắn “những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi
Đổi mới phương pháp đọc văn đã và đang mở ra cho người dạy và người học những cơ hội khám phá, tiếp cận tác phẩm đúng với quan niệm văn bản văn học là một “cấu trúc ngôn từ động”, một “kết cấu vẫy gọi” liên tục sản sinh các lớp nghĩa.
Tiếp cận tác phẩm văn học giai đoạn 1945 – 1975 vừa có những thuận lợi cơ bản do yếu tố thời đại như: khuynh hướng thẩm mỹ, loại hình tác giả, phong cách thời đại, quan niệm nghệ thuật về con người .chi phối khá thống nhất. Nhưng, những tiền đề tưởng như thuận lợi ấy đôi khi lại tạo nên lối mòn trong tư duy, hạn chế sự sáng tạo, nhất là ở một bô phận giáo viên dạy văn. Giờ học văn vì thế rất dễ trở nên nhàm chán, mòn sáo.
Nghiên cứu phê bình văn học đang phát triển nở rộ. Nhiều trường phái phê bình lí luận văn học phát triển tạo nên những bước tiến đột phá trong việc tiếp tiếp cận một tác phẩm văn chương. Trong đó các hướng nghiên cứu như: thi pháp học trở thành một hướng nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn; hướng nghiên cứu liên môn, liên ngành đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Bởi suy đến cùng, văn học là một phần của văn hóa, mọi thành tố của sáng tạo nghệ thuật chân chính không thể không hình thành trong một môi trường văn hóa cụ thể và đến lượt mình, tác phẩm nghệ thuật sẽ làm thăng hoa các giá trị văn hóa tinh túy của dân tộc và thời đại.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẦN HỌC SINH VẬN DỤNG TRI THỨC LIÊN NGÀNH VĂN HÓA VÀ ĐIỆN ẢNH TRONG TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN THI Người thực hiện: Mai Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2016 MỤC LỤC 1. Mở đầu. 2 Lí do chọn đề tài . 2 Mục đích nghiên cứu .. 3 Đối tượng nghiên cứu . 3 Phương pháp nghiên cứu 4 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .. 5 2.1. Cơ sở lí luận . 5 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ... 7 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .. 8 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16 3. Kết luận, kiến nghị 18 Tài liệu tham khảo . 19 Phụ lục 20 1. Mở đầu Lí do lựa chọn đề tài Đổi mới phương pháp đọc văn đã và đang mở ra cho người dạy và người học những cơ hội khám phá, tiếp cận tác phẩm đúng với quan niệm văn bản văn học là một “cấu trúc ngôn từ động”, một “kết cấu vẫy gọi” liên tục sản sinh các lớp nghĩa. Tiếp cận tác phẩm văn học giai đoạn 1945 – 1975 vừa có những thuận lợi cơ bản do yếu tố thời đại như: khuynh hướng thẩm mỹ, loại hình tác giả, phong cách thời đại, quan niệm nghệ thuật về con người ...chi phối khá thống nhất. Nhưng, những tiền đề tưởng như thuận lợi ấy đôi khi lại tạo nên lối mòn trong tư duy, hạn chế sự sáng tạo, nhất là ở một bô phận giáo viên dạy văn. Giờ học văn vì thế rất dễ trở nên nhàm chán, mòn sáo. Nghiên cứu phê bình văn học đang phát triển nở rộ. Nhiều trường phái phê bình lí luận văn học phát triển tạo nên những bước tiến đột phá trong việc tiếp tiếp cận một tác phẩm văn chương. Trong đó các hướng nghiên cứu như: thi pháp học trở thành một hướng nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn; hướng nghiên cứu liên môn, liên ngành đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Bởi suy đến cùng, văn học là một phần của văn hóa, mọi thành tố của sáng tạo nghệ thuật chân chính không thể không hình thành trong một môi trường văn hóa cụ thể và đến lượt mình, tác phẩm nghệ thuật sẽ làm thăng hoa các giá trị văn hóa tinh túy của dân tộc và thời đại. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là một thiên truyện hấp dẫn nhưng do yêu cầu thời lượng chương trình nên sách giáo khoa chỉ trích dẫn một phần cuối tác phẩm cho phần đọc-hiểu ở lớp. Đây là một khó khăn đối với việc dạy và học của giáo viên và học sinh hiện nay. Ngoài những học sinh học theo Khối C có ý thức tự giác tìm đọc trọn vẹn tác phẩm và phân tích trích đoạn trong tính chỉnh thể của văn bản truyện thì phần lớn học sinh không hoặc chưa có cơ hội tiếp cận trọn vẹn tác phẩm. Thậm chí một số giáo viên trẻ cũng rơi và tình trạng chỉ tìm hiểu những gì đóng khung trong sách giáo khoa. Hệ lụy trên dẫn tới việc người học và người dạy chưa thấy hết được giá trị sâu sắc của tác phẩm. Xuất phát từ lí do kể trên, chúng tôi đề xuất thêm hướng tiếp cận mới, hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức liên ngành văn hóa và điện ảnh trong tiếp nhận truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi, hầu mong bổ sung cách tiếp cận để giải quyết những bất cập trong giờ đọc văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi đề xuất hướng tiếp cận mới với một tác phẩm văn học quen thuộc là vận dụng vốn tri thức liên ngành văn hóa và điện ảnh để hỗ trợ quá trình tiếp nhận tác phẩm. Qua đó chúng tôi tham vọng nâng cao năng lực tiếp nhận của học sinh với bài học, góp phần định hình những năng lực về nhận thức xã hội cho các em thông qua tác phẩm văn học; đồng thời khuyến khích đối tượng giáo viên ngữ văn trong nhà trường THPT nâng cao năng lực tự học, tự sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn học. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên dạy Ngữ văn trường THPT Nga Sơn, bao gồm cả những giáo viên trẻ, hạn chế về kinh nghiệm công tác và những giáo viên đã có thâm niên công tác, có thành tích đã được ghi nhận trong quá trình giảng dạy. Đối tượng học sinh khối 12, ban cơ bản, năm học 2015- 2016, được chia thành hai nhóm thuộc hai lớp học 12A sử dụng phương pháp dạy học tích hợp tri thức liên ngành và 12B sử dụng lối dạy học truyền thống. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu, tham khảo các tài liệu dạy học liên môn, liên ngành, các tài liệu về văn hóa và điện ảnh, tài liệu tham khảo về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khảo sát và thi thập thông tin về quá trình dạy học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi trong thực tế giảng dạy tại trường THPT Nga Sơn và một số trường bạn. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: thống kê, xử lý kết quả học tập của học sinh thuộc hai nhóm đối tượng nghiên cứu để rút ra kết luận sư phạm. 2. Nội dung sáng kiến 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến Nghiên cứu văn hóa học là một khuynh hướng mới rất sôi động trong khoa học nhân văn trên thế giới từ những năm 60 của thế kỉ. Ở nước ta, kể từ khi đất nước Đổi mới, tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học văn học đã tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của thế giới để đổi mới căn bản hướng nghiên cứu khoa học nhân văn. Bởi thế, việc sử dụng cái nhìn văn hóa thích hợp sẽ hiểu văn học sâu hơn. Nghiên cứu văn học trong tầm nhìn văn hóa đã mở ra các hướng như: định hướng nghiên cứu thi pháp văn hóa, bao gồm thi pháp đối thoại và thi pháp cacnaval kiểu M.Bakhtin, nghiên cứu mẫu gốc huyền thoại kiểu Northrop Frye...các tác giả nghiên cứu theo hướng này tiêu biểu có Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiếu, Đỗ Lai Thúy. Hướng nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu mối quan hệ văn học với các truyền thống văn hóa, tôn giáo, chẳng hạn văn học với Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo...tiêu biểu có các nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Phan Ngọc, Trần Nho Thìn... Hướng tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa vừa trả lại cho văn học những giá trị đặc thù của bộ môn vừa là một hướng nghiên cứu mở. Dựa vào đặc trưng thẩm mĩ của văn chương và tầm đón đợi của người đọc, văn bản văn học sẽ trở thành tác phẩm khi người đọc trở thành người đồng sáng tạo với tác giả trên cơ sở gặp gỡ của các giá trị văn hóa. Đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật, xét cho cùng, đều bắt nguồn từ phương tiện nghệ thuật, hay ngôn ngữ nghệ thuật mà nó sở hữu. Hội họa “nói” bằng đường nét , bằng màu sắc; âm nhạc “nói” bằng âm thanh và tiết tấu; vũ đạo “nói” bằng hình thể và động tác tay, chân; sân khấu “nói” bằng diễn xuất và lời thoại của diễn viên... Các phương tiện để “nói” này khác biệt nhau về tính chất, công năng và hiệu quả. Trong “đại gia đình” nghệ thuật, không có một loại hình nào hoàn toàn sử dụng cùng ngôn ngữ với loại hình khác, cho nên mới “mỗi người một vẻ” hoàn toàn khác nhau. Văn học và điện ảnh cũng không nằm ngoài quy luật này. Điện ảnh không thể tồn tại nếu không có văn chương, đó là điều chắc chắn. Phim không thể thành hình nếu không có cốt truyện, nhân vật và tình huống, xung đột...- tất cả những yếu tố này đều học từ văn chương. Kịch bản điện ảnh thực ra cũng chính là văn bản văn chương dưới một dạng trình bày đặc biệt. Tiểu thuyết là chuyện kể, làm phim cũng là kể chuyện. Phim chính là thế giới chuyện kể văn chương hiện hình. Nói đến ảnh hưởng của điện ảnh đến văn chương, cũng không thể bỏ qua sự xâm nhập của kỹ thuật “montage” từ khâu ráp phim sang văn bản văn chương. Các nhà văn đã học từ điện ảnh cách cắt- dán ghép các đoạn văn như là người ta cắt- ghép phim vậy. Với thủ pháp này, nhà văn có thể xáo trộn các biến cố và lắp ghép chúng không theo trình tự thời gian, các biến cố xa được đặt cạnh các biến cố gần, hai câu chuyện của những nhân vật khác nhau lại được đặt cạnh nhau và đồng thời với nó là sự di chuyển các điểm nhìn. Ngoài ra, trong tác phẩm, nhà văn thường cũng sử dụng thủ pháp cảnh phục hiện (flashback). Đó là những cảnh tái hiện hình ảnh quá khứ, cảnh thuật lại bằng hình ảnh những hành động, những hoài niệm hoặc giải thích những sự việc mà nhân vật đã trải qua trong quá khứ có mối liên hệ nhân quả với hiện tại. Đây là một thủ pháp sáng tác phổ biến được áp dụng trong văn chương và điện ảnh; tương phản với cảnh phục hiện là “cảnh vị lai” (flash-foward, flash-ahead) Như vậy, có thể nói, điện ảnh đã đem lại cho văn chương một “bộ mặt mới”, khi mà các nhà văn ngày càng muốn thể nghiệm mình cùng điện ảnh. Vì thế, việc vận dụng kiến thức văn hóa và điện ảnh trong hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn học không phải là hướng đọc hiểu theo trào lưu, theo mốt mà là một hướng tiếp cận có cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Ở chương trình môn Ngữ văn lớp 12, truyện Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi đã được các nhà soạn sách định hướng cách học và cách dạy qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài và Sách giáo viên. Tính từ khi truyện được đưa vào sách giáo khoa Cải cách đến Sách phân ban (Ban KHTN và Ban KHXH&NV), truyện được định hướng tiếp cận từ góc độ xã hội học, phong cách tác giả, thi pháp học và phong cách thời đại. Riêng đối với đề tài này, chúng tôi đề xuất hướng tiếp cận mới. Qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp (dự giờ thao giảng định kì, dự giờ Thanh tra toàn diện, dự giờ Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh), chúng tôi nhận thấy các giáo viên bộc lộ một số hạn chế khi định hướng học sinh học tập qua những câu hỏi sách giáo khoa. Những hạn chế dễ thấy trong các tiết dạy là người dạy lệ thuộc quá lớn vào cách định hướng của sách giáo khoa dẫn đến việc phân bố nội dung cần tiếp cận không hợp lí giữa tiết 01 và tiết 02. Giáo viên có thói quen ở tiết 01 dừng lại ở câu hỏi về điểm nhìn trần thuật. Tiết 02 tổ chức học sinh so sánh điểm giống và khác nhau về tính cách của hai chị em Chiến và Việt. Và khi dừng lại theo các tiểu mục như trên, giờ dạy thường rơi tình trạng là hết kiến thức dạy nhưng còn thừa thời gian. Giáo viên dạy tiết 01 lấn kiến thức sang phần tiết 02 và ngược lại, giáo viên thường dạy lại kiến thức của tiết 01 ở tiết 02. Cá biệt, một số giáo viên thiếu kiến thức và kĩ năng dẫn đến hiện tượng biến giờ đọc văn sang hướng tiếp cận xã hội học dung tục. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vị của đề tài là: “Hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức liên ngành văn hóa và điện ảnh trong tiếp nhận truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi”. Hướng tiếp cận này không loại trừ các định hướng tiếp cận đã có. Với đặc thù của bộ môn khoa học về văn học, sự giao thoa giữa các phương pháp là điều không thể loại bỏ. Và tham vọng của đề tài là góp phần bổ sung và giải quyết một số tồn tại của giờ đọc - hiểu truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trong chương trình sách giáo khoa hiện hành. 2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề Những đứa con trong gia đình là tác phẩm xuất sắc của nhà văn liệt sỹ Nguyễn Thi và cũng là một trong những thiên truyện ngắn tiêu biểu của văn học thời chống Mỹ. Việc tác phẩm tiếp tục được đưa vào chương trình môn Ngữ văn trong lần thay đổi sách vừa qua chứng tỏ giá trị tự thân của tác phẩm đủ sức gây xúc động cho các thế hệ độc giả, nhất là đối tượng bạn đọc là những học sinh lớp 12 có cùng lứa tuổi với những người con thân yêu của mảnh đất Thành đồng của Tổ quốc trong những năm tháng hào hùng đã qua.Và cũng thêm một lần các em học sinh có cơ hội “đối chứng” để chuẩn bị bước vào đời với những hoài bão, dự định, những ước mơ và lẽ sống của thế hệ mình. Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi hoàn thành vào tháng 2 năm 1966. Nếu lấy mốc ngày 08/03/1965 đế quốc Mỹ ồ ạt đổ quân vào nước ta tiến hành cuộc Chiến tranh Cục bộ ở miền Nam và những dòng nhật kí chiến trường nhà văn để lại, bạn đọc hôm nay mới thấy hết được không khí hào hùng trước cuộc chạm trán đầy thử thách của dân tộc ta trong những ngày lịch sử đó. Thiên truyện đã ra đời trong những ngày tháng “sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mỹ” (Nguyên Ngọc). Tác phẩm đươc viết trong khói lửa chiến tranh nhưng phải chỉ là tác phẩm minh họa hay những trang nhật kí chiến trường ghi vội mà đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc. Nguyễn Thi đã gặp gỡ với thi pháp dòng truyện ngắn viết theo dòng ý thức của văn học phương Tây hiện đại, vận dụng các thủ pháp điện ảnh hiện đại, kết hợp với góc nhìn cuộc chiến tranh dưới góc độ văn hóa để viết nên thiên truyện. Người nghệ sỹ - chiến sỹ ấy đã cầm bút không chỉ với tư cách một người lính, một nhà văn chiến trường mà còn với tư cách, tâm thế một nhà văn hóa viết về chiến tranh, đối thoại với thời đại bằng tiếng nói của những giá trị bất diệt, trường tồn của dân tộc - giá trị văn hóa truyền thống. Vì thế, trong giờ đọc văn, công việc đầu tiên của người giáo viên là đưa người học sống lại không khí hào hùng, quyết liệt về cuộc đối đầu sống còn của dân tộc trong những tháng năm đánh Mỹ. Tiếp đó, việc định hướng học sinh giải nghĩa nhan đề tác phẩm không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tường minh: nhan đề cho chúng ta biết đối tượng mà nhà văn miêu tả là câu chuyện anh hùng của các thành viên trong một gia đình Nam Bộ kháng chiến. Hơn thế, qua nhan đề, tác giả còn hé mở cho người đọc (chính tác giả cũng là một độc giả đặc biệt) một tâm thế tiếp nhận, một cách lí giải về sức mạnh của đồng bào, của dân tộc ta dưới góc nhìn văn hóa gia đình. Từ câu chuyện của một gia đình, người đọc hình dung ra câu chuyện của một đất nước, một dân tộc; từ câu chuyện của một thời đại, bạn đọc nhận diện được tầm vóc lịch sử, bản sắc dân tộc của cộng đồng năm mươi tư dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam với một truyền thống lâu đời giữ nước đi liền với dựng nước. Đó là một đất nước “Lớp cha trước lớp con sau/Đã thành đồng chí chung câu quân hành” (Tố Hữu). Bởi từ rất lâu, trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, gia đình chính là hạt nhân văn hóa của dân tộc. Chưa và sẽ không một kẻ thù nào chia rẽ được dân tộc ta khi chúng ta biết giữ gìn, phát huy được sức mạnh, tình đoàn kết thân tộc, giữ được cái gốc văn hóa. Chính giá trị văn hóa truyền thống đã trở thành sức mạnh vô địch, sức mạnh Việt Nam chống lại mọi âm mưu đồng hóa và tiêu diệt của các nước đế quốc từ xưa đến nay. Dưới góc nhìn văn hóa, qua một truyện ngắn Nguyễn Thi giúp người đọc “gặp gỡ” được rất nhiều thành viên trong gia đình Việt. Đó là thím Năm, ông nội, bà nội, thằng Hai con chú Năm, ba, má và chị em Việt...Mỗi nhân vật dù chỉ được giới thiệu thoáng qua trong một vài câu văn nhưng ở đó tính cách và số phận hiện lên rất sắc nét, độc đáo. Đó là một tập thể nhân vật vừa đa dạng về lứa tuổi, khác nhau về giới tính nhưng họ có điểm chung là yêu gia đình, yêu quê hương sâu sắc, yêu cách mạng và có mối thù sâu nặng với giặc Mỹ. Ở họ có sự nối tiếp, kế thừa và phát triển. Thế hệ sau noi gương và nối gót thế hệ trước, và thế hệ cha anh đặt trọn niềm tin, hi vọng vào cháu con. Thế hệ trước in dấu lên con cháu từ ngoại hình đến tính cách tâm hồn. Mỗi lần nghe tiếng ná thun của con trai bắn chim, má Việt lại nói: “Đó, lại giống thằng cha nó rồi! Để má ráng nuôi bay lớn coi bay có làm được gì cho cha mày vui không?”. Tương tự như vậy, mỗi hành vi, cử chỉ đến dáng điệu tính tình của chị Chiến, Việt đều thấy chị “nói in như má vậy”, “giống hệt như má vậy”. Và thế hệ sau trưởng thành hơn thế hệ trước, cháu con xứng đáng với sự kì vọng, trở thành niềm tự hào của các bậc cha chú. Khi chứng kiến cảnh thu xếp chuyện nhà của các cháu, chú Năm “cứ ngồi yên trên ván nhìn hai cháu thiệt lâu. Một lát, chú nói: Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì này đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. Trong lời động viên đầy cảm kích của chú Năm, người đọc xúc động trước sự trưởng thành vượt bậc của những đứa trẻ Nam Bộ trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Dường như số phận đã luôn muốn thứ thách con người Việt Nam, dân tộc Việt bằng những cam go và ác liệt nhất. Những thử thách của lịch sử trong mấy nghìn năm qua buộc đứa trẻ lên ba khi cất tiếng chào đời thì câu nói đầu tiên là câu nói xin đi đánh giặc. Và hôm nay bọn “con nít chúng bay” chưa đủ tuổi nhập ngũ nhưng đã đủ khôn để trưởng thành sớm để đi tới chân trời mặt bể, vượt lên bão tố phong ba. Nhưng lúc này đây, bom đạn của giặc đã xé nát xóm làng, giết chết người má kính yêu của Việt khi người mẹ mái đầu còn xanh. Ngày má mất chưa đoạn tang, hai chị em đã phải gồng gánh đưa bàn thờ má đi gửi nhà chú, “mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đè nặng ở trên vai”. Chính sức mạnh của nguồn cội, truyền thống của gia đình đã làm cho mỗi thành viên trở nên chín chắn hơn, vững vàng hơn trước bão táp của lịch sử. Cái quá khứ đang hiện hình trong cái hôm nay, đau thương xưa đang hun đúc thêm lòng quyết tâm chiến đấu. Bề dày văn hóa, chiều sâu tâm linh đã giúp cho con người thêm vững niềm tin. Không hề ngẫu nhiên mà riêng ở đoạn trích trong sách giáo khoa hình ảnh người má được Việt nhắc lại tới nhiều lần và mỗi lần như thế là một sự so sánh với người chị kính yêu của nhân vật. Trước đêm xa nhà đi chiến đấu, “Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thùng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt, má cũng phải về dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm sao chớ?”. Đoạn văn đã giúp người đọc hiểu được vì sao nhân dân Nam Bộ đã anh dũng kiên cường đến thế, và mảnh đất ấy được cả nước suy tôn là thành đồng Tổ quốc. Chính dòng chảy của văn hóa đã bồi thấn thêm niềm tin ở mỗi người về một ngày mai tất thắng. Người đọc thêm một lần tin và yêu hơn khi nghe chú Năm dặn dò hai cháu: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Các hình ảnh, chi tiết trong thiên truyện vừa giàu chất hiện thực vừa đậm chất tượng trưng. Và ở đây, tính biểu trưng của văn hóa đã nâng cánh cho tính hiện thực đạt tới tính điển hình của hình tượng. Những đứa con trong một gia đình đã ra đi kháng chiến, trong lòng họ luôn đầy ắp một niềm tin ngày mai chiến thắng và họ sẽ trở về đoàn tụ, sum vầy. Trong lời nói của nhân vật, người đọc nghe được niềm tin vào ngày mai của đất nước sạch bóng quân thù: “Nào, đưa má sang tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Trong giây phút xúc động ấy, cái khoảnh khắc đã hóa thân thành bất diệt, lòng yêu thương được thắp sáng thêm lòng căm thù giặc...Tất cả truyền đến người đọc một phức cảm tâm trạng đặc biệt. Nguyễn Thi là nhà văn của mảnh đất và con người Nam Bộ, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc nhưng duyên nợ cuộc đời đã gắn kết tác giả với mảnh đất và con người phương Nam. Từ những năm tháng tuổi trẻ lăn lộn kiếm sống đến những giai đoạn ác liệt của lịch sử chiến tranh, nhà văn luôn sống hết mình, thậm chí không tiếc xương máu hi sinh cho miền đất mà ông coi như là quê hương thứ hai. Những trải nghiệm ấy giúp Nguyễn Thi có vốn tri thức văn hóa sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây để đưa vào trong tác phẩm của mình. Nhân vật tiêu biểu của ông là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng. Hai chị em Chiến và Việt nối tiếp truyền thống gia đình, ra đi với lời thề đinh ninh “giặc còn thì tao mất” là vì vậy. Họ đã sống và chiến đấu hết mình như những con người Nam Bộ điển hình nhất trong các sáng tác của Nguyễn Thi.Thâm nhập sâu vào đời sống văn hóa
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_van_dung_tri_thuc_lien_nganh_van_hoa.doc