SKKN Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sống thông qua môn Sinh học 8 tại trường THCS Lê Quang Trường - Hoằng Tiến

SKKN Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sống thông qua môn Sinh học 8 tại trường THCS Lê Quang Trường - Hoằng Tiến

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm phù hợp với xu thế thời đại đang là nổ lực của ngành giáo dục hiện nay. Đây cũng là yêu cầu, là chủ trương của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo dục, đã và đang được thực hiện trên quy mô toàn quốc, được đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng. Từ nhiều năm nay các nước trên thế giới đã đưa môn học giáo dục kĩ năng sống vào chương trình học ở bậc tiểu học. Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng xuất hiện loại hình giáo dục này song chủ yếu vẫn là ở các thành phố lớn. Kiến thức sinh học ở bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9 đã trang bị cơ bản và tương đối hoàn chỉnh cho các em về cấu tạo và hoạt động của cơ thể sống thông qua các đại diện vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật, động vật và con người, hiện tượng di truyền và biến dị, mối quan bệ giữa sinh vật và môi trường .Riêng đối với chương trình sinh học 8, các em học sinh nghiên cứu về chính bản thân mình, khám phá cơ thể của mình. Một con người có sức khỏe tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. “ Một tinh thần minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng kiện”[ ]. Từ đó trí tuệ mới được mở mang có cơ hội chiếm lĩnh khoa học và đào tạo một đội ngũ tương lai có một trí tuệ và sức khỏe vững vàng.

 Trong quá trình dạy học tại trường THCS Lê Quang Trường- Hoằng Tiến với mong muốn giúp các em học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, từ đó các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, tôi đã mạnh dạn thực hiện tìm hiểu, thu thập thông tin, sử dụng một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số bài học ở chương trình Sinh học lớp 8.

 

doc 24 trang thuychi01 10202
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sống thông qua môn Sinh học 8 tại trường THCS Lê Quang Trường - Hoằng Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA MÔN SINH HỌC 8 TẠI TRƯỜNG THCS 
LÊ QUANG TRƯỜNG - HOẰNG TIẾN
Người thực hiện: Hoàng Thanh Tùng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS 
 Lê Quang Trường – Hoằng Tiến
SKKN thuộc môn: Sinh học 
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.
1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
1
1.3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2
PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
3
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4
2.3.1. Phân loại kiến thức kỹ năng sống
5
2.3.2.Phân loại các loại bài dạy có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:
5
2.3.3.Vận dụng kĩ năng sống thông qua bộ môn:
6
2.3.4.Giáo án minh hoạ tích hợp giáo dục kỹ năng sống
13
2.3.5.Một số đề kiểm tra có nội dung tích hợp kỹ năng sống. 
16
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
18
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1. KẾT LUẬN.
19
3.2. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT.
19
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm phù hợp với xu thế thời đại đang là nổ lực của ngành giáo dục hiện nay. Đây cũng là yêu cầu, là chủ trương của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo dục, đã và đang được thực hiện trên quy mô toàn quốc, được đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng. Từ nhiều năm nay các nước trên thế giới đã đưa môn học giáo dục kĩ năng sống vào chương trình học ở bậc tiểu học. Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng xuất hiện loại hình giáo dục này song chủ yếu vẫn là ở các thành phố lớn. Kiến thức sinh học ở bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9 đã trang bị cơ bản và tương đối hoàn chỉnh cho các em về cấu tạo và hoạt động của cơ thể sống thông qua các đại diện vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật, động vật và con người, hiện tượng di truyền và biến dị, mối quan bệ giữa sinh vật và môi trường.Riêng đối với chương trình sinh học 8, các em học sinh nghiên cứu về chính bản thân mình, khám phá cơ thể của mình. Một con người có sức khỏe tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. “ Một tinh thần minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng kiện”[ Trích trong nguồn TLTK
]. Từ đó trí tuệ mới được mở mang có cơ hội chiếm lĩnh khoa học và đào tạo một đội ngũ tương lai có một trí tuệ và sức khỏe vững vàng. 
 	Trong quá trình dạy học tại trường THCS Lê Quang Trường- Hoằng Tiến với mong muốn giúp các em học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, từ đó các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, tôi đã mạnh dạn thực hiện tìm hiểu, thu thập thông tin, sử dụng một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số bài học ở chương trình Sinh học lớp 8.
	1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đối với bộ môn Sinh học trong trường THCS đặc biệt là môn Sinh học 8 đó là góp phần cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt giúp các em có được khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp tốt. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
	Nghiên cứu cách thức, cách vận dụng dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8 ở trường THCS Lê Quang Trường- Hoằng Tiến.
Chất lượng học tập của học sinh thông qua việc học các bài học có tích hợp giáo dục kỹ năng sống.
 	Theo dõi kết quả học tập sau khi tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các bài học của lớp 8A, 8B Trường THCS Lê Quang Trường- Hoằng Tiến.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình khai thác nội dung giáo dục kỹ năng sống tôi có sử dụng một số phương pháp sau: 
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp ý kiến và rút kinh nghiệm qua các bài giảng. 
- Phương pháp qui nạp: Đưa ra nội dung giáo dục kỹ năng sống liên quan thông qua đàm thoại, thảo luận nhóm để xây dựng nội dung bài học.
- Phương pháp suy diễn: Sau khi giới thiệu nội dung bài học chỉ ra biểu hiện hay tác động của nó đối với kỹ năng sống liên quan( đặc biệt ở phần củng cố toàn phần hoặc toàn bài).
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Việc hình thành, giáo dục kĩ năng sống là một trong nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay. Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Những biến đổi về tâm sinh lý ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, đây cũng là những vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Phim ảnh, báo chí, những nếp sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy... làm cho các em dễ bị lôi cuốn, bị sa ngã.
 Đặc biệt xuất hiện những vụ gây gỗ, đánh nhau cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và cá biệt có thể là thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy,  Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống như cha mẹ li hôn, bạo lực gia đình, gia đình phá sản, kết quả học tập kém,  Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định với con người. Nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt qua những thử thách đó và hành động theo cảm tính thì rất dễ rủi ro. 
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8, thông qua giảng dạy bộ môn Sinh hoc lớp 8 để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi vì đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên, do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức. Trong thực tế cho thấy đa số các em có ý thức tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn có những em nhận thức sự việc còn thiên về cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọc nhưng các em lại không nhận thức được điều đó. Trong những trường hợp như vậy giáo viên và phụ huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo, giáo dục cho các em để các em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những việc làm, từ đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm của mình đối với bản thân mình.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
	Trường Lê Quang Trường - Hoằng Tiến là một trường thuộc xã bãi ngang ven biển với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông còn hạn chế. Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục thể thao, các Hội thido nhà trường, Đoàn Đội tổ chức đã tạo cho học sinh những kỹ năng sống nhất định. Bên cạnh đó các môn học khác cũng đã tích cực tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong các tiết dạy tuy nhiên chưa đồng bộ. Trong thực tiễn giảng dạy, kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang áp dụng một số vấn đề giáo dục kỹ năng sống. Tuy vậy việc áp dụng còn lúng túng trong việc chọn bài, chọn đơn vị kiến thức đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh, hoặc không phù hợp với nôi dung bài học không kích thích phát huy được năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Đối với giáo viên dạy môn Sinh học việc lồng ghép, tích hợp đang còn ở mức tự nghiên cứu sách báo, đồng nghiệp, trên mạng internetdẫn đến nhiều giáo viên chưa có bước chuẩn bị hợp lí nên kết quả chưa cao. 
	Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ năng sống ở nước ta còn hạn chế. Các trường THCS nói chung còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ ( với con người, với môi trường thiên nhiên,.). Hơn nữa, giáo viên bộ môn với 45 phút còn phải lo chuyển tải đầy đủ các nội dung bài dạy. Trong thời gian qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy cô giáo chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình hình của từng em.
	Theo cấu trúc chương trình SGK Sinh học nói chung và Sinh học 8 nói riêng, phần có liên quan tới kỹ năng sống thường đưa vào mục cuối của bài nên người giáo viên hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
 Hiện nay đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế cuối bài là do một trong các lý do sau:
+ Thời gian không còn đủ.
+ Phần liên hệ được coi là phần phụ.
+ Học sinh ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ cho các em là rất khó khăn...
Khi chưa tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua quá trình theo dõi, điều tra bằng phiếu thăm dò học sinh và kết quả khảo sát học kì II năm học 2015 -2016 của 82 học sinh lớp 8 (gồm 2 lớp 8A, 8B) tôi thấy kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
SL
TL
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
8A
38
7
18.4%
19
50.0%
12
31.6%
0
0
8B
44
22
50.0%
15
34.1%
7
15.9%
0
0
Tổng
82
29
35.4%
34
41.5%
19
23.1%
0
0
Nhận xét :
Chất lượng học sinh còn rất thấp: 35,4% học sinh có điểm dưới trung bình, không có học sinh nào đạt điểm 9- 10.
Từ thực trạng trên, năm học 2016 - 2017 trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào dạy bộ môn sinh học nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn sinh học, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh lớp 8 trường THCS Lê Quang Trường- Hoằng Tiến. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Lứa tuổi lớp 8 THCS là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Đây cũng là lúc bắt đầu của tuổi dậy thì nên các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Nhiều em học sinh, mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kĩ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết. Có thể nói đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS. Trước hết qua tham khảo tài liệu tôi xây dựng các kĩ năng cần thiết cho các em học sinh lứa tuổi THCS bao gồm[ Trích trong nguồn TLTK
] :
1- Kỹ năng tự phục vụ chăm sóc bản thân
2- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
3- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
4- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
5- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bảo vệ bản thân
6- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
7- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
8- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
9- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
 10- Kỹ năng đánh giá người khác.
Kĩ năng sống là năng lực của mỗi con người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác với người khác, với xã hội và môi trường xung quanh. Qua nhiều năm dạy Sinh học 8, tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn. Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước sau:
2.3.1. Phân loại kiến thức kĩ năng sống:
Để phân loại kiến thức kĩ năng sống tôi chia làm 3 nhóm:
	+ Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến sức khỏe.
	+ Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành.
	+ Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần.
	 2.3.2. Phân loại các loại bài dạy có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:
	 a. Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe gồm các bài như[ Trích trong nguồn TLTK
]:
	b. Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành gồm các bài như[ Trích trong nguồn TLTK
]: 
 c. Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần gồm các bài như[ Trích trong nguồn TLTK
]:
2.3.3. Vận dụng kĩ năng sống thông qua bộ môn:
	Muốn cho việc lồng ghép kĩ năng sống đạt hiệu quả cao,tránh ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành ít nhất là 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng hết sức quan trọng, phải được đổi mới. GV phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao. Ngoài ra việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không những chỉ một vài bài mà cần phải được thực hiện xuyên suốt cả năm học. Để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài cụ thể như sau:
a. Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe: 
	a 1. Giáo dục kĩ năng ngồi học đúng tư thế, lao động vừa sức
	* Ví dụ 1: Bài “Tiến hoá của hệ vận động”: Một số câu hỏi cần đặt ra để lồng ghép kĩ năng sống liên quan đến sức khỏe.
	-Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của xương? 
	-Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương? 
	- Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì? 
	Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như: ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng.
	a 2. Kĩ năng về phòng tránh một số bệnh tật thông thường:
	* Ví dụ 1: Bài “Bộ xương”: Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa tôi còn đặt các câu hỏi: 
	Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu? (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó khăn). Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại.
	* Ví dụ 2 : Bài “Vệ sinh mắt”: 
	-Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe?
	- Nguyên nhân dẫn đến cận thị? 
	-Để không bị cận thị em cần phải làm gì?
	Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi gần; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có ánh sáng; ....
	- Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết? Từ đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mặt bằng nước muối pha loãng, ....
	a. 3 . Kĩ năng về sức khỏe sinh sản: 
	* Ví dụ 1: Bài “Tuyến sinh dục”
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức năng của hoocmon sinh dục nam đôi với tuổi dậy thì ở các em trai
Có 2 hoạt động nhỏ:
Hoạt động thứ nhất: + Tìm hiểu về vai trò của tinh hoàn, vai trò của hoocmôn do tế bào kẽ tiết ra: ở phần này giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ, sơ đồ trao đổi nhóm để hoàn thành phần điền từ. (GV dùng tranh màu phóng to giới thiệu cho HS vị trí của các tế bào kẽ, chức năng của tế bào kẽ, sau khi hoạt động GV cho đại diện HS nhóm báo cáo phần điền từ đồng thời chỉ trên tranh vẽ vị trí của các tế bào kẽ, sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết là cơ sở để các em học bài 59 dễ hơn)
Để thực hiện tốt phần này GV cho các em HS nam chuẩn bị trước ở nhà phiếu học tập ( bảng 58.1).
 GV thu lại phiếu học tập, phát hiện một số em phát triển không bình thường để kịp thời có lời khuyên thích hợp cho các em.
 Hoạt động thứ 2: Cách tiến hành như hoạt động 1 song GV đặc biệt chú ý giới thiệu kỹ hình 58.3 ( buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, trứng và các nang trứng gốc, sự phát triển của trứng, trứng chín và rụng trứng sự hình thành thể vàng, vai trò của thể vàng) đây là cơ sở để các em học tốt bài 62. Đặc biệt GV cần lưu ý các em gái trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục.
-Vai trò nội tiết của buồng trứng là tiết hoocmôn sinh dục nữ: ƠSTRÔNGEN 
Sau hai hoạt động GV cần lưu ý cho HS: trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì , thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ. Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản, song các em chưa thể sinh sản được. Vì sao? Gv giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa sinh sản được. Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng, lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi....
Như vậy trong quá trình dạy GV cố thể lồng ghép một số câu hỏi:
	- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ? 
	-Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?
	* Ví dụ 2: Bài “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai”
	- Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra?
	- Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được ?	Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
	a. 4 Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy:
	- Nêu tác hại của khói thuốc lá?
 	Và để lớp học sinh động hơn giáo viên đố vui: Hút thuốc lá có 3 cái lợi: không sợ ăn trộm, không sợ chó cắn, không sợ chết già. Em nào giải thích được? 
Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung: 
Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng còn thức nên không vào nhà lấy trộm.
- Viêm phổi Lao phổi Ung thư phổi người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên không sợ chó cắn. 
Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết. 
	Qua câu đối vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá. Từ đó, em sẽ không hút thuốc lá và vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá.
	 Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh đọc trang báo giáo viên sưu tầm để học sinh hiểu sâu hơn về tác hại của việc hút thuốc lá: 
 Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
Tỷ lệ người chết do hút thuốc lá và HIV, tai nạn năm 2010
 	a. 5 Kĩ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ:
	* Ví dụ : “Thực hành hô hấp nhân tạo”:
	-Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta phải làm gì? 
	-Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua đó giáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắm được các kĩ năng hô hấp nhân tạo.
	 Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn chết đuối có thể xảy ra khi các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định: 
 Các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định. 
	a. 6 Kĩ năng liên quan đến môi trường sống: 
	* Ví dụ 1: Bài “Vệ sinh hô hấp”.
	- Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu khí quyển xung quanh ta? 
 Giáo dục học sinh trồng cây xanh.
Hoạt động trồng, chăm sóc cây xanh bảo vệ môi trường
	* Ví dụ 2: Bài: “Vệ sinh da”. 
	-Để bảo vệ da ta cần phải làm gì? 
	Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo. Vệ sinh trường lớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh.
	b. Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành 
	b.1 Kĩ năng xây dựng nhân cách:
	* Ví dụ: Bài “Vệ sinh hệ thần kinh”:
	Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 54.3 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_mot_so_ky_nang_song_thong_qua_mon_si.doc