SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là sự biểu hiện thế giới chủ quan của con người trước cuộc đời. Tuy nhiên, do phương thức tổ chức, do kiểu tái hiện đời sống và do sự giao tiếp nghệ thuật khác nhau nên sự biểu hiện đó ở những loại tác phẩm văn học cũng khác nhau. Thơ trữ tình là một loại hình nghệ thuật đặc biệt: nghệ thuật của cảm xúc.

Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Hay nói cách khác, nghị luận thơ là cảm thụ được thế giới cảm xúc của nhân vật trữ tình, chạm được vào những rung động sâu xa của tác giả được gửi gắm trong bài thơ qua nghệ thuật ngôn từ. Trong bài nghị luận thơ, học sinh phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kĩ năng: lập bố cục, xây dựng luận điểm, tìm luận cứ; diễn đạt gợi cảm, cuốn hút tất cả hoà quyện trong một mạch văn tuôn chảy để làm sáng tỏ một vấn đề. Bởi vậy làm được một bài văn nghị luận thơ đúng và hay quả thật rất khó. Đây chính là kiểu bài với những yêu cầu cao nhất trong chương trình THCS. Để có thể làm được và làm tốt một bài nghị luận thơ thì trước hết cần hiểu về đặc trưng thể loại, sau đó phải có sự cảm hiểu thật sâu sắc tác phẩm tiến tới đồng sáng tạo với nhà thơ.

Cũng như các kiểu bài khác, để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải trải qua bốn bước: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài và sửa lỗi. Trong bốn bước trên, bước nào cũng cần thiết song bước có tính quan trọng làm khung nền cho bài làm là bước lập dàn bài.

Lập dàn ý cho một đề bài là khâu bắt buộc cần phải có trong quá trình giải quyết một đề văn. Nếu làm một bài văn mà không lập dàn bài thì chẳng khác nào chúng ta đi giữa đêm tối mà không có ngọn đuốc soi đường. Vì vậy, có thể nói đây là công đoạn quyết định giá trị của một bài viết. Nhưng thực tế cho thấy, khi gặp một đề bài cụ thể, các em cứ đọc đề xong là cầm bút viết ngay, ít khi quan tâm đến việc lập dàn ý trước khi làm bài. Nếu có thì các em cũng chỉ làm qua loa cho xong dẫn đến bài làm bị thiếu ý, các ý sắp xếp lộn xộn, chất lượng bài viết không tốt, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của các em. Vì vậy, sau nhiều năm trăn trở và tìm lời giải cho khó khăn này, tôi đã rút ra một kinh nghiệm, đó là phải hướng dẫn thật kĩ từng bước của quá trình làm bài. Do khuôn khổ của một Sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm ở bước thứ hai: Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 

doc 18 trang thuychi01 21906
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là sự biểu hiện thế giới chủ quan của con người trước cuộc đời. Tuy nhiên, do phương thức tổ chức, do kiểu tái hiện đời sống và do sự giao tiếp nghệ thuật khác nhau nên sự biểu hiện đó ở những loại tác phẩm văn học cũng khác nhau. Thơ trữ tình là một loại hình nghệ thuật đặc biệt: nghệ thuật của cảm xúc.
Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.
 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Hay nói cách khác, nghị luận thơ là cảm thụ được thế giới cảm xúc của nhân vật trữ tình, chạm được vào những rung động sâu xa của tác giả được gửi gắm trong bài thơ qua nghệ thuật ngôn từ. Trong bài nghị luận thơ, học sinh phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kĩ năng: lập bố cục, xây dựng luận điểm, tìm luận cứ; diễn đạt gợi cảm, cuốn húttất cả hoà quyện trong một mạch văn tuôn chảy để làm sáng tỏ một vấn đề. Bởi vậy làm được một bài văn nghị luận thơ đúng và hay quả thật rất khó. Đây chính là kiểu bài với những yêu cầu cao nhất trong chương trình THCS. Để có thể làm được và làm tốt một bài nghị luận thơ thì trước hết cần hiểu về đặc trưng thể loại, sau đó phải có sự cảm hiểu thật sâu sắc tác phẩm tiến tới đồng sáng tạo với nhà thơ. 
Cũng như các kiểu bài khác, để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải trải qua bốn bước: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài và sửa lỗi. Trong bốn bước trên, bước nào cũng cần thiết song bước có tính quan trọng làm khung nền cho bài làm là bước lập dàn bài.
Lập dàn ý cho một đề bài là khâu bắt buộc cần phải có trong quá trình giải quyết một đề văn. Nếu làm một bài văn mà không lập dàn bài thì chẳng khác nào chúng ta đi giữa đêm tối mà không có ngọn đuốc soi đường. Vì vậy, có thể nói đây là công đoạn quyết định giá trị của một bài viết. Nhưng thực tế cho thấy, khi gặp một đề bài cụ thể, các em cứ đọc đề xong là cầm bút viết ngay, ít khi quan tâm đến việc lập dàn ý trước khi làm bài. Nếu có thì các em cũng chỉ làm qua loa cho xong dẫn đến bài làm bị thiếu ý, các ý sắp xếp lộn xộn, chất lượng bài viết không tốt, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của các em. Vì vậy, sau nhiều năm trăn trở và tìm lời giải cho khó khăn này, tôi đã rút ra một kinh nghiệm, đó là phải hướng dẫn thật kĩ từng bước của quá trình làm bài. Do khuôn khổ của một Sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm ở bước thứ hai: Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp người dạy Văn tìm ra một con đường gần nhất và hiệu quả nhất đến với kĩ năng viết bài của học trò. Đối với môn Ngữ văn, học tập là để hướng đến năng lực cơ bản là nói và viết. Kĩ năng viết được xem là sản phẩm quan trọng của người học văn. Đó chính là công cụ cho bất kì ai thuộc bất kì lĩnh vực nào trên hành trình cuộc sống của mỗi người. Đề tài hướng đến giúp học sinh xác định rõ cách thức tiến hành, nội dung cơ bản cần có trong một bài văn nghị luận thơ. Vận dụng đề tài vào thực tiễn giúp học sinh tự tin trước mỗi đề văn, giống như kim chỉ nam trước một con đường mà các em đang đi tới. Học trò sẽ tự tin, chủ động hơn khi đã có câu trả lời cho câu hỏi: viết cái gì? 
Dàn ý cũng giúp học sinh ôn luyện một cách dễ dàng trước mỗi kì thi, đảm bảo hơn về chất lượng của bài làm. 
 Giải quyết một đề tài cũng là một quá trình không ngừng học hỏi, tìm tòi và sáng tạo của người dạy. Trải qua thử nghiệm, thay đổi để cuối cùng vận dụng vào thực tế dạy học có kết quả cũng là một cách tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hướng đến rèn các kĩ năng lập dàn ý cho một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9.
Đề tài tập trung nghiên cứu ba nội dung:
- Hướng dẫn học sinh phân loại các dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ;
- Hướng dẫn học sinh cách làm dàn ý chung của một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ;
- Hướng dẫn học sinh vận dụng dàn ý chung đã biết vào việc lập dàn ý cho từng dạng bài cụ thể.
 IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Các phương pháp tôi đã sử dụng: 
- Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp quan sát đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin. Có 2 cách quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.
- Phương pháp điều tra: Là phương pháp mà giáo viên khảo sát đối tượng học sinh trong nhà trường THCS Vân Du để phát hiện những đặc điểm, cách học, khả năng làm bài.
- Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp giáo viên chủ động vào đối tượng học sinh và quá trình diễn biến mà học sinh tham gia học để thực hiện theo mục tiêu, dự kiến của mình.
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Phương pháp giáo dục THCS là phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Mục tiêu dạy học Ngữ văn hiện nay là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục nói chung, chú trọng dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp. Một trong ba mục tiêu của môn Ngữ văn là: “Trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học, phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cụ thể hơn, mục tiêu môn Ngữ văn trong thời đại mới là "biết để làm". Môn Ngữ văn không chỉ là môn "bồi dưỡng tâm hồn" mà quan trọng hơn là môn "công cụ" để học sinh có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học ứng dụng vào trong cuộc sống. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ra văn bản (nói và viết). Nhờ vậy, phân môn này đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học. 
 Dạy phương pháp làm văn thực chất là luyện cho các em một số kĩ năng tương ứng với các giai đoạn của quá trình xây dựng bài văn. Kĩ năng là khả năng có thể hoàn thành một công việc nào đó để thu được một hiệu quả nhất định. 
 Bản chất của dạy học làm văn trong nhà trường là thực hành tổng hợp, hình thành và nâng cao các kĩ năng viết văn. Trong quá trình đó, giáo viên phải giúp học sinh rèn luyện các thao tác, biến các thao tác thực hiện các kĩ năng làm văn thành kĩ xảo. 
 Dàn ý là một bản thiết kế cho việc triển khai bài văn, bao gồm những ý chính, những luận điểm cơ bản cùng những luận cứ cần thiết. Lập dàn ý là phác thảo ra một cái nhìn bao quát, tổng thể về bài văn trước khi tiến hành viết bài, tránh xa đề, thiếu ý, lặp ý, thừa ý. Qua việc lập dàn ý, người viết có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn, sắp xếp các ý, các phần sao cho đáp ứng được yêu cầu của đề bài, tạo cơ sở vững chắc cho việc viết bài văn. Lập dàn ý còn giúp người viết xác định được trọng tâm của đề bài, bao quát được nội dung chủ yếu của bài văn, đồng thời có thể phân bố thời gian mội cách chủ động. Bởi vậy, Gớt-tơ nhà văn nổi tiếng của Đức cho rằng: “ Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục” còn Đô-tôi-ép-xki nhà văn Nga lại mong muốn: “ Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên mỡ”. Các ý kiến trên đã đề cao vai trò của dàn ý trước khi viết bài văn.
 Yêu cầu của một dàn ý là phải thể hiện được sự triển khai nội dung của văn bản thích hợp với các yêu cầu nêu ra trong đề bài. Các ý lớn nhỏ phải được lựa chọn, sắp xếp cho chặt chẽ, logic. Các bộ phận trong dàn ý phải cân đối, hài hoà, trình bày đề cương phải sáng sủa, mạch lạc( dùng các ký hiệu).
 Bởi vậy, lập dàn ý là thao tác tư duy rất quan trọng và bắt buộc nhằm định hướng cho quá trình làm văn. Kĩ năng làm dàn bài cần cho tất cả những ai muốn truyền đạt (nói và viết) trước người khác. Hướng dẫn học sinh biết cách làm dàn ý trước mỗi đề bài là việc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng bài làm.
 II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
 1. Thực trạng
 Thông thường khi viết một bài văn nói chung, bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng công việc tiếp theo sau khâu tìm hiểu đề, tìm ý là khâu lập dàn ý. Lập dàn ý có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thành một bài văn nhưng chưa được giáo viên và học sinh coi trọng. Thực trạng này diễn ra ở số đông dẫn đến chất lượng làm bài thấp. Vậy nguyên nhân của thực trạng do đâu?
 1.1. Về phía người dạy:
 Dạy Tập làm văn là phân môn khó nhất trong ba phân môn của bộ môn ngữ văn. Tập làm văn được xem là kết quả của hai môn còn lại. Trong đó, kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ lại được xem là kiểu bài khó, với yêu cầu cao nhất về kiến thức và kĩ năng. Trong chương trình Ngữ văn 9, thời lượng cho việc tìm hiểu kiểu bài, hướng dẫn làm bài chỉ có tổng 4 tiết (Tiết 124,125,139,140). Như vậy, lượng thời gian để giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và thực hành về kiểu bài là rất ít.
 Tuy nhiên đây lại là kiểu bài chiếm đa số và thang điểm nhiều nhất trong các kì thi lớn của lớp 9. Hơn nữa, lập dàn ý cho một bài nghị luận thơ cũng đòi hỏi người dạy phải đầu tư suy nghĩ, bỏ nhiều công sức mới có thể làm được một dàn ý (chính là đáp án) một cách đầy đủ, chính xác và đúng yêu cầu. Thực tế, một bộ phận giáo viên chưa nhận thức hết được vai trò của việc lập dàn ý hoặc nhận thức được song lại lệ thuộc quá nhiều vào tài liệu có sẵn hoặc tìm kiếm trên mạng mà chưa tự mình lập dàn bài trước mỗi đề văn; vẫn còn giáo viên lười suy nghĩ, lười sáng tạo đã khiến cho chất lượng dạy học không được nâng cao.
 Trong ngân hàng đề học kì và đề học sinh giỏi mà đội ngũ giáo viên gửi lên, Phòng Giáo dục vẫn có những đánh giá phản hồi, trong đó có những trường hợp có nhiều đề giống hệt nhau. Chứng tỏ các đề này lấy cùng một nguồn và không phải do giáo viên tự mình xây dựng đáp án (dàn ý) mà dùng lại dàn ý của người khác. Đây là thực trạng đáng buồn khi một bộ phận giáo viên tỏ ra cẩu thả trong công tác chuyên môn, sao chép y nguyên của người khác làm sản phẩm của mình mà không tự mình giải quyết một đề văn. Thực tế, chỉ khi giáo viên thành thục về kĩ năng lập dàn ý trước bất kì một đề văn nào thuộc chương trình cấp học mình đang dạy thì lúc đó học sinh mới được hướng dẫn kĩ năng này một cách đầy đủ và bài bản.
 1.2. Về phía người học: 
 Một thực tế là học sinh nhận được đề bài là bắt tay vào viết ngay mà không quan tâm đến việc lập dàn ý, cho dù chỉ là một dàn ý đại cương. Điều này cũng có thể chấp nhận được nếu học sinh đã thành thạo cách lập dàn ý các dạng đề, kiến thức vững vàng, tư duy mạch lạc. Tuy nhiên, thực tế lại không mấy em đạt được như vậy. Do một phần bởi sự khống chế về mặt thời gian nên các em quá vội vã mà không dành ra khoảng 5 - 7 phút đề lập một dàn bài. Bởi vậy, học sinh cứ đặt bút là viết ngay nên bài làm thường thiếu ý, các ý sắp xếp lộn xộn do các em nhớ đâu viết đó, chưa làm rõ được yêu cầu của đề bài, hoặc xa rời đề bài. Thông thường, nhiều em chỉ biết có một thao tác là phân tích bài thơ rồi vận dụng cho mọi đề. Vì vậy, bài làm của các em thường xa đề, thậm chí lạc đề vì các em không biết cách giải mã yêu cầu đề văn thông qua việc lập một dàn ý.
 2. Kết quả của thực trạng.
 Trong năm học 2013 -2014, Sau khi học xong 4 tiết về kiểu bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, tôi cho HS thực hiện 2 đề bài với hai mức độ khác nhau (dễ và khó) và yêu cầu lập dàn ý cho hai kiểu bài đó (đề 1 và đề 6 sau đây). Kết quả thu được như sau:
Mức độ của đề bài
Số HS
Làm tốt
Biết làm nhưng chưa đầy đủ
 Thiếu nhiều ý hoặc xa đề, lạc đề
Chưa biết làm
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Dễ (HS đại trà)
50
4
8,0
10
20,0
20
40,0
26
34,0
Khó (HS giỏi)
11
1
9,1
3
27,3
6
54,5
1
9,1
 Nhìn vào bảng số liệu khảo sát ta thấy: Số học sinh làm tốt và làm khá dàn bài còn ít ( chỉ khoảng 8,0 - 27,3 %). Trong khi đó số HS lạc đề, xa đề hoặc không xác định được hướng làm bài rất lớn (chiếm 63,5 - 74,0 %). Như vậy, với 4 tiết học chính khoá (124,125,139,140), trong đó có hai tiết luyện nói là khoảng thời gian khiêm tốn, khó để hướng dẫn học sinh thành thục kiểu bài này. Vì vậy, để rèn tốt kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp thời gian để hướng dẫn, rèn kĩ năng cho học trò; tranh thủ thời gian của các giờ tự chọn, các giờ ôn luyện, phụ đạo; lên phương án khoa học để cùng với học sinh khám phá, giải quyết các dạng đề cơ bản một cách bài bản và đúng hướng.
 III. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
 1. Phân loại dạng đề.
 Sau đây là một số đề bài Tập làm văn đại diện cho một số dạng cơ bản trong chương trình Ngữ văn 9:
Đề 1: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
 (Đồng chí – Chính Hữu; đề thi vào lớp 10 năm học 2015 - 2016)
Đề 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Vắt nửa mình sang thu.
 (Sang Thu – Hữu Thỉnh; đề thi vào lớp 10 năm học 2015 - 2016)
Đề 3: Suy nghĩ về những điều người cha nói với con trong bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Đề 5: “Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại.” (Hoài Thanh)
 Bằng hiểu biết của em về bài thơ Ánh trăng, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 6: Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ biểu hiện một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.
 Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 7:	Nhận xét về nét đặc sắc làm nên giá trị của bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh), có người cho rằng “đó là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ”; người khác thì khẳng định “đó là cái đối ngẫu, hàm súc rất Đường thi”. 
 Qua bài thơ Sang thu, em hãy bàn về hai ý kiến trên.
 (Đề thi HSG cấp tỉnh năm học 2015 - 2016)
Đề 8 : Bàn về văn học nghệ thuật, Nguyễn Đình Thi viết: “ Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi.”
 Từ cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận, hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề 9 : Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói:
Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. 
 Em hãy làm rõ sự gặp gỡ tâm hồn qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
Đề 10 : Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua hai bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Nói với con của Y Phương.
Đề 11 : Hình tượng người lao động mới qua hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận.
...
 Nhìn vào hệ thống đề đại diện trên đây, căn cứ vào yêu cầu đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh chia thành các dạng đề cơ bản :
Dạng 1 : Nghị luận về một đoạn thơ: Đề 1, 2
Dạng 2 : Nghị luận cả bài thơ: Đề 3,4
Dạng 3 : Nghị luận về bài thơ thông qua một nhận định: Đề 5,6,7 (Trong đó đề 7 làm rõ đồng thời hai nhận định trong cùng một bài thơ).
Dạng 4 : Nghị luận về một vấn đề lí luận văn học qua tác phẩm thơ: Đề 8,9
Dạng 5 : Đề tổng hợp từ hai bài thơ trở lên: Đề 10,11
 Trong các đề trên thì dạng 1,2 thường được vận dụng làm bài kiểm tra định kì và thi vào lớp 10. Còn dạng 3,4,5 khó hơn thường vận dụng trong các kì thi học sinh giỏi các cấp. Tuỳ từng giai đoạn trong năm học và từng đối tượng học sinh mà người dạy cần cho học sinh nhận rõ dạng đề và luyện cách làm bài cho từng dạng. Muốn thành thạo trong làm bài thì trước hết học sinh cần nắm chắc dàn ý của bài nghị luận thơ nói chung và dàn ý cho từng dạng bài nói riêng.
 Việc chia dạng đề trên đây chỉ mang tính tương đối. Đây là các dạng có tính chất cơ bản, phổ biến. Thực tế kiểu bài nghị luận thơ khá đa dạng và phong phú. Trong khuôn khổ chương trình với đối tượng học sinh lớp 9 thì chúng ta chỉ nên hướng dẫn các dạng 1,2 (cho HS đại trà và thi vào 10), dạng 3,4,5 cho đội tuyển học sinh giỏi. Mục đích của việc phân loại dạng đề nhằm hướng dẫn sát đối tượng học sinh.Tránh trường hợp dạy tràn lan dẫn đến hiệu quả ngược.
2. Hướng dẫn các kĩ năng lập dàn ý chung về kiểu bài.
2.1. Nắm vững dàn ý chung và cụ thể hoá dàn ý.
 Sách giáo khoa (tiết 125) đã hướng dẫn bố cục của một bài văn nghị luận thơ. Tuy nhiên bố cục này còn khá khái quát. Cần cụ thể thành một dàn ý mang tính định hướng để học sinh dễ dàng hơn trong cách làm bài. Sau đây là dàn bài chung và dàn bài cụ thể hoá:
Phần
Dàn ý chung
Dàn ý cụ thể
MB
Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình.(Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (vị trí của đoạn thơ)
- Khái quát vấn đề nghị luận (thường là nội dung cảm xúc của đoạn thơ, bài thơ hoặc ý kiến ở đề bài)
TB
Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Luận điểm 1: Nội dung, tư tưởng thứ nhất của bài thơ (đoạn thơ)
+ Luận cứ 1(dẫn chứng và phân tích)
+ Luận cứ 2 (dẫn chứng và phân tích)
...
- Luận điểm 2: Nội dung, tư tưởng thứ hai của bài thơ (đoạn thơ)
+ Luận cứ 1(dẫn chứng và phân tích)
+ Luận cứ 2 (dẫn chứng và phân tích)
- Luận điểm n
- Đánh giá, nâng cao:
+ Đánh giá nội dung, nghệ thuật
+ Nâng cao vấn đề
KB
Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Suy nghĩ của người viết – liên hệ
2.2. Hướng dẫn học sinh cách làm từng phần trong dàn ý.
2.2.1. Hướng dẫn xây dựng ý phần Mở bài.
Phần Mở bài thường gồm 2 ý lớn, đó là: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (vị trí của đoạn thơ).
- Khái quát vấn đề nghị luận và giới hạn phạm vi bài làm.
 Ở ý thứ nhất, cần giới thiệu ngắn gọn, khái quát; chú ý đến phong cách nghệ thuật, sự nghiệp sáng tác của nhà văn và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
 Ở ý thứ hai, cần xác định rõ vấn đề nghị luận là gì và phạm vi giải quyết vấn đề ra sao:
Nếu đề là dạng đề ẩn tức là đề chưa lộ rõ luận điểm (đề 1,2,3,4...) thì học sinh phải tự tìm vấn đề nghị luận. Vấn đề nghị luận dựa vào yêu cầu cụ thể của đề bài, tuy nhiên cơ sở để xác định luận điểm cho dạng đề này chính là giá trị nội dung của đoạn thơ, bài thơ.
Ví dụ: Ở đề 4, luận điểm chính là nội dung cảm xúc cơ bản của hai khổ thơ đầu bài Sang thu: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa và những biến đổi của đất trời lúc cuối hạ sang thu.
Nếu đề là dạng đề nổi tức là luận điểm được nêu rõ thông qua một ý kiến, nhận định ở đề bài (đề 5,6,7,8...) thì học sinh cần phải dẫn lại các ý kiến đó vào mở bài.
2.2.2. Hướng dẫn xây dựng hệ thống luận điểm phần Thân bài: 
* Dựa vào mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ để xây dựng hệ thống luận điểm.
 Bài văn rất khoát phải có ý rành mạch và phải có lớp lang. Một bài văn không thể nói đạt yêu cầu nếu các ý được sắp xếp lộn xộn, tuỳ tiện. Vậy nên, xây dựng hệ thống luận điểm là cách để học sinh tránh được lỗi này. Cách đơn giản nhất là bám sát vào văn bản thơ, tiến hành chia đoạn và tìm ra ý chính (nội dung, nghệ thuật )của mỗi đoạn. 
Chẳng hạn, với bài thơ Đồng chí cần chia bố cục 3 phần như sau:
+ Phần 1: 7 dòng thơ đầu
+ Phần 2: Khổ thơ giữa
+ Phần 3: 3 dòng thơ cuối bài
 Căn cứ bố cục, xác định ý chính mỗi đoạn, xây dựng các ý chính thành cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_ki_nang_lap_dan_y_cho_bai_van.doc