SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài nghị Luận văn học có hiệu quả

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài nghị Luận văn học có hiệu quả

cố thủ tướng phạm văn Đồng từng nói: ''văn học là một hình thái ý thức xã hội, là môn nghệ thuật vận dụng ngôn từ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội để biểu hiện tâm lí, tư tưởng con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận''[1] .văn học ''chắp đôi cánh'' để các em vươn tới thời đại văn minh với mọi nền văn hóa, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân -thiện- mĩ.

Vì vậy môn Ngữ văn trong nhà trường có vị trí rất quan trọng, nó không những cung cấp cho các em kiến thức về tác phẩm văn học mà còn có giá trị cao trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. như vậy môn Ngữ văn ''dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ''. không dừng lại ở đó mà nó còn trang bị cho các em khả năng tiếp nhận văn học một cách có lí luận và tiếp nhận văn học một cách văn học. Dạy học không phải là ''rót'' kiến thức vào'' bình chứa ''mà quan trọng là phải làm sao để trang bị cho các em phương pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề để các em hiểu và vận dụng được tốt hơn. Để đọc hiểu tác phẩm văn chương đòi hỏi ở người đọc không chỉ là trực quan thẩm mĩ, thưởng thức, rung cảm mà còn ở khả năng phân tích, lí giải, nhìn nhận vấn đề. Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học văn trong nhà trường là phát triển toàn diện học sinh. Điều đó đặt ra một yêu cầu là tăng cường tính thực hành, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.

 

doc 21 trang thuychi01 8050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài nghị Luận văn học có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
cố thủ tướng phạm văn Đồng từng nói: ''văn học là một hình thái ý thức xã hội, là môn nghệ thuật vận dụng ngôn từ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội để biểu hiện tâm lí, tư tưởng con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận''[1] .văn học ''chắp đôi cánh'' để các em vươn tới thời đại văn minh với mọi nền văn hóa, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân -thiện- mĩ.
Vì vậy môn Ngữ văn trong nhà trường có vị trí rất quan trọng, nó không những cung cấp cho các em kiến thức về tác phẩm văn học mà còn có giá trị cao trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. như vậy môn Ngữ văn ''dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ''. không dừng lại ở đó mà nó còn trang bị cho các em khả năng tiếp nhận văn học một cách có lí luận và tiếp nhận văn học một cách văn học. Dạy học không phải là ''rót'' kiến thức vào'' bình chứa ''mà quan trọng là phải làm sao để trang bị cho các em phương pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề để các em hiểu và vận dụng được tốt hơn. Để đọc hiểu tác phẩm văn chương đòi hỏi ở người đọc không chỉ là trực quan thẩm mĩ, thưởng thức, rung cảm mà còn ở khả năng phân tích, lí giải, nhìn nhận vấn đề. Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học văn trong nhà trường là phát triển toàn diện học sinh. Điều đó đặt ra một yêu cầu là tăng cường tính thực hành, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Thế hệ học sinh ngày nay rất ít em có hứng thú trong việc học văn, có em chưa nắm được vai trò quan trọng của môn Ngữ văn trong đời sống và phát triển tư duy của con người. vì thế đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức vừa hiệu quả, vừa tạo được hứng thú cho các em đối với môn ngữ văn là rất cần thiết. Vậy nhiệm vụ của giáo viên ngữ văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, kích thích hứng thú học văn ở các em. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng trong nhà trường THCS hiện nay, giáo viên cần chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng nói và tạo lập văn bản cho học sinh. Để viết được bài văn hay đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức văn học và kĩ năng cơ bản trong viết bài. Những kiến thức, kĩ năng đó có từ đâu? Đó chính là từ những bài giảng, từ sự hướng dẫn của giáo viên và cách cảm thụ của học sinh.
Trong dạy phân môn tập làm văn nói chung và dạy kiểu bài nghị luận nói riêng, nhất là kiểu bài nghị luận văn học ở lớp 9 là dạy cho các em những bước đầu tiên biết tìm tòi và khám phá thế giới văn chương dưới sự cảm nhận, đánh giá của bản thân mình để chuẩn bị cho các lớp cao hơn. Mỗi tác phẩm văn học dù nhỏ nhất (1 câu tục ngữ, 1 bài ca dao hay cao hơn là 1 tác phẩm truyện, một bài thơ) đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Làm thế nào để giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn, đó là nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy. Chân lí là quý báu! Nhưng cách tìm ra chân lí còn khó hơn nhiều. Trong chương trình ngữ văn THCS học sinh đã học thể loại văn nghị luận ở lớp 7. lên lớp 9 đã có sự kế thừa và nâng cao kiến thức một cách rõ rệt về văn nghị luận, các em được học về nghị luận xã hội và nghị luận văn học. trong các dạng nghị luận thì nghị luận văn học là một dạng khó, kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về văn học, lịch sử và đặc biệt là kỹ năng trình bày văn bản. Đối với học sinh lớp 9 THCS, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng núi sâu sa sự hiểu biết của các em về tác phẩm còn ít, các em chỉ được học qua lời thầy cô giáo giảng mà không có điều kiện tham khảo mở rộng, nâng cao. Thậm chí kỹ năng viết văn cơ bản của các em còn nhiều hạn chế . Có em còn dựa vào bài văn mẫu nên không có tính sáng tạo, các em chưa thật sự rung động với tác phẩm. Vì vậy để làm tốt một bài văn nghị luận văn học phải có một quá trình rèn luyện từ viết đúng, dần dần hướng tới viết hay và có sức thuyết phục. 
Xuất phát từ tình hình trên, qua thực tế giảng dạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những bài làm văn có nét riêng, thể hiện cảm xúc chân thật, phân tích tinh khôi, sáng tạo của các em đối với tác phẩm. Đó cũng chính là nguồn động viên giúp tôi tổng kết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh . Qua đây tôi xin được góp tiếng nói, một ý kiến nho nhỏ của bản thân trong việc: Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài nghị luận văn học có hiệu quả.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện, nắm được những kĩ năng cơ bản của kiểu bài nghị luận văn học, tôi muốn các em có được những kiến thức thành thạo để vận dụng vào việc làm bài văn nghị luận văn học một cách hiệu quả . Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau:
- Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến kĩ năng làm bài.
- Nhận diện, phân loại các dạng đề.
- Hiểu được phương pháp, cách thức làm kiểu bài nghị luận văn học.
- Luyện tập một số đề để rèn kĩ năng làm bài.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên trong trường tham khảo khi dạy Nghị luận văn học hoặc ôn thi học sinh giỏi cho học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	
- Văn nghi luận; Học sinh lớp 9 Trường THCS Thạch Định - Năm học 2015- 2016 và Năm học 2016-2017
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra
2. PHẦN NỘI DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lí luận
Đất nước đang trên đà đổi mới và phát triển, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại để hội nhập với sự phát triển của thế giới. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. mà một trong những biện pháp tối ưu trong quá trình dạy học là phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy học mang tính tích hợp và rèn kỹ năng sống cao. Điều mà hiện nay ai trong chúng ta cũng biết: việc thay đổi sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên còn gặp không ít khó khăn và bất cập, vì nó còn phụ thuộc vào điều kiện tình hình thực tế của từng địa phương. Đây là công việc không phải đòi hỏi trong ngày một ngày hai, bởi vì dạy học không phải là'' rót'' kiến thức vào'' bình chứa'' mà cái quan trọng là rót như thế nào? Và nó mang lại hiệu quả ra sao? 
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học ở bộ môn văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng nói nhất là rèn kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận ở bậc THCS theo chuẩn kiến thức kỹ năng mà ngành yêu cầu. tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và nghệ thuật. Nghị luận văn học là trình bày nhận xét đánh giá của người viết về các phương diện đó. bản chất của việc nghị luận về tác phẩm văn học là người viết vận dụng những thao tác, kỹ năng( giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, tổng hợp) để từ đó giúp các em trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận suy nghĩ, đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của một vấn đề văn học. như vậy để đáp ứng yêu cầu làm một bài nghị luận văn học, giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài này.
Giáo sư lê trí viễn cũng có lời nhắn nhủ: ''dạy văn lấy cảm làm đầu”[2], người giáo viên dạy học sinh phương pháp làm văn nghị luận không thể nghèo nàn cảm xúc. Bởi những trang thơ, trang văn hay đều có những số phận nhân vật, cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nội tâm phong phú, đa dạng. Cho nên hướng gợi ý cho học sinh cảm nhận, đánh giá phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ, phát huy tính tích cực sáng tạo của từng học sinh chứ không gò ép theo khuôn mẫu. người giáo viên phải biết khơi gợi, kích thích, nuôi dưỡng và phát triển ở học sinh nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới. học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải biết xây dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến mức độ cao. khi rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận văn học mỗi một giáo viên cần chú ý phát huy tính sáng tạo của học sinh, phải biết khơi những nguồn chưa ai khơi. Phải xác định rõ đây là rèn luyện phương pháp, kỹ năng làm văn chứ không phải giảng văn. Vì thế tránh sa vào bình giảng một tác phẩm cụ thể. dạy như thế nào, học sinh cần phải học như thế nào để có hiệu quả giáo dục ngày càng đi lên, đó là vấn đề mà thầy cô giáo phải quan tâm và chú trọng.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, nó là vũ khí thanh tao bồi đắp tâm hồn con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. vậy mà một thực trạng đáng lo ngại của học sinh hiện nay là các em thờ ơ với môn Ngữ văn, không còn hứng thú khi học văn, dẫn đến cảm thụ văn, viết văn không còn cảm xúc, không còn mang tính văn chương nữa. Ban đầu những người trực tiếp dạy môn Ngữ văn chỉ biết than thở với nhau nhưng nay đã trở thành vấn đề mà dư luận xã hội phải lên tiếng. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh những năm gần đây mới thấy sự cần thiết phải có nhưng thay đổi trong suy nghĩ và phương pháp dạy học văn hiện nay.
Qua công tác giảng dạy tôi nhận thấy một thực tế những năm gần đây nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại đến một thực trạng đó là tâm lí xem nhẹ các môn khoa học xã hội ở trường phổ thông trong đó có môn Ngữ văn học sinh chưa nhận thức rõ giá trị lâu dài của môn học, dẫn đến thiên hướng học lệch, chạy theo các môn học thời thượng. Điều này đã tạo nên một lỗ hổng về kiển thức rất lớn. Mà yêu cầu của con người trong xã hội hiện đại là phát triển toàn diện để hội nhập với xu thế chung của thế giới. Cho nên đây là điều trăn trở cho những người làm công tác giáo dục. Điều đáng buồn nhất cho giáo viên dạy văn là khi chọn học sinh vào đội tuyển văn thì các em không muốn tham gia, mà có vào thì cũng không thoải mái. thậm chí nếu được lựa chọn môn thi thì các em sẽ lựa chọn môn tự nhiên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng mũi nhọn của nhà trường.
bản thân hoạt động của phân môn tập làm văn là một hoạt động mang tính tích hợp, tích hợp tri thức văn học, tiếng việt vào việc tạo lập văn bản mới. Như vậy Tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành. Thế nhưng học sinh của chúng ta lại yếu về khâu thực hành để tạo lập một văn bản mới, mặc dù đã là học sinh lớp 9 nhưng mỗi lần viết tập làm văn các em cảm thấy rất khó khăn ở khả năng trình bày, không biết mở đầu như thế nào, trình bày ra sao, kết thúc như thế nào? Trong quá trình làm bài kiểm tra thường xuyên trên lớp, thi học sinh giỏi hay thi tuyển vào lớp 10 phổ thông thì phần nghị luận văn học rất quan trọng, chiếm khoảng 50% số điểm toàn bài. Tuy nhiên khi làm bài các em còn nhiều hạn chế, mắc nhiều lỗi sai cơ bản như bố cục không rõ ràng, diễn đạt lan man, vừa thiếu ý, vừa thừa ý, lạc đề, dựa vào bài văn mẫu, hoặc có viết nhưng viết rất ngắn, thậm chí có những ý nghĩ thiên lệch về cuộc sống, xã hội. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân. Một trong những lí do trực tiếp đó là trong quá trình làm bài học sinh chưa đọc kĩ đề và xác định yêu cầu của đề bài, các em cứ cầm đề bài đọc sơ qua và làm ngay. Khi làm văn học sinh thường bỏ qua một số bước cơ bản như tìm ý, lập dàn ý, đọc lại mà viết trực tiếp vào bài. Thực trạng này khiến cho các thầy cô giáo dạy văn phải trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để định hướng cho các em phương pháp làm bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng đạt hiệu quả cao để làm cơ sở cho các em ở các lớp cao hơn.
Kết quả của thực trạng: Bài viết Tập làm văn số 6 ở nhà ( Tiết 120) và Bài viết tập làm văn số 7 ( Tiết 134 + 135) Năm học 2015-2016 trường THCS Thạch Định:
Khối lớp
Tổng số HS
Bài viết
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
9A
Năm học 2015-2016
24
Số 6
2
8,3
6
25,0
13
54,2
3
12,5
Số7
3
12,5
6
25
11
45,8
4
16,7
2.3. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Các giải pháp thực hiện.
 Khi dạy học sinh về kiểu bài nghị luận văn học, giáo viên cần chú trọng cho học sinh khai thác cái hay cái đẹp của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật, thấy được chiều sâu tư tưởng của tác giả gửi gắm vào đấy để từ đó học sinh có kỹ năng sống phù hợp với xã hội hiện đại, sống có trách nhiệm với mọi người, biết rung động để lĩnh hội kiến thức cơ bản.
 Trong phạm vi sáng kiến này tôi sẽ hướng dẫn cho các em quy trình thực hành để làm tốt một bài viết về nghị luận tác phẩm văn học: 
* Hướng dẫn học sinh tích lũy những tri thức cần thiết cho viết bài nghị luận văn học.
* Hướng dẫn cách phân tích đề cho bµi v¨n nghị luận văn học.
* Hướng dẫn c¸ch t×m ý cho bµi v¨n nghị luận văn học.
* Hướng dẫn c¸ch lập dàn ý cho bµi v¨n nghị luận văn học.
* Hướng dẫn kĩ năng dựng đoạn, viết bài nghị luận văn học.
- Cách viết mở bài.
- Cách viết đoạn văn ở thân bài.
- Cách viết kết bài.
Để làm được điều này yêu cầu:
- Đối với học sinh: Cần đọc kĩ văn bản, thuộc dẫn chứng, nắm chắc kiến thức, chú ý quá trình hướng dẫn viết bài của giáo viên để từ đó biết cách xây dựng một bài nghị luận văn học đạt hiệu quả cao. Học sinh học khá giỏi môn Ngữ văn cần có thêm: sổ tay văn học để ghi chép những điều hay trong quá trình học tập, tập làm những bài thơ, đoạn văn ngắn. Đọc và tự tìm hiểu những vấn đề liên quan, trao đổi với thầy cô, bạn bè những vấn đề chưa hiểu.
- Đối với giáo viên: Cần giúp học sinh xác định được trọng tâm kiến thức để học sinh nắm được vấn đề đặt ra trong tác phẩm từ đó có cách viết, cách thể hiện cảm xúc của mình khi tạo lập văn bản. Để viết tốt, giáo viên cần giúp học sinh có ý thức yêu thích môn học để các em có tâm thế chiếm lĩnh tri thức tác phẩm văn học. Luôn luôn linh họat trong phương pháp và cách thức tổ chức dạy học: thảo luận, trắc nghiệm, đố vui bằng câu hỏi nhanh khuyến khích học sinh lấy điểm 10, tập viết đoạn văn ngắn, đóng kịch, trình bày vấn đề trước đông người, thi hát, đọc diễn cảm thơ, bắt thăm thuộc thơ Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy học.
2.3.2. các biện pháp tổ chức thực hiện
Muốn học sinh viết một bài nghị luận văn học từ đạt yêu cầu đến hay giáo viên cần định hướng cho các em những kỹ năng trong quá trình làm bài từ khâu bồi dưỡng kiến thức đến khâu hướng dẫn phương pháp làm bài.
2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh tích lũy tri thức.
Tích lũy tri thức là công việc diễn ra thường xuyên trong quá trình học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình làm văn, giáo viên cần phải định hướng để các em nắm được một số kiến thức cơ bản, từ đó các em vận dụng những kiến thức ấy vào việc tạo lập văn bản mới.
Tập làm văn là môn học mang tính tích hợp, nó có mối quan hệ chặt chẽ với phân môn văn, tiếng Việt và các môn học khác. Cho nên muốn học sinh làm tốt một bài văn nghị luận văn học thì trước hết giáo viên cần cung cấp cho các em kiến thức cụ thể về tác phẩm văn học, hướng dẫn các em có được kiến thức văn học sử, kiến thức lí luận văn học. Ngoài ra còn định hướng cho các em có được kiến thức tổng hợp về văn hóa, xã hội.
Trước hết là kiến thức cụ thể về tác phẩm văn học. tác phẩm văn học làm nên diện mạo phong phú đa dạng của nền văn học, cũng là đối tượng nghiên cứu của các môn như văn học sử, lí luận văn học. Học văn chính là học tác phẩm văn học cụ thể, bởi vậy nếu không nắm được tác phẩm thì mọi kiến thức về văn học sử, lí luận văn học, kỹ năng làm bài không có ý nghĩa. Kiến thức về tác phẩm văn học là những hiểu biết cụ thể của học sinh về tác phẩm trong và ngoài chương trình gồm kiến thức cơ bản và kiến thức mở rộng, nâng cao. 
kiến thức cơ bản mà học sinh cần nhớ là: Đề tài, chủ đề ; nét chính về tác giả: Thân thế sự nghiệp, phong cách; hoàn cảnh ra đời tác phẩm; khái quát nội dung ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật. Những kiến thức cơ bản này các em được giáo viên truyền thụ trong quá trình học văn học. Để nắm được kiến thức cơ bản, với truyện: học sinh phải tóm tắt tác phẩm trên cơ sở xác định được nhân vật, ngôi kể, các chi tiết tiêu biểu, tình huống. Với thơ: học thuộc lòng thơ, chú ý những ý tứ hay, đẹp, dấu hiệu đặc biệt về hình thức( dấu câu, biện pháp tu từ, viết hoa..).
Kiến thức mở rộng: Là kiến thức ngoài văn bản. Mảng kiến thức này đa số dành cho học sinh khá giỏi. 
- Kiến thức này có thể là kiến thức hoàn chỉnh của tác phẩm, còn trong sách giáo khoa các em mới chỉ học đoạn trích( Ví dụ : Đoạn trích: Chiếc lược ngà..)
- Các tác giả, tác phẩm khác có chung đề tài: Ví dụ: cùng chủ đề người lính nhưng ở thời kì khác nhau: Đồng chí ( chính hữu), bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm tiến Duật), Ánh trăng ( Nguyễn Duy).
 - Các nhận định , ý kiến đánh giá về tác phẩm văn học.
Kiến thức mở rộng thường dùng để nâng cao, so sánh mở rộng cho các em. Đồng thời đánh giá được khả năng văn học của học sinh.
Yêu cầu học sinh khi nắm kiến thức tác phẩm văn học là phải chính xác, chi tiết những câu thơ hay, tình huống đặc sắc để khi trích dẫn trong bài làm tránh rơi vào bỏ qua hoặc không khai thác hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Hệ thống kiến thức vận dụng khi làm bài cần có sự chọn lọc, tiêu biểu. Kiến thức trong sách giáo khoa là cơ bản, sau đó là kiến thức tham khảo. Tránh trình bày tràn lan, không trọng tâm, kiến thức trong chương trình thì lơ mơ, còn kiến thức mở rộng thì trình bày nhiều.
 Sau khi chọn lọc phải sắp xếp có hệ thống, có nhiều cách sắp xếp kiến thức: Theo tiến trình lịch sử, theo đề tài, theo thể loại. Tùy theo sự lựa chọn của học sinh miễn sao đảm bảo khi sử dụng phải thuận lợi chính xác. Như vậy việc xác định kiến thức về tác phẩm là rất quan trọng đối với học sinh trong quá trình làm bài nghị luận văn học.
 Sau kiến thức cụ thể về tác phẩm là kiến thức văn học sử. Như chúng ta biết văn học là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, văn học là một hiện tượng lịch sử ra đời và phát triển theo thời gian. Từ xưa đã quan niệm “văn, sử, triết bất phân'', cho nên dạy văn không nên tách rời lịch sử. Kiến thức văn học sử là kiến thức về các bộ phận hợp thành nền văn học, quá trình ra đời trào lưu, tác giả , tác phẩm trong những bối cảnh xã hội nhất định. Như vậy văn học sử cung cấp một hệ thống kiến thức cơ bản cho người học văn, giúp học sinh có sự hình dung khái quát về nền văn học hay giai đoạn văn học, biết đặt tác phẩm vào bối cảnh ra đời để cảm nhận, đánh giá chính xác, sâu sắc hơn. Đối với lớp 9, kiến thức này còn ít, chưa hệ thống, chủ yếu có một phần nhỏ ở giới thiệu tác giả, tác phẩm. cuối sách giáo khoa ngữ văn 9 mới có một bài mang tính sơ lược. Cho nên trong quá trình làm bài nghị luận văn học giáo viên phải hướng dẫn cho các em, tìm tòi , nghiên cứu. Khi các em giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời ở phần mở bài cũng là các em đang vận dụng kiến thức văn học sử. 
 Chẳng hạn khi càm nhận về bài thơ ''Mùa xuân nho nhỏ'' của Thanh Hải trong Ngữ văn 9 tập 2 các em không thể bỏ qua hoàn cảnh ra đời tác phẩm bao gồm hoàn cảnh riêng của nhà thơ và hoàn cảnh chung của đất nước. Trước hết là hoàn cảnh riêng đặc biệt của nhà thơ, bài thơ ra đời trước khi tác giả qua đời chưa đầy một tháng, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, từng ngày đối mặt với cái chết. nhưng đọc bài thơ ta không thấy bất cứ hình ảnh nào của sự lụi tàn, héo úa, không có tâm trạng bi quan, tuyệt vọng của con người sắp phải từ giã cuộc đời. cả bài thơ tràn ngập âm thanh, màu sắc của mùa xuân và khát vọng sống rạo rực. Điều này khiến ta khâm phục nghị lực, khát vọng sống mãnh liệt của tác giả. Đặt bài thơ vào bối cảnh chung của đất nước năm 1980, đất nước ta bước ra khỏi chiến tranh, nhiệm vụ của toàn dân tộc là xây dựng đất nước. nhiệm vụ ấy đòi hỏi mỗi công dân 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_cach_lam_bai_nghi_luan_van_hoc.doc
  • doc1 bìa skkn.doc
  • doc2 MỤC LỤC SKKN.doc
  • doc4 Tài lieu tham khao.doc
  • doc5 Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc