SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 5 phân dạng và giải bài tập về chất béo
Hóa học là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Việc dạy học không chỉ mang lại kiến thức trong sách giáo khoa cho các em học sinh mà còn giúp các em biết và giải thích được rất nhiều hiện tượng trong thực tiễn. Bên cạnh đó việc hình thành cho học sinh tư duy để có định hướng trong việc giải bài tập và kĩ năng làm bài là nền tảng quan trọng giúp các em phát triển năng lực học tập.
Trong bộ môn hóa học nói riêng và các môn tự nhiên nói chung thì việc giải bài tập là cực kì quan trọng. Nó không chỉ kiểm tra, đánh giá được mức độ tiếp thu lí thuyết của học sinh mà qua đó còn phát triển tưu duy, kĩ năng vận dụng logic của các em. Để giải được bài tập hóa, đòi hỏi ở học sinh cần nắm vững tính chất hóa học của các hợp chất, vận dụng linh hoạt các công thức tính toán, các định luật như bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn ion. Hầu hết các đề thi hiện nay phần chất béo luôn chiếm một vị trí quan trọng. Các bài tập của phần kiến thức này tuy không quá khó nhưng lại có rất nhiều những khái niệm mới mà lí thuyết sách giáo khoa không giới thiệu được đưa vào bài tập. Do đó nếu giáo viên không đề cập thì khi gặp phải học sinh sẽ rất lúng túng và khó giải quyết.
Đối với bài tập về chất béo học sinh thường gặp khó khăn trong việc viết công thức cấu tạo dẫn đến khó khăn trong viết phương trình hóa học và tính toán. Hơn nữa thành phần của chất béo thường có lẫn tạp chất sẽ khiến tâm lí học sinh khi làm bài thấy rối. Do đó việc hướng dẫn học sinh biết định dạng và có định hướng đúng, xử lí nhanh khi làm bài tập về chất béo là rất cần thiết. Điều này mang lại cho các em tính chủ động trong việc xử lí bài tập và làm chủ kiến thức. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 5 phân dạng và giải bài tập về chất béo ” giúp các em học sinh lớp 12 tôi đang dạy tháo gỡ vướng mắc của mình khi làm bài tập, đặc biệt có những cách làm nhanh nhất phù hợp với dạng bài tập trắc nghiệm khách quan hiện nay. Và đây cũng chính là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 PHÂN DẠNG VÀ GIẢI BÀI TẬP VỀ CHẤT BÉO Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Hoàn Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh mực môn: Hóa THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC Nội dung Trang 1.1. 1.2. 1.3 1.4 2.1. 2.1.1. 2.1.2 2.2. 2.3. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.3 2.3.4. 2.4 2.4.1. 2.4.2. 3.1. 3.2. 1. MỞ ĐẦU. Lí do chọn đề tài.......................................................................... Mục đích nghiên cứu.................................................................. Đối tượng nghiên cứu.................................................................. Phương pháp nghiên cứu............................................................ 2. NỘI DUNG Cơ sở lý luận ............................................................................... Cơ sở lí thuyết........................................................................... Cơ sở thực nghiệm.................................................................... Thực trạng vấn đề......................................................................... Giải pháp thực hiện..................................................................... Dạng 1: Công thức cấu tạo của chất béo.................................. Dạng 2: Bài tập về tính lượng chất của các chất trong phản ứng xà phòng hóa. Dạng 3: Bài tập về chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa và chỉ số iot của chất béo Dạng 4: Xác định công thức của chất béo dựa vào số liên kết P (pi) trong phân tử thông qua phản ứng cháy. Bài tập vận dụng ....................................................................... Hiệu quả của sáng kiến ............................................................ Đối với học sinh........................................................................ Đối với học sinh....................................................................... 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Kết luận.................................................................................... Kiến nghị................................................................................. Tài liệu tham khảo.................................................................... 01 01 01 02 02 03 03 03 04 04 04 06 08 11 12 16 16 16 17 17 18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Hóa học là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Việc dạy học không chỉ mang lại kiến thức trong sách giáo khoa cho các em học sinh mà còn giúp các em biết và giải thích được rất nhiều hiện tượng trong thực tiễn. Bên cạnh đó việc hình thành cho học sinh tư duy để có định hướng trong việc giải bài tập và kĩ năng làm bài là nền tảng quan trọng giúp các em phát triển năng lực học tập. Trong bộ môn hóa học nói riêng và các môn tự nhiên nói chung thì việc giải bài tập là cực kì quan trọng. Nó không chỉ kiểm tra, đánh giá được mức độ tiếp thu lí thuyết của học sinh mà qua đó còn phát triển tưu duy, kĩ năng vận dụng logic của các em. Để giải được bài tập hóa, đòi hỏi ở học sinh cần nắm vững tính chất hóa học của các hợp chất, vận dụng linh hoạt các công thức tính toán, các định luật như bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn ion... Hầu hết các đề thi hiện nay phần chất béo luôn chiếm một vị trí quan trọng. Các bài tập của phần kiến thức này tuy không quá khó nhưng lại có rất nhiều những khái niệm mới mà lí thuyết sách giáo khoa không giới thiệu được đưa vào bài tập. Do đó nếu giáo viên không đề cập thì khi gặp phải học sinh sẽ rất lúng túng và khó giải quyết. Đối với bài tập về chất béo học sinh thường gặp khó khăn trong việc viết công thức cấu tạo dẫn đến khó khăn trong viết phương trình hóa học và tính toán. Hơn nữa thành phần của chất béo thường có lẫn tạp chất sẽ khiến tâm lí học sinh khi làm bài thấy rối. Do đó việc hướng dẫn học sinh biết định dạng và có định hướng đúng, xử lí nhanh khi làm bài tập về chất béo là rất cần thiết. Điều này mang lại cho các em tính chủ động trong việc xử lí bài tập và làm chủ kiến thức. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 5 phân dạng và giải bài tập về chất béo ” giúp các em học sinh lớp 12 tôi đang dạy tháo gỡ vướng mắc của mình khi làm bài tập, đặc biệt có những cách làm nhanh nhất phù hợp với dạng bài tập trắc nghiệm khách quan hiện nay. Và đây cũng chính là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Khi nghiên cứu về đề tài, mục đích của tôi là hướng dẫn các em học sinh lớp 12 có thể tự mình phân dạng và làm bài tập phần chất béo, đồng thời củng cố lí thuyết và rèn luyện các kĩ năng viết đồng phân, viết phương trình hóa học, tính theo phương trình hóa học và vận dụng linh hoạt các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố. Từ việc tự khai thác được kiến thức sẽ tạo cho các em hứng thú với việc học, làm chủ được kiến thức mang lại hiệu quả cao trong học tập. Hơn nữa với những công thức rút ra trong quá trình làm bài tập sẽ giúp các em giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Với đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 5 phân dạng và giải bài tập về chất béo” tôi sẽ tập trung nghiên cứu những kiến thức liên quan trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, từ đó vận dụng vào giảng dạy ở các lớp 12A4, 12A5 trường THPT Triệu sơn 5. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu. Phân tích và tổng hợp lí thuyết. Thực ngiệm giảng dạy. 2. NỘI DUNG Cơ sở lý luận. 2.1.1. Cơ sở lí thuyết. - Khái niêm: Chất béo trieste của glixerol và các axit béo, còn gọi là triglixerit hay triaxylglixerol. Công thức tổng quát của chất béo: . Công thức cấu tạo của chất béo được viết : có thể giống nhau hoặc khác nhau. Axit béo là các monocacboxylic có số nguyên tử cacbon chẵn (khoảng từ 12 đến 24), không phân nhánh. Một số axit béo thường gặp: Axit stearic: C17H35COOH hay CH3[CH2]16COOH M= 284 Axit oleic: C17H33COOH hay cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH M = 282 Axit panmitic: C15H31COOH hay CH3[CH2]14COOH M= 256 Axit linoleic : C17H31COOH M = 280 - Tính chất hóa học của chất béo Phản ứng thủy phân trong môi trường axit. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (Phản ứng xà phòng hóa). Muối Natri hoặc Kali của các axit béo được gọi là xà phòng Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng thành chất béo rắn (bơ nhân tạo) (C17H33COO)3C3H5+3H2(C17H35COO)3C3H5 lỏng rắn Trong thành phần chất béo có thêm tạp chất là các axit béo dư. Phản ứng trung hòa axit beó. 2.1.2. Cơ sở thực nghiệm. Từ việc dạy lí thuyết và cho các em làm bài tập về chất béo với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tôi nhận thấy để các em tự tiếp cận với bài tập phần này là điều khó. Từ một khái niệm đơn giản trong một bài tập mà sách giáo khoa đưa ra sẽ rất khó để học sinh có thể phát triển thành một dạng bài tập, rút ra được những công thức để áp dụng nhanh nhất khi làm bài. Việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm tập trung phân dạng bài tập về định tính, định lượng từ mức độ dễ đến khó giúp các em dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài. Khi làm bài tập về chất béo, ngoài những lí thuyết của phần này học sinh còn cần biết cách vận dụng linh hoạt các kĩ năng làm bài như định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố,... Thực trạng vấn đề. Khi dạy xong lí thuyết về chất béo và cho học sinh làm bài tập mà chưa có sự định hướng về các dạng bài tập và cách giải, bản thân tôi nhận thấy các em rất lúng túng khi việc sử lí bài tập, hiệu quả giáo dục không cao. Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn các em chia bài tập thành các dạng khác nhau để có cách giải đúng và nhanh hơn. Điều đó không chỉ làm các em cảm thấy dễ dàng, hứng thú với việc học hơn mà còn tạo cho các em các kĩ năng cơ bản và tư duy logic. Các giải pháp thực hiện. Để học sinh khái quát được kiến thức và làm bài tập dễ dàng tôi hướng dẫn các em chia thành các dạng bài tập và phương pháp giải như sau: Dạng 1: Công thức cấu tạo của chất béo. Ở bài tập loại này học sinh cần chú ý: Trong công thức cấu tạo của chất béo các gốc axit béo có thể giống nhau hoặc khác nhau nên chất béo có thể tạo thành từ một axit béo hoặc hỗn hợp các axit béo. Do đó học sinh cần xác định rõ đề bài để biết thành phần cấu tạo của chất béo. Bài tập minh họa. Câu 1: Triglixerit là este 3 lần este của glixerin. Có thể thu được tối đa bao nhiêu triglixerit khi đun glixerin với hỗn hợp 3 axit RCOOH, R'COOH, R''COOH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) A. 6. B. 9. C. 12. D. 18. Hướng dẫn: Trong bài tập này không nói rõ là trong triglixerit phải chứa những axit nào nên các triglixerit có thể tạo thành: - Từ một axit béo: (RCOO)3C3H5 ;(R¢COO)3C3H5 ;(R²COO)3C3H5 - Từ hỗn hợp hai axit béo RCOOH, R¢COOH RCOO-CH2 RCOO-CH2 RCOO- CH2 R¢COO-CH2 RCOO-CH R¢COO-CH R¢COO-CH RCOO-CH R¢COO-CH2 RCOO-CH2 R¢ COO-CH2 R¢COO-CH2 Tương tự học sinh làm với các trường hợp - Từ hỗn hợp hai axit béo RCOOH, R²COOH: 4 đồng phân - Từ hỗn hợp hai axit béo R¢COOH, R²COOH: 4 đồng phân - Từ hỗn hợp ba axit béo: 3 đồng phân Vậy có 18 triglixerit được tạo thành. Þ Chọn D Câu 2: Khi thuỷ phân (xúc tác axit) một chất béo thu được hỗn hợp axit stearic (C17H35COOH) và axit panmitic (C15H31COOH) theo tỉ lệ mol 2:1. Công thức có thể có của chất béo là A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. C15H31COO-CH2 D. C15H31COO-CH2 C15H31COO-CH2 C17H35COO-CH2 C17H35COO-CH2 C17H35COO-CH2 Hướng dẫn: Do khi thủy phân chất béo thu được hỗn hợp axit stearic (C17H35COOH) và axit panmitic (C15H31COOH) theo tỉ lệ mol 2:1 Þ Chất béo chứa 2 gốc axit C17H35COOH và 1 gốc axit C15H31COOH Þ Chọn D Câu 3[5]: Trong thành phần của một loại sơn có trieste của glixerol với các axit béo. Khi thủy phân hoàn toàn trieste này trong môi trường axit người ta tìm thấy hai axit là axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Số CTCT của các trieste có thể của hai axit trên với glixerol là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Hướng dẫn: Trong trieste các gốc axit có thể giống nhau hoặc khác nhau. Vậy ta có các trường hợp: Trieste tạo thành từ một axit: có 2 công thức Trieste tạo từ 2 gốc axit linoleic C17H31COOH và 1 gốc axit linolenic C17H29COOH : có 2 công thức Trieste tạo từ 1 gốc axit linoleic C17H31COOH và 2 gốc axit linolenic C17H29COOH : có 2 công thức Vậy có 6 CT của este. Þ Chọn D. Câu 4[3]: Khi đun nóng glixerin với hỗn hợp 2 axit béo C17H35COOH và C17H33COOH để thu chất béo có thành phần chứa 2 gốc axit của 2 axit trên. Số CTCT có thể có của chất béo là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Hướng dẫn: Các CTCT có thể có của chất béo - Chứa 2 gốc axit C17H35COOH và 1 gốc axit C17H33COOH C17H35COO-CH2 C17H35COO-CH2 C17H35COO-CH C17H33COO-CH C17H33COO-CH2 C17H35COO-CH2 - Chứa 1 gốc axit C17H35COOH và 2 gốc axit C17H33COOH C17H35COO-CH2 C17H33COO-CH2 C17H33COO-CH C17H35COO-CH C17H33COO-CH2 C17H33COO-CH2 Þ Chọn C Dạng 2: Bài tập tính lượng chất trong phản ứng xà phòng hóa. Phương trình hóa học của phản ứng xà phòng hóa: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: Trong đó luôn có: Kí hiêu: mcb: khối lượng chất béo; mxp: khối lượng xà phòng Phản ứng trung hòa axit dư: Bài tập minh họa Câu 1[4]: Khi cho 178 kg chất béo trung tính phản ứng vừa đủ với 120 kg dung dịch NaOH 20%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) xà phòng thu được là A. 61,2. B. 183,6. C. 122,4. D. 297,6. Hướng dẫn: nNaOH = 0,6 kmol ® nglixerol = 0,2 mol Þ mglixerol = 18,4 kg. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mxàphòng=178 + 120.20% - 18,4 = 183,6 kg. => Chọn B. Câu 2[3]: Đun nóng 4,03 kg tripamitin với lượng dư dung dịch NaOH. Khối lượng (kg) xà phòng 72% muối natri panmitat thu được là A. 5,79. B. 6,79. C. 7,79. D. 5,22. Hướng dẫn: ntripanmitin = 5.10-3kmol = nglixerol Þ mglixerol = 0,46 kg nNaOH = 15.10-3kmol Þ mNaOH = 0,6 kg Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mxàphòng= (4,03 + 0,6 – 0,46): 72% = 5,79 kg. => Chọn A. Câu 3[3]: Một loại chất béo trung tính có M tb = 792,8. Từ 10 kg chất béo trên sẽ điều chế được m kg xà phòng natri có 28% chất phụ gia. m có giá trị A 13,48kg. B. 14,38kg. C. 10,353kg. D. 14,83 kg. Hướng dẫn: nchất béo = 10000: 792,8 =12,613mol (RCOO)3C3H5+ 3NaOH → 3 RCOONa + C3H5(OH)3 Cứ 1 mol chất béo phản ứng thì khối lượng muối tăng lên: 23.3 – 41 = 28g Vậy 12,613mol chất béo phản ứng thì khối lượng muối tăng lên 353,164 g Và khối lượng muối thu được là 10000 +353,164 = 10353,164g Khối lượng xà phòng 72% là (10353,164.100): 72 = 14380g. => Chọn B Câu 4[4]: Thủy phân hoàn toàn một chất béo bằng dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 2,78 gam C15H31COONa; m2 gam C17H31COONa và m3 gam C17H35COONa. Giá trị của m2 và m3 lần lượt là A. 3,02 gam và 3,05 gam. B. 6,04 gam và 6,12 gam. C. 3,02 gam và 3,06 gam . D. 3,05 gam và 3,09 gam. Hướng dẫn: nC15H31COONa = 0,01 mol = nC17H31COONa = nC17H35COONa m2 = 3,02 gam; m3 =3,06 gam. => Chọn C. Câu 5[4]: Đun sôi a gam một triglixrit X với dd KOH đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,92g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic. Công thức của X và giá trị của a là A.(C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33,8,41 gam. B. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31,8,41 gam. C. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31,4,81 gam. D. (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33,4,81 gam. Hướng dẫn: Theo bài ra: n glixerol = 0,01mol. TH1: Nếu triglixrit là (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33 (C17H31COO)2C3H5OOCC17H33 + 3 KOH→ 2C17H31COOK + C17H33COOK + C3H5(OH)3 0,02 0,01 0,01 Có khối lượng muối linoleat: 0,02. 318 = 6,36g > 3,18 : loại TH2: Nếu triglixrit là (C17H33COO)2 C3H5OOCC17H31 (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31 + 3 KOH→ 2C17H33COOK + C17H31COOK + C3H5(OH)3 0,01 0,02 0,01 0,01 (Thỏa mãn). a= 0,01.841 = 8,41g. => Chọn B. Câu 6[2]: Trong chất béo luôn có một lượng axit béo tự do. Khi thủy phân hoàn toàn 2,145 kg chất béo cần dùng 0,3 kg NaOH, thu được 0,092 kg glixerol và m (kg) hỗn hợp muối natri. Giá trị của m là A. 3,765. B. 2,610. C. 2,272. D. 2,353. Hướng dẫn: Theo bài ra: nNaOH =7,5 mol; nglixerol = 1mol. Þ nNaOH phản ứng với axit dư = 4,5 mol = nH2O Þ mH2O = 0,081 kg Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng đối với 2 phương trình trung hòa axit béo và xà phòng hóa chất béo ta có: 2,145 + 0,3 = m muối + 0,092 + 0,081 Þ mmuói = 2,272 kg Þ Chọn C 2.3.3. Dạng 3: Bài tập về chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa và chỉ số iot của chất béo. Các khái niệm về chỉ số của chất béo và phương pháp giải gồm các dạng sau 2.3.3.1.Chỉ số axit của chất béo Khái niệm về chỉ số axit: là số mg KOH cần dùng để trung hòa axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Vậy để tính được chỉ số axit ta có công thức: Chỉ số axit = ( mKOH trung hòa axit béo tự do) Nếu bài cho phần trăm về khối lượng các chất, ta quy khối lượng chất béo là 1 gam. Khi đó: Chỉ số axit = mKOH trung hòa axit dư Bài tập minh họa Câu 1 [6]: Để trung hòa hết lượng axit tự do có trong 5,6 g chất béo, người ta dùng hết 5 ml dd KOH 0,1M. chỉ số axit của chất béo là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Hướng dẫn: Chỉ số axit của chất béo = = = 5. => Chọn A. Câu 2[3]: Trung hòa hết 4,2 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần m gam NaOH. Giá trị của m là A.0,028 gam. B. 0,021 gam. C. 0,023 gam. D. 0,200 gam. Hướng dẫn: Chỉ số axit của chất béo = Þ mKOH =29,4 mg Þ nKOH = nNaOH = 0,525.10-3 mol Þ mNaOH = 0,021 gam. =>Chọn B. Câu 3[7]: Chỉ số axit của một loại chất béo chứa tristearin và axit béo stearic trong đó có 89% tristearin là A. 21,69. B. 7,2. C. 168. D.175,49. Hướng dẫn: Giả sử trong 1g chất béo có 0,89g tristearin còn 0,11g axit stearic. => naxit = 0,11: 284 = 0,00038mol = nKOH => mKOH = 0,00038. 56 = 0,02169g = 21,69mg Vậy chỉ số a xit của chất béo = mKOH pư = 21,69. => Chọn A Câu 4[3]: Xà phòng hóa 100 gam chất béo có chỉ số a xit bằng 7 cần a gam dung dịch NaOH 25% thu được 9,43 gam glixerol và b gam muối natri. Giá trị của a,b là A. 15,2 và 103,145. B. 5,12 và 10,3145. C. 51,2 và 103,145. D. 51,2 và 10,3145. Hướng dẫn: Vì chỉ số a xit bằng 7 => nNaOH =0,0125mol; n glixerol = 0,1025mol Þ nNaOH = 0,3075 mol mdd NaOH= ((0,3075 + 0,0125).40.100)/25 = 51,2g Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol - mnước mmuối = 100 + 0,32.40 – 9,43 – 0,0125.18 = 103,145g => Chọn C. 2.3.3.2. Chỉ số este của chất béo Khái niệm: Chỉ số este là số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglixerit có trong 1 gam chất béo Vậy chỉ số este có thể được tính theo công thức Chỉ số este = (mKOH tham gia phản ứng xà phòng hóa triglixerit ) Nếu bài cho phần trăm về khối lượng các chất có trong chất béo, ta quy khối lượng chất béo là 1 gam. Khi đó: Chỉ số este = mKOH pư với trigixerit Bài tập minh họa Câu 1: Một loại chất béo chứa 89% tristearin. Chỉ số este của chất béo trên là A. 168. B. 186. C. 196. D. 169. Hướng dẫn: Trong 1 gam chất béo có 0,89 gam tristearin. ntristearin = 0,001 mol Þ nKOH = 0,003 mol Þ mKOH = 168 mg Þ Chọn A Câu 2[1]: Một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7. Biết rằng trong thành phần của chất béo gồm thành phần chính là tripanmitin và một lượng dư axit panmitic. Chỉ số este của chất béo là A. 205,6. B. 201,6. C. 196,5. D. 220,9. Hướng dẫn: Xét trong 1 gam chất béo. Chỉ số axit = 7 Þ mKOH phản ứng với axit = 7 mg Þ nKOH =naxit = 0,125.10-3mol. Þ m axit = 0,032 gam Þ mtripanmitin = 0,968 gam Þ ntripanmitin = 1,2.10-3mol Þ nKOH phản ứng với tripanmitin = 3,6.10-3mol Þ mKOH =201,6 mg. Vậy chỉ số este = 201,6 Chọn B 3.3.3. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Khái niệm: Chỉ số xà phòng hóa là số miligam KOH cần dùng để xà phòng hóa hết lượng triglixerit và trung hòa axit béo tự do (tức xà phòng hóa hoàn toàn) có trong 1 gam chất béo. Vậy chỉ số xà phòng hóa có thể được tính theo công thức Chỉ số xà phòng hóa = ( mKOH tham gia phản ứng xà phòng hóa và trung hòa axit dư ) Hoặc: Chỉ số xà phòng hóa = chỉ số axit + chỉ số este Nếu bài cho phần trăm về khối lượng các chất có trong chất béo, ta quy khối lượng chất béo là 1 gam. Khi đó: Chỉ số xà phòng hóa = mKOH pư Bài tập minh họa Câu 1[2]: Khi xà phòng hóa hoàn toàn 3,5g chất béo cần 50ml dd KOH 0,4M,chỉ số xà phòng hóa của chất béo là A.230. B.32. C. 150. D. 320. Hướng dẫn: nKOH = 0,02mol Þ mKOH = 1,12g = 1120mg Vậy chỉ số xà phòng hóa là: 1120:3,5 = 320 => Chọn D Câu 2[7]: Khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo cần 50ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo đó là A. 187. B. 781. C. 280. D. 98. Hướng dẫn: Áp dụng CT: Chỉ số xà phòng hóa = = => Chọn A. Câu 3: Một loại chất béo chứa 2,84% axit stearic còn lại là tristearin. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo trên là A. 233,3. B. 198,89. C. 188,72. D. 156,45. Hướng dẫn: Trong 1 gam chất béo có: 0,0284 gam axit C17H35COOH.®naxit = 0.1.10-3mol 0,9716 gam (C17H35COO)3C3H5 ®n = 1,09.10-3mol ® nKOHpư = 0.1.10-3 + 3.1,09.10-3 =3,37.10-3 mol Þ mKOH = 188,72 mg. Vậy chỉ số xà phòng hóa của chất béo == mKOH pư= 188,72. => Chọn C Câu 4: Mẫu chất béo có thành phần chính là triolein, có lẫn axit oleic với chỉ số axit bằng 7. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo trên là A. 112,7. B. 191,8. C. 90,5. D. 234,6. Hướng dẫn: Xét 1 gam chất béo: Chỉ số axit bằng 7 nên: mKOHphản ứng với axit = 7 mg Þ nKOH = 1,25.10-4 mol= naxit Þ maxit tự do =0,035 gam Þ mtriolein = 0,965 gam Þ ntriolein =1,1.10-3mol Þ Chỉ số este = mKOHpư với triolein = 3.1,1.10-3.56 =184,8 mg. Vậy chỉ số xà phòng hóa của chất béo = chỉ số axit + chỉ số este = 191,8. Chọn B Câu 5: Xà phòng hoá hoàn toàn 2,5 gam chất béo cần 50 ml dd KOH 0,1M. Chỉ số xà phòng hoá của chất béo là A. 280. B. 140. C. 112. D. 224. Hướng dẫn: Ta có: nKOH = 0,005 mol Þ mKOH = 280 mg → Chỉ số xà phòng là == Þ Chọn C 2. 3.3.3. Chỉ số iot của chất béo. Khái niệm: Chỉ số iot là số gam iot cần để tham gia phản ứng cộng với 100 gam chất béo (Chuyển chất béo từ dạng lỏng sang chất bé
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_truong_thpt_trieu_son_5_phan.doc