SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm tốt bài thi môn Địa lí trong kỳ thi THPT quốc gia
Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông, các loại Atlat nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là một “quyển sách giáo khoa” Địa lí đặc biệt. Mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ và biểu đồ.
Việc thi THPT quốc gia hiện nay với 6 môn thi trong 2,5 ngày sẽ gây không ít áp lực cho các em. Riêng môn Địa lí nếu biết sử dụng Atlat thông thạo sẽ giúp các em giảm áp lực, tự tin hơn trong việc ôn bài và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm hiệu quả.
Vì vậy việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy và học tập sẽ giúp:
Đối với học sinh: Atlat giúp các em giảm bớt ghi nhớ một cách máy móc, phát triển khả năng tư duy, liên hệ tổng hợp, hiểu và nắm vững kiến thức Địa lí. Trên cơ sở hiểu và nắm vững kiến thức, sự thành thục kĩ năng sử dụng Atlat học sinh có nhiều khả năng đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia cũng như các kỳ thi khác.
Đối với giáo viên: Atlat giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá; thực hiện chương trình theo tinh thần “Lấy học sinh làm trung tâm” cho hoạt động dạy và học diễn ra dễ dàng hơn.
Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm tốt bài thi môn Địa lí trong kỳ thi THPT quốc gia” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ..... 1 1. Mở đầu ........................................................ 2 1.1. Lý do chọn đề tài ............. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................. 2 1.5. Những điểm mới của SKKN ..................................... 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ............................................................................ 3 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm .............. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ............. 3 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ............. 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .......................................... 20 3. Kết luận, kiến nghị ................. .......................................... 20 3.1. Kết luận ................................................................................. 20 3.2. Kiến nghị ......................................................................... 21 DANH MỤC SÁNG KIẾN ...... 22 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông, các loại Atlat nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là một “quyển sách giáo khoa” Địa lí đặc biệt. Mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ và biểu đồ. Việc thi THPT quốc gia hiện nay với 6 môn thi trong 2,5 ngày sẽ gây không ít áp lực cho các em. Riêng môn Địa lí nếu biết sử dụng Atlat thông thạo sẽ giúp các em giảm áp lực, tự tin hơn trong việc ôn bài và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm hiệu quả. Vì vậy việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy và học tập sẽ giúp: Đối với học sinh: Atlat giúp các em giảm bớt ghi nhớ một cách máy móc, phát triển khả năng tư duy, liên hệ tổng hợp, hiểu và nắm vững kiến thức Địa lí. Trên cơ sở hiểu và nắm vững kiến thức, sự thành thục kĩ năng sử dụng Atlat học sinh có nhiều khả năng đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia cũng như các kỳ thi khác. Đối với giáo viên: Atlat giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá; thực hiện chương trình theo tinh thần “Lấy học sinh làm trung tâm” cho hoạt động dạy và học diễn ra dễ dàng hơn. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm tốt bài thi môn Địa lí trong kỳ thi THPT quốc gia” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng tranh, ảnh như: quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh... kiến thức từ bản đồ, biểu đồ có sẵn. Giúp giáo viên nâng cao kĩ năng dạy Địa lí, lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá phù hợp hơn nữa trong việc đổi mới, đánh giá dạy và học trong trường phổ thông đặc biệt là khối 12. Thông qua đề tài muốn trao đổi cùng đồng nghiệp trong việc sử dụng Atlat làm sao có hiệu quả nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học Địa lí lớp 12” được sử dụng cho tất cả học sinh học môn Địa lí lớp 12 ở trường phổ thông... dùng chung cho tất cả học sinh, không phân biệt học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém , không phân biệt ban cơ bản hay nâng cao tất cả học sinh đều sử dụng được. Đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học Địa lí 12” được sử dụng cho tất cả giáo viên dạy môn Địa lí lớp 12 nếu được Hội đồng khoa học công nhận và cho phép phổ biến rộng rãi Hiện tại tôi thực hiện ở các lớp 12 trường THPT 4 Thọ Xuân trong thời gian qua. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây: Phương pháp quan sát. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 1.5. Những điểm mới của SKKN So với một số sách viết về Atlat thì đề tài này có nhiều điểm mới, thực tế hơn như: Atlat được sử dụng vào một nội dung trong một bài cụ thể. Atlat được sử dụng trực tiếp vào trong toàn bài học. Atlat liên hệ trả lời được một số câu hỏi trong nội dung bài học, bài kiểm tra, bài thi. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Nội dung các trang Atlat thường khá chi tiết và có sự kết hợp chặt chẽ giữa bản đồ và biểu đồ. Qua đó sẽ giúp cho người học nắm được tình hình phát triển, sự phân bố các đối tượng Địa lí. Để sử dụng có hiệu quả các trang Atlat trong học tập, giáo Viên (GV) cần giúp học sinh (HS): Hiểu được hệ thống kí hiệu, ước hiệu bản đồ. Nhận biết, chỉ, đọc tên và mô tả đặc điểm các đối tượng Địa lí trên bản đồ. Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí địa lí các đối tượng địa lí trên bản đồ. Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ. Phối hợp đo tính các biểu đồ có trong bản đồ. Phối hợp các trang bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu để làm được các điều trên một cách dể dàng, cần phải: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ. Phần lớn đó chính là nội dung câu hỏi, bài tập Chọn bản đồ có nội dung phù hợp với mục đích yêu cầu. Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? bằng kí hiệu gì? bằng màu sắc gì? Dựa vào các kí hiệu, màu sắc, các biểu đồ... trên bản đồ để xác định vị trí các đối tượng địa lí. Liên kết, đối chiếu, so sánh các kí hiệu với nhau để tìm ra các đặc điểm của các đối tượng được thể hiện trực tiếp trên bản đồ từ đó phát hiện ra các đặc điểm hoặc mối quan hệ địa lí không trực tiếp trên bản đồ (mối quan hệ tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế, kinh tế với kinh tế). Phân tích các biểu số liệu có sẵn trong trang Atlat để hỗ trợ, làm rõ nội dung, bổ sung nội dung tờ bản đồ mà Atlat không thể trang bị hết được. Những vấn đề trên không nhất thiết học sinh phải nhớ ngay mà thông qua từng nội dung cụ thể học sinh sẽ nhớ nhanh và làm tốt nội dung yêu cầu. Trong từng nội dung cụ thể học sinh sẽ được hướng dẫn. Sẽ được và cần thiết những yêu cầu nhất định. Không phải bài học nào hay nội dung nào cũng cần có đầy đủ các yêu cầu trên. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tính thực tế của đề tài khá cao nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như: Học sinh: Vẫn cho rằng việc học từng bài trên Atlat vẫn còn quá phức tạp so với việc học thuộc lòng; vì vậy các em xem Atlat chỉ mang tính minh họa mà thôi. Khi không thi tốt nghiệp thì học sinh vẫn coi nhẹ Atlat. Nhưng khi bộ môn có thi tốt nghiệp thì học sinh mới chú trọng đến Atlat thì không thể sử dụng có hiệu quả trong thời gian ngắn với Atlat được. Giáo Viên: Nếu hướng dẫn học sinh một cách cặn kẽ thì sẽ “cháy giáo án” không theo kịp tiến độ của chương trình . Các bài học trong chương trình khối 12, đặc biệt là chương trình chuẩn thời lượng kiến thức trong một tiết học còn quá nhiều dẫn đến việc hướng dẫn sử dụng Atlat trong từng nội dung cụ thể thì không thể theo kịp chương trình vì vậy mà Atlat phần lớn dùng để quan sát, minh họa là chính. Học sinh chỉ thấy cần sử dụng Atlat và mang tính đối phó khi biết môn Địa lí thi THPT quốc gia vì số lượng bài học quá nhiều. Lúc này không còn đủ thời gian để tìm hiểu và có thể làm thuần thục bài trên Atlat được. Việc kiểm tra đánh giá hiện nay còn mang tính tái hiện kiến thức vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat vừa mất quá nhiều thời gian mà việc ứng dụng trong thi lại rất ít. Do đó học sinh vẫn lo ngại giữa học thuộc lòng và sử dụng Atlat. Nếu học sinh sử dụng được Atlat sẽ có nhiều điểm thuận lợi như: Học sinh: không phải lo sợ mình không thuộc bài vì đã có Atlat: Một tài liệu hợp pháp khi trả bài, làm bài kiểm tra, bài thi vì vậy ngay cả không thi tốt nghiệp học sinh vẫn xem trọng quyển Atlat. Giáo viên: không sợ học sinh lớp mình dạy không làm được bài vì không thuộc hoặc gặp phải câu hỏi khó hoặc đòi hỏi quá nhiều nội dung vì đã có Atlat hỗ trợ. Mặc dù dung lượng kiến thức cho mỗi bài hay tiết học là quá nhiều nhưng một khi sử dụng được Atlat thì các em vẫn có thể theo kịp hoặc học ngay ở nhà được. Giúp học sinh tăng khả năng tự học, tự tìm nội dung cho các câu hỏi mà không nhất thiết lúc nào cũng phải có giáo viên bên cạnh. Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy, học, đánh giá... vì vậy cấu trúc đề thi, kiểm tra cũng đang dần dần thay đổi theo. Việc sử dụng Atlat thông thạo sẽ giúp cho các em thi được nhiều điểm hơn ở nhiều bộ môn trong một thời gian ngắn vì không cần quá bận tâm số lượng bài ở môn Địa lí và có nhiều thời gian cho các môn khác hơn. Qua việc ứng dụng đề tài này tôi tin chắc rằng học sinh sẽ sử dụng được một cách thông thạo Atlat Địa lí Việt Nam và giải quyết được những khó khăn không chỉ cho học sinh mà cho cả giáo viên. Qua quá trình điều tra khảo sát học sinh ở một số lớp 12 trường THPT 4 Thọ Xuân mà tôi phụ trách đầu năm học 2016 - 2017, tôi thu được kết quả như sau: Lớp Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 12A4 43 7 16,3 13 30,2 17 39,5 6 14,0 12A5 46 6 13,0 15 32,6 18 39,2 7 15,2 Cộng 89 13 14,6 28 31,5 35 39,3 13 14,6 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Thông qua công tác giảng dạy: Giáo viên trực tiếp cùng làm việc với học sinh, tìm hiểu những khó khăn trong việc học Địa lí của các em. Thông qua đó tìm ra cách hướng dẫn dễ làm nhất đối với học sinh nhưng có thể học được nhiều bài nhất . Giáo viên gặp gỡ và trao đổi cùng học sinh sau khi thi học kỳ (đặc biệt là thi THPT quốc gia) về tính hiệu quả trong làm bài ở các em khi sử dụng Atlat. Tìm kiếm những phương pháp hữu hiệu để giúp các em lớp sau sử dụng Atlat tốt nhất và an tâm nhất. Học sinh: Trước khi thi các em cũng cảm thấy an tâm hơn khi có Atlat. Các em tự tin trong sử dụng Atlat khi thi và cho thấy được tính hiệu quả của Atlat, có những ý kiến đóng góp giúp giáo viên có những nhận định tốt hơn về Atlat . - Thông suốt quá trình sử dụng Atlat cả giáo viên và học sinh chỉ cần thực hiện tốt một số phương pháp sau: Quan sát, sắp xếp thứ tự khi quan sát; nhận xét chung và chi tiết đối tượng; so sánh, đối chiếu chung và chi tiết đối tượng; tìm mối liên hệ giữa các đối tượng có liên quan; ghi nhận lại những gì cần thiết một cách rõ ràng, cụ thể nhất là đạt. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ LỚP 12 ÁP DỤNG ATLAT ĐỂ HỌC * Phần: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh cần: 1. Về kiến thức: Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta: các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) của phần đất liền; vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ. Phân tích để thấy được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lí tự nhiên, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 2. Về kĩ năng: Xác định được trên bản đồ hành chính Việt Nam hoặc bản đồ các nước Đông Nam Á hay Thế giới, vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 3. Về thái độ: Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC Vị trí địa lí Phạm vi lãnh thổ Ý nghĩa của vị trí trí địa lí và phạm vi lãnh thổ . III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Atlat Địa lí Việt Nam Bản đồ các nước trên Thế giới Một số dụng cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập khác IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động: GV sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi tọa độ các điểm cực). - Hãy gắn tọa độ địa lí cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí. - Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất nước: Lào, Trung Quóc, Camphuchia? GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Vào bài : - Sử dụng Atlat trang số 2, 3 - Bản đồ hành chính. - GV hướng dẫn HS : + Nhận xét khái quát về vị trí địa lí nước ta:. . Vị trí nước ta nằm ở đâu trên bản đồ! . Tiếp giáp với những quốc gia nào! (gồm trên đất liền, trên biển) + Hệ tọa độ địa lí: Các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây? - GV giúp HS xác định phạm vi lãnh thoå nước ta gồm: Vùng đất, vùng biển và vùng trời: theo các hướng chính: Bắc , Nam, Tây , Đông. - Phối hợp bản đồ hình thể - GV phối hợp sử dụng trang Atlat hành chính (Trang 2, 3) và Atlat hình thể (Trang 3, 4): nhận xét, so sánh chiều dài đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Dựa trên Atlat trang 2, 3 nhận xét vùng biển, xác định tên các quốc gia có chung ranh giới trên biển với nước ta. Dựa trên các nội dung trên GV gợi ý cho HS tìm ra ý nghĩa của Vị trí địa lí nước ta theo: Tự nhiên, kinh tế, xã hội. 1. Vị trí địa lí: - Nước ta nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. - Tiếp giáp với nhiều nước cả trên đất liền và trên biển. - Hệ tọa độ địa lí: * Phần đất liền + Điểm cực Bắc: Ở vĩ độ 23023’B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam: Ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau . + Điểm cực Tây: Ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông: Ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. * Tại Biển Đông: Các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến 117020’Đ Đại bộ phận nước ta nằm trong múi giờ thứ 7 . 2. Phạm vi lãnh thổ: a) Vùng đất: - Diện tích phần đất liền và các hải đảo là: 331.212 km2 - Biên giới trên đất liền : + Bắc: Việt Nam - Trung Quốc: hơn 1400 km + Tây: Việt Nam - Lào: gần 2100 km Việt Nam - Campuchia: hơn 1100 km + Đông: Biển Đông - 3260 km. Phần lớn biên giới nước ta nằm trong khu vực miền núi . b) Vùng biển : - Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. - Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, gồm các phần: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. c) Vùng trời: Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí: a) Ý nghĩa tự nhiên: - Đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Là điều kiện để nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú. - Đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên: Đông - Tây, Bắc - Nam + Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới b) Ý nghĩa kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng. - Về kinh tế, vị trí địa lí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. - Về văn hoá - xã hội, vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát trển với các nước trong khu vực. - Về an ninh, quốc phòng, nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế vả bảo vệ đất nước. 4. Củng cố, đánh giá: Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam. 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà xem lại bài, so sánh vị trí địa lí nước ta so với một số nước Đông Nam Á. Chuẩn bị trước nội dung thực hành. * Phần: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh cần: 1. Về kiến thức: Chứng minh và giải thích được những đặc điểm của dân số và phân bố dân cư nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ và phân bố không hợp lí, đồng thời biết được chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. 2. Về kĩ năng: Phân tích được các sơ đồ, bản đồ và bảng số liệu thống kê trong bài học. Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư, hoặc Atlat địa lí Việt Nam. 3. Về thái độ Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương. II. TRỌNG TÂM Nước ta là một nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc; dân số còn tăng nhanh, trẻ và phân bố chưa hợp lí. Nguyên nhân, hậu quả của việc tăng nhanh dân số. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, nguồn tài nguyên của nước ta . III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Atlat Địa lí Việt Nam Các bảng số liệu cần thiết bổ sung Các dụng cụ hỗ trợ cần thiết IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động: Dân cư và lao động là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lớp 9 các em đã học về địa lí dân cư Việt Nam. Ai có thể cho biết dân số và phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì? GV gọi một vài HS trả lời rồi tóm tắt ý chính và nói: Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 10: Nhận xét biểu đồ hình cột: Dân số Việt Nam qua các năm ghi nhận được dân số nước ta vào thời điểm gần nhất. - GV gợi ý HS tìm ý cho dân số nước ta ở nước ngoài, thuận lợi, khó khăn.. - Sử dụng Atlat trang 11: Nhận xét các thành phần dân tộc nước ta (bảng số liệu); sự phân bố các thành phần dân tộc. - GV gợi ý HS tìm ý thuận lợi khó khăn từ các thành phần dân tộc trên. - Sử dụng Atlat trang 10 . Nhận xét biểu đồ hình cột: Dân số Việt Nam qua các năm: + Ghi nhận được tình hình tăng dân số nước ta qua thời gian. + Chọn mốc thời gian năm 1979 (hoặc 1976 cũng được - sau khi đất nước ta thống nhất) và so sánh tốc độ tăng dân số nước ta trước và sau năm 1979 (hoặc 1976) sau 1979 mỗi năm dân số nước ta tăng hơn 1 triệu người . Nguyên nhân, hậu quả Nhận xét Tháp dân số theo giới tính và độ tuổi (1989 và 1999) có so sánh : + Hình tháp dân số nước ta thuộc loại đang phát triển kết cấu dân số trẻ. + Đáy tháp rộng; nhóm tuồi từ 0 -4: năm1999 nhỏ hơn 1989 tỉ lệ sinh còn cao ngưng có giảm. + Sườn tháp to dần lực luợng lao động tăng. + Đỉnh tháp to dần người cao tuổi tăng dần. tuổi thọ trung bình của người dân tăng dần. - Sử dụng Atlat trang 10. Nhận xét bản đồ về mật độ dân số nước ta phân bố trên lãnh thổ. Hậu qủa của sự phân bố trên. Dựa trên các nội dung trên GV gợi ý HS tìm ra các giải pháp cho vấn đề dân số nước ta: VD : + Dân số còn tăng nhanh cần hạn chế tăng dân số + Dân số phân bố không đồng đều cần phân bố lại hợp lí giữa các vùng 1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc: a. Đông dân: - Số dân nước ta là 84.156 nghìn người (2006), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. - Ngoài ra cò có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài. Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khó khăn: phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. b. Nhiều thành phần dân tộc : - Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm 86,2%; còn lại là các dân tộc khác Thuận lợi: có sự đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc. Khó khăn: sự phát triển không đồng đều về trình độ, mức sống giữa các dân tộc. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: a. Dân số còn tăng nhanh - Dân số nước ta còn tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX; Đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng còn chậm, hiện nay mỗi năm dân số nước ta tăng lên hơn 1 triệu người. - Nguyên nhân gia tăng dân số nhanh: do kinh tế, xã hội, tâm lí - Hậu quả: gia tăng dân số nhanh gây sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. b. Cơ cấu dân số trẻ: - Dân số nước ta thuộc loại trẻ; đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu: + Dưới tuổi lao động giảm dần + Trong tuổi lao động tăng nhanh + Trên tuổi lao động tăng 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí: Dân số nước ta phân bố không đồng đều trên lãnh thổ. a. Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: - Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, chiếm 75% , với mật độ dân số cao. - Tập trung nhiều nhất thuộc đồng bằ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam.doc