SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 chủ động tích cực và trình bày sáng tạo bài học pháp luật

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 chủ động tích cực và trình bày sáng tạo bài học pháp luật

 Những năm gần đây, tình trạng thanh thiếu niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, trong đó có nhiều đối tượng phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Đáng phải cảnh báo là cùng với việc tăng về số vụ, thì tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của đối tượng tội phạm này cũng gia tăng.

 Thực tế này đã và đang đặt ra vấn đề cần tăng cường hơn nữa những biện pháp mạnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội có nguy cơ ảnh hưởng xấu môi trường học đường. Bên cạnh phần lớn học sinh mê say học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội thì vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên hiếu thắng, ngông cuồng nên lạc bước, trở thành tội phạm. Đáng buồn là ngày càng nhiều học sinh phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như “giết người”,“cướp tài sản”,“hiếp dâm”. Tình trạng học sinh phạm tội ở nhiều địa phương có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải kể đến sự buông lỏng trong quản lý giáo dục của gia đình và nhà trường. Khi những bậc làm cha, làm mẹ nhận ra mình quá thờ ơ trong việc chăm sóc, giáo dục con em mình thì hậu quả đau lòng cũng đã xảy ra, trong khi con em họ còn quá nhỏ để gánh chịu những bi kịch ấy.

 

doc 25 trang thuychi01 11220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 chủ động tích cực và trình bày sáng tạo bài học pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC LỤC 
A. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
B. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng vấn đề
3. Các biện pháp tiến hành
3.1. Thay đổi quan điểm về giáo dục pháp luật cho học sinh theo hướng chuyển đổi từ “dạy học pháp luật ” sang “giáo dục pháp luật ”.
3.2. Để học sinh là người tìm hiểu và trực tiếp trình bày sản phẩm của mình trước lớp, giáo viên là người hướng dẫn .
4. Nguồn tư liệu và phương tiện dạy học:
5. Yêu cầu
6. Kết quả
Ảnh hưởng
Hạn chế
7. Kết luận
C. Kiến nghị và cam kết.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên GCDC lớp 12
2. Tình huống pháp luật
3. Một số vụ án điển hình về án dân sự, hình sự trong tỉnh và cả nước trong những năm gần đây
4. Các tin, bài, ảnh sưu tập qua thông tin đại chúng
5. Học hỏi , tham khảo qua bạn bè, đồng nghiệp, học sinh
6. Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên
7. Phong trào quyên góp giúp bạn do nhà trường tổ chức
8. Giải pháp giáo dục học sinh vi phạm kỉ luật trong nhà trường (tổ giám thị cung cấp)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
 Những năm gần đây, tình trạng thanh thiếu niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, trong đó có nhiều đối tượng phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Đáng phải cảnh báo là cùng với việc tăng về số vụ, thì tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của đối tượng tội phạm này cũng gia tăng. 
 Thực tế này đã và đang đặt ra vấn đề cần tăng cường hơn nữa những biện pháp mạnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội có nguy cơ ảnh hưởng xấu môi trường học đường. Bên cạnh phần lớn học sinh mê say học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội thì vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên hiếu thắng, ngông cuồng nên lạc bước, trở thành tội phạm. Đáng buồn là ngày càng nhiều học sinh phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như “giết người”,“cướp tài sản”,“hiếp dâm”... Tình trạng học sinh phạm tội ở nhiều địa phương có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải kể đến sự buông lỏng trong quản lý giáo dục của gia đình và nhà trường. Khi những bậc làm cha, làm mẹ nhận ra mình quá thờ ơ trong việc chăm sóc, giáo dục con em mình thì hậu quả đau lòng cũng đã xảy ra, trong khi con em họ còn quá nhỏ để gánh chịu những bi kịch ấy. 
 Với cương vị là một giáo viên dạy môn GDCD tôi thấy mình phải có trách nhiệm dạy cho học sinh những kiến thực cơ bản nhất, thiết thực nhất, khẩn cấp nhất khi các em đang “đi học” để có những kĩ năng trong cuộc sống vốn đầy rẫy những cạm bẫy mà các em khó trách được.
Sự việc đau lòng sau đây là một dẫn chứng:
    Trong đêm văn nghệ tại Trường THCS Hàm Chính ngày 26-3, do mâu thuẫn nên Lê Thiện Phước (16 tuổi, học đến lớp 9 thì nghỉ, ngụ xã Hàm Chính) và Phạm Hoài Duy (học sinh lớp 12C6 Trường THPT Hàm Thuận Bắc) đánh nhau. Hồ Văn Hải (học sinh lớp 12C10) là bạn và đi cùng Duy cũng tham gia đánh nhau với Lê Thiện Phước. Bất ngờ Phước rút dao trong người ra đâm Hải thiệt mạng(3) .
 	Xu hướng những kẻ phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày càng nhiều làm dấy lên  những lo lắng, quan ngại trong dư luận xã hội. Có thể nhận thấy, ngoài những nhân tố như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là những khoảng trống chưa được khỏa lấp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường THPT. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận
 1.1. Trong chương trình GDCD ở bậc học phổ thông, những kiến thức cơ bản về pháp luật đã được đưa vào giảng dạy . Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cùng với đó là phương pháp truyền thụ của giáo viên chưa thực sự sinh động, hấp dẫn , những kiến thức pháp luật cần thiết thì còn phổ biến chung chung nên học sinh thường có suy nghĩ rằng lứa tuổi các em chưa phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc có chăng thì chỉ là cảnh cáo. Chính những nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật. Chỉ đến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì mọi sự đã muộn, những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở bậc THPT vẫn chưa mang lại những kết quả như mong muốn. Nhiều kiến thức pháp luật quan trọng, gần gũi với cuộc sống đã được đưa vào chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12. Đã có không ít học sinh phải bỏ dở chuyện học hành, thậm chí bị xử lý trước pháp luật bởi những hành vi bột phát, nông nổi bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, thiếu sự quan tâm giáo dục từ gia đình và những tác động xấu từ xã hội. Do đó, giáo dục pháp luật cho học sinh đang là điều rất cần thiết .Việc làm này nhất thiết phải có sự đồng thuận, thống nhất từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng nhằm xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, từ đó, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi học sinh. 
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì lứa tuổi vị thành niên nói chung và lứa tuổi học sinh THPT nói riêng vẫn phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. Do đó, việc trang bị những kiến thức, hiểu biết pháp luật cho học sinh ở bậc học này vì thế là rất cần thiết.
 1.2. Ban Giám hiệu ở các nhà trường vẫn coi việc dạy học môn GDCD như bao môn học khác: chỉ hoàn thành tiết dạy theo thời khóa biểu, kiểm tra cho điểm đạt yêu cầu là xong. Nhiều trường chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chức trong và ngoài đơn vị. Sự phối hợp giữa nhà trường và cơ quan công an chỉ ở phạm vi giải quyết vụ việc đã xẩy ra chứ chưa có các hoạt động, phối hợp giáo dục, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các bên... để tìm các giải pháp nhằm giáo dục hiệu quả. Cá biệt còn có trường hợp học sinh vi phạm pháp luật đã bị cơ quan công an xử lý nhưng không có thông báo đến các nhà trường, để có biện pháp phối hợp giáo dục.
 1.3. Nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng này và làm thế nào để phòng ngừa tội phạm ở người chưa thành niên gây ra?
* Nguyên nhân thứ nhất thuộc về chính người chưa thành niên: 
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi người chưa thành niên đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên phần lớn, họ chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi ở giai đoạn này, khả năng phân biệt và nhận thức đúng, sai, hợp lý và không hợp lý với lứa tuổi của người chưa thành niên còn rất hạn chế, hơn nữa nhu cầu học theo, bắt chước theo những gì các em thấy thông qua bạn bè và các phương tiện thông tin khiến cho hành vi và nhận thức của thanh thiếu niên càng khó kiểm soát. Khi đó, nếu thiếu đi sự định hướng, uốn nắn kịp thời từ gia đình và nhà trường thì nguy cơ phạm tội sẽ càng trở nên rõ rệt. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, phạm tội cướp tài sản nói riêng của người chưa thành niên.
* Nguyên nhân thưa hai xuất phát từ gia đình:
 Trong những năm qua, vấn đề giáo dục con cái trong nhiều gia đình chưa thật sự được chú trọng. Do tập trung thời gian cho việc lo cuộc sống, rất nhiều gia đình gần như giao việc giáo dục con cái cho nhà trường. Một bộ phận gia đình kinh tế khó khăn thì quan niệm chỉ cần học biết chữ, biết đếm, sau đó bỏ học đi làm kinh tế. Hầu hết các em học sinh hư, học kém đều rơi vào gia đình hoàn cảnh khó khăn hoặc éo le như bố mẹ ly hôn, ly thân Mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo dẫn đến con bỏ học, chơi bời hư hỏng mà bố mẹ không biết, không quan tâm đến việc học tập của con cái. Thiếu sự kèm cặp, giáo dục của gia đình cho nên các em quen với lối sống tự do, buông thả, dễ tiếp thu những mặt trái, từ đó các em dễ đi vào con đường phạm tội. Mặt khác, một số ít gia đình do chỉ có một con nên đã nuông chiều con quá mức, tạo cho trẻ lối sống thích gì được nấy dẫn đến có những nhu cầu vượt quá khả năng của gia đình và khi không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến có những hành vi vi phạm pháp luật.
* Nguyên nhân thưa ba xuất phát từ môi trường giáo dục ở nhà trường: 
Nhà trường là một môi trường giáo dục quan trọng để giúp cho các em ở lứa tuổi vị thành niên hình thành nhân cách, định hướng cho các em trong cuộc sống sau này. Nếu không được giáo dục một cách toàn diện, lại sớm phải va chạm với thực tế cuộc sống khó khăn, dễ dẫn các em vào con đường phạm tội. Mặt khác, trong những năm vừa qua, nhà trường chỉ chú trọng đến công tác giảng dạy kiến thức cơ bản về văn hóa, khoa học, kỹ thuật; việc giáo dục nhân cách cho các em chưa thực sự được quan tâm. Trong mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý, giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, trong học đường còn có một số tiêu cực, chính những tiêu cực này đã hình thành trong tâm hồn các em những nhận thức sai lệch về chuẩn mực xã hội, dẫn đến sự chán đời, lười học và bỏ học, từ đó nảy sinh tình trạng tụ tập, đàn đúm thực hiện hành vi phạm pháp.
* Nguyên nhân thứ tư xuất phát từ môi trường xã hội: 
Môi trường xã hội có tác động sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân và không thể tách rời sự phát triển của cá nhân với xã hội. Trong thời gian qua, xã hội đã có những biến động do tác động của kinh tế thị trường kéo theo sự thay đổi của các mặt đời sống xã hội như: sự du nhập của văn hóa, công nghệ từ môi trường vào một cách ồ ạt. Trong khi đó, một bộ phận dân cư mà đa số là thanh thiếu niên không được trang bị những kiến thức, hiểu biết để đề kháng với những thay đổi của đời sống xã hội đã bị tác động bởi các tiêu cực xã hội, hình thành lối sống thực dụng, hưởng thụ. Sự quan tâm của xã hội, nhà trường và gia đình đối với người chưa thành niên không đủ để trang bị cho họ những hiểu biết, uốn nắn trước những sai trái, lâu dần hình thành động cơ phạm tội.
*Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, văn hóa, đạo đức, lối sống trong quần chúng nhân dân nhất là thanh thiếu niên chưa được coi trọng đúng mức, còn thiếu cả về bề rộng và chiều sâu. Do vậy, việc nắm vững pháp luật và thực hiện pháp luật còn hạn chế, nhiều người chưa nhận thức đầy đủ về tội phạm, tính nguy hiểm của mình do không hiểu biết pháp luật. Một bộ phận không nhỏ đối tượng là người chưa thành niên khi thực hiện hành vi mà không biết rằng đó là hành vi phạm tội.
 1.4.Với bản thân tôi thay vì lên lớp để tuyên truyền, thuyết trình bài học cho học sinh như lâu nay thì tôi lại trao cho học sinh quyền chủ động trình bày ,thay giáo viên làm việc với lớp theo cách hiểu, làm việc của trò (tôi thử nghiệm ở một lớp) . Tôi không hạn chế thời gian theo phân phối chương trình đã lập sẵn, học sinh tự làm việc theo từng nhóm, từng phần của bài và sau đó các em là người trình bày nội dung bài học đó. Kết quả thu được thật tuyệt vời, điểm bài kiểm tra đã minh chứng cách học này đúng với lứa tuổi của các em .Từ đó nhân rộng mô hình này với cả khối 12 tôi dạy , tiết học GDCD trở nên sôi nổi, học sinh rất háo hức chuẩn bị,chờ đợi, đến buổi học để chúng muốn nói, hỏi, thảo luận, tranh luận với cô với bạn tất cả những gì chúng cần . Lúc này tôi trờ thành khán thính giả của trò để trò bộc bạch tâm tư , suy nghĩ , thắc mắc của chúng về cuộc sống về bản thân. Chúng cón nói đùa tôi là “bác sĩ hoa súng” là “cô thanh tâm” của chúng, thật hạnh phúc cho người giáo viên dạy môn GDCD như tôi.
2. Thực trạng vấn đề
        Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THPT đã được ngành giáo dục rất coi trọng; các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm, sân khấu hóa đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhận thức của đa số học sinh về các quy định của pháp luật , về quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh trong đời sống xã hội.
        Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh có chiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng, hành vi phạm pháp của các em trở nên thường xuyên hơn, đa dạng hơn, tạo nên những bức xúc trong dư luận và nhân dân..., nguyên nhân không chỉ là do thiểu hiểu biết pháp luật, mà còn là sự bất chấp pháp luật, thậm chí “lách luật” để vi phạmThực trạng đó đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cần có những thay đổi về quan điểm, cách làm; đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm sinh lý học sinh. Đó là: chuyển mạnh quá trình trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất cho các em, đặc biệt chú trọng khâu giám sát diễn biến tâm lý, biểu hiện thái độ, hành vi trong và ngoài nhà trường của các em; lấy sự tiến bộ về đạo đức, lối sống làm tiêu chí hàng đầu trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, tránh tình trạng chỉ tập trung vào tuyên truyền, phổ biến mà coi nhẹ hoạt động giáo dục, kiểm tra, kiểm soát... dẫn đến sự đánh giá kết quả học tập không chính xác, khách quan...
  Nội dung giáo dục pháp luật đang có sự “quá tải” khi có rất nhiều ngành luật được tuyên truyền, giảng dạy trong nhà trường thông qua các hình thức như: tích hợp, lồng ghép, chuyên đề, thêm tiết... mà thiếu đi sự lựa chọn nội dung trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Điều này dẫn tới sự lúng túng trong xây dựng chương trình môn Giáo dục công dân. 
 Phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh còn nhiều hạn chế, bất cập nên chưa tạo được những đột phá trong thay đổi nhận thức cho học sinh mặc dù đã có những đổi mới bước đầu như: đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá môn GDCD theo hình thức vừa bằng cách cho điểm, vừa bằng cách đánh giá biểu hiện hành vi thông qua xếp loại hạnh kiểm. Giáo viên môn GDCD chưa kiểm soát được hành vi của học sinh do không có đủ khả năng và điều kiện thời gian thực hiện. Một giáo viên dạy môn GDCD nếu không kiêm nhiệm các công tác khác sẽ phải dạy 17 tiết/1 tuần, như vậy mà giáo viên chỉ có 45 phút tiếp cận thì làm sao họ có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý, biểu hiện hành vi của học sinh để đánh giá, xếp loại ghi vào học bạ.
 Hơn nữa, về phương pháp, đa số giáo viên hiện nay vẫn còn nặng về “dạy học” tức là tuyên truyền, trình bày cặn kẽ, giúp học sinh tiếp thu, nắm vững về pháp luật. Cách làm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa giáo dục được ý thức, thái độ, hành vi, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật ở các em có chiều hướng gia tăng ngay khi chúng ta đang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
3. Các biện pháp tiến hành
 3.1 . Thay đổi quan điểm về giáo dục pháp luật cho học sinh theo hướng chuyển đổi từ “dạy học pháp luật ” sang “giáo dục pháp luật ”.
( chuyển từ tuyên truyền, trình bày cãn kẽ nội dung các ngành luật cho học sinh sang giáo dục tri thức, tư tưởng, thái độ, hành vi, kỹ năng sống thông qua tổ chức cách giáo dục mới) ... nhằm hình thành ý thức tự giác, chủ động trong đánh giá hành vi của học sinh về bản thân và mọi người trên cơ sở sự định hướng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của giáo viên và nhà trường, qua đó giảm thiếu hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh và tăng cường tính tự giác chấp hành pháp luật ở các em ngày một cao hơn. 
 Khi dạy bài 2: Thực hiện pháp luật , tôi hỏi trò Đinh Đức Hiếu lớp 12b1 độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý  cho hành vi vi phạm pháp luật là bao nhiêu ? thì em trả lời rằng “đủ 18 tuổi trở lên”. Hiểu như vậy là hết sức nhầm lẫn, các em đang nhầm lẫn giữa người chưa thành niên và người thành niên (theo Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”.) 
 Tại lớp 12b10 tôi cũng hỏi trò Nguyễn Minh Quân câu hỏi: độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý  cho hành vi vi phạm pháp luật hành chính là bao nhiêu ? thì em cũng trả lời là “đủ 18 tuổi trở lên”- điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”.
 Cũng câu hỏi : độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm pháp luật hình sự là bao nhiêu? Em có phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm nếu em là người gây ra? Em Phạm Minh Hiếu 12b2 cũng trả lời là “đủ 18 tuổi trở lên”, em ấy chưa đủ 18 tuổi nên không sao hết. - Điều 12- Bộ Luật hình sự quy định : “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.)
 3.2. Để học sinh là người tìm hiểu và trực tiếp trình bày sản phẩm của mình trước lớp, giáo viên là người hướng dẫn .
 Với thực trạng như vậy tôi đã trăn trở làm sao để tìm ra các dạy và học bài 2 nói riêng và toàn bộ phần pháp luật lớp 12 nói chung có hiệu quả nhất , học sinh hiểu luật một cách cơ bản nhất, giáo viên dạy cũng nhàn nhất , để các em không ngại khi làm quen với pháp luật, không chán khi học GDCD và quan trọng là để trò biết hậu quả , trách nhiệm pháp lý khi bản thân vi phạm pháp luật để mà tránh, mà điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Vì thế tôi đã đưa ra giải pháp để học sinh là người tìm hiểu và trực tiếp trình bày sản phẩm của mình trước lớp cô chỉ là người hướng dẫn cách thực hiện và góp ý sau khi sản phẩm của các em được hoàn chỉnh theo tổ, nhóm của mình. Sau một tuần tìm hiểu các em đã chứng minh cho tôi thấy tái năng diễn xuất, lượng thông tin, kiến thức mà các em có đước không phải ít, không phải chúng không biết mà chỉ là các tiếp cận vấn đề như thế nào thôi, và phải có thời gian để trò học bài chuẩn bị bài chứ không phải là cứ học , học , học ngày , học đêm, học thêmtoàn lí thuyết, sách vở mà không có thời gian cho trò nghỉ ngơi, tư duy , thử nghiệm Và đây là kết quả của các em sau một tuần tìm hiểu 
 Em Phạm Minh Hiếu 12b2 với câu hỏi : độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm pháp luật hình sự là bao nhiêu? Em có phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm nếu em là người gây ra? 
- trước đó em trả lời tôi rằng độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm pháp luật hình sự là “đủ 18 tuổi trở lên”, em ấy chưa đủ 18 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm gì hết
- sau 1 tuần tìm hiểu em đã bổ xung thêm: Tại khoản 1, 2 điều 74- Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên như sau: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
 Trò Nguyễn Minh Quân với câu hỏi: độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý  cho hành vi vi phạm pháp luật hành chính là bao nhiêu ?
- trước thì em đã trả lời là “đủ 18 tuổi trở lên”
- sau 1 tuần em đã có câu trả lời : Tại khoản 3, điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định : “Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền; Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_chu_dong_tich_cuc_va_trinh_ba.doc