SKKN Hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường THCS

SKKN Hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường THCS

Địa lí là một môn khoa học không những cung cấp cho học sinh các kiến thức về tự nhiên, dân cư - xã hội, hoạt động kinh tế của con người ở khắp mọi nơi trên Trái Đất cùng tình hình phân bố của chúng trên bề mặt đó(1). Mà còn hình thành và rèn luyện cho các em rất nhiều kĩ năng quan trọng như kĩ năng về bản đồ, kĩ năng thu thập, phân tích, xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết các vấn đề cụ thể. Đó là những kĩ năng cơ bản rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu Địa lí. Một trong những kĩ năng quan trọng đó chính là kĩ năng về bản đồ, mà đặc biệt là kĩ năng chỉ bản đồ, bởi “Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” và “Bản đồ là cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ 2”(2) của môn học. Học sinh có kĩ năng chỉ bản đồ tốt đồng nghĩa với việc học sinh sẽ khai thác tốt những kiến thức Địa lí “ẩn” trên bản đồ mà phần kênh chữ trong sách giáo khoa không đề cập tới. Từ đó giúp cho “kho” kiến thức địa lí của các em hoàn thiện hơn, giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về các hiện tượng Địa lí xảy ra xung quanh, thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Địa lí. Vậy nên việc trang bị cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ là con đường không thể bỏ qua khi học tập và nghiên cứu môn Địa lí.

doc 16 trang thuychi01 34411
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu 
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
3.1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là bản đồ, vai trò của bản đồ và kĩ năng chỉ bản đồ Địa lí
4
3.2. Hình thành kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh
5
3.3. Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh
5
3.3.1. Yêu cầu 
5
3.3.2. Một số bài tập rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1. Kết luận 
17
2. Kiến nghị 
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Địa lí là một môn khoa học không những cung cấp cho học sinh các kiến thức về tự nhiên, dân cư - xã hội, hoạt động kinh tế của con người ở khắp mọi nơi trên Trái Đất cùng tình hình phân bố của chúng trên bề mặt đó(1). Mà còn hình thành và rèn luyện cho các em rất nhiều kĩ năng quan trọng như kĩ năng về bản đồ, kĩ năng thu thập, phân tích, xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết các vấn đề cụ thể... Đó là những kĩ năng cơ bản rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu Địa lí. Một trong những kĩ năng quan trọng đó chính là kĩ năng về bản đồ, mà đặc biệt là kĩ năng chỉ bản đồ, bởi “Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” và “Bản đồ là cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ 2”(2) của môn học. Học sinh có kĩ năng chỉ bản đồ tốt đồng nghĩa với việc học sinh sẽ khai thác tốt những kiến thức Địa lí “ẩn” trên bản đồ mà phần kênh chữ trong sách giáo khoa không đề cập tới. Từ đó giúp cho “kho” kiến thức địa lí của các em hoàn thiện hơn, giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về các hiện tượng Địa lí xảy ra xung quanh, thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Địa lí. Vậy nên việc trang bị cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ là con đường không thể bỏ qua khi học tập và nghiên cứu môn Địa lí. 
Mặt khác, qua dự giờ của các đồng nghiệp trong trường, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trường bạn, cũng như việc nắm bắt cách thức dạy học theo phương pháp mới với mục tiêu tăng cường hơn nữa tính biểu tượng hình ảnh, tính cụ thể sinh động, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn Địa lí. Khi trình bày các đối tượng địa lí, người dạy (giáo viên) dù dạy học bằng các phương tiện truyền thống như tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, hay các phương tiện hiện đại như phim, đèn chiếu, thì bản đồ là phương tiện dạy học không thể thiếu được trong hầu hết các tiết học. Vì vậy, việc hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với học sinh khối lớp 7. Đây là khối học đầu cấp và cũng là khối học mà học sinh được tiếp cận, được học với bản đồ rất nhiều nên việc rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm về việc “Hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường THCS” mà bản thân đã thực hiện trong giảng dạy môn Địa lí tại đơn vị trường học của mình để các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. 
2. Mục đích nghiên cứu
 Bằng thực tế giảng dạy tôi nhận thấy, việc hướng dẫn cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ là hết sức cần thiết để học sinh có kĩ năng chỉ bản đồ thành thạo. Từ 
(1) : Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng 1997.
(2) : Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân - NXB Hà Nội, năm 2004.
đó khai thác được nhiều kiến thức bổ ích trên bản đồ bổ trợ cho các kiến thức từ phần kênh chữ trong sách giáo khoa giúp cho bài học, tiết học sinh động, hấp dẫn hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng mà tôi nghiên cứu đó là các giải pháp “hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường Trung học cơ sở”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ tính thực tiễn của đề tài, tôi đã vận dụng việc nghiên cứu đề tài này bằng các phương pháp nghiên cứu như điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lí số liệu, thực hành rèn luyện, so sánh để thấy rõ tính thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ bởi đó là con đường không thể bỏ qua khi học tập và nghiên cứu môn Địa lí, đúng như các nhà nghiên cứu Địa lí đã cho rằng: “Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” và bản đồ được coi là cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ hai trong việc học tập Địa lí.
Tạo kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh trong các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng là vô cùng quan trọng. Phương pháp này giúp học sinh tham gia một cách chủ động, sáng tạo vào quá trình lĩnh hội tri thức. Hơn nữa, việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ không những giúp các em học tập, khám phá và chiếm lĩnh tri thức được tốt hơn mà qua đó còn giáo dục tính độc lập, sáng tạo và chủ động trong học tập Địa lí của học sinh như lời nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa”.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Giáo viên
Qua tham khảo tài liệu cũng như nghiên cứu, ứng dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy tại trường THCS Hà Long tôi nhận thấy việc hình thành và rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh khối lớp 7 là rất cần thiết. Vì vậy, trong quá trình dạy học bản thân tôi đã chủ động tạo nhiều cơ hội cho các em được làm việc với bản đồ, được chỉ bản đồ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
2.2. Học sinh
Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí tại trường THCS Hà Long tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh còn yếu và thiếu về kĩ năng chỉ bản đồ chưa biết chỉ bản đồ trong quá trình học tập. Đa số các em chỉ mới nhớ kiến thức lí thuyết một cách máy móc mà chưa hiểu và vận dụng kiến thức bản đồ vào quá trình học tập. Khi được cô giáo gọi lên bảng tìm và chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ thì phần lớn các em rất ngại, chần chừ và tâm lí không muốn lên bảng, có những em lại sợ sệt khi giáo viên gọi lên bảng nên khi lên bảng thì không tìm và chỉ được hoặc chỉ sai. Không những thế, một bộ phận học sinh còn có quan niệm phiến diện: coi học Địa lí chỉ là học thuộc lòng, chỉ cần khai thác phần kênh chữ không cần khai thác phần kênh hình như tranh ảnh, sơ đồ,... và nhất là các bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường,... nên trong quá trình học không chú ý quan sát cũng như rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho bản thân mình. Từ đó không có tính tự giác trong việc tiếp thu kinh nghiệm khi quan sát bản đồ. Do vậy kiến thức các em tiếp thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói đơn giản là “học vẹt” nên rất nhanh quên. Đến các bài thực hành phải làm việc nhiều với bản đồ, thì các em thấy rất khó khăn và lúng túng, nhiều em chỉ nói và làm theo bạn bè mà không hiểu gì cả nên hiệu quả giờ học không cao.
2.3 Kết quả kiểm tra trước khi thực hiện đề tài
Tổng số học sinh
HS có kĩ năng tốt
HS có kĩ năng khá
HS có kĩ năng trung bình
HS có kĩ năng yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
77
7
9,1
16
20,8
31
40,2
23
29,9
Từ thực trạng và kết quả trên cho thấy, việc “Hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường THCS” nhằm giúp học sinh có kĩ năng chỉ bản đồ và khai thác kiến thức địa lí trên bản đồ tốt hơn là rất cần thiết.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là bản đồ, vai trò của bản đồ và kĩ năng chỉ bản đồ Địa lí
- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Hệ thống bản đồ Địa lí rất đa dạng, phong phú. Dựa theo nội dung thì có các bản đồ địa lí tự nhiên, các bản đồ kinh tế - xã hội, các bản đồ dân cư - đô thị. Dựa theo tỉ lệ thì có các bản đồ tỉ lệ lớn, tỉ lệ trung bình và tỉ lệ nhỏ. Dựa theo loại hình thì có bản đồ treo tường, bản đồ trong SGK, Atlat Địa lí,
Mỗi loại bản đồ có một chức năng, ưu thế riêng nên học sinh phải thường xuyên tiếp xúc với bản đồ, có kĩ năng chỉ bản đồ tốt để khám phá, tìm kiếm thông tin, kiến thức từ các bản đồ trên cơ sở đó mà nắm vững tri thức, phát triển tư duy trong học tập và nghiên cứu địa lí.
- Vai trò của bản đồ Địa lí: Là đồ dùng trực quan giúp học sinh tiếp thu tri thức địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đồng thời có khả năng phản ánh được sự phân bố các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên; những mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể và biểu hiện được chính xác tính chất không gian, sự thay đổi hoặc phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lí mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Bản đồ cũng là phương tiện dạy học giúp học sinh củng cố kiến thức, hiểu sâu và nhớ kiến thức.
- Kĩ năng chỉ bản đồ: Khi các em đã có kĩ năng chỉ bản đồ thì các em sẽ có cái nhìn cùng thao tác chính xác, tạo biểu tượng địa lí cho học sinh và từ đó các em có thể liên hệ, so sánh với thực tiễn. Việc chỉ bản đồ đúng còn giúp người nghe, người quan sát có cách hiểu đúng ý đồ của đối tượng địa lí và đúng ý định của người chỉ bản đồ muốn truyền đạt.
3.2. Hình thành kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh
- Hình thành kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh nên đi từ mức độ thấp đến cao: từ việc đọc để biết tên bản đồ, dựa vào bảng chú giải (giải thích các kí hiệu trên bản đồ) để tìm vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ, đến việc dựa vào bản đồ tìm ra một số đặc điểm của đối tượng. Cao hơn nữa, học sinh phải biết xác lập mối quan hệ, phải vận dụng vốn kiến thức địa lí đã có với các đặc điểm và tính chất của đối tượng để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện trực tiếp. Trên cơ sở đó học sinh bắt đầu tiến hành chỉ bản đồ. 
- Giúp học sinh nhận định được đối tượng địa lí cần chỉ trên bản đồ là gì? Theo đường, theo điểm hay theo diện tích, để từ đó mà có cách chỉ phù hợp đảm bảo tính khoa học và sự chú ý, dễ hiểu, dễ cảm nhận của người nghe, người quan sát. Ví dụ: Khi chỉ một con sông (chỉ theo đường) thì phải chỉ từ đầu nguồn đến cửa sông theo một nét liền liên tục đồng thời phải nói tên con sông đó, nơi bắt nguồn, nơi đổ nước ra biển hay đại dương; Chỉ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của một nước, một vùng hay một khu vực (theo diện tích) thì phải chỉ theo đường biên giới của quốc gia, của vùng, của khu vực đó tạo thành một vòng khép kín. Sau đó dùng que chỉ bản đồ gạt ngang cả một vùng vừa chỉ để giúp học sinh dễ dàng nhận diện; Chỉ một nhà máy hoặc một trung tâm công nghiệp, một thành phố, trên bản đồ (theo điểm) thì phải chỉ đúng điểm của các trung tâm công nghiệp hoặc một thành phố lớn mà trên bản đồ đã thể hiện theo ký hiệu và đọc tên đối tượng cần chỉ.
- Cách treo bản đồ và tư thế chỉ bản đồ
+ Cách treo bản đồ: Bản đồ cần treo ở vị trí sao cho toàn thể học sinh trong lớp quan sát rõ ràng đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học. Bản đồ thường được treo ở góc bảng bên phải.
+ Tư thế chỉ bản đồ: Người chỉ bản đồ cần đứng về một phía của bản đồ (thường là phía bên phải) để cho người quan sát tiếp cận được đối tượng cần chỉ một cách rõ ràng chính xác, nhằm nhận định đánh giá năng lực của người chỉ được đầy đủ hơn. Khi chỉ bản đồ người chỉ cần kết hợp giữa chỉ với lời nói. Hoặc một học sinh chỉ, một học sinh ở dưới trình bày bằng lời nói.
3.3. Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh
3.3.1. Yêu cầu 
* Đối với giáo viên: 
- Trong quá trình soạn bài, phải nghiên cứu kỹ các bài dạy trước khi lên lớp, nhất là những bài có liên quan đến kĩ năng xác định bản đồ. Đối với những tiết dạy này, giáo viên luôn phải căn cứ vào yêu cầu của bài học, vào bản đồ mà đưa ra được hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp nhằm giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng chỉ bản đồ và khai thác kiến thức từ bản đồ dưới nhiều hình thức khác nhau, như tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ, “đi du lịch” trên bản đồ, thiết kế các trò chơi dựa vào bản đồ,
- Lựa chọn bản đồ sao cho đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ cao. Khi treo bản đồ cần chú ý sao cho cả lớp quan sát được rõ ràng. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra kỹ năng, phương pháp tiếp cận các đối tượng địa lí trên bản đồ. Mặt khác, cũng cần có những bài mẫu để học sinh quan sát và học tập.
- Thường xuyên nhắc nhở các em cần học bài soạn bài đầy đủ, cần thường xuyên tiếp xúc với sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ nhằm tích lũy kiến thức địa lí. Vì không có kiến thức cần thiết thì các em khó lòng nắm bắt được các sự vật, hiện tượng địa lí một cách rạch ròi chứ chưa nói đến cách đọc bản đồ, lược đồ để tìm, chỉ các đối tượng địa lí .
- Mặt khác giáo viên cần trang bị cho các em kiến thức địa lí kinh tế tổng hợp, đặc biệt mối quan hệ biện chứng giữa vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điêù kiện xã hội để hiểu sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nào đó. Đây là những kiến thức rất cần thiết và trọng tâm của chương trình địa lí.
- Cần có bài mẫu để học sinh quan sát và học tập. Để rèn luyện được kĩ năng chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ cho học sinh nên giáo viên cần phải dành một thời gian nhất định để học sinh làm việc trên bản đồ thông qua các bài tập trong sách giáo khoa hoặc bài tập giáo viên đưa ra, đặc biệt là trong các bài thực hành.
- Cần biết phân loại việc tiếp thu kỹ năng của học sinh, từ đó có biện pháp tác động phù hợp tới từng đối tượng học sinh.
* Đối với học sinh:
- Yêu cầu học sinh phải có đầy đủ tài liệu cần thiết cho việc học và rèn luyện kĩ năng như: Sách giáo khoa, vở bài tập đặc biệt là Tập bản đồ địa lí của khối lớp.
- Trong quá trình học tập các em cần tích cực, chủ động, sáng tạo, khai thác các tri thức trên bản đồ, tiếp cận tri thức và kĩ năng mới. Khi chỉ bất kì bản đồ cũng phải đảm bảo được các yêu cầu về tư thế chỉ bản đồ, tính chính xác và tốc độ chỉ (nhanh).
- Hoàn thành đầy đủ các yêu cầu của thầy, cô giáo, làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa và tập bản đồ. 
- Mạnh dạn đề xuất những thắc mắc, những vấn đề chưa hiểu trong quá trình học tập, nghiên cứu để giáo viên gợi ý, giải đáp.
- Luôn tự rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận trong quá trình học tập và rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trên bản đồ.
3.3.2. Một số bài tập rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ
Trên cơ sở học sinh đã hiểu được vai trò (tầm quan trọng) của bản đồ, nhận định được đối tượng cần chỉ trên bản đồ là gì, tư thế đứng chỉ phù hợp cùng với sự chuẩn bị bài chu đáo trước mỗi tiết học, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ thông qua các tiết học, bài học.
* Kĩ năng chỉ bản đồ theo điểm :
- Kí hiệu điểm : Thường dùng để biểu hiện vị trí của các đối tượng có diện tích tương đối nhỏ. Chúng được dùng với mục đích chính là xác định vị trí, vì vậy phần lớn không cần theo tỉ lệ bản đồ . Các kí hiệu điểm thường biểu hiện dưới dạng kí hiệu hình học hoặc tượng hình. Vị trí của đối tượng trên bản đồ thường nằm ở trung tâm của kí hiệu hình học hoặc tượng hình(3).
- Kí hiệu điểm thường dùng để biểu hiện các đối tượng như sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện(4)
- Khi hướng dẫn học sinh chỉ theo điểm giáo viên cần hướng dẫn học sinh chỉ vào đúng các kí hiệu trên bản đồ.
(3), (4) : Sách giáo khoa, Sách giáo viên Địa lí 6 - Bộ GD và ĐT- NXB giáo dục Việt Nam.
Ví dụ 1: Khi dạy Tiết 3: Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa
Mục 2 : Đô thị hóa. Các siêu đô thị
- Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về đặc điểm đô thị hóa, giáo viên treo bản đồ “Các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên, năm 2000” lên bảng (5).
 Hình 3.3 - Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên (2000)
- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và cho biết :
 ? Trong năm 2000, trên thế giới có bao nhiêu siêu đô thị trên 8 triệu dân ? Em hãy thống kê theo từng châu lục ?
 ? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất ?
 ? Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên ?
? Việt Nam có siêu đô thị nào trên 8 triệu dân không ? Trong năm 2000, đô thị đông dân nhất nước ta là đô thị nào ? Đô thị đó có bao nhiêu dân ?
- Trong khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh : Các siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên được kí hiệu như thế nào trên lược đồ ?
- Khi học sinh trình bày và xác định, yêu cầu học sinh chỉ vào đúng các chấm tròn đỏ rồi đọc tên các siêu đô thị đó.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại cho học sinh quan sát một lần nữa.
Ví dụ 2: Khi dạy Tiết 32: Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo)
Mục 3 : Dịch vụ
- Sau khi giáo viên cho học sinh nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, giáo viên trình chiếu bản đồ “Kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu” (6) trên đèn chiếu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ trên đèn chiếu.
(5), (6) : Sách giáo khoa Địa lí 7- Bộ GD và ĐT- NXB giáo dục Việt Nam.
Hình 31.3 - Lược đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu
- Qua quan sát bản đồ, hãy cho biết :
 ? Châu Phi có bao nhiêu cảng biển ? Kể tên và xác định trên lược đồ các cảng biển của châu Phi ?
? Kể tên các cảng biển quốc tế của Việt Nam mà em biết ?
- Trong khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh : Các cảng biển của châu Phi được kí hiệu như thế nào trên lược đồ ?
- Khi học sinh trình bày và xác định, yêu cầu học sinh chỉ vào đúng hình mỏ neo (kí hiệu của cảng biển) rồi đọc tên các cảng biển đó.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại cho học sinh quan sát một lần nữa.
Ví dụ 3: Khi dạy Tiết 40 : Bài 37 : Dân cư Bắc Mĩ
Mục 2 : Đặc điểm đô thị
- Cho học sinh tìm hiểu đặc điểm đô thị của khu vực Bắc Mĩ, của Mê-hi-cô, của Hoa Kì.
- Giáo viên trình chiếu bản đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ trên đèn chiếu.
Hình 37.1 Lược đồ phân bố dân cư và các đô thị Bắc Mĩ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ trên đèn chiếu.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm : chia lớp thành 4 nhóm :
+ Nhóm 1, 3 : Xác định dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn ? Nêu tên một số thành phố lớn nằm trên dải siêu đô thị này ?
+ Nhóm 2, 4 : Xác định dải siêu đô thị từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an ? Nêu tên một số thành phố lớn nằm trên dải siêu đô thị này ?
? Việt Nam có dải siêu đô thị nào không ? Chứng tỏ điều gì về đặc điểm đô thị hóa ở nước ta ?
- Yêu cầu các nhóm làm việc. Khi các nhóm làm việc, giáo viên gợi ý : hai dải siêu đô thị nằm ở đâu ? Các thành phố lớn nằm trên 2 dải siêu đô thị đó được kí hiệu như thế nào ?
- Hết thời gian thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Khi trình bày, yêu cầu học sinh chỉ đúng 2 dải siêu đô thị và chỉ vào chấm tròn màu đỏ, màu cam rồi đọc tên các thành phố lớn trên 2 dải siêu đô thị đó.
* Kĩ năng chỉ bản đồ theo đường :
- Kí hiệu đường : Thường dùng để thể hiện những đối tượng phân bố theo chiều dài là chính như địa giới (quốc gia, tỉnh, huyện, xã), đường giao thông, sông ngòi(7).
- Kí hiệu đường thường dùng để thể hiện các đối tượng như ranh giới quốc gia, tỉnh, huyện; đường sắt, đường ô tô, sông ngòi(8),...
- Khi hướng dẫn học sinh chỉ bản đồ theo đường, giáo viên cần hướng dẫn học 
(7), (8) : Sách giáo khoa, Sách giáo viên Địa lí 6 - Bộ GD và ĐT- NXB giáo dục Việt Nam.
sinh chỉ vào đúng đường kí hiệu đó từ nơi bắt đầu đến nơi kết thúc của đường cần chỉ.
Ví dụ 1: Khi dạy Tiết 27 : Bài 26 : Thiên nhiên châu Phi
Mục 1 : Vị trí địa lí
- Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của châu Phi, giáo viên treo bản đồ Tự nhiên châu Phi lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát bản đồ.
Bản đồ tự nhiên châu Phi
? Qua quan sát bản đồ, hãy xác định và nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi ?
? Các dòng biển này có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu vùng ven biển của châu Phi ?
- Giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_ki_nang_chi_ban_do_trong_hoc_tap_dia.doc