SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi cách làm dạng đề nghị Luận văn học: Chứng minh một nhận định lí Luận văn học qua một tác phẩm, có liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác

SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi cách làm dạng đề nghị Luận văn học: Chứng minh một nhận định lí Luận văn học qua một tác phẩm, có liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác

Cũng như những bộ môn khoa học khác, môn Ngữ Văn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống tâm hồn và phát triển tư duy của con người, đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Học tốt môn Ngữ văn cũng sẽ giúp các em học tốt các bộ môn khác.

 Văn chương mang đến cho tâm hồn và nhân cách con người nhiều cái hay, cái đẹp kì diệu, cái sáng lấp lánh. Thông qua nhân vật với những sự kiện, những cuộc đời trong trang văn, học sinh có thể liên hệ tới đời sống xã hội xung quanh mình để từ đó tìm cho mình những cách ứng xử khéo léo, tinh tế, tuyệt vời trong cuộc sống. Văn học là một bộ môn nghệ thuật , là sự tìm hiểu và yêu thương cuộc sống này, là con đường đi từ trái tim đến trái tim. Muốn học giỏi bộ môn kì diệu này, các em cần phải nuôi dưỡng lòng say mê và cần phải có phương pháp học tập một cách khoa học, đúng đắn để không ngừng nâng cao kiến thức, hiểu biết và khả năng tư duy của mình. Khả năng cảm nhận, giải thích, phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, khả năng liên hệ, so sánh các tác phẩm, cùng với những hiểu biết về lí luận văn học là một trong những kĩ năng, kiến thức quan trọng giúp các em học giỏi môn Ngữ văn.

 Trong kì thi THPT quốc gia vài năm trở lại đây dạng đề so sánh, liên hệ được coi trọng và lấy làm đề thi chính thức. Đồng thời, trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh cấp THPT và THCS năm học 2018-2019, Sở GD và ĐT cũng định hướng cấu trúc đề và ra đề thi phần nghị luận văn học ở dạng đề này thông qua việc chứng minh một nhận định về lí luận văn học. Ở bậc THCS, đối với cả giáo viên và học sinh đây là dạng đề khá mới mẻ. Trong quá trình bồi dưỡng đồng đội học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tôi nhận thấy học sinh khá lúng túng trong việc hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của nhận định. Từ đó, xác định chưa đúng, chưa trúng luận điểm, chưa chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt. Ngoài ra việc phân tích tác phẩm ở phần liên hệ còn dàn trải, chưa biết khái quát kiến thức hướng vào nhận định. Mặt khác, dạng đề này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững vàng, năng lực cảm nhận tác phẩm văn chương sâu rộng và nhận định đề tinh nhạy để trình bày. Do đó, cách học thuộc bài, học theo lối mòn sẽ không phát huy được tác dụng.

 

docx 18 trang thuychi01 190273
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi cách làm dạng đề nghị Luận văn học: Chứng minh một nhận định lí Luận văn học qua một tác phẩm, có liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng như những bộ môn khoa học khác, môn Ngữ Văn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống tâm hồn và phát triển tư duy của con người, đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Học tốt môn Ngữ văn cũng sẽ giúp các em học tốt các bộ môn khác.
 	Văn chương mang đến cho tâm hồn và nhân cách con người nhiều cái hay, cái đẹp kì diệu, cái sáng lấp lánh. Thông qua nhân vật với những sự kiện, những cuộc đời trong trang văn, học sinh có thể liên hệ tới đời sống xã hội xung quanh mình để từ đó tìm cho mình những cách ứng xử khéo léo, tinh tế, tuyệt vời trong cuộc sống. Văn học là một bộ môn nghệ thuật , là sự tìm hiểu và yêu thương cuộc sống này, là con đường đi từ trái tim đến trái tim. Muốn học giỏi bộ môn kì diệu này, các em cần phải nuôi dưỡng lòng say mê và cần phải có phương pháp học tập một cách khoa học, đúng đắn để không ngừng nâng cao kiến thức, hiểu biết và khả năng tư duy của mình. Khả năng cảm nhận, giải thích, phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, khả năng liên hệ, so sánh các tác phẩm, cùng với những hiểu biết về lí luận văn học là một trong những kĩ năng, kiến thức quan trọng giúp các em học giỏi môn Ngữ văn.
 Trong kì thi THPT quốc gia vài năm trở lại đây dạng đề so sánh, liên hệ được coi trọng và lấy làm đề thi chính thức. Đồng thời, trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh cấp THPT và THCS năm học 2018-2019, Sở GD và ĐT cũng định hướng cấu trúc đề và ra đề thi phần nghị luận văn học ở dạng đề này thông qua việc chứng minh một nhận định về lí luận văn học. Ở bậc THCS, đối với cả giáo viên và học sinh đây là dạng đề khá mới mẻ. Trong quá trình bồi dưỡng đồng đội học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tôi nhận thấy học sinh khá lúng túng trong việc hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của nhận định. Từ đó, xác định chưa đúng, chưa trúng luận điểm, chưa chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt. Ngoài ra việc phân tích tác phẩm ở phần liên hệ còn dàn trải, chưa biết khái quát kiến thức hướng vào nhận định. Mặt khác, dạng đề này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững vàng, năng lực cảm nhận tác phẩm văn chương sâu rộng và nhận định đề tinh nhạy để trình bày. Do đó, cách học thuộc bài, học theo lối mòn sẽ không phát huy được tác dụng.
 Đề học sinh biết cách làm dạng đề này đòi hỏi giáo viên phải cung cấp cho các em kiến thức, hiểu biết cơ bản về lí luận văn học, về nội dung, đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm văn học. Hướng dẫn cụ thể cách xác định luận điểm hướng vào vấn đề nghị luận, cách liên hệ, so sánh, đánh giá, nâng cao. Rèn luyện kĩ năng viết bài, cách hành văn, diễn đạt sao cho mượt mà, có cảm xúc , giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm, có chất văn lí. Có như vậy bài làm của học sinh mới đáp ứng được yêu cầu của đề bài và đạt kết quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài : “Hướng dẫn học sinh giỏi cách làm dạng đề nghị luận văn học: Chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tác phẩm, có liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác”.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tôi chọn đề tài này với mục đích xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, với mong muốn trao đổi cùng đồng nghiệp, hi vọng tìm ra những biện pháp thiết thực, khả thi nhất với phương pháp hữu hiệu đem lại kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn.
 Đồng thời giúp các em trong đội tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh nắm vững cách làm bài dạng đề này. Yêu cầu học sinh không chỉ làm sáng tỏ một nhận định mà còn biết liên hệ, so sánh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học cơ sở, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải hợp lí với năng lực của các em.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình dạy bồi dưỡng, tôi áp dụng kinh nghiệm này cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2018 – 2019
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp sau đây:
 Phương pháp thống kê , nêu ví dụ.
 Phương pháp thực nghiệm.
 Phương pháp so sánh.
 Phương pháp phân loại, phân tích.
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Văn học là một môn nghệ thuật giàu tính hình tượng, tính biểu cảm, là tấm gương phản ánh cuộc sống con người, đồng thời có tác dụng phục vụ cuộc sống. Ở mỗi tác phẩm người đọc có thể tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng để vận dụng vào cuộc sống, làm cho cuộc sống đẹp hơn. Đồng thời môn Ngữ  văn (bao gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) cũng là  một môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh.
Làm văn gồm hai dạng: nghị  luận xã hội và nghị luận văn học . Trong xu thế ra đề thi đặc biệt là kì thi học sinh giỏi năm nay, dạng bài nghị  luận chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tác phẩm rồi liên hệ đến một tác phẩm khác được định hướng trong cấu trúc đề thi. Đây là dạng đề vừa quen vừa lạ. Quen vì đề vẫn yêu cầu chứng minh một nhận định lí luận văn học( yêu cầu cơ bản), lạ vì đòi hỏi phải liên hệ đến tác phẩm khác để chỉ ra nét tương đồng và khác biệt ( yêu cầu nâng cao). Như vậy, để làm tốt bài văn nghị luận văn học học sinh cần phải được trang bị kiến thức phong phú, sâu rộng, có tư duy bao quát đối sánh và kĩ năng thuần thục, chứ không chỉ học thuộc và dập khuôn máy móc.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
 Trong những năm gần đây dạng đề chứng minh một nhận định lí luận văn học được ra thường niên trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh. Xin điểm qua một số đề thi câu nghị luận văn học 10 điểm.
 Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2015-2016 
“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”
 (Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD 2014)
	Từ cảm nhận về bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy), em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2015-2016
 Nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ: 
“Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó.”
 Từ cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
 - Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2018-2019 ở mức độ nâng cao hơn,vừa chứng minh nhận định qua một tác phẩm lớp 9 vừa liên hệ đến tác phẩm ở lớp 8.
 Nhà phê bình văn học Hoàng Minh Châu cho rằng: Văn chương hướng tới chân, thiện, mĩ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời.
 	Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri, Ngữ văn 8, tập một, NXBGD Việt Nam 2018) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 Thực trạng đề thi có dạng chứng minh nhận định lí luận văn học, liên hệ, so sánh xuất hiện phong phú như vậy nhưng trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học cơ sở lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chưa có bài học nào cụ thể nào cung cấp cho các em kiến thức cơ bản về lí luận văn học. Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng khi đứng trước đề bài này. Các em học và làm bài nghi luận văn học một cách máy móc, còn quá lệ thuộc vào cách học khuôn mẫu, thiếu tư duy sáng tạo. Kiến thức lí luận văn học, kiến thức văn học non kém, không có khả năng cảm nhận văn học một cách sáng tạo. Vì thế số điểm học sinh đạt được còn khiêm tốn. Còn không ít thầy cô thì băn khoăn về phương pháp làm bài để hướng dẫn học sinh. Đứng trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân qua những năm dạy đội tuyển học sinhgiỏi, tôi đề xuất “Cách làm dạng đề nghị luận văn học: Chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tác phẩm, liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác” để được trao đổi cùng đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng bài thi của học sinh.
III. CÁCH TIẾN HÀNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.
1.Cung cấp cho học sinh kiến thức về lí luận văn học, về tác phẩm văn học trong chương trình.
a.Kiến thức lí luận văn học.
 Kiến thức lí luận văn học là những nội dung được giảng dạy ở năm Nhất đối với sinh viên chuyên ngành Ngữ văn. Có thể nói mảng kiến thức này khá chuyên sâu và không dễ tiếp thu. Thế nhưng, một nghịch lý tồn tại đó là ngay từ lớp 9 ở các kì thi học sinh giỏi học sinh đã phải nắm các đơn vị kiến thức này và phải vận dụng ở mức độ cao trong các bài thi để giải quyết một nhận định lí luận văn học.
 Phải chăng điều này là quá sức với học sinh? Làm thế nào để biến những kiến thức khiến sinh viên chuyên ngành vò đầu để học sinh lớp 9 đễ tiếp nhận và vận dụng vào bài thi của mình ? Đó là câu hỏi khó đặt ra với giáo viên. 
 Với học sinh lớp 9 tôi chủ yếu cung cấp cho các em những kiến thức lí luận văn học đặc trưng cơ bản . Những tri thức này sẽ là nền tảng đề học sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn. Sau đây là một số nội dung tôi giúp học sinh hiểu để có thể diễn đạt bằng lời văn của mình.
   Đặc trưng văn học: Lý giải những đặc điểm chung nhất của văn học, trả lời các câu  hỏi như văn học bắt nguồn từ đâu, đối tượng chủ yếu của văn học là gì, tác phẩm văn học được cấu trúc như thế nào, phương thức phản ánh của văn học là gì
 Chức năng văn học: Trả lời cho câu hỏi: văn học tồn tại nhằm mục đích gì? Văn học phục vụ thế nào cho đời sống của con người?
 Nhà văn và quá trình sáng tác: Khái quát quy luật sáng tạo nên tác phẩm văn học, những điều kiện về tài năng, phẩm chất, nhân cách của người viết
 Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật: Khái quát các đặc điểm về chất liệu của văn học – ngôn từ nghệ thuật.
 Đặc trưng thể loại: Khái quát các đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của những thể loại văn học thường gặp như thơ, tự sự (cụ thể là truyện ngắn, tiểu thuyết), hiện tượng tương tác giữa các thể loại.
 Tiếp nhận văn học: Khái quát các đặc điểm của quá trình đọc, hiểu và chiếm lĩnh tác phẩm văn học.
 Khi các em đã có vốn kiến thức lí luận văn học cơ bản rồi, kết hợp với quá trình phân tích cảm nhận các tác phẩm văn học các em sẽ thấy lí luận không quá khó, khô khan mà nó được rút ra, khái quát từ chính những tác phẩm ta đang học. Những kiến thức lí luận văn học này sẽ giúp học sinh giải thích tốt và hiểu đúng nội dung của các nhận định lí luận văn học trong đề bài.
 Như vậy,trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, việc dạy các em nắm được các kiến thức cơ bản của lí luận văn học đã giúp cho học sinh có cơ sở vững chắc để cảm thụ tác phẩm văn học. Việc trang bị cho học sinh những vấn đề cơ bản của lí luận và hướng dẫn học sinh cách làm bài có dạng đề lí luận là vô cùng cần thiết, giúp các em hiểu đúng nội dung nhận định lí luận văn học nêu ra ở đề bài để xây dựng hệ thống luận điểm cho chính xác. Đồng thời nhằm khắc phục nhược điểm bài văn thiếu chiều sâu, để từ đó cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học, đánh giá một hiện tượng văn học sẽ sâu sắc và thuyết phục hơn.
 b.Kiến thức về tác phẩm văn học trong chương trình.
 Đây là phần quan trọng đầu tiên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên cần trang bị cho học sinh kiến thức về tác phẩm: giá trị về nội dung , đặc sắc về nghệ thuật của từng tác phẩm văn học trong chương trình văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, văn học địa phương cả lớp 8 và lớp 9. Đồng thời kết hợp ôn theo giai đoạn và chủ đề.
* Ôn tập theo giai đoạn và chủ đề:
 Khi ôn luyện phần văn bản, tôi thường tập trung vào ôn tập theo giai đoạn văn học, chia theo chủ đề. Qua đó gặp tác phẩm văn học ở giai đoạn nào, viết về chủ đề gì, học sinh dễ dàng nhận diện, và có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về những tác phẩm đó. 
 Ví dụ: Khi ôn tập phầnVăn lớp 9 tôi chia thành 2 giai đoạn văn học: Văn học Trung đại và văn học Hiện đại. Khi dạy phần văn học Trung đại, tôi tập trung vào khai thác chủ đề: Vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua 2 tác phẩm “Truyện Kiều” và “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Khi dạy phần văn học hiện đại tôi thường chia thành 2 phần. 
+ Phần 1 là thơ hiện đại: Tôi tập trung ôn tập về chủ đề người lính, thể hiện qua các bài “Đồng chí ” của Chính Hữu, bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy, “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong các bài “Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Quê hương” của Tế Hanh, “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” của Hồ Chí Minh. Chủ đề tình cảm gia đình thể hiện qua các bài “Bếp lửa ” của Bằng Việt, “Nói với con ” của Y Phương
+ Phần 2 Văn xuôi hiện đại: tập trung vào chủ đề ca ngợi vẻ đẹp người nông dân. Chủ đề này tập trung phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, “Lão Hạc” của Nam Cao, “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Chủ đề ca ngợi vẻ đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tình cảm gia đình trong chiến tranh, tình người trong cuộc sống. Để làm nổi bật nội dung này tôi tập trung phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hay tình cha con cảm động trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh qua “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri
 * Ôn tập về tác giả, tác phẩm:
Trong quá trình ôn luyện các tác phẩm văn học, ngoài nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của từng bài tôi đặc biệt nhấn mạnh về tác giả, tác phẩm. Đối với tác giả cần quan tâm đến phong cách, đến sở trường của từng nhà văn. Phần tác phẩm tôi thường hướng HS chú ý đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Tôi thấy nếu học sinh nắm chắc được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì quá trình thâm nhập vào tác phẩm HS sẽ hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung, tư tưởng tình cảm mà tác giả thể hiện trong tác phẩm.
Ví dụ 1: Khi học tác phẩm “Truyện Kiều” giáo viên cần yêu cầu học sinh phải nắm chắc thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du để từ đó hiểu được những tác động hướng ngòi bút của ông vào phản ánh hiện thực xã hội thông qua số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, giúp HS hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm.. 
Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu phần giới thiệu về tác phẩm ngoài những thông tin: Bài thơ ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1948), sau chiến dịch Việt Bắc Thu Đông . Tôi còn cho HS thấy được trong cuộc kháng chiến đó người lính phải dối mặt với bao nhiêu khó khăn và thử thách: thiếu thốn, bệnh tật. Lúc đó Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông được giao rất nhiều nhiệm vụ chăm sóc cho các thương binh, lo liệu cho các tử sĩ. Sau chiến dịch, ông bị bệnh sốt rét rừng rất nặng. Trong thời gian đó ông được một người đồng đội chăm sóc ân cần, chu đáo. Cảm động trước tấm lòng của người bạn ông viết bài thơ này như một lời cảm ơn chân thành đến người động đội của mình. Nắm được điều đó HS mới thấu hiểu được tình cảm của người lính dành cho nhau chân thành sâu sắc như thế nào.
Ví dụ 3: Đặt bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” vào hoàn cảnh Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không bao lâu ta mới thấu hiểu tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên đất nước và khát vọng được sống và cống hiến của nhà thơ Thanh Hải. 
 *. Khai thác các chi tiết nghệ thuật đặc sắc:
- Ngoài ra trong quá trình ôn luyện các tác phẩm văn học tôi khuyến khích học sinh phát hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm, hướng dẫn học sinh phân tích giá trị của các chi tiết nghệ thuật dó.
Ví dụ: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” phát hiện và phân tích ý nghĩa chi tiết chiếc bóng. Văn bản “Làng” Phân tích chi tiết ông Hai đi khoe “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn.” Văn bản “Chiếc lược ngà” Chi tiết chiếc lược ngà. 
Như vậy khi ôn luyện phần văn học, ngoài nắm vững những kiến thức cơ bản, tôi yêu cầu học sinh phân loại tác phẩm theo giai đoạn, chủ đề, phải nắm chắc hoàn cảnh ra đời, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.
2. Các bước tiến hành giải quyết dạng đề “Cách làm bài văn chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tác phẩm, liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác”.
 Để giải quyết dạng đề này tôi hướng dẫn học sinh các bước sau:
2.1 Tìm hiểu đề.
 Đối với dạng đề chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tác phẩm , liên hệ so sánh đến tác phẩm khác, việc nhận diện đề, kiểu bài,phạm vi dẫn chứng không quá khó với học sinh. Cái khó ở chỗ học sinh cần xác định đúng vấn đề cần chứng minh thông qua việc hiểu đúng bản chất, nội dung của nhận định ở đề bài. Tác phẩm nào chính cần phân tích sâu sắc, tác phẩm nào liên hệ cần phân tích khái quát. Và vận dụng những phương pháp lập luận nào? Do vậy yêu cầu học sinh cần phải:
- Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định đúng vấn đề nghị luận.
-Xác định đúng phương pháp lập luận. Chủ yếu là phương pháp giải thích, chứng minh, bình giảng kết hợp với so sánh, liên hệ, đánh giá tổng hợp vấn đề.
-Xác định đúng phạm vi dẫn chứng trong tác phẩm.
Ví dụ: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhận vật” . Bằng những hiểu biết cuả em về truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ đến “ Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri để thấy được tài năng của mỗi nhà văn.
Với đề bài trên học sinh cần xác định:
+Vấn đề nghị luận: Thành công của truyện ngắn ( tác phẩm văn học) là xây dựng được tình huống độc đáo và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật hấp dẫn.
+Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh,so sánh, liên hệ( thao tác chủ yếu) kết hợp bình luận, đánh giá,tổng hợp vấn đề.
+Tư liệu: Kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm “Làng” và “Chiếc lá cuối cùng”
2.2 Xác lập luận điểm.
 Đây là bước khó nhất với học sinh, nhiều em tỏ ra lúng túng không biết xác định luận điểm như thế nào để đáp ứng, làm sáng rõ vấn đề nghị luận. Một bài văn hay, đạt điểm cao là bài văn phải có hệ thống ý đầy đủ, sáng tạo, chặt chẽ, đáp ứng toàn diện yêu cầu của đề, được thể hiện qua một hình thức trình bày và diễn đạt chính xác, trong sáng, tinh tế, khéo léo, có hình ảnh và cảm xúc. Nếu bài văn có hệ thống ý không đúng hoặc không trúng với yêu cầu của đề xem như bài làm đã xa đề thậm chí lạc đề. Vì vậy khi giải quyết một đề văn điều quan trọng nhất là tìm ra ý (xây dựng luận điểm). 
 Để xây dựng được hệ thống luận điểm đúng đắn tôi hướng dẫn học sinh cần dựa vào yêu cầu của đề bài, căn cứ vào nội dung nhận đinh lí luận văn học đã cho trong đề, kết hợp với kiến thức các em đã học hoặc đã đọc. Sau khi đã xây dựng được hệ thống luận điểm cần xác định xem luận điểm nào là chính cần phân tích kĩ lưỡng, luận điểm nào là phụ chỉ cần phân tích ngắn gọn hoặc lướt qua ; cũng như mối quan hệ qua lại giữa các luận điểm đồng thời sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí và có ý nghĩa nhất. 
Ví dụ: “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.”
 (Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Văn học)
 Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Hu

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_gioi_cach_lam_dang_de_nghi_luan_van.docx