SKKN Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí theo phương pháp dạy học tích cực
Hoạt động dạy học có vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực học tập của học sinh. Bởi nó không chỉ trang bị những kiến thức cơ bản, mà thông qua quá trình dạy giáo viên còn mang đến những bài học về cuộc sống và cách đối nhân xử thế trong xã hội. Thực tế quá trình dạy học của các Trung tâm GDTX hiện nay gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục nhiều mặt là một vấn đề nan giải do nhiều nguyên nhân: Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, năng lực giáo viên còn hạn chế, điều kiện kinh tế của gia đình các em rất khó khăn nên chưa quan tâm được nhiều đối với việc học của con em mình, do bệnh thành tích Trong những năm vừa qua cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục tuy đã có những tác động tích cực đến ngành giáo dục và đào tạo nhưng chất lượng giáo dục nhìn chung vẫn còn thấp, đặc biệt là ở các Trung tâm GDTX .
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay đang là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Đảng và chính phủ xác định: Thế kỉ XXI nền giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ theo các mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục thế kỉ XXI: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Với mục tiêu đó, nền giáo dục nước nhà đã và đang đổi mới các phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của người học. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì yêu cầu đặt ra là phải có sự đổi mới theo hướng tích cực, đặc biệt là đổi mới trong phương pháp dạy học của giáo viên.
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động dạy học có vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực học tập của học sinh. Bởi nó không chỉ trang bị những kiến thức cơ bản, mà thông qua quá trình dạy giáo viên còn mang đến những bài học về cuộc sống và cách đối nhân xử thế trong xã hội. Thực tế quá trình dạy học của các Trung tâm GDTX hiện nay gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục nhiều mặt là một vấn đề nan giải do nhiều nguyên nhân: Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, năng lực giáo viên còn hạn chế, điều kiện kinh tế của gia đình các em rất khó khăn nên chưa quan tâm được nhiều đối với việc học của con em mình, do bệnh thành tíchTrong những năm vừa qua cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục tuy đã có những tác động tích cực đến ngành giáo dục và đào tạo nhưng chất lượng giáo dục nhìn chung vẫn còn thấp, đặc biệt là ở các Trung tâm GDTX . Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay đang là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Đảng và chính phủ xác định: Thế kỉ XXI nền giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ theo các mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục thế kỉ XXI: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Với mục tiêu đó, nền giáo dục nước nhà đã và đang đổi mới các phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của người học. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì yêu cầu đặt ra là phải có sự đổi mới theo hướng tích cực, đặc biệt là đổi mới trong phương pháp dạy học của giáo viên. Có thể khẳng định rằng: Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành khoa học kỹ thuật quan trọng. Sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. Vì vậy những hiểu biết và nhận thức sâu về vật lí có giá trị quan trọng trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của môn vật lí là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản phổ thông và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra . Trong nhà trường phổ thông, vật lí là môn khoa học thực nghiệm, cách tiếp cận với môn học đòi hỏi phải có nhiều tư duy (bao gồm cả tư duy thực tế lẫn tư duy trừu tượng). Ngoài ra, còn cần phải có những kiến thức và kỹ năng toán học nhất định. Nhìn vào một bài tập vật lí hầu hết học sinh không biết phải bắt đầu từ đâu để có phương án thích hợp tìm ra kết quả. Hơn nữa, trong các tài liệu thiết kế giáo án, bài soạn của một tiết bài tập hầu như không được chú trọng. Đa số giáo viên khi đến tiết bài tập, gọi học sinh lên giải một vài bài tập trong sách giáo khoa, nhận xét, cho điểm. Như thế khả năng giải bài tập vật lí của học sinh bị hạn chế đi rất nhiều, việc hình thành phương pháp giải bài tập vật lí với từng loại bài sẽ khó có thể có ở học sinh. Thực tế giảng dạy tại Trung tâm GDTX Lang Chánh tôi nhận thấy rằng: Để học sinh giải được các bài tập vật lí trong sách giáo khoa là một điều không dễ dàng gì. Làm thế nào để giúp học sinh tiếp cận và tìm ra cách giải bài tập trong môn vật lí một cách có hiệu quả trong khi kĩ năng nắm bắt kiến thức ở các em còn hạn chế ? Làm thế nào để khi gặp các bài tập Vật lí các em có hứng thú hơn? Đây là một điều mà bản thân tôi- một giáo viên Vật lí khá trăn trở. Bởi thực tế điều này chưa thực sự được quan tâm nhiều ở các Trung tâm GDTX. Với mong muốn trang bị cho học sinh những kiến thức Vật lí cơ bản và giúp học sinh có các phương pháp giải bài tập một cách khoa học, chủ động. Tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí theo phương pháp dạy học tích cực” để áp dụng trong thực tế giảng dạy tại Trung tâm GDTX.DN Lang Chánh. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí theo phương pháp dạy học tích cực” giúp cho việc dạy tiết bài tập của môn vật lí đạt hiệu quả cao hơn, qua đó giúp học sinh vừa củng cố được kiến thức, vừa rèn luyện được tư duy trong việc sử dụng các phương pháp để giải nhiều loại bài tập, nâng cao chất lượng học tập theo hướng lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động, đúng như tinh thần đổi mới trong quá trình giáo dục hiện nay. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh khối 12 tại Trung tâm GDTX.DN huyện Lang Chánh 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra: Thực trạng dạy tiết bài tập vật lý trong các Trung tâm GDTX. - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp động não - Phương pháp thảo luận II. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Trong thực tế dạy học, Tôi nhận thấy nhiều khi người học hiểu và nắm được nội dung lí thuyết, song lại gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc giải bài tập Vật lí. Chẳng hạn, học sinh có thể nhắc lại các định luật, quy tắc, công thức nhưng không biết vận dụng chúng như thế nào để giải một bài toán vật lí. Vì vậy việc rèn luyện, hướng dẫn học sinh giải các bài tập vật lí là đặc biệt quan trọng. Thực tế đã chứng minh: Ý nghĩa vật lí của các định lí, quy tắc, các định luật sẽ trở nên thực sự dễ hiểu chỉ sau khi học sinh sử dụng chúng nhiều lần để giải các bài tập. Trong quá trình dạy học, các bài tập vật lí đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Vì nhiều bài toán thể hiện mối liên hệ giữa vật lí với cuộc sống, với kĩ thuật và thực tiễn sản xuất. Giải các bài tập vật lí cũng là một phương pháp đơn giản để kiểm tra, hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng và thói quen thực hành, cho phép mở rộng, khắc sâu các kiến thức đã học. Mặt khác, trong khi giải các bài tập vật lí học sinh phải vận dụng các kiến thức của nhiều bộ môn khác như: toán học, hóa học... Vì vậy, bài tập vật lí cũng là một công cụ để thực hiện mối quan hệ liên môn, dạy cách giải các bài tập Vật lí cũng là quá trình giúp học sinh sử dụng các kiến thức liên môn. Sử dụng các định luật vật lí, đặc biệt các định luật bảo toàn sẽ tạo cơ hội hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh, phát triển tư duy đặc biệt là tư duy logic hình thức. Mỗi môn học có những mục tiêu riêng, sử dụng những phương pháp đặc trưng của bộ môn để đạt hiệu quả giáo dục nhất định. Mục tiêu của chương trình vật lí là hoàn thiện cho học sinh kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết để đi vào các ngành khoa học, kỹ thuật và để thích ứng trong một xã hội công nghiệp hiện đại. Trong đó kĩ năng vận dụng kiến thức, giải thích hiện tượng, giải bài tập vật lí phổ thông là một trong những mục tiêu không thể thiếu đối với môn học. Các tiết bài tập Vật lí nhằm giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, qua đó hình thành sự hứng thú học tập môn vật lí, tính tích cực học tập và nghiên cứu. Đồng thời cũng giúp học sinh có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống và sản xuất. 2.2. Thực trạng của vấn đề Trong các kì thi, môn vật lí được tổ chức thi trắc nghiệm nên việc hình thành phương pháp giải cho từng loại đơn vị kiến thức là rất cần thiết. Thống kê chất lượng môn vật lí còn thấp so với các môn học khác. Học sinh Trung tâm GDTX nói chung và Trung tâm GDTX.DN Lang Chánh nói riêng có đầu vào thấp, khả năng tư duy của các em hạn chế, nên việc tiếp cận bài tập, mở rộng tư duy tự học khó có thể tự thực hiện được. Tiết bài tập là một tiết học tương đối khó, không chỉ cho học sinh mà cho cả giáo viên. Bởi không có một thiết kế nào cụ thể, chính xác cho từng tiết dạy. Bài dạy được thực hiện tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh, tùy thuộc của chương trình mà giáo viên thiết kế bài dạy cho phù hợp. Vì vậy nếu không xác định đúng mục tiêu, tiết dạy bài tập rất dễ đi vào sự đơn điệu, học sinh sẽ không có hứng thú học tập. Trong thực trạng giảng dạy tại một số Trung tâm GDTX hiện nay, có không ít giáo viên còn xem nhẹ tiết bài tập, chỉ dừng lại khi giải xong các bài tập trong SGK, không chú trọng đến việc hình thành kỹ năng tính toán, phân tích, tổng hợp cho học sinh sau mỗi bài tập. Một số giáo viên thiết kế tiết dạy thường không có sự khái quát, kết luận về từng vấn đề, nên học sinh khó có thể nêu nên được phương pháp giải các bài tập liên quan. Đa số các bài tập ở SGK chỉ dừng lại ở mức độ củng cố và còn thiếu so với lượng kiến thức đã nêu trong lí thuyết. Do đó dẫn đến tình trạng học sinh khá giỏi không thể phát huy được khả năng, học sinh ở mức độ trung bình trở xuống thì bế tắc khi gặp dạng bài tập khác. Một số dạng bài tập trong các đề thi trở nên rất xa lạ với học sinh nếu không có sự khái quát hoá kiến thức của giáo viên giúp học sinh tiếp cận và giải các bài tập đó. Tiết bài tập trong phân phối chương trình còn ít (chỉ khoảng 15-20%). Kỹ năng vận dụng kiến thức toán cho việc giải bài tập còn hạn chế đối với đa số học sinh. Điều này cũng là do kiến thức toán học của học sinh rất hạn chế và việc rèn luyện các kỹ năng tính toán của học sinh trong các tiết bài tập chưa đạt hiệu quả cao. Trong bộ sách cơ bản, một số đơn vị kiến thức không trình bày nhưng lại cho bài tập trong sách bài tập, nếu giáo viên không chịu tìm hiểu thì học sinh không biết đâu mà giải khi gặp loại bài tập như vậy. 2.3. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề 2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của việc dạy và học môn vật lí Căn cứ vào yêu cầu nâng cao chất lượng, hứng thú học tập của học sinh Căn cứ vào thực trạng của việc dạy tiết bài tập và kỹ năng giải bài tập đã nêu ở trên. 2.3.2. Các giải pháp chủ yếu Trong quá trình giảng dạy các tiết bài tập tại chương trình Vật lí lớp 12, tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực như sau: - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp động não - Phương pháp thảo luận a. Chuẩn bị: Để có một tiết dạy bài tập tốt cần có sự chuận bị thật chu đáo Trước mỗi tiết bài tập có rất nhiều tiết lí thuyết, trong mỗi đơn vị kiến thức của lí thuyết cần nêu bật được nội dung chính, đưa ví dụ minh hoạ để từ đó hình thành phương pháp giải bài tập về vấn đề đó. - Ví dụ 1: Trong bài tập cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, sách vật lí 12 cơ bản có trình bày: “Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững”. Giáo viên cho học sinh tính năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân và , sau đó rút ra kết luận: Muốn so sánh mức độ bền vững của hạt nhân thì so sánh năng lượng liên kết riêng của chúng. - Ví dụ 2: Tiết 48 chương trình vật lí 12 cơ bản và ở tiết 49 nêu nên hiện tượng quang điện ngoài, hiện tượng quang điện trong và thuyết lượng tử ánh sáng. Nội dung không đề cập đến phương trình Anh-xtanh, nhưng trong sách bài tập có cho bài tập tính động năng của các electron quang điện. Do đó trong các tiết lí thuyết 48 và 49 có thể trình bày cho học sinh biết các bài tập liên quan như sau: 1. Tính giới hạn quang điện hay năng lượng kích hoạt (hiện tượng quang điện trong): 2. Tính động năng ban đầu cực đại của electron quang điện: 3. Vận dụng thuyết lượng tử cho tia X, tính tần số cực đại và bước sóng cực tiểu của tia X: và Cuối mỗi tiết lý thuyết nên dành một thời lượng vừa phải để rút ra dạng bài tập của bài học hôm đó, cho bài tập tương ứng để học sinh về làm. Khi đến tiết bài tập, giáo viên nên lựa chọn loại và số lượng bài tập phù hợp ( không nhất thiết phải là các bài tập trong SGK) Chuẩn bị các bài tập nâng cao. Mở rộng một vấn đề cho học sinh khá giỏi (nếu học sinh có đủ điều kiện về kiến thức) Chuẩn bị phiếu học tập (hoặc các bài tập trắc nghiệm) để củng cố sự tiếp thu của học sinh, thống kê những thiếu sót, rút kinh nghệm cho các tiết sau. Như vậy bước chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng cho tiết bài tập vật lí sau này. b. Soạn bài Xác định được mục tiêu của tiết dạy; Sau tiết dạy học sinh phải hiểu và vận dụng được những kiến thức kỹ năng nào. Tuỳ theo trình độ của từng lớp học mà có thể giảm bớt hay tăng thêm một số yêu cầu. c. Thực hiện tiết lên lớp Có thể tiến hành theo những hoạt động chính sau đây: * Hoạt động 1: Đưa ra các dạng bài tập - Học sinh nêu lại các dạng bài tập đã trình bày ở tiết trước. - Giáo viên giải thích thêm một số vấn đề mà học sinh thắc mắc - Tóm tắt các vấn đề chính của tiết học hôm đó * Hoạt động 2: Các ví dụ - Đưa ra các ví dụ phù hợp với từng loại bài - Học sinh nhận diện bài tập và dựa vào những điều đã biết để vận dụng - Cả lớp nhận xét - Giáo viên chỉnh sửa các sai sót, thắc mắc, kết luận lại vấn đề * Hoạt động 3: Củng cố đánh giá - Cho bài tập trắc nghiệm hay phiếu học tập kiểm tra trực tiếp thu của học sinh - Chọn từng loại học sinh để nhận xét bài tập - Tuỳ theo nội dung của kiến thức có thể mở rộng thêm cho học sinh khá giỏi - Nhận xét tiết học, hướng dẫn bài mới d. Các ví dụ cụ thể Ví dụ 1: Các hoạt động của tiết 16 (Lớp 12 cơ bản) *Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng bài tập cơ bản Dạng 1: Xác định các đại lượng của phương trình sóng: Biên độ, tần số, bước sóng, tốc độ truyền sóng. Dạng 2: Viết phương trình sóng, độ lệch pha giữa hai điểm nằm trên phương truyền sóng. Dạng 3: Tìm biên độ sóng tại điểm M cách nguồn khoảng dM. *Hoạt động 2: Các ví dụ: Bài 1: Một sóng cơ truyền dọc theo trục ox có phương trình là: u = 8cos(6pt - px). Trong đó x và u được tính bằng cm và t được tính bằng giây. Hãy xác định: Biên độ, bước sóng, tần số, tốc độ của sóng. Bài 2: Trong một môi trường đàn hồi có nguồn sóng cơ truyền đi theo phương oy với v = 24cm/s, biên độ sóng coi như không đổi. Phương trình sóng tại O là . Trong đó x và u được tính bằng cm và t được tính bằng giây. a/ Viết phương trình sóng tại M cách O một khoảng 24cm ? b/ Cho ON = 32 cm, OM = 24 cm. Tính độ lệch pha giữa dao động ở M và N ? Bài 3: Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O, dọc theo trục ox với biên độ sóng không đổi, chu kì sóng là T và bước sóng . Biết rằng tại thời điểm t =0 phần tử tại O qua vị trí cân bằng theo chiều dương và tại thời điểm t = phần tử tại M cách O một đoạn d= có li độ là -2cm. Tính biên độ sóng? * Hoạt động 3: Dùng phiếu học tập, cho thảo luận nhóm rút ra kết quả Câu 1: Một nguồn O phát ra sóng cơ dao động theo phương trình: u = . Trong đó x và u được tính bằng cm và t được tính bằng giây. Hãy xác định: Biên độ, tần số, bước sóng và tốc độ của sóng? A. 2 cm, 2 Hz, 2.10-2m, 4cm/s B. 2 cm, 4 Hz, 2.102m, 4cm/s C. 4 cm, 2 Hz, 2.10-2m, 4cm/s D. 2 cm, 2 Hz, 2.102m, 4cm/s Câu 2: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là (trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây). Bước sóng là: A. λ= 0,1m B. λ = 50mm C. λ = 8mm D. λ = 1m Câu 3: Một sóng cơ lan truyền trên phương truyền sóng với vận tốc 5m/s. Phương trình sóng của một điểm O trên phương truyền là cm. Phương trình sóng tại điểm M nằm trước O và cách O một đoạn 50cm là: A. cm B. cm C. cm D. cm Câu 4: Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục ox với phương trình cm. (Trong đó x tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc truyền sóng là: A. 4m/s B. 2 m/s C. 3 m/s D. 5 m/s Câu 5: Một sóng cơ lan truyền dọc theo một đường thẳng, có phương trình tại nguồn O là cm. Ở thời điểm một điểm M cách nguồn O bằng 1/3 bước sóng có li độ bằng 2 cm. Biên độ sóng là: A. 4 (mm) B. 4 (mm) C. 4 (cm) D. 4 (cm) Ví dụ 2: Các hoạt động của tiết 41 (lớp 12 ban cơ bản). Mục tiêu: học sinh giải được các bài toán cơ bản về giao thoa sóng cơ. * Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng bài tập cơ bản Dạng 1: Xác định vị trí vân sáng, vân tối, khoảng vân trong giao thoa ánh sáng đơn sắc. Dạng 2: Xác định tại vị trí xM là vân gì? Bậc mấy? Dạng 3: Xác định màu sắc của ánh sáng dùng trong thí nghiệm (xác định l) *Hoạt động 2: Các ví dụ: Bài 1: Trong giao thoa bằng khe Yâng, có khoảng cách hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m, chiếu vào hai khe ánh sáng đơn sắc có l = 0,5 mm. a/ Tính khoảng vân giao thoa. b/ Tính vị trí vân sáng bậc 4 và vị trí vân tối bậc 5 trong trường giao thoa. Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Yâng: ánh sáng có l = 0,55 mm, khoảng cách 10 vân sáng liên tiếp là 4,5 mm. tại vị trí cách vân trung tâm 4,75 mm là vân gì? Bậc mấy? Bài 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Yâng, hai khe cách nhau đoạn a = 2 mm và cách màn quan sát 2m. Tại vị trí cách vân trung tâm 3,75 mm là vân sáng bậc 5. Tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc? Đó là ánh sáng màu gì? * Hoạt động 3: Dùng phiếu học tập, cho thảo luận nhóm rút ra kết quả Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng, khoảng cách giũa hai khe S1S2 là 2mm, khoảng cách từ S1S2 đến màn là 2m, bước sóng ánh sáng là 0,5 m. Tại vị trí có tọa độ xM = 3mm là vị trí : A. Vân tối bậc 4 B. Vân sáng bậc 4 C. Vân sáng bậc 6 D. Vân tối bậc 5 Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa khe Iâng: a =1mm; D =2m. Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng = 0,66 m chiếu vào khe S .Biết độ rộng của màn là: 13,2mm. Số vân sáng trên màn bằng: A. 9 B. 11 C. 13 D. 15 Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 2mm , khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m . Trên màn, khoảng cách giữa vân sáng và vân tối gần nhau nhất là 0,3 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là: A.0,60mm B. 0,68mm C. 0,58mm D. 0,44mm Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng. Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng = 0,66 m và ánh sáng có bước sóng thì vân sáng bậc 3 ứng với trùng với vân sáng bậc 2 của bước sóng .Bước sóng bằng : A. = 0,44 m B. = 0,54 m C. = 0,75 m D. = 0,65 m e. Giáo án mẫu thực hiện trên lớp Sau đây, tôi xin đưa ra một giáo án bài tập cụ thể có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực mà tôi đã thực hiện tại lớp 12 - Trung tâm GDTX.DN Lang Chánh. Ngày soạn: 09/02/2017 Ngày dạy: 14/02/2017 Tiết 41: Bài tập I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Nhận biết và nắm được phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản về giao thoa ánh sáng. - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. 2. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng nhận dạng bài tập vật lí - Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải một số bài tập cơ bản. 3. Về thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn - Có ý thức tự giác, chủ động trong các tiết học bài tập II. Chuẩn bị Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng bài tập cơ bản. Phương pháp vấn đáp+ Thảo luận GV: Yêu cầu học sinh nêu các dạng bài tập thường gặp. GV bổ sung HS: Nghe giáo viên giới thiệu các dạng bài tập thường gặp và ghi nhớ các dạng bài tập đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn giải các bài tập cụ thể theo từng dạng Bài tập 1: (Bài tập trong SGK vật lí 12-Trang 133). GV: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 9-Trang 133, SGK VL12. Phương pháp động não Phương pháp hoạt động nhóm - Xác định dạng bài tập HS: Đọc đề bài, xác định dạng đề đã cho. GV: Yêu cầu tóm tắt lại đề và đưa các giá trị đã cho về cùng một thang đơn vị. HS: Thực hiện yêu cầu GV: Yêu cầu h/s nêu các bước giải Các nhóm lần nêu các bước giải đối với bài tập Gv cho học sinh tự nhận xét cách giải của các nhóm khác Gv tổng hợp * Tính khoảng vân ta áp dụng công thức . * Tính khoảng cách từ vân này đến vân kia: - Để tính khoảng cách từ vân sáng thứ n đến vân sáng thứ m, ta làm lần lượt như sau: +/ Tính : (Với - bậc của vân sáng tại n) +/ Tính : (Với - bậc của vân sáng tại m) - Rút ra GV: Cho cả lớp nhận xét, sau đó yêu cầu 1 học sinh lên bảng trình bày bài giải . HS: Nhận xét và trình bày bài giải. GV: Cho các học sinh nhận xét bài giải HS: Cùng nhận xét bài giải của bạn. GV: Chỉnh sửa những sai sót, giải đáp thắc mắc và kết luận. - Đối với bài này GV có thể hướng dẫn học sinh giải nhanh khi đã có khoảng vân (i) theo công thức: HS: Ghi nhớ. Bài tập 2: GV: Ghi đề bài Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Yâng: Ánh sáng có l = 0,55 mm, khoảng cách 10 vân sáng liên tiếp là 4,5 mm. tại
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_giai_bai_tap_vat_li_theo_phuong_phap.doc