SKKN Hướng dẫn học sinh cách nhận dạng và giải loại câu hỏi lí thuyết nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập kì thi THPT quốc gia môn Địa lí

SKKN Hướng dẫn học sinh cách nhận dạng và giải loại câu hỏi lí thuyết nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập kì thi THPT quốc gia môn Địa lí

Kì thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia đã được Bộ Giáo dục và đào tạo phê chuẩn và tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2015. Ngoài ba môn thi bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ thì Địa lí là môn học có tỉ lệ học sinh lựa chọn nhiều nhất để tính điểm xét tốt nghiệp hoặc cả xét tốt nghiệp và đại học. Có nhiều yếu tố dẫn đến tỉ lệ học sinh chọn môn Địa lí năm vừa rồi lên tới gần 50% phải kể đến vì kiến thức của môn này được đánh giá là khá thiết thực và nó gần gũi với cuộc sống thường ngày của các em.

 Cũng theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2015 gồm 2 phần rõ rệt: Lí thuyết và thực hành, trong đó câu hỏi lí thuyết chiếm khoảng 60% tổng số điểm bài thi. So với câu hỏi thực hành, cơ hội giành điểm cho loại câu hỏi này khó hơn bởi kiến thức rộng, khả năng định dạng và xử lí câu hỏi của học sinh chưa thật tốt. Vì vậy, ở câu trả lời của các em chỉ mang tính chất chung chung, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Thậm chí, một số câu hỏi lí thuyết khó như chứng minh, giải thích, so sánh diễn ra tình trạng học sinh để giấytrắng do không biết định hướng câu hỏi và cách giải đáp, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và điểm số bài thi của các em. Thực trạng này cũng đã và đang diễn ra ngay tại lớp 12B2 mà tôi đang tham gia ôn luyện. Là một giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng, với tâm huyết nghề giáo bản thân tôi đã luôn trăn trở và đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp các em biết cách nhận dạng đúng và trả lời trúng loại câu hỏi lí thuyết, từ đó đem lại kết quả cao nhất trong quá trình học và nhất là trong kì thi THPT quốc gia sắp tới.

 Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin đưa ra kinh nghiệm "Hướng dẫn học sinh cách nhận dạng và giải loại câu hỏi lí thuyết nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập kì thi THPT quốc gia môn Địa lí".

 

docx 18 trang thuychi01 5290
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh cách nhận dạng và giải loại câu hỏi lí thuyết nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập kì thi THPT quốc gia môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Kì thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia đã được Bộ Giáo dục và đào tạo phê chuẩn và tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2015. Ngoài ba môn thi bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ thì Địa lí là môn học có tỉ lệ học sinh lựa chọn nhiều nhất để tính điểm xét tốt nghiệp hoặc cả xét tốt nghiệp và đại học. Có nhiều yếu tố dẫn đến tỉ lệ học sinh chọn môn Địa lí năm vừa rồi lên tới gần 50% phải kể đến vì kiến thức của môn này được đánh giá là khá thiết thực và nó gần gũi với cuộc sống thường ngày của các em.
	Cũng theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2015 gồm 2 phần rõ rệt: Lí thuyết và thực hành, trong đó câu hỏi lí thuyết chiếm khoảng 60% tổng số điểm bài thi. So với câu hỏi thực hành, cơ hội giành điểm cho loại câu hỏi này khó hơn bởi kiến thức rộng, khả năng định dạng và xử lí câu hỏi của học sinh chưa thật tốt. Vì vậy, ở câu trả lời của các em chỉ mang tính chất chung chung, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Thậm chí, một số câu hỏi lí thuyết khó như chứng minh, giải thích, so sánh diễn ra tình trạng học sinh để giấytrắng do không biết định hướng câu hỏi và cách giải đáp, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và điểm số bài thi của các em. Thực trạng này cũng đã và đang diễn ra ngay tại lớp 12B2 mà tôi đang tham gia ôn luyện. Là một giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng, với tâm huyết nghề giáo bản thân tôi đã luôn trăn trở và đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp các em biết cách nhận dạng đúng và trả lời trúng loại câu hỏi lí thuyết, từ đó đem lại kết quả cao nhất trong quá trình học và nhất là trong kì thi THPT quốc gia sắp tới.
	Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin đưa ra kinh nghiệm "Hướng dẫn học sinh cách nhận dạng và giải loại câu hỏi lí thuyết nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập kì thi THPT quốc gia môn Địa lí".
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Sáng kiến này nhằm mục đích hướng dẫn học sinh cách nhận dạng và giải loại câu hỏi lí thuyết nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập kì thi THPT quốc gia. Cũng qua đó, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài này chủ yếu tập trung vào đối tượng học sinh lớp 12 đang chuẩn bị tham gia kì thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, thiết nghĩ đây cũng là kinh nghiệm hay cho giáo viên và học sinh tham khảo ở các kì thi khác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo môn Địa lí (đề thi chính thức môn Địa lí năm 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo)
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học sinh từ đó phân tích nguyên nhân.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê số liệu về kết quả 2 đợt thi thử THPT quốc gia (trong đó 1 lần thi theo đề của trường và 1 lần thi theo đề của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa) để thấy được hiệu quả, tính khả thi của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Nội dung chương trình môn Địa lí lớp 12
	Kì thi THPT quốc gia đã được bộ giáo dục tổ chức lần đầu tiên vào đầu tháng 7 năm 2015 với 3 môn thi bắt buộc (toán, văn, ngoại ngữ), Địa lí là một trong 5 môn học sinh lựa chọn để tính điểm xét tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp và đại học.
	Căn cứ vào đề thi thử THPT quốc gia và đề thi chính thức THPT quốc gia của bộ Giáo dục và đào tạo dễ nhận thấy môn Địa lí chủ yếu dựa vào kiến thức học sinh đã học ở lớp 12. Về cơ bản có hai khối kiến thức là: khối kiến thức lí thuyết và khối kiến thức thực hành:
	Về khối kiến thức lí thuyết tập trung vào 4 chủ đề:
	- Địa lí tự nhiên
	- Địa lí dân cư
	- Địa lí kinh tế
	- Địa lí các vùng kinh tế
	Mỗi chủ đề lại được chia thành các chủ điểm nhỏ. Các câu hỏi lí thuyết trong đề thi sẽ được định hình theo các chủ đề hoặc chủ điểm đã có.
	Về khối kiến thức thực hành có nhiệm vụ hỗ trợ cho khối kiến thức lí thuyết giúp học sinh rèn luyện kĩ năng và giảm thiểu việc ghi nhớ kiến thức máy móc. Nội dung thực hành trong chương trình khá nhiều nhưng trong đề thi chỉ tập trung vào: 
	- Kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích
	- Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
2.1.2. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa lí
	Cấu trúc đề thi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học - ôn tập của các em. Cấu trúc đề thi phải dựa vào chương trình, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Kiến thức để đưa vào đề thi môn Địa lí gần như nằm trong chương trình lớp 12.
	Bám theo đề thi chính thức môn Địa lí trong kì thi THPT quốc gia năm 2005 (phần phụ lục) có thể rút ra cấu trúc đề thi cụ thể như sau:
Câu I (2,0 điểm) là câu thuần túy về lí thuyết gồm 2 câu hỏi nhỏ:
Câu I.1. (1,0 điểm) câu hỏi sẽ nằm trong chủ đề Địa lí tự nhiên gồm các chủ điểm: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; đặc điểm chung của tự nhiên (Đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hướng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng); vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai).
Câu I.2. (1,0 điểm) câu hỏi nằm trong chủ đề Địa lí dân cư với 3 chủ điểm: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư; lao động và việc làm; đô thị hóa.
Câu II (2,0 điểm) là câu hỏi thực hành gắn với kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, câu II được phân thành II.1, II.2 với thang điểm 1,0 điểm cho mỗi câu hỏi. Ở trong đề thi năm 2015 dạng câu hỏi Atlat chỉ dừng ở mức độ đọc Atlat và được đánh giá là câu hỏi "cứu điểm" cho học sinh
Câu III (3,0 điểm) là dạng câu hỏi thực hành với kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích các hiện tượng địa lí từ biểu đồ đã vẽ. Câu III gồm 2 câu hỏi nhỏ: Vẽ biểu đồ (2,0 điểm) (gồm các dạng biểu đồ cột, tròn, miền, đường và kết hợp); nhận xét và giải thích các hiện tượng địa lí (1,0 điểm). Câu này chính là cơ hội giúp học sinh dễ dàng đạt điểm tuyệt đối ở phần vẽ biểu đồ. 
Câu IV (3,0 điểm) là câu hỏi lí thuyết và là câu hỏi dùng để phân hóa các đối tượng học sinh. Câu hỏi này tập trung vào 2 chủ đề: Địa lí các ngành kinh tế (Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp, một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ) và Địa lí các vùng kinh tế (Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Trung Bộ, vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long); vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo; các vùng kinh tế trọng điểm.
	Việc nắm được cấu trúc đề thi và thang điểm cho từng câu, ý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên cũng như học sinh trong quá trình ôn luyện. Đây cũng là cơ sở để giáo viên định hướng về khối lượng kiến thức và thời gian ôn tập cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm.
2.1.3. Cách phân loại câu hỏi
	Để đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia ngoài việc yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức, thuần thục về kĩ năng, các em còn phải biết cách làm bài. Cùng một vấn đề, hiện tượng địa lí nhưng có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau, các em sẽ phải định hướng câu trả lời như thế nào để có thể đạt điểm tuyệt đối, đây cũng chính là trăn trở của nhiều giáo viên và mong muốn của học sinh trong quá trình ôn tập.
	Vậy có bao nhiêu loại câu hỏi trong đề thi THPT quốc gia môn Địa lí? Theo tài liệu "Bồi dưỡng năng lực thi trung học phổ thông quốc gia qua đề tham khảo môn Địa lí - Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ chủ biên" đã phân chia thành 2 loại câu hỏi chính sau:
	- Loại câu hỏi lí thuyết: gồm các dạng câu hỏi giải thích, dạng câu hỏi chứng minh, dạng câu hỏi so sánh, dạng câu hỏi thuộc bài (nêu, trình bày)
	- Loại câu hỏi thực hành: gồm câu hỏi liên quan đến Atlat Địa lí Việt Nam và câu hỏi vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích.
	Như vậy, căn cứ vào cấu trúc đề thi THPT quốc gia, loại câu hỏi lí thuyết chiếm khoảng 60% tổng số điểm bài thi. Ở trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này xin chỉ tập trung vào cách nhận dạng và giải loại câu hỏi lí thuyết nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Năm học 2015-2016 trường THPT Đinh Chương Dương có 198 em tham gia vào kì thi THPT quốc gia, ngoài 3 môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ thì Địa lí có tới 158 em lựa chọn (chiếm 79,8%)	 là môn thi thứ tư. Sau khi thăm dò ý kiến về lựa chọn của mình nhiều em cho rằng: "Môn Địa lí được đánh giá là "dễ ăn điểm" hơn các môn học khác, hơn nữa quyết định thí sinh được đem Atlat vào phòng thi của Bộ giáo dục và đào tạo lại càng làm cho các em có động lực để lựa chọn môn này". Như vậy, với học sinh việc lựa chọn môn Địa lí được coi là"giải pháp an toàn nhất".
	Tuy nhiên, thực tế cho rằng khoảng cách từ lựa chọn đến đích là kết quả môn thi cao rất xa bởi nhiều em với tâm lí "đám đông", "a dua" lựa chọn theo bạn mà không biết rằng mình đang có "lỗ hổng" lớn về kiến thức lí thuyết bộ môn và nhất là kĩ năng làm bài hầu như chưa có. Trong lần thi thử THPT quốc gia diễn ra vào tháng 11 năm 2015 tại trường THPT Đinh Chương Dương ở một số câu hỏi lí thuyết ví dụ như câu IV ý 1: "Chứng minh nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển hoạt động đánh bắt thủy sản" hay "Tại sao đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước" học sinh thường sa vào các lỗi sau: 
	- Chưa định dạng được câu hỏi là chứng minh hay giải thích và cách giải các loại câu hỏi này.
	- Một số em, do không đọc kĩ đề nên câu trả lời rất lan man không có trọng tâm, trọng điểm. Ví dụ như ở câu hỏi "Chứng minh nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển hoạt động đánh bắt thủy sản" thay vì đưa ra các ý như: nước ta có vùng biển rộng, nguồn lợi hải sản phong phú; có nhiều ngư trường lớn thì học sinh lại đưa cả thêm điều kiện kinh tế-xã hội, điều này vô hình chung đã làm mất thời gian làm mà không có điểm. Thậm chí, nhiều em còn để giấy trắng do không nắm được kiến thức cơ bản, dẫn đến tình trạng điểm dưới 5 nhiều: 20 em (chiếm 12,5%).
	Lí giải về nguyên nhân khiến các em có tâm lí e ngại về phần kiến thức lí thuyết là do:
	- Phạm vi kiến thức rộng có tới 4 chủ đề lớn: Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế và các địa lí vùng kinh tế (mỗi chủ đề lại gồm nhiều chủ điểm nhỏ).
	- Nhiều em chưa có phương pháp học, thường là "học vẹt" nên kiến thức không nhớ được lâu và sâu.
	- Chưa nắm được cách phân loại câu hỏi lí thuyết và cách giải các loại câu hỏi này nênviệc trả lời còn mang tính chất chung chung, chưa nhấn mạnh được trọng tâm câu hỏi thậm chí là "lạc đề"
	- Nhiều em thiếu kĩ năng làm và trình bày bài, việc bỏ sót ý và trình bày cẩu thả là nguyên nhân khiến các em dễ mất điểm.
	Đứng trước thực trạng trên với mong muốn giúp các em có cơ hội giành điểm cao ở các loại câu hỏi lí thuyết tôi đã mạnh dạn rút ra một vài kinh nghiệm trong việc nhận dạng và giải loại câu hỏi lí thuyết nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập kì thi THPT quốc gia môn Địa lí.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Trong phần này xin đưa ra một số dấu hiệu để nhận dạng các loại câu hỏi lí thuyết, cách làm bài và ví dụ minh họa cho từng loại câu hỏi.
2.3.1. Dạng câu hỏi thuộc bài
	Câu hỏi thuộc bài thường bắt đầu bằng các danh động từ như "Nêu", "trình bày", đây cũng chính là dấu hiệu để học sinh nhận dạng câu hỏi. Ví dụ trong đề thi chính thức THPT quốc gia môn Địa lí năm 2015 câu I thuộc dạng câu hỏi thuộc bài: Ý1 "Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam", ý 2 "Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta". Đối với dạng câu hỏi này điều kiện tiên quyết là học sinh phải tái hiện, sắp xếp (đôi khi cả chọn lọc) kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi. Điều này chủ yếu nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc. Quay trở lại với câu I.1. yêu cầu học sinh phải trả lời được các ý sau:
	- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc: Chỉ tính những con sông dài trên 10 km thì nước ta có tới 2360 con sông. Đi dọc bờ biển, cứ 20 km gặp 1 cửa sông. Sông nước ta nhiều nhưng chủ yếu là sông nhỏ.
	- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/ năm (trong đó 60% lượng nước là từ lưu vực ngoài lãnh thổ), tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn.
	- Chế độ nước theo mùa: Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.
	Còn ở câu I.2: Đặc điểm nguồn lao động nước ta, học sinh sẽ trình bày như sau:
	- Nước ta có nguồn lao động đông, dồi dào: Năm 2005 dân số hoạt động kinh tế 42,53 triệu người (chiếm 51,2 % tổng số dân), trung bình mỗi năm nước ta có thêm 1 triệu lao động mới.
	- Lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ.
	- Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu xã hội, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
	Ở 1 ví dụ khác: Nêu tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Học sinh chỉ cần đọc kĩ đề và tái hiện lại kiến thức bài 18 - Đô thị hóa:
	- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.
	- Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
	- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
 	 Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội
	Như vậy, đối với dạng câu hỏi thuộc bài thì việc học sinh hiểu và nắm vững kiến thức chính là điều kiện cần và đủ để học sinh giành điểm tuyệt đối.
2.3.2. Dạng câu hỏi chứng minh
	Dạng câu hỏi chứng minh sẽ xuất hiện cụm từ "chứng minh" trong câu hỏi. So với dạng câu hỏi thuộc bài, dạng câu hỏi này có yêu cầu cao hơn về mức độ nhận thức, tư duy. Ngay trong đề thi THPT quốc gia năm 2015, xuất hiện ở câu IV.2. Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
	 Đối với dạng chứng minh, ngoài lượng kiến thức còn phải sử dụng các số liệu chủ yếu liên quan tới yêu cầu câu hỏi. Tất nhiên, mọi dạng câu hỏi ít nhiều đều cần phải có số liệu để minh hoạ, nhưng dạng câu hỏi chứng minh lại đòi hỏi nhiều hơn. Khi cần phải chứng minh một điều gì đó, nhất là về phương diện địa lí kinh tế - xã hội thì số liệu thống kê trở thành một trong những công cụ đắc lực nhất. 
	Để học sinh dễ học, dễ nhớ và dễ ôn luyện, dạng câu hỏi chứng minh được chia thành: Chứng minh hiện trạng và chứng minh tiềm năng
a. Câu hỏi chứng minh hiện trạng 
	Trước hết, hiểu hiện trạng chính là cái thực tế đã và đang diễn ra, dạng câu hỏi này bao trùm ở các chủ đề: Địa lí kinh tế (Ví dụ: Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng; chứng minh hoạt động ngoại thương nước ta từ sau Đổi mới có nhiều chuyển biến tích cực; chứng minh sản xuất công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ...); Địa lí các vùng kinh tế (Ví dụ: Chứng minh đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số lớn nhất nước ta; chứng minh vùng duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh về nghề cá; chứng minh Đông Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước...)
	Với kiểu câu hỏi này, yêu cầu học sinh trong quá trình làm bài cần theo quy trình với 2 bước cơ bản sau:
	- Đọc kĩ câu hỏi để định hướng nội dung câu trả lời
	- Chọn lọc kiến thức và số liệu có liên quan theo yêu cầu câu hỏi để đưa ra các dẫn chứng thuyết phục nhất.
	Ví dụ minh họa: Chứng minh cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
	Căn cứ vào quy trình đã hướng dẫn, các em cần xác định được đây là câu hỏi chứng minh hiện trạng, sau khi đọc kĩ câu hỏi phải suy nghĩ xem nên chọn lọc những kiến thức nào (Các biểu hiện của cơ cấu lãnh thổ kinh tế: vùng kinh tế năng động, khu kinh tế động lực (khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu), vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng trọng điểm kinh tế), số liệu nào (dẫn chứng số lượng về khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, giá trị GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm...) để làm sáng tỏ nội dung "cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch", có thể tham khảo cách trả lời sau:
	Cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
	- Trên phạm vi cả nước đã nổi lên các vùng phát triển năng động như: Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng này cùng với các trung tâm kinh tế lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ của đất nước
	Dẫn chứng: Năm 2007, so với GDP cả nước thì tỉ trọng của Đông Nam Bộ là 32,3 %, đồng bằng sông Hồng là 23 %, đồng bằng sông Cửu Long 17,6 %, như vậy, riêng 3 vùng này đã chiếm 72,9 % GDP của cả nước.
	- Các khu kinh tế động lực (khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển) cũng đã được hình thành và có tác động lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng.
	Dẫn chứng:
	+ Dọc bờ biển Việt Nam đã hình thành 14 khu kinh tế ven biển, tập trung nhiều nhất khu vực duyên hải miền Trung (10 khu). Các khu kinh tế ven biển được hình thành trên cơ sở phát triển đa ngành, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là các vùng nghèo ven biển, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
	+ Tại các tỉnh biên giới đã hình thành 17 khu kinh tế cửa khẩu, việc xuất hiện các khu kinh tế cửa khẩu có vai trò rất lớn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực biên giới.
	- Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sự ra đời và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển chung của quốc gia.
	Dẫn chứng: 3 vùng kinh tế trọng điểm chỉ chiếm 22,3 % diện tích, 41,6 % dân số cả nước nhưng chiếm tới 61,9 % GDP (năm 2007).
	- Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
	Dẫn chứng: 
	+ Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và trung du và miền núi Bắc Bộ là 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước, giá trị sản xuất cây công nghiệp của 3 vùng chiếm khoảng 70 % cả nước.
	+ Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chuyên môn hóa sản xuất lương thực, thực phẩm, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 40,7 % cả nước (năm 2007).
	- Trong công nghiệp: nhiều trung tâm công nghiệp được hình thành, hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ra đời và mở rộng về qui mô sản xuất.
	Dẫn chứng: Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước (55,6 % giá trị sản xuất công nghiệp cả nước).
b. Câu hỏi chứng minh tiềm năng
	Đây là dạng câu hỏi xuất hiện khá nhiều trong các đề thi trước năm 2015, câu hỏi thường liên quan đến tiềm năng phát triển của một ngành hay một vùng kinh tế nào đó, ví dụ như: Chứng minh nước ta có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển ngành khai thác thủy sản; chứng minh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới; chứng minh Tây Nguyên có 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_cach_nhan_dang_va_giai_loai_cau_hoi.docx