SKKN Hình thành năng lực làm bài đọc- Hiểu cho học sinh trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 4

SKKN Hình thành năng lực làm bài đọc- Hiểu cho học sinh trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 4

 Nghị quyết 29- NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Vì thế, trong những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đang thực hiện đổi mới một cách đồng bộ ở tất cả các khâu. “Trong đó chú trọng đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, từ khâu then chốt này sẽ dẫn đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nếu trước đây việc kiểm tra đánh giá học sinh còn nặng về kiểm tra kiến thức, kĩ năng thì bây giờ việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. Để thực hiện được điều này, Bộ đã thực hiện nhiều phương án trong đó đổi mới thi cử và cách ra đề thi là phương án hữu hiệu nhất”[1]. Năm 2014 là năm đầu tiên đổi mới cách ra đề, đề thi theo hướng mở nhằm đánh giá năng lực thực sự của người học đã hạn chế được tình trạng giáo viên là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, học sinh là cái bình chứa và kết quả bài thi của học sinh được đo bằng dung lượng kiến thức mà học sinh đã thuộc được sau những lời thầy đã dạy. Trong đó đề thi môn Ngữ văn đã có sự thay đổi mạnh mẽ, vẫn là cấu trúc đề gồm 3 câu, nhưng nếu theo đề thi tốt nghiệp, Đại học- Cao đẳng trước đó Câu 1 (2.0 điểm), chỉ đơn thuần tái hiện hoặc hoàn cảnh sáng tác của một tác phẩm văn học, hoặc nét chính trong sự nghiệp của một tác giả thì đề thi theo hướng đổi mới đã phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Cụ thể: đề thi gồm hai phần: đọc- hiểu và làm văn. Phần đọc- hiểu văn bản là điểm mới nhất của đề thi môn Ngữ văn. Ngay trong khái niệm đọc– hiểu đã cho thấy đề thi tập trung nhiều đến việc phát huy tính tính cực chủ động, sáng tạo của người học. Đòi hỏi học sinh muốn hiểu một văn bản trước hết phải đọc để từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về một văn bản văn học cho sẵn. “Để làm được phần này thì người học có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Năm 2015, Bộ đã sát nhập hai kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Đại học- Cao đẳng thành kì thi Quốc gia những thay đổi trên tiếp tục được thực hiện” [1]. Năm học 2016-2017 này, do hạn chế về thời gian làm bài (thay vào 180 phút chỉ còn 120 phút) vì thế câu hỏi viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng liên quan đến nội dung của văn bản không còn nữa. Phần II (Làm văn) câu 1 (Nghị luận xã hội) sẽ là viết một đoạn văn liên quan đến nội dung của văn bản đọc- hiểu ở dạng nén so với bài văn nghị luận trước đây. Đề đọc- hiểu đã được thu lại ngắn hơn, mức độ yêu cầu làm bài có phần nhẹ hơn. Tuy nhiên, đối tượng học sinh có lực học yếu và trung bình đang vẫn còn rất trì trật trong việc gỡ điểm ở dạng đề này.

docx 17 trang thuychi01 6610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hình thành năng lực làm bài đọc- Hiểu cho học sinh trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.Mở dầu:.................................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................
1.1.1. Nguyên nhân khách quan............................................................... 
1.1.2. Nguyên nhân chủ quan. .................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................
2
2
2
2
3
3
3
2.Nội dung của sáng kiến:.......................................................................
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............ 
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề........................................ 
2.3.1. Một số đề đọc- hiểu minh họa 
2.3.2. Cấu trúc của phần thi đọc- hiểu trong cấu trúc đề thi Quốc gia.......
2.3.3. Hướng dẫn phương pháp giải quyết từng cấp độ nhận thức........... 
2.3.3.1. Cấp độ nhận biết........................................................................... 
2.3.3.2. Cấp độ thông hiểu.........................................................................
2.3.3.3. Cấp độ vận dụng...........................................................................
2.4. Kết quả vận dụng sáng kiến vào trong thực tế:..................................
3
3
4
4
4
8
8
8
14
14
15
3. Kết luận, kiến nghị..............................................................................
15
1.Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
1.1.1. Nguyên nhân khách quan: 
 Nghị quyết 29- NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Vì thế, trong những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đang thực hiện đổi mới một cách đồng bộ ở tất cả các khâu. “Trong đó chú trọng đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, từ khâu then chốt này sẽ dẫn đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nếu trước đây việc kiểm tra đánh giá học sinh còn nặng về kiểm tra kiến thức, kĩ năng thì bây giờ việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. Để thực hiện được điều này, Bộ đã thực hiện nhiều phương án trong đó đổi mới thi cử và cách ra đề thi là phương án hữu hiệu nhất”[1]. Năm 2014 là năm đầu tiên đổi mới cách ra đề, đề thi theo hướng mở nhằm đánh giá năng lực thực sự của người học đã hạn chế được tình trạng giáo viên là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, học sinh là cái bình chứa và kết quả bài thi của học sinh được đo bằng dung lượng kiến thức mà học sinh đã thuộc được sau những lời thầy đã dạy. Trong đó đề thi môn Ngữ văn đã có sự thay đổi mạnh mẽ, vẫn là cấu trúc đề gồm 3 câu, nhưng nếu theo đề thi tốt nghiệp, Đại học- Cao đẳng trước đó Câu 1 (2.0 điểm), chỉ đơn thuần tái hiện hoặc hoàn cảnh sáng tác của một tác phẩm văn học, hoặc nét chính trong sự nghiệp của một tác giảthì đề thi theo hướng đổi mới đã phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Cụ thể: đề thi gồm hai phần: đọc- hiểu và làm văn. Phần đọc- hiểu văn bản là điểm mới nhất của đề thi môn Ngữ văn. Ngay trong khái niệm đọc– hiểu đã cho thấy đề thi tập trung nhiều đến việc phát huy tính tính cực chủ động, sáng tạo của người học. Đòi hỏi học sinh muốn hiểu một văn bản trước hết phải đọc để từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về một văn bản văn học cho sẵn. “Để làm được phần này thì người học có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Năm 2015, Bộ đã sát nhập hai kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Đại học- Cao đẳng thành kì thi Quốc gia những thay đổi trên tiếp tục được thực hiện” [1]. Năm học 2016-2017 này, do hạn chế về thời gian làm bài (thay vào 180 phút chỉ còn 120 phút) vì thế câu hỏi viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng liên quan đến nội dung của văn bản không còn nữa. Phần II (Làm văn) câu 1 (Nghị luận xã hội) sẽ là viết một đoạn văn liên quan đến nội dung của văn bản đọc- hiểu ở dạng nén so với bài văn nghị luận trước đây. Đề đọc- hiểu đã được thu lại ngắn hơn, mức độ yêu cầu làm bài có phần nhẹ hơn. Tuy nhiên, đối tượng học sinh có lực học yếu và trung bình đang vẫn còn rất trì trật trong việc gỡ điểm ở dạng đề này.
1.1.2. Nguyên nhân chủ quan: 
 Thực tế năng lực đọc- hiểu của học sinh Trung học phổ thông nói chung và học sinh trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 4 nói riêng là rất hạn chế. Thậm chí có nhiều học sinh không có khả năng tự lập làm bài dù đã chỉ là câu hỏi ở mức độ nhận biết. Đó là vì kiến thức về tiếng Việt, Làm văn mà các em đã học ở cấp dưới đã bị mai một, nói đúng hơn là đã bị mất gốc học trước quên sau hoặc cũng có thể là các em còn vô cảm trước một văn bản văn học vì thế mà đọc vẫn không hiểu những gì mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Kết quả thi tốt nghiệp trong ba năm 2014, 2015, 2016 trở về đây cũng như kết quả thi thử kì thi Quốc gia do Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức cho các trường trung học vừa qua rất thấp đã phản ánh rõ điều đó. Trước thực trạng trên tôi nhận thấy cần trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ năng và đặc biệt là hình thành năng lực đọc- hiểu văn bản để giúp các em bít lúng túng hơn khi đứng trước phần thi đọc- hiểu văn bản trong đề thi.
- Thực ra trước khi cấu trúc đề thi thay đổi cho đến thời điểm này đã có không ít tài liệu phát hành nhằm hướng dẫn học sinh ôn luyện tốt dạng đề đọc- hiểu. Thế nhưng hầu hết những nguồn tài liệu ấy đều có điểm chung chỉ đơn thuần cung cấp câu hỏi và đáp án. Nghĩa là dù học sinh có giống như một con ong chăm chỉ thì việc lĩnh hội kiến thức vẫ rất thụ động do không nắm được bản chất của những vùng kiến thức mà đề bài yêu cầu. Qua việc triển khai sáng kiến sẽ giúp các em hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng cơ bản để phục vụ quá trình đọc- hiểu. Đây chính là yếu tố cơ bản để giúp các em hiểu được những gì sau khi đã đọc văn bản. Đó là lí do tôi chọn đề tài Hình thành năng lực làm bài đọc- hiểu cho học sinh trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 4.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Người viết sáng kiến chỉ xin dừng lại trong việc khoanh vùng kiến thức đọc- hiểu giúp học sinh nắm lại phần lí thuyết. Nắm vững lí thuyết là bước đầu giúp học sinh tự trang bị cho mình năng lực làm bài đọc- hiểu khi đứng trước bất kì một văn bản nào dù không có trong chương trình mà các em đã học. Đó cũng là cách rèn cho học sinh kĩ năng làm bài đạt điểm tối ưu nhất nhằm cải thiện tỉ lệ đỗ tốt nghiệp, Đại học- Cao đẳng.
 Qua sáng kiến còn giúp các đồng nghiệp cùng điều chỉnh phương pháp ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh để đạt kết quả tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Phạm vi triển khai thực hiện của sáng kiến là lĩnh vực chuyên môn giảng dạy xuất phát từ yêu cầu thực tiễn mới về đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây. Đối tượng áp dụng của sáng kiến là học sinh của trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Phương pháp nghiên cứu là điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Bản thân người thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát thông qua đối sánh bằng những số liệu cụ thể của các lớp trực tiếp giảng dạy qua các năm học sau khi áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy. 
2.Nội dung của sáng kiến:
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 “Đọc- hiểu văn bản thực ra không quá mới với học sinh bởi lẽ sách giáo khoa hiện hành đã được thiết kế theo hướng này. Thế nhưng suốt thời gian khá dài thực hiện sách giáo khoa hiện hành, cho đến khi chuẩn bị thay đổi sách giáo khoa thì Bộ mới thay đổi cách ra đề và kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực thực sự của người học” [1]. Đề thi đọc- hiểu văn bản bắt đầu xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Đại học- Cao đẳng từ năm 2014 cho nên hiện nay dạng đề này không còn xa lạ nhưng thực ra nó cũng chưa hoàn toàn quen thuộc, thuần thục đối với học sinh nhất là đối với học sinh yếu kém. Vậy thế nào là đọc- hiểu văn bản?
 Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc có thể đọc thành tiếng hoặc đọc bằng mắt. Đọc có hai mức độ: đọc đúng và đọc diễn cảm. 
 Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Ví dụ đọc một tác phẩm văn học, chúng ta phải hiểu những vấn đề sau: nội dung, ý nghĩa của văn bản, đánh giá được tư tưởng của tác giả, hài đồng thông tin và tư tưởng của tác giả với tri thức và kinh nghiệm của bản thân. 
 Từ đó ta có thể khái quát đọc- hiểu văn bản tức là thông qua hoạt động đọc để hình thành những năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic, tức là kết hợp với năng lực tư duy và biểu đạt. Đọc hiểu có văn bản có các mức độ: 
 - Đọc tái hiện. 
 - Đọc giải thích. 
 - Đọc sáng tạo. 
 - Đọc nghiên cứu. 
 - Đọc suy ngẫm và liên tưởng. 
 Dựa vào kết quả quá trình đọc- hiểu, giáo viên có thể đánh giá được năng lực thực sự của học sinh [1].
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 Theo quan sát của bản thân, trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, học sinh thường tỏ ra rất lúng túng. Nhiều em không biết cách nhận dạng phương thức biểu đạt, thao tác lập luận thậm chí không biết là có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ chức năng. Nhiều khái niệm đã học khi được nhắc đến các em vẫn cảm thấy rất xa lạ hoặc rất mơ hồ. Những đáp án được lựa chọn khi trả lời hầu hết là theo cảm tính. Và như nói ở trên đã là do kiến thức ở cấp dưới các em hổng quá nhiều. Đây là nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài viết kém, ảnh hưởng đến tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và Đại hoc- Cao đẳng trong các năm học.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
 Để tránh hiện tượng học sinh làm bài đọc hiểu một cách rập khuôn máy móc, giáo viên cần trang bị cho các em phần kiến thức cơ bản về lí thuyết liên quan đến các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong đề. Trong phạm vi của sáng kiến tôi xin được hệ thống hóa vùng kiến thức trọng tâm mà các em cần nắm khi làm bài đọc- hiểu để giúp các em hình thành năng lực làm bài đọc- hiểu trong việc giải quyết đề thi. 
2.3.1. Một số đề đọc- hiểu minh họa:
 Đề 1: 
 Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
- Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng nhanh lên.
 (Theo vinhvien.edu.vn)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2.
"Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra"
Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 4. Bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?
Đề 2: 
 Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
 Mẹ ta không có yếm đào
 Nón mê thay nón quai thao đội đầu
 Rối ren tay bí tay bầu
 Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
 Cái còsung chát đào chua
 Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
 Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
 (Thơ Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa tuyển chọn,NXB Giáo duc, 1998)
Câu 1: Trong 4 câu thơ đầu, hình ảnh người mẹ được hiện lên qua những chi tiết nào?
Câu 2: Nghĩa của chữ đi trong các dũng thơ: Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru là gì?
Câu 3: Trong đoạn thơ trên có những câu thơ tác giả sử dụng chất liệu ca dao. Anh/ chị hãy chỉ ra những câu thơ sử dụng chất liệu ca dao và ghi lại câu ca dao tác giả sử dụng làm chất liệu cho câu thơ đó.
Câu 4: Anh / chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai Câu: Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru. 
 Đề 3: 
 Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm
 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
 (Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục 2011)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2: Nêu nội dung của văn bản.
Câu 3: Văn bản sử dụng nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đã và nêu tác dụng của chúng.
Câu 4: Chỉ ra phép tu từ nói giảm và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Đề 4: 
 Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu:
 (1) Trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở đầu trào lưu này là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”
 Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức. Giữ đúng lời hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa (TPHCM) thực hiện thử thách. Đươc biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy xuống dòng kênh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ.
 Tiếp đã, hàng loạt người trẻ khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng theo có pháp quen thuộc “chỉ cần đủ like tôi sẽ.” và khẳng định chắc nịch “nói là làm”. Một số thanh niên sẵn sàng đổi like lấy những hành động gây sốc như: mặc đồ lót, nhảy xuống và uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con gái đi ra đường
 (2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên trên mạng. Tuy nhiên, tôi vẫn phải kinh hãi trước những hành vi thiếu nhân văn của người biết bấm like. 
 (3) Trang Hạ cho rằng, không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm like. Vậy thì tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? Nhân tiện, làm luôn thước đo của việc tự thiêu hay những việc như đốt trường, chạy trườngHóa ra nhân cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị của bạn là mong người ta bấm like?
(Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm”: Nhân cách, trí tuệ chỉ dành để trang trí?, Báo điện tử Vietnamnet, ngày 14 tháng 10 năm 2016)
Câu 1: Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 3 : Chỉ ra hai phép liên kết được tác giả sử dụng trong đoạn (3), nêu tác dụng của các phép liên kết đó.
Câu 4: Nhà văn Trang Hạ đã dựng những từ ngữ nào để nhận xét về hành vi của những người liên quan đến hiện tượng xã hội được đề cập trong văn bản? Theo anh/ chị, nhà văn bộc lộ quan điểm, thái độ gì khi sử dụng những từ ngữ đó?
Câu 5: Anh/ chị tự rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc xong ngữ liệu trên. 
Đề 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỉ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đã, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng.
 Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có thể từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại.
 Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán ...
(Trích Chuyên gia giật mình vì thực phẩm bẩn gây ung thư,  16 /12/ 2015)
Câu 1. Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư là gì?
Câu 3. Theo tác giả, thế nào thì được coi là mất an toàn thực phẩm? Anh/chị hãy lấy ít nhất hai dẫn chứng về thực phẩm không an toàn trên thị trường mà anh/chị biết.
Câu 4. Theo anh/chị, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm?
Đề 6: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
 Nhìn theo bóngTràng và bóngngười đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài, người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ? Hay là người dưới quê nhà bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ụng cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ:
 Im một lúc, có người lại bỗng cười lên rung rúc:
- Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.
- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?
- Họ cùng nín lặng.
 (Vợ nhặt- Kim Lân Ngữ văn 12 tập 2, NXB Giáo dục 2011)
Câu 1. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn?
Câu 3. Câu văn: Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ý nghĩa nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật đã.
Câu 4. Từ văn bản, bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về tình làng nghĩa xóm.
 2.3.2.Cấu trúc của phần thi đọc- hiểu trong cấu trúc đề thi Quốc gia:Từ những đề thi minh họa ta thấy, cấu trúc đề đọc- hiểu gồm hai phần:
 Phần 1: Đưa ra ngữ liệu để đọc- hiểu (Văn bản văn học hoặc Văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc có thể là một đoạn trích) [2].
 Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo mức độ nhận thức từ thấp đến cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp[2], (vận dụng cao hầu như chỉ dành cho phần làm văn: viết đoạn nghị luận xã hội khoảng 200 từ hoặc tạo lập văn bản nghị luận văn học). 
Cấp độ nhận biết yêu cầu các em phải nhận diện các vấn đề sau:
1. Nhận diện phương thức biểu đạt [1]. 
2. Nhận diện phong cách ngôn ngữ [1]. 
3. Nhận diện các hình thức ngôn ngữ [1]. 
4. Nhận diện các phương thức trần thuật [1]. 
5. Nhận diện các kiểu câu [1]. 
6. Nhận diện các biện pháp nghệ thuật [1]. 
7. Nhận diện thể thơ [1]. 
8. Nhận diện các phép liên kết [1]. 
9. Nhận diện các thao tác lập luận[1]. 
10. Nhận diện các phương pháp lập luận[1]. 
11. Nhận diện các lỗi về chính tả, diễn đạt [1]. 
Cấp độ thông hiểu yêu cầu các em phải giải quyết được các vấn đề sau:
 1. Hiểu được nội dung chính của văn bản/ chủ đề của văn bản (Văn bản đề cập đến nội dung gì? Nội dung đã thể hiện bằng những ý chính nào? Tóm tắt ngắn gọn văn bản đã) [1]. 
 2. Nếu văn bản không có nhan đề thì yêu cầu các em đặt nhan đề cho phù hợp [1]. 
 3. Trả lời được các câu hỏi vì sao? [1]. 
 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ, nhịp thơ.
 5. Xác định giọng điệu chính của văn bản.[1]
Cấp độ vận dụng (thấp) yêu cầu các em phải giải quyết được các vấn đề sau:
 1. Giải thích ý nghĩa của một số từ, hoặc câu đặc biệt trong văn bản.
 2. Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ thực tế.
2.3.3. Hướng dẫn phương pháp giải quyết từng cấp độ nhận thức: 
2.3.3.1. Cấp độ nhận biết: là cấp độ đơn giản nhất, đọc- hiểu chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện, phát hiện (đọc tái hiện).
*Nhận diện phương thức biểu đạt.
 Để trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_hinh_thanh_nang_luc_lam_bai_doc_hieu_cho_hoc_sinh_truon.docx
  • doc1. Bia sang kien kinh nghiem - Do thi Hoa.doc