Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn trường THPT Lê Viết Thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn trường THPT Lê Viết Thuật

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Về cơ bản ở trường học bậc phổ thông trung học, công đoàn được thành lập cấp cơ sơ, là nền tảng của Công đoàn ngành GD&ĐT, cùng với nhà trường chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhà giáo, người lao động; tham gia hoạt động quản lý của nhà trường; tuyên truyền, vận động cán bộ, nhà giáo, người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo xây dựng nhà trường, ngành GD&ĐT. Với chi bộ trường học, công đoàn cơ sở có quan hệ phối hợp cộng tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau.

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trước yêu cầu đổi mới về công tác Giáo dục và Đào tạo; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đổi mới về công tác Giáo dục và Đào tạo, tiến tới, hiện đại, đạt ngang tầm với các nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Để thực hiện những chủ trương lớn đó, Công đoàn ngành đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt các chủ trương đó. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn nhà trường là một đòi hỏi tất yếu trong việc chuyển đổi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành trở thành hiện thực. Với những ý nghĩa to lớn đó, là một cán bộ công đoàn cấp cơ sở tôi nhận thức sâu sắc rằng: Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn nhà trường không những là trách nhiệm của người làm công tác cán bộ công đoàn mà còn là vinh dự, trách nhiệm của mỗi đoàn viên chúng ta; đặc biệt là việc nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường và trong công tác cải tiến, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với công tác quản lý và giảng dạy của bản thân mình.

docx 60 trang Thu Kiều 01/10/2024 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn trường THPT Lê Viết Thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
   
 ===== =====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN 
 TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
 (Lĩnh vực: Công đoàn)
 Tác giả: Lê Thị Cầm, SĐT: 0942010885 
 Đơn vị: Trường THPT Lê Viết Thuật
 Năm học: 2022 - 2023 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1
 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................2
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
 6. Điểm mới của sáng kiến........................................................................3
 7. Thời gian nghiên cứu.............................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................3
 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề..........................................3
 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................3
 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................5
 2. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác đại diện bảo vệ quyền, 
 lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động ......................................6
 3. Vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo đời sống vật 
 chất và tinh thần cho người lao động ........................................................7
 4. Kết quả khảo sát làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng 
 hoạt động công đoàn cơ sở Trường THPT Lê Viết Thuật.......................11
 5. Những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở 
 Trường THPT Lê Viết Thuật ..................................................................12
 5.1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ CBNGNLĐ thực 
 hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà 
 nước; các chủ trương, nghị quyết về hoạt động công đoàn.....................12
 5.2. Quan tâm chăm lo đời sống cho đoàn viên công đoàn cơ sở ...........14
 5.3. Tổ chức tốt Đại hội Công đoàn Trường THPT Lê Viết Thuật nhiệm 
 kỳ 2023-2028, kiện toàn Ban chấp hành đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, 
 thực sự tiêu biểu về phẩm chất, uy tín, năng lực tổ chức các hoạt động 
 công đoàn.................................................................................................22
 5.4. Tổ chức tốt các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 
 và các cuộc vận động, phát hiện và giới thiệu đoàn viên ưu tú ...................26
 5.5. Công đoàn chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp, ủng hộ 
 tham gia tích cực các hoạt động do công đoàn cấp trên tổ chức.............32 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCHCĐ: Ban chấp hành công đoàn
THPT: Trung học phổ thông
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
NV: Nhân viên
CB: Cán bộ
GDPT: Giáo dục phổ thông
CĐCS: Công đoàn cơ sở
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
LĐLĐ: Liên đoàn lao động
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
CBNGNLĐ: Cán bộ, nhà giáo, người lao động 
GDVN: Giáo dục Việt Nam. khác; ở đó tập thể cán bộ, giáo viên là những người phải biết cách truyền những 
ngọn lửa đam mê với lòng nhiệt huyết vô tận cho những thế hệ học sinh của 
mình bởi vậy sản phẩm tạo ra là những con người vừa có tâm, có đức và có trí 
thức. Sinh thời Bác Hồ cũng đã từng nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi 
ích trăm năm trồng người”. Đó là kế sách lớn cho sự phát triển, là một trong 
những giá trị mang tính nhân văn sâu sắc còn nguyên vẹn giá trị trong công cuộc 
đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
 1.3. Ðổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo là mục tiêu, nhiệm 
vụ hàng đầu của ngành Giáo dục và Ðào tạo hiện nay. Ðồng hành cùng chuyên 
môn, Công đoàn trường đã thể hiện vai trò của mình qua nhiều cuộc vận động, 
phong trào thi đua; phát huy chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, 
chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động để phát huy sức sáng 
tạo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục và đào 
tạo. Công đoàn THPT Lê Viết Thuật luôn luôn đoàn kết, phát huy hết mình chức 
năng, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn để đồng hành cùng nhà trường 
nâng cao, phát triển mọi hoạt động giáo dục. Tổ chức công đoàn luôn là điểm 
tựa, là niềm tin cho mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Tổ chức 
công đoàn THPT Lê Viết Thuật là nơi đoàn kết đồng lòng cùng chung tay phát 
huy ngày càng vững mạnh và làm nên thương hiệu của nhà trường.
 Từ những thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng 
cao chất lượng hoạt động công đoàn Trường THPT Lê Viết Thuật”.
 2. Mục tiêu nghiên cứu
 - Đề tài chủ yếu hướng vào những công việc cụ thể của người làm công 
tác Công đoàn ở trường học, nhằm góp phần nâng cao năng lực của cán bộ công 
đoàn, bám sát vào thực tiễn hoạt động của nhà trường mà đề ra những nội dung, 
biện pháp hoạt động cho phù hợp.
 - Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp bản thân làm tốt hơn nhiệm vụ của 
mình, đồng thời có thể trao đổi tư vấn cùng đồng nghiệp để tìm ra hướng tháo 
gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động tại công đoàn trường 
THPT Lê Viết Thuật.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vai trò tổ chức CĐCS.
 - Nghiên cứu thực trạng của việc triển khai các hoạt động trong nhà 
trường nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn.
 - Đề ra những giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa vai trò tổ chức 
công đoàn trong nhà trường.
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 2 mở rộng và phát triển. Xây dựng CĐCS vững mạnh là một trong những tiền đề 
quan trọng để củng cố tổ chức Công đoàn, là nền móng để xây dựng hệ thống tổ 
chức Công đoàn từ trung ương đến địa phương lớn mạnh.
 Theo quy định tại Điều 10, Hiến pháp năm 2013 thì “Công đoàn Việt 
Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động 
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và 
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản 
lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội tham gia, thanh tra, giám sát hoạt động 
của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan 
đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động 
học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc.”
 Điều lệ Công đoàn (Khóa XII) kèm theo Quyết định số 174/QĐ-TLĐ 
ngày 03/02/2020 của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, tại điểm b, điểm e 
khoản 1 Điều 2. Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên đã nêu rõ: Quyền của đoàn 
viên “Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính 
đáng khi bị xâm phạm” “Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó 
hăn, hoạn nạn”.
 Điều 59 Luật Giáo dục (2019) quy định “ Đoàn thể, tổ chức xã hội trong 
nhà trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và hoạt động 
theo quy định của pháp luật”.
 Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban chấp hành Trung 
ương Đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ rõ “ Các cấp công đoàn cần 
hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy 
công nhân, viên chức, người lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo bảo 
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao 
động, xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển 
kinh tế - xã hội làm mục tiêu hoạt động”. Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12 
tháng 6 năm 2021 của Bộ Chính trị về Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn 
Việt Nam trong tình hình mới với mục tiêu tổng quát: Xây dựng công đoàn Việt 
Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng với các vấn đề đặt ra, thực 
hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững 
chắc của Đảng và Nhà nước; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết 
với Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, NLĐ; xứng đáng là tổ chức đại 
diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết công nhân và NLĐ cả nước; góp phần 
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên 
phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước. Với 
CĐCS hoạt động với mục tiêu là: Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, 
chính đáng của cán bộ, NGNLĐ; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn 
định, tiến bộ trong nhà trường; góp phần giúp nhà trường thực hiện mục tiêu
 4 mới nhưng chậm, công tác năm bắt dư luận của quần chúng có lúc chưa kịp thời; 
nội dung sinh hoạt của công đoàn chưa được phong phú; công tác giám sát, hoạt 
động của Ban thanh tra nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu.
 1.2.1. Về đội ngũ cán bộ giáo viên
 Công 
 Tổng Đảng Quản Biên Hợp 
 Năm học đoàn Nữ
 số viên Lý chế đồng
 viên
 2022-2023 109 109 91 72 04 108 1
 - Ban chấp hành Công đoàn:
 Tuổi
 Số ủy Đảng Trình độ chuyên Trình độ 
 Năm học Nữ bình 
 viên viên môn chính trị
 quân
 2022-2023 5 5 3 46,6 Đại Trên đại TCCT:1 
 học:1 học:4 SCCT:4
 1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn CĐCS tại Trường THPT Lê Viết Thuật
 a) Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Công đoàn ngành Giáo dục và Cấp 
ủy chi bộ nhà trường. Được sự giúp đỡ, phối hợp tạo điều kiện của Ban Giám 
hiệu nhà trường.
 - BCHCĐ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm 
huyết, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị.
 - BCHCĐ phân công công việc cụ thể cho từng thành viên; luôn có quy 
chế hoạt động rõ ràng, phù hợp với điều kiện nhà trường và tâm lý của các công 
đoàn viên.
 - Đặc biệt CĐCS luôn được sự hỗ trợ, ủng hộ nhiệt tình từ tập thể như 
Hội cha mẹ học sinh, nhà trường và các tổ chức khác, các phong trào thi đua 
như chào mừng năm học mới, thao giảng 20/10, 20/11, 8/3, các hoạt động thể 
dục thể thao vui vẻ, đoàn kết.
 - CBNGNLĐ đoàn kết, thân thiện và hưởng ứng tham gia các phong trào 
công đoàn mạnh mẽ.
 b) Khó khăn:
 - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động bị gián đoạn hoặc 
phải thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các hoạt động chung, trong đó có 
hoạt động công đoàn.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx
  • pdfLê Thị Cầm-Trường THPT Lê Viết Thuật- Công doàn(1).pdf