SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Tại Nghị quyết số :29-NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương có ghi rõ là:

“ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Giáo dục Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiện phát triển các bậc học tiếp theo. Mặt khác đây là bậc học bắt buộc với mọi trẻ em từ 6-11 tuổi và là bậc học “ nhằm giúp đỡ học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cao”.

Lớp học là một đơn vị cấu thành nên một cơ sở giáo dục. Một cơ sở giáo dục, một nhà trường muốn vững mạnh, chất lượng phải dựa trên nền tảng các lớp học chất lượng, vững mạnh toàn diện, ở đó mỗi học sinh đều chăm ngoan, đoàn kết, thân thiện, cố gắng, tích cực học tập, rèn luyện các năng lực, phẩm chất mà muốn đạt được lớp học vững mạnh toàn diện thì giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải giỏi. Vì thế người Hiệu trưởng phải tăng cường chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm xây dựng lớp học nề nếp, mọi học sinh đều có năng lực, phẩm chất tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Với vị trí như vậy có thể nói đây là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông “ Đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để làm tốt mục tiêu trên đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.

 

doc 25 trang thuychi01 9645
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM 
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
Người thực hiện: Đàm Văn Doanh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Liên 2
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
 THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
CÁC ĐỀ MỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Một số biện pháp giúp giáo viên nâng caochaats lượng công tác chủ nhiệm
7
2.3.1 Hiệu trưởng thường xuyên nâng cao nhận thức về công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ giáo viên trường tiểu học Nga Liên 2
7
2.3.2 Phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội
7
2.3.3 Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoachk chủ nhiệm cụ thể năm học
8
2.3.4 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng công tác chủ nhiệm
11
2.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá của GVCN
15
2.3.6 Tạo môi trường thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các đoàn thể trong trường cùng giáo dục học sinh
17
2.3.7 Tạo cơ chế hợp lý, tăng cường khả năng phối hợp huy động cộng đồng dân cư tham gia giáo dục.
17
2.3.8 Coi trọng công tác động viên khen thưởng.
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận 
19
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo.
21
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại.
22
Phụ lục
1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài
Tại Nghị quyết số :29-NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương có ghi rõ là:
“ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. 
Giáo dục Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiện phát triển các bậc học tiếp theo. Mặt khác đây là bậc học bắt buộc với mọi trẻ em từ 6-11 tuổi và là bậc học “ nhằm giúp đỡ học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cao”.
Lớp học là một đơn vị cấu thành nên một cơ sở giáo dục. Một cơ sở giáo dục, một nhà trường muốn vững mạnh, chất lượng phải dựa trên nền tảng các lớp học chất lượng, vững mạnh toàn diện, ở đó mỗi học sinh đều chăm ngoan, đoàn kết, thân thiện, cố gắng, tích cực học tập, rèn luyện các năng lực, phẩm chất mà muốn đạt được lớp học vững mạnh toàn diện thì giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải giỏi. Vì thế người Hiệu trưởng phải tăng cường chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm xây dựng lớp học nề nếp, mọi học sinh đều có năng lực, phẩm chất tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Với vị trí như vậy có thể nói đây là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông “ Đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để làm tốt mục tiêu trên đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.
Tuy nhiên do đặc điểm lao động sư phạm của bậc tiểu học, thông thường mỗi giáo viên đứng lớp là một giáo viên chủ nhiệm cho nên giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhịêm là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách. Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh, xây dựng và tổ chức các hoạt động tập thể, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục lớp mà nhà trường đã phân công chủ nhiệm.
Có thể nói hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm rất đa dạng và phong phú “ phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh”. Để giúp người giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đòi hỏi người Hiệu trưởng phải quan tâm, chú ý tới việc phát triển và nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh, xây dựng được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có năng lực, có phẩm chất tốt, nhiệt tình với công tác.
Từ vấn đề lý luận và thực tiễn công tác ở trường Tiểu học Nga Liên 2 cùng với trách nhiệm của người cán bộ quản lý tôi chọn đề tài “ Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” với hy vọng giúp giáo viên có thêm một số kinh nghiệm về quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh có chất lượng.Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên có thêm một số kinh nghiệm về quản lý học sinh và công tác chủ nhiệm lớp.Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
-Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến việc quản lý công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học.
- Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp của Trường Tiểu học Nga Liên 2.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học Nga Liên 2 - Nga Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 nhóm phương pháp chính:
a, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài.
b, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Hồ sơ thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.
-Khảo sát trực tiếp đối với giáo viên chủ nhiệm các lớp.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận.
2.1.1 Quản lý trường học :
Quản lý được hiểu là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục đích của tổ chức.
Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng tác động phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu dẫn tới việc hoàn thành mục tiêu đặt ra.
2.1.2. Chức năng quản lý trong quản lý trường học
Lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản của quản lý, là việc cụ thể hóa những mục tiêu chung thành hoạt động thực tiễn, định ra các chỉ tiêu phấn đấu, đề ra phương pháp, biện pháp, điều kiện để thực hiện, vạch ra tiến trình, thời gian, địa điểm hoàn thành công việc. Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình của trường, nhiệm vụ năm học, các chỉ thị hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo để lập kế hoạch.
Tổ chức trong quản lý trường học: Việc phân công, bố trí giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn tổ trưởng chuyên môn, phân công giảng dạy sao cho chính xác phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng năng lực, sở trường của mỗi cá nhân để phát huy khả năng của họ hoàn thành tốt mục tiêu đã định.
Chỉ đạo thực hiện: Là tác động đến cá nhân trong nhóm người, làm cho họ tích cực hăng hái theo sự phân công và kế hoạch đã định chỉ dẫn, động viên, thúc đẩy giám sát người dưới quyền thi hành nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng cần nhiệt tình hướng dẫn, uốn nắn, khéo léo phát huy được khả năng tự quản của các tổ chức trong trường.
Kiểm tra : Là quá trình nỗ lực của Hiệu trưởng để thực hiện các nhiệm vụ, đánh giá thực trạng, phát hiện những sai sót, lệch lạc, đưa ra những quyết định điều chỉnh đạt tới các mục đích đã đề ra. Các chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tác động hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, người Hiệu trưởng phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho công tác quản lý trong nhà trường.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ trường Tiểu học
Có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ đúng độ tuổi vào lớp 1. Thực hiện kế hoạch phổ cập. Phối kết hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục Tiểu học. Tổ chức cho giáo viên - nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
Muốn làm tốt nhiệm vụ trên đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có năng lực, trình độ để điều hành chỉ đạo và phối hợp với các giáo viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
2.1.4. Giáo viên chủ nhiệm: 
GVCN là người quyết định chất lượng các hoạt động giáo dục của lớp khi và chỉ khi GVCN có sự định hướng, tư vấn, chia sẻ tâm tư tình cảm,... kịp thời trong quá trình tự rèn luyện của học sinh. GVCN đối với lớp học cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp. Nếu xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN cùng với lớp sẽ xác định được rõ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề ra được các hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những ưu tiên này. Từ đó xây dựng tổ, nhóm học sinh cùng tiến, tích cực, lớp học thân thiện; xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với các lực lượng giáo dục khác như: giáo viên bộ môn, Đoàn-Đội, Hội cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức khác ngoài nhà trường,..
Thực hiện Thông tư sửa đổi 22/2016/TT-BGDĐT và Thông tư 03/2016 VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016.
* Giáo viên chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
b) Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng;
c) Cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh. Chủ động phối kết hợp với đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, sao nhi đồng với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan đến hoạt động giảng dạy và giáo dục. Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Do đặc điểm lứa tuổi nên học sinh Tiểu học thường đặt niềm tin tuyệt đối ở giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc dạy học còn phải làm sao cho trường, lớp thực sự là một gia đình thứ hai, tạo điểm tựa, niềm tin và dẫn dắt mỗi học sinh trong thời gian các em học tập tại trường. Định hướng đúng đắn cho các em học lên bậc học cao hơn. Do đó phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm là nhân tố quyết định đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
Với những yêu cầu trên đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm vừa phải là nhà sư phạm, vừa là nhà tâm lý, người bảo mẫu và tổ chức các hoạt động giáo dục để giúp các em phát triển nhân cách đúng hướng, hài hòa và toàn diện.
Công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học. Do đó, người Hiệu trưởng cần chú ý, quan tâm và có kế hoạch chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình, nhà trường, địa phương, đảm bảo được yêu cầu mục tiêu của ngành. Khi công tác chủ nhiệm lớp được quan tâm, chú trọng, góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong trường tiểu học hiện nay.
2.2. Thực trạng của về công tác quản lý giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học Nga Liên 2:
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường.
Trường Tiểu học Nga Liên 2 được tách ra từ trường tiểu học Nga Liên – Nga Sơn theo quyết định 1865/QĐ-UBND ngày11/11/2010 của UBND huyện Nga sơn và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2013 theo Quyết định 4550/QĐ- UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa, được công nhận thư viện đạt chuẩn theo Quyết định 889/QĐ-SGD ĐT ngày 23/12/2012.Đây là một ngôi trường còn rất trẻ và hầu hết học sinh đều được sinh ra từ địa phương có 99% số dân là người công giáo.
2.2.2 Tình hình đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên
Tổng số
CBQL
Nam
Nữ
Tuổi đời TB
Tuổi nghề TB
Trình độ
ĐH
CĐ
THSP
17
2
4
13
42
21
12
1
4
Về chất lượng đội ngũ:
Năm học
Giáo viên giỏi
(%)
Giáo viên khá
(%)
Giáo viên TB
(%)
Giáo viên yếu
(%)
2017-2018
61,5
38,5
0
0
Giáo viên giỏi cấp huyện trong năm học 2017-2018 chiếm 23%
Số giáo viên giỏi cấp trường chiếm 77%
Qua số liệu thống kê cho ta thấy đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn chiếm 100%. Cán bộ quản lý có thâm niên trong nghề, rất giàu kinh nghiệm và nghiệp vụ quản lý, về chuyên môn đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao, chất lượng về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3. Tình hình học sinh.
Khối lớp
Số lớp học
Số học sinh
Ghi chú
Tổng
Nữ
Khối 1
2
62
27
Khối 2
2
48
19
Khối 3
2
60
32
Khối 4
2
51
29
Khối 5
2
47
23
 Tổng số
10
268
130
Tỉ lệ học sinh 27 em/lớp đảm bảo yêu cầu so với quy định của tỉnh
*Kết quả đánh giá một số mặt về năng lực và phẩm chất của học sinh
 năm học 2017-2018:
SHS
%Tự phụ vụ, tự quản
%Hợp tác
%Tự học và giải quyết vấn đề
%Chăm học, chăm làm
%Tự tin, trách nhiệm
%Tốt 
%Đạt
%Cần CG
%Tốt 
%Đạt
%Cần CG
%Tốt 
%Đạt
%Cần CG
%Tốt 
%Đạt
%Cần CG
%Tốt 
%Đạt
%Cần CG
267
61
38,3
0,7
61
38,3
0,7
61
38,3
0,7
67
33
0
67
33
0
Từ số liệu thống kê cho ta thấy kết quả rèn luyện về năng lực, phẩm chất của học sinh năm học trước đạt được khá khiêm tốn chưa đạt được chỉ tiêu tỉnh giao, điều đó cũng nói nên rằng: các hoạt đông giáo dục trong nhà trường chưa được giáo viên quan tâm và chú trọng, đồng thời phản ánh chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của GVCN năm học trước còn hạn chế.
2.2.4. Công tác chủ nhiệm lớp và các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm
Ưu điểm: Đa số giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình gắn bó với học sinh. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của người thầy, nắm chắc được mục tiêu, nhiệm vụ được phân công. Từ việc điều tra cơ bản tình hình độ tuổi lớp mình phụ trách, việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục đến việc xây dựng các mối quan hệ với cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội giáo viên đều đã triển khai làm.
Hạn chế: 
*Thực trạng công tác quản lý giáo viên chủ nhiệm: 
Ban giám hiệu quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ yếu theo lối mòn, xây dựng kế hoạch rồi tổ chức thực hiện, chưa có sự sáng tạo linh hoạt đồng thời chưa quan tâm tổ chức các chuyên đề cũng như bồi dưỡng giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
pTrong công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, ban giám hiệu đã phát hiện ra giáo viên còn qua loa trong việc nắm bắt tình hình học sinh, buộc phải điều chỉnh, bổ sung. Nhiều thông tin về học sinh không cụ thể, không thực chất. Còn áp đặt  thông tin, sao chép sử dụng lại thông tin cũ của năm học trước - không còn phù hợp. Khả năng tiếp cận và phối hợp với các thành viên khác trong nhà trường, với Đoàn - Đội, phụ huynh, nhà trường,,chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, giáo dục học sinh của giáo viên còn hạn chế dẫn đến phương pháp, biện pháp giáo dục học sinh không đồng bộ gây mất niềm tin ở học sinh.
*Thực trạng đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm:
Trong quá trình chủ nhiệm, khả năng dự báo của một số giáo viên chưa tốt, chưa cụ thể hóa các nhiệm vụ, quy định trong Điều lệ thành chương trình, kế hoạch, công việc hành động cụ thể sao cho phù hợp tình hình thực tế của lớp, vì thế công tác chủ nhiệm kém phần phong phú. Nội dung, hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt lớp thiếu đầu tư, nghèo nàn, nặng nề hành chính, không thu hút lôi cuốn học sinh hiệu quả giáo dục kém. Trong các buổi sinh hoạt tập thể lớp, ngoại khóa chưa thấy giáo viên chủ động tổ chức cho các em tự thảo luận, tranh luận về một chủ đề thiết thực nào đó để giáo dục, như từ những mẫu chuyện người thật,  việc thật có tính  thời sự,  gần gũi  giúp các em nhận thức hành vi đúng - hành vi sai, chân –  thiện – mỹ, việc lợi – việc hại. Thông qua đó giáo dục kỹ năng sống, lý tưởng sống cho các em
Một số giáo viên còn chưa nhận thức được hết vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm, thường cho rằng nhà trường là nơi dạy văn hóa, còn các hoạt động khác là của gia đình và xã hội. Do đó chỉ chú trọng công tác chuyên môn còn chưa thật chú ý tới các hoạt động khác trong nội dung công tác chủ nhiệm lớp, chỉ tập trung hoạt động khi nhà trường tổ chức các hội thi. Mặt khác các môn học cụ thể thì nhận xét đánh giá chính xác, còn các hoạt động khác có tính định tính và cần phải đầu tư thời gian quan sát, ghi chép thì việc đánh giá còn dựa vào cảm tính của cá nhân, thiếu tính khách quan, nhiều khi giáo viên chủ nhiệm còn dựa vào tổng phụ trách Đội.
Vận dụng yếu tố tâm lý trong giáo dục hành vi học sinh của giáo viên còn khập khểnh, khô khan, nghèo nàn, đơn điệu, không hài hòa giữa tình và lý, thậm chí mang nặng tính áp lực, răn đe buộc học sinh vâng lời tức thời, không làm cho học sinh tâm phục, khẩu phục. Không kịp thời, còn nóng vội và thiếu kinh nghiệm khi xử lý các vụ việc, thiếu bao dung cần thiết mà thiên về xử phạt. Chưa thấu hiểu hết nguyên nhân sâu xa dẫn đến những tâm sự riêng của học sinh, chưa cùng các em chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, bế tắc, vướng mắc một cách chân tình, thực sự. Chưa tin tưởng, mạnh dạn bố trí, giao việc để tạo điều kiện thuận lợi, qua đó đánh giá, động viên, khích lệ các em phấn đấu trở thành học sinh phát triển toàn diện.
 *Kết quả xếp loại giáo viên chủ nhiệm năm học 2017-2018
Tổng số GVCN
Giỏi
Khá
TB
SL
%
SL
%
SL
%
10
3
30
6
60
1
10
 * Thực trạng đối với học sinh:       
Ở lứa tuổi  này các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có nề nếp, cũng chưa có ý thức tự học, lúng túng trong giải quyết vấn đề. Đến lớp chưa chú ý vào các hoạt động học tập, còn thích chơi như ở lớp mẫu giáo, hay chọc ghẹo bạn, hay nói leo, nói tự do trong giờ học. Một số em còn lười đi học, hay nghỉ học  vô lí do.
 * Thực trạng đối với phụ huynh  
99% theo đạo thiên chúa,đa số phụ huynh học sinh làm ruộng, buôn bán nhỏ, đi lễ không có thời gian quản lý, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở việc học hành cho con em. Một số phụ huynh học sinh còn mang tư tưởng "khoán trắng" cho nhà trường. Họ coi việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy, các cô.
2.3 Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm:
2.3.1 Hiệu trưởng thường xuyên nâng cao nhận thức về công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ giáo viên ở trường Tiểu học Nga Liên 2.
Việc đầu tiên là Hiệu trưởng tự nâng cao nhận thức của mình về việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm bằng việc học tập, nắm vững văn bản về giáo dục và đào tạo. Trong các buổi sinh hoạt tập thể như họp hội đồng, họp tổ chuyên môn, Hiệu trưởng đều nhấn mạnh tầm quan trọng vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ vai trò của công tác chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh. Nhà trường đầu tư mua sách, tài liệu có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp hoặc giới thiệu các đầu sách về công tác chủ nhiệm lớp để giáo viên tham khảo. Đưa nội dung chủ nhiệm lớp vào nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần, xây dựng tiêu chí thi đua về công tác chủ nhiệm lớp. Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các tổ chuyên môn và các giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm.
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp,trong nhà trường bằng nhiều hình thức, trước hết bản thân Hiệu trưởng nâng cao nhận thức và hiểu biết của chính mình về công tác chủ nhiệm lớp, thông qua việc nghiên cứu tài liệu, gần gũi quan tâm đến mọi công việc của đội ngũ giáo viên. Bởi có nhận thức đúng đắn và hiểu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_truong_chi_dao_giao_vien_lam_cong_tac_chu_nhiem_lo.doc