SKKN Giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao - Dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp, tích cực
''Ca dao- dân ca'' thuộc thể loại trữ tình dân gian, là một kết cấu nghệ thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả. Các văn bản'' Ca dao, dân ca'' được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 7 THCS đều được chọn lọc kĩ lưỡng và là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc nhằm giúp học sinh nhận thức cuộc sống, trõn trọng, tự hào những thành tựu văn học của cha ụng ta- nền tảng cho văn học viết nước nhà, đưa đến những bài học, những suy tưởng, cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn, tình cảm con người. Như vậy, đọc hiểu văn bản ca dao, dân ca không chỉ để biết những sự kiện, hiện tượng của cuộc sống mà còn để hiểu được những ý tưởng sâu xa nằm ngoài ngôn từ tác phẩm. Đó chính là những tư tưởng, tình cảm và sự đánh giá của chính tác giả dân gian về cuộc sống. Dạy học ca dao, dân ca là bồi đắp, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn cho học sinh. chính vì vậy, người dạy phải thấu hiểu và nắm vững ngôn ngữ học. Mỗi giờ dạy phải biết huy động tổng thể tất cả những hiểu biết đã học về bộ môn Ngữ văn để phân tích giảng giải khi cần thiết, phải vận dụng linh hoạt các hoạt động trong từng tiết bài cụ thể, tránh gò ép học sinh trong khi giảng.
1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ''Ca dao- dân ca'' thuộc thể loại trữ tình dân gian, là một kết cấu nghệ thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả. Các văn bản'' Ca dao, dân ca'' được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 7 THCS đều được chọn lọc kĩ lưỡng và là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc nhằm giúp học sinh nhận thức cuộc sống, trõn trọng, tự hào những thành tựu văn học của cha ụng ta- nền tảng cho văn học viết nước nhà, đưa đến những bài học, những suy tưởng, cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn, tình cảm con người. Như vậy, đọc hiểu văn bản ca dao, dân ca không chỉ để biết những sự kiện, hiện tượng của cuộc sống mà còn để hiểu được những ý tưởng sâu xa nằm ngoài ngôn từ tác phẩm. Đó chính là những tư tưởng, tình cảm và sự đánh giá của chính tác giả dân gian về cuộc sống. Dạy học ca dao, dân ca là bồi đắp, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn cho học sinh. chính vì vậy, người dạy phải thấu hiểu và nắm vững ngôn ngữ học. Mỗi giờ dạy phải biết huy động tổng thể tất cả những hiểu biết đã học về bộ môn Ngữ văn để phân tích giảng giải khi cần thiết, phải vận dụng linh hoạt các hoạt động trong từng tiết bài cụ thể, tránh gò ép học sinh trong khi giảng. Ngay từ những năm học ở bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với ca dao - dân ca, cấp THCS các em lại tiếp tục tìm hiểu nhưng với số lượng nhiều hơn, cách thức khai thác khác hơn so với Tiểu học. ở lớp 7 các em được học các văn bản ca dao - dân ca thuộc bốn chủ đề: - Những câu hát về tình cảm gia đình. - Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. - Những câu hát than thân. - Những câu hát châm biếm. Sau khi học xong phần '' Ca dao - dân ca'', mục tiêu cần đạt là: học sinh hiểu và cảm nhận được: - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao thuộc bốn chủ đề trên. - Nắm được một số nét nghệ thuật đặc trưng tiêu biểu của ca dao: cách lập lại những hình ảnh truyền thống, mô típ mở đầu bài ca dao, cách xưng hô phiếm chỉ, cách diễn xướng, cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ lấy từ cuộc sống đời thường, biểu tượng của ngôn ngữ dân gian... - Hiểu khái quát đặc trưng cơ bản của ca dao - dân ca, phân biệt sự khác nhau giữa ca dao - dân ca và những sáng tác bằng thể thơ lục bát. - Biết cách đọc- hiểu ca dao- dân ca theo đặc trưng của thể loại. Để học sinh nắm vững, có hứng thú học ca dao- dân ca và đồng thời cũng để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Qua kinh nghiệm dạy nhiều năm, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao- dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp, tích cực”. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi xin được nghiên cứu dạy học có hiệu quả bài ca dao thuộc chủ đề: ''Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người'' 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu đề tài là để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào một số giờ dạy học ca dao- dân ca trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 kì I, từ đó để học sinh có hứng thú và yêu thích học môn Ngữ văn nói chung và học ca dao- dân ca nói riêng, giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn. - Nghiên cứu chủ yếu là các hoạt động dạy học cho tiết bài cụ thể về tiến trình lên lớp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A, 7B trường THCS Xuân Trường - Thọ Xuân, áp dụng vào đề tài: “Giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao- dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp, tích cực”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. - Tham khảo, học tập kinh nghiệm, ý kiến của đồng nghiệp. - Lấy thực nghiệm việc giảng dạy của bản thân trên lớp về những tiết dạy ca dao, dân ca. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Mỗi một tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật thể hiện những tìm tòi, sáng tạo sự nghiền ngẫm của các nhà văn, nhà thơ về cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình ảnh của nghệ thuật ngôn từ, và mỗi một tác phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang ý nghĩa sâu sắc và có ảnh hưởng lâu dài trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm người đọc. Vì vậy, muốn cho các em hiểu được cần tạo tâm hồn yêu thích văn chương . Trong nhà trường, mục đích chủ yếu là qua phân tích tác phẩm, học sinh cảm nhận, hiểu để tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật cũng như ý nghĩa của tác phẩm đó để nâng cao nhận thức tư tưởng tâm hồn người đọc. Với ''ca dao-dân ca'', nguồn nuôi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam, đã được coi là một trong những bộ phận quan trọng của chương trình Ngữ văn 7 kì I nói riêng và bộ môn Ngữ văn THCS nói chung. Làm thế nào để học sinh thực sự hứng thú và yêu thích ca dao-dân ca? Biết suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, rung động trước cái đẹp, cái hay của áng văn chương dân gian? Để làm được điều đó bắt buộc người thầy phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp. Trên cơ sở đã nói ở trên, tôi đã thực hiện một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy học tác phẩm ''ca dao, dân ca''. 2.2. Thực trạng của vấn đề: Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS, qua tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tất cả đều cho rằng: Ca dao- dân ca vốn dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Nhưng dạy như thế nào để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái trữ tình trong áng thơ dân gian và có hứng thú học ca dao- dân ca là rất khó.Bởi vì dung lượng từ ngữ để hiểu trong từng câu ngắn gọn, nhưng hàm ý lại sâu xa. - Đối với học sinh, các em đã được làm quen với ca dao- dân ca qua lời ru của bà, của mẹ khi còn thơ ấu, rồi đến bậc học Tiểu học, các em cũng đã được học. Vì vậy nhiều em sinh ra tâm lý ''Biết rồi chẳng cần học'' .Thế là ngại học, không có hứng thú học và kĩ năng phân tích ca dao là rất kém. - Về phía giáo viên, nhiều người còn chưa coi trọng việc giảng dạy ca dao-dân ca; chưa nghiên cứu kĩ đặc trưng thể loại ca dao-dân ca; phương pháp dạy học còn chung chung, mơ hồ. Chính vì thế mà đánh mất đi vẻ đẹp vốn có của áng thơ trữ tình dân gian. Và rồi cái nội dung tư tưởng, tình cảm của áng thơ dân gian ấy không thể nào đọng lại sâu sắc trong tâm hồn học sinh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy văn, có nhiều năm dạy khối 7, nên tôi hết sức trăn trở trước những vấn đề nêu trên. Tôi đã hết sức cố gắng nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và đã rút ra phương pháp cụ thể cho việc dạy học ca dao- dân ca theo hướng tích hợp và tích cực vừa để đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận kiến thức của học sinh vừa đáp ứng được sự đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và dạy học tác phẩm'' Ca dao- dân ca '' nói riêng, tôi đã linh hoạt vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực và tích hợp. *, Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp nghĩa là trong một giờ học, tiết học, đơn vị bài học bao gồm cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn và có nhiều hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cho một bài học, tiết học...Giáo viên có thể tích hợp theo chiều ngang, dọc, xa, gần, trong, ngoài. Ví dụ như khi dạy tiết 9-bài 3: ''Những câu hát về tình cảm gia đình'' để tích hợp với phân môn Tiếng Việt. Trong quá trình đọc hiểu văn bản, giáo viên chú ý phân tích các từ láy có sức biểu cảm để chuẩn bị cho học sinh học tiết11- bài 3: Từ láy. Mặt khác, có thể khai thác các hiểu biết đã có của học sinh về ca dao, dân ca đã học ở Tiểu học. Cũng cần chú ý đến việc đọc và hiểu chú thích, qua đó củng cố thêm sự hiểu biết của học sinh về từ ghép đã học ở tiết trước. Hay khi dạy tiết 13- bài 4: '' Những câu hát than thân'' giáo viên chú ý phân tích đại từ ai trong bài ca dao số 1 để hướng đến tích hợp với phân môn Tiếng Việt tiết 15- bài 4: Đại từ. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực có nghĩa là giáo viên phải cá thể hoá việc học, đưa học sinh trở thành một nhân tố tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu tác phẩm để khám phá nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm. Phương pháp dạy học tích cực có những đặc điểm cơ bản sau: - Người học chủ thể của hoạt động, tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức thông qua hành động của chính mình. - Người học tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, học bạn. - Người dạy là người tổ chức và hướng dẫn quá trình kết hợp cá nhân hoá, xã hội hoá việc học của người học. - Người học tự kiểm, tra đánh giá, tự điều chỉnh. Căn cứ vào đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học tích cực ta thấy: + Trò: là chủ thể của hoạt động giáo dục, người học không thụ động ngồi nghe thầy giảng mà tích cực hoạt động tức là người học tự tìm ra ''cái chưa biết'', ''cái cần khám phá'' tự mình tìm ra kiến thức, chân lí. + Thầy: là người định hướng, đạo diễn cho học sinh tự mình khám phá ra kiến thức. Người thầy từ chỗ chỉ biết truyền đạt cỏc chõn lớ cú tớnh khuụn mẫu thỡ giờ là người dạy cho học sinh cỏch tỡm ra chõn lớ trong tư thế chủ động. Có như thế khi dạy mảng ca dao-dân ca mới giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp vốn có của áng văn chương dân gian này, để rồi cái tư tưởng, tình cảm của tác phẩm mới có thể đọng lại sâu sắc trong tâm hồn các em. *, Tổ chức các hoạt động dạy học một tác phẩm ''Ca dao- dân ca'' theo hướng tích hợp và tích cực. Tiến trình dạy học một tác phẩm văn chương nói chung, tác phẩm'' Ca dao, dân ca'' nói riêng cần tuân theo các hoạt động chính sau đây: - Hoạt động1: Giáo viên giới thiệu bài mới. - Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu và gọi học sinh đọc, nhận xét, uốn nắn cách đọc. - Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết ( Hướng dẫn học sinh phát hiện các yếu tố nghệ thuật đặc trưng của từng câu sau đó nêu câu hỏi gợi ý dẫn dắt học sinh phân tích các yếu tố nghệ thuật đó để bật ra nội dung ý nghĩa của từng câu ca dao-dân ca) - Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết, đánh giá về nội dung ý nghĩa và nghệ thuật chung của cả bài, có liên hệ của bản thân trong cuộc sống, gia đình, quê hương. Tuy nhiên về phương pháp dạy học và tiến trình lên lớp giáo viên có thể có những lựa chọn riêng cho từng bài bởi vì mục đích cuối cùng là người học phải tiếp cận một cách hiệu quả nhất các tri thức cơ bản của bài học. * Giới thiệu bài: Là giới thiệu tri thức mới mà học sinh đang mong chờ. Đối với giờ Ngữ văn thì những phút vào bài rất quan trọng, nó thu hút học sinh ngay vào công việc. Trong thực tế hiện nay, trong giờ dạy văn rất ít giáo viên chú ý đến khâu giới thiệu bài mới. Có nhiều cách giới thiệu bài nhằm khơi gợi, cuốn hút học sinh, kích thích năng lực tư duy, năng lực phán đoán của học sinh. Ví dụ: Khi dạy tiết 10-bài 3: Những câu hát về tình tình yêu quê hương, đất nước, con người. Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách: - Giáo viên có thể khai thác vốn hiểu biết đã có của học sinh về ca dao (hoặc ca dao về tình yêu quê hương, đất nước). - Giới thiệu một bản đồ có đánh dấu các địa danh trong bài ca dao để đi vào bài. - Hỏi học sinh đã đi đến các địa danh trên chưa và khêu gợi hứng thú tham quan để vào bài. - Có thể tích hợp với bộ môn Âm nhạc lớp 6,7 cho học sinh chỉ ra các làn điệu dân ca và hát một làn điệu về chủ đề: Tình yêu quê hương, đất nước... Từ đó, đi vào nội dung bài học. *, Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích. Đọc bài: Về phương pháp dạy tác phẩm trữ tình nói chung và ca dao nói riêng việc đọc là khâu quan trọng: phải đọc cho ''Vang nhạc sáng hình'', có sức truyền cảm. Giáo viên đọc mẫu và cho học sinh luyện đọc biểu cảm toàn bài. Sau khi đọc xong, giáo viên đặt câu hỏi tích hợp với phân môn Tập làm văn. ? Xác định thể loại (Biểu cảm) ? Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ ? Có gì khác với văn bản tự sự? - Chú thích: Chỉ giảng chú thích *, những chú thích liên quan đến nội dung văn bản. Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích và hiểu chú thích của học sinh. Giải thích từ khó, hướng học sinh tích hợp với Tiếng Việt: Giải nghĩa từ, Từ láy, Từ ghép, đại từ ... *, Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản. ( Vận dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm và tổ chức trò chơi) - Tổ chức học sinh thảo luận nhóm: Trong học tập, học sinh không chỉ học kiến thức ở thầy mà còn học kiến thức ở chính bạn của mình. Học bạn là bước đầu cần thiết cho trò. Nơi học bạn là lớp học. Lớp học là cộng đồng chủ thể, là thực tiễn xã hội. Đó là môi trường trung gian giữa thầy và trò. Cá nhân hoạt động trong môi trường này không còn là hoạt động cá nhân thuần tuý mà là hoạt động hợp tác. Tri thức vừa là kết quả cá nhân của trò, vừa là kết quả của tập thể nhóm. Thông qua quá trình khám phá ra tri thức, người học có thể tạo ra sản phẩm ban đầu mang tính chất cá nhân. Qua trao đổi, tranh luận với bạn cùng nhóm, lớp giúp người học vững vàng hơn, tự tin hơn, hứng thú trong học tập . Khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên có thể cho học sinh bầu ra nhóm trưởng, thư kí, sau đó hướng dẫn cách thức thảo luận, thông báo nội dung thảo luận. Cách thức tiến hành: - Mở đầu thảo luận: Giáo viên thông báo về nội dung, qui trình và qui định thảo luận. - Hướng dẫn thảo luận: Để làm tăng hứng thú cho học sinh. Trong quá trình thảo luận, giáo viên cần chú ý: + GV làm nhiện vụ quan sát, theo dõi, không tham gia ý kiến, không cắt ngang lời học sinh, không tỏ vẻ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Nếu nhóm học sinh thảo luận trầm, có vẻ khó khăn, giáo viên có thể gợi ý để tạo không khí sôi nổi. + Giáo viên nên có những cử chỉ thân thiện với học sinh, khuyến khích các em mạnh dạn trình bày. + Khuyến khích bằng điểm cho mỗi học sinh tham gia trả lời. + Khi học sinh đưa ra những câu trả lời ngờ nghệch, không đúng, giáo viên nên nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự không đúng của thông tin đó bằng cỏch khuyến khớch, động viờn mà không ảnh hưởng đến cảm xúc, lòng tự trọng của học sinh. + Khi học sinh trình bày, giáo viên phải nghe chăm chỳ, cẩn thận những điều học sinh nói để hiểu các em định nói gì hoặc ghi chép nhanh lại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến để chuẩn xác kiến thức. + Khi thảo luận giáo viên phải biết khi nào kết thúc thảo luận, phần lớn sau khi học sinh đã trao đổi ý kiến, thống nhất ý kiến. Giáo viên thông báo kết thúc thảo luận, yêu cầu các tổ nhóm trình bày. - Sau khi thảo luận: + Giáo viên phải tổng kết những ý kiến phát biểu thống nhất và chưa thống nhất để bổ sung thêm những ý cần thiết. + Đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của học sinh, tuyên dương cá nhân nhóm hoạt động tích cực. Ví dụ : Khi dạy Tiết 9-bài 3: '' Những câu hát về tình cảm gia đình''. Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm như sau: Chia lớp làm 4 nhóm, cho học sinh làm vào phiếu học tập, tổ chức cho học sinh tìm hiểu 4 bài ca dao . Nhóm 1,2: Bài ca dao số 1,2. Nhóm 3,4: Bài ca dao số 3,4. Gv yêu cầu học sinh thảo luận về giá trị nội dung, các biện pháp nghệ thuật ( Chú ý các từ ghép: nuộc lạt, bác mẹ.. . từ láy: chiều chiều, mênh mông..., hướng học sinh tích hợp với phân môn Tiếng Việt, tích hợp, liên hệ với cuộc sống. Giáo viên yêu cầu 2 nhóm làm chung một nội dung, để thấy được cùng một nội dung, cùng một thời gian, song có nhóm trả lời sơ sài, cảm nhận ít ỏi, có nhóm trả lời cụ thể, toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Qua đó cho các em tự nhận xét, bổ sung cho nhau, học tập lẫn nhau. Cuối cùng giáo viên đánh giá, bổ sung và tổng kết cần thiết. Như vậy, qua ý kiến của nhóm bạn, nhóm mình và lời nhận xét đánh giá của giáo viên sẽ làm cho học sinh hiểu một cách cặn kẽ, thấu đáo vấn đề, tạo hứng thú không ít cho các em trong giờ học. - Tổ chức trò chơi: Trong giờ học, học sinh thường căng thẳng, vừa phải tập trung suy nghĩ vừa tiếp thu kiến thức. Làm thế nào để giờ học bớt căng thẳng, tạo ra tâm lí ''học mà chơi'', ''chơi mà học'' cho học sinh trong giờ học, vừa là bớt căng thẳng vừa là củng cố thêm kiến thức. Theo tôi ở những tiết phù hợp. Giáo viên có thể tổ chức một vài trò chơi nho nhỏ khoảng 2, 3 phút để học sinh được tham gia. Có những bài có thể tổ chức trò chơi cho học sinh kết hợp với hoạt động nhóm. Cách thức tổ chức trò chơi rất linh hoạt, đa dạng phong phú nên người giáo viên phải biết lựa chọn hình thức ''chơi mà học'' cho phù hợp với tiết học. Ví dụ : Khi dạy tiết10 - bài 3: '' Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người'', có thể phân nhóm và tổ chức trò chơi cho các em như trò chơi hành trình văn hoá. Dựa vào bản đồ, cho các nhóm chọn địa danh đến thăm quan, nhóm nào chọn địa danh nào thì sẽ trả lời câu hỏi về ca dao nói về địa danh đó. * Hướng dẫn học sinh tổng kết. Từ những nội dung học sinh đã được tìm hiểu, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá chung giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản đựơc học. ở phần này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tích hợp bằng cách liên hệ với cuộc sống, với các môn học khác. Hoặc liên hệ về tư tưởng, tình cảm của bản thân. Ví dụ: Khi học các bài ca dao về chủ đề ''Tình cảm gia đình'', 'Tình yêu quê hương, đất nước, con người'', học sinh có thể liên hệ với bản thân mình về tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước. Hay khi học bài ca dao về chủ đề '' Than thân'', học sinh có thể liên hệ với cuộc sống trong xã hội xưa và hiện tại để có sự so sánh đối chiếu. GV dùng máy chiếu đưa một số hình ảnh người nông dân ngày xưa và nay trình chiếu trên màn hình Một vài hình ảnh người nông dân ngày xưa Một vài hình ảnh người nông dân ngày nay - Trình bày một tiết dạy tác phẩm ''Ca dao - dân ca'' lớp 7 theo hướng tích hợp, tích cực (do thời gian có hạn, tôi xin trình bày định hướng các hoạt động dạy học trong một tiết dạy cụ thể). Bài 3- tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Ngữ văn 7- tập1. Hoạt động1: Giới thiệu bài. Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách: Tích hợp với môn Địa lí, sử dụng bản đồ có đánh dấu các địa danh trong bài ca dao để đi vào bài. Hoặc tích hợp với môn Âm nhạc, cho học kể tên các làn điệu dân ca và yêu cầu học sinh hát một làn điệu dân ca để gây hứng thú cho học chuẩn bị tiếp nhận kiến thức bài mới. Hoạt động2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. Kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh, kết hợp với sử dụng bản đồ. Sau đó đọc biểu cảm, luyện đọc biểu cảm cho học sinh. Hoạt động3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết (Tìm hiểu nghệ thuật, nội dung của từng bài ca dao) Dạy bài này giáo viên có thể phân nhóm và tổ chức trò chơi cho học sinh theo kiểu trò chơi hành trình văn hoá. Dựa vào bản đồ, giáo viên cho các nhóm chọn địa danh đến thăm quan, nhóm nào chọn địa danh nào thì sẽ trả lời câu hỏi về ca dao nói về địa danh đó. Cụ thể như sau: Bài ca dao số 1: (đối với nhóm học sinh chọn tuyến du lịch xuyên đồng bằng Bắc bộ ). Các em sẽ trả lời các câu hỏi sau: ? Tại sao nói bài ca dao dân ca là lời đối đáp? Em hiểu thế nào về hát đối đáp? ( Gợi ý: Hát đối đáp là hình thức để trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử.) ? Các câu đố của cô gái có nhằm vào đặc điểm chính của từng đối tượng đó không? Cô gái đã chọn được nét đẹp riêng của từng đối tượng như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về cách đối đáp của chàng trai, cô gái? ? Câu hát đối đáp đã cho ta du lịch qua một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc bộ như thế nào? Sông Lục đầu Đền Sòng Núi Ba Vì Bài ca dao số 2: ( dành cho nhóm học sinh chọn nơi du lịch Hà Nội ) Giáo viên sử dụng một số bức tranh phong cảnh về Hồ Gươm, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn... để học sinh quan sát ở nhóm này, học sinh trả lời các câu hỏi sau: Hồ Gươm Cầu Thê húc Đền Ngọc Sơn Tháp bút ? Tại sao xem cảnh Hà Nội lại phải ''rủ nhau''? Đọc một số bài ca dao được bắt đầu bằng cụm từ ''rủ nhau''? ( Gợi ý: Thể hiện cảnh đẹp Hà Nội là niềm say mê chung, muốn chia sẻ tình cảm về Hà Nội với mọi người, những ai yêu mến Hà Nội.) ? Em có nhận xét gì về cách tả cảnh trong câu này? ( Gợi ý: Lặp lại từ xem như đang lần lượt xem, từ cái chung (cảnh Kiếm Hồ) đến cái nhìn cụ thể (chùa, tháp đền) ? Câu hỏi cuối bài ca dao có tác dụng gì? ( Gợi ý: Khêu gợi lòng biết ơn ông cha trong việc dựng nước và giữ nước) Bài ca dao số 3: (d
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_lop_7_hoc_tot_ca_dao_dan_ca_bang_phuong_p.doc