SKKN Giúp học sinh lớp 5 viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Hình thành kĩ năng viết văn cho học sinh Tiểu học là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của bộ môn Tiếng Việt. Có viết đúng học sinh mới có khả năng diễn đạt được đúng những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, mới giúp người đọc, người nghe hiểu đúng ý của mình. Song viết đúng chưa đủ bởi lẽ một văn bản viết đúng chưa có giá trị truyền cảm và thông tin bằng một văn bản viết đúng và hay. Vì vậy, giúp học sinh viết đúng và hay mới chính là điều mà chúng ta - những người giáo viên Tiểu học dạy môn Tiếng Việt phải vươn tới.
Làm văn là công việc cuối cùng thử thách các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học của các em một cách tổng hợp. Để viết văn tốt, nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả, các em cần phải trau dồi vốn sống, vốn văn chương. Các em phải luyện viết nhiều. Để viết được câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay các em phải học cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sáng tạo. Cuối cùng, các em phải luyện cách diễn tả chính xác, sinh động những điều mình suy nghĩ, cảm nhận và tiến tới viết lên được nét độc đáo riêng.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân, trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác, học sinh Tiểu học năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao, vốn từ ngữ chưa phong phú, kinh nghiệm sử dụng từ ngữ, nghệ thuật viết câu văn hay còn non nớt hoặc hầu như chưa có. Đặc biệt trình độ của các em còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngại học văn nên dẫn đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao. Chính vì vậy, học sinh lớp 5 nói chung, học sinh lớp 5A năm học 2016 – 2017 và học sinh lớp 5B năm học 2017 - 2018 - Trường Tiểu học Mậu Lâm 2 nói riêng khi làm văn đều bị đánh giá là “bài khô
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 VIẾT CÂU VĂN SINH ĐỘNG, GIÀU HÌNH ẢNH TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Sâm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Mậu Lâm 2 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Lí do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 4 3 Đối tượng nghiên cứu 4 4 Phương pháp nghiên cứu 4 5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 4 II PHẦN NỘI DUNG 4 1 Cơ sở lí luận 4 2 Thực trạng 5 3 Các biện pháp thực hiện 5 4 Hiệu quả của sáng kiến 19 III KẾT LUẬN 19 1 Kết luận 19 2 Kiến nghị 20 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong chương trình môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Hình thành kĩ năng viết văn cho học sinh Tiểu học là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của bộ môn Tiếng Việt. Có viết đúng học sinh mới có khả năng diễn đạt được đúng những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, mới giúp người đọc, người nghe hiểu đúng ý của mình. Song viết đúng chưa đủ bởi lẽ một văn bản viết đúng chưa có giá trị truyền cảm và thông tin bằng một văn bản viết đúng và hay. Vì vậy, giúp học sinh viết đúng và hay mới chính là điều mà chúng ta - những người giáo viên Tiểu học dạy môn Tiếng Việt phải vươn tới. Làm văn là công việc cuối cùng thử thách các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học của các em một cách tổng hợp. Để viết văn tốt, nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả, các em cần phải trau dồi vốn sống, vốn văn chương. Các em phải luyện viết nhiều. Để viết được câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay các em phải học cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sáng tạo. Cuối cùng, các em phải luyện cách diễn tả chính xác, sinh động những điều mình suy nghĩ, cảm nhận và tiến tới viết lên được nét độc đáo riêng. Tuy nhiên thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân, trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác, học sinh Tiểu học năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao, vốn từ ngữ chưa phong phú, kinh nghiệm sử dụng từ ngữ, nghệ thuật viết câu văn hay còn non nớt hoặc hầu như chưa có. Đặc biệt trình độ của các em còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngại học văn nên dẫn đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao. Chính vì vậy, học sinh lớp 5 nói chung, học sinh lớp 5A năm học 2016 – 2017 và học sinh lớp 5B năm học 2017 - 2018 - Trường Tiểu học Mậu Lâm 2 nói riêng khi làm văn đều bị đánh giá là “bài khô khan, thiếu hình ảnh và cảm xúc” dẫn đến giá trị bài văn bị hạn chế rất nhiều. Đứng trước thực tế ấy, người thầy cần truyền cho các em niềm say mê, bồi dưỡng các em trở thành học sinh có năng khiếu, những nhân tài có tâm hồn văn học. Qua kinh nghiệm một số năm dạy lớp 5, tôi tìm tòi biện pháp giúp học sinh có thể vượt qua những nhược điểm trên tạo điều kiện cho các em có thể viết được những bài văn hay hơn, có sức hấp dẫn hơn. Nhưng để có một bài văn sinh động trước tiên các em phải viết được câu văn sinh động, giàu hình ảnh, có sức gợi tả. Chính vì thế, trong phạm vi sáng kiến này, tôi xin đề cập đến một vấn đề nhỏ mà tôi đã thử nghiệm ở học sinh lớp 5A năm học 2016 – 2017 và học sinh lớp 5B năm học 2017 – 2018, Trường Tiểu học Mậu Lâm 2: “Giúp học sinh lớp 5 viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả”. Đề tài này đã được bản thân nghiên cứu và báo cáo vào năm 2013, được xếp loại B cấp huyện. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, áp dụng thêm một số biện pháp và thấy hiệu quả hơn năm học trước, cụ thể tôi đã bổ sung ba biện pháp: Biện pháp 2, biện pháp 6 và biện pháp 7. 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp HS viết được câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả. - Giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về phân môn Tập làm văn. 3. Đối tương nghiên cứu: - Các biện pháp nhằm giúp học sinh viết được câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả của học sinh khối lớp 5 trong 2 năm học 2016-2017, 2017-2018 Trường Tiểu học Mậu Lâm 2. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu: - Thống kê Chất lượng làm văn. - Phương pháp thử nghiệm tại lớp 5A năm học 2016-2017 và học kì 1 lớp 5B năm học 2017-2018 Trường Tiểu học Mậu Lâm 2. - Phương pháp thống kê xử lí số liệu, phân tích, đối chiếu số liệu. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Bổ sung biện pháp 2, biện pháp 6 và biện pháp 7. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Nội dung các bài học trong phân môn Tập làm văn lớp 5 là sự tiếp nối và nâng cao, mở rộng so với các lớp 2,3,4. Lên lớp 5, học sinh học tiếp về văn miêu tả + Cấu trúc chương trình Tập làm văn: Loại văn miêu tả: * Tả cảnh: 14 tiết. HKI - Cả năm 14 tiết. * Tả người: 8 tiết. HKI - HKII 4 tiết. * Các loại văn bản khác: 36 tiết. Với bài hình thành kiến thức, học sinh được hướng dẫn, nhận xét bài văn miêu tả khá dài để học sinh rút ra ghi nhớ rồi tiếp tục vận dụng ghi nhớ để nhận xét cấu tạo của bài văn miêu tả. Đây là một điều rất khó khăn đối với học sinh vì trong thời gian ngắn, các em phải tìm hiểu để nắm được nội dung, phương pháp của văn miêu tả. Việc sản sinh ra một văn bản thường có 4 giai đoạn: * Giai đoạn định hướng: - Nhận diện đặc điểm loại văn bản. - Phân tích đề bài, xác định yêu cầu. * Giai đoạn lập chương trình: - Xác định dàn ý bài văn đã cho. - Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. * Giai đoạn thực hiện hóa chương trình: - Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn). - Liên kết các đoạn thành bài văn. * Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành. - Viết được đoạn văn, bài văn tả cảnh, tả người theo nội dung chương trình 2. Thực trạng Qua một số bài tập làm văn đầu năm, tôi nhận thấy một thực tế là phần lớn học sinh mới viết câu đúng ngữ pháp chứ chưa hay, câu văn khô khan, chưa có “hồn”. Ví dụ: - Tả cây: + Những chiếc lá bàng to và dày. + Lá hồng nhỏ, dài, màu xanh. - Tả em bé: + Đôi mắt em bé to và đen, tóc thưa và mỏng. - Tả ông bà: + Ông em thích uống trà. + Ông rất thích uống trà, thích yên tĩnh và không thích ồn ào. + Bà em thích trẻ em, thích trồng cây cảnh, thích gọn gàng. Qua phân tích tôi thấy rõ: Sở dĩ có tình trạng như vậy vì học sinh chưa biết cách sử dụng các thủ pháp để tạo ra câu văn hay. Do đó, những câu văn ấy còn mang nặng về giá trị thông báo, kể lể chứ chưa có giá trị miêu tả và không tạo được hứng thú cho người đọc, người nghe, chưa diễn tả chính xác được cảnh, sự vật... Để rèn kĩ năng làm văn, các em phải luyện tập thực hành trên những đề bài cụ thể. Đề bài thường yêu cầu viết về những gì gần gũi, quen thuộc, có quan hệ thân thiết với các em. Do đó, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của các em với đề bài: “Tuổi thơ em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Em hãy viết đoạn văn về cảnh đẹp của quê hương”, kết quả cụ thể của thực trạng như sau: Năm học Lớp Tổng số học sinh Học sinh viết câu văn còn sai ngữ pháp Học sinh viết được câu đúng ngữ pháp nhưng chưa sinh động, giàu hình ảnh Học sinh viết được câu văn sinh động, giàu hình ảnh SL TL SL TL SL TL 2016-2017 5A 25 16 64 % 7 28 % 2 8 % 2017-2018 5B 22 14 63.6% 7 31.8% 1 4.6% Nguyên nhân đã rõ, kết quả khảo sát đã cụ thể, tôi tiến hành giúp học sinh khắc phục những nhược điểm trên như sau: 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Giúp học sinh hiểu thế nào là câu văn hay và cách viết những câu văn hay. - Câu văn hay phải là câu văn diễn tả được một cách sinh động, chính xác những điều mà mình muốn diễn đạt (về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, thái độ.) - Câu văn hay còn là những câu văn giàu cảm xúc, có sức truyền cảm Muốn viết được những câu văn hay như vậy ta phải biết sử dụng những từ ngữ gợi tả âm thanh, gợi tả hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đảo ngữ và dùng những từ ngữ bộc lộ rõ cảm xúc, tâm trạng của mình. Tôi cho học sinh so sánh, đối chiếu với các câu văn cụ thể để học sinh thấy rõ điều đó: Ví dụ 1: - Hoa chanh rất trắng, rất thơm. - Hoa chanh nở trắng ở cuối vườn, hương thơm ngào ngạt, lan tỏa khắp nơi. Ví dụ 2: - Lúa mới trổ bông thơm nhẹ. - Mùi thơm dịu ngọt của lúa mới trổ bông thoang thoảng trong làn gió. Ví dụ 3: - Mặt trời mọc lên sau lũy tre làng. - Mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi, cố ngoi lên và chiếu những tia nắng ban mai sau lũy tre làng. Từ những thực tế đó để học sinh thấy rõ nếu viết câu văn có hình ảnh, có từ gợi tả thì câu văn sẽ hay hơn nhiều. Từ đấy giúp học sinh biết phải viết ra sao. 3.2. Những hình thức nghệ thuật cần bồi dưỡng Muốn học sinh viết được câu văn hay, giàu hình ảnh thì học sinh phải biết sử dụng các phương pháp nghệ thuật như: Nghệ thuật so sánh; nhân hoá; nghệ thuật đảo ngữ; phép thế; tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác – câu hỏi và câu hỏi tu từ. Để học sinh vận dụng linh hoạt trong khi viết, câu văn trở nên bóng bẩy trơn tru hơn mà mà nội dung vẫn chứa chan tình cảm thì việc đầu tiên là phải giúp các em hiểu kỹ, hiểu sâu về các hình thức nghệ thuật đó. 3.2.1 Nghệ thuật so sánh. So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc có cùng một dấu hiệu, một điểm giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, sự việc, các hiện tượng thiên nhiên kì thú. Có hai kiểu so sánh là: * So sánh cụ thể: Là đem sự vật này, đối tượng này đối chiếu với sự vật, đối tượng kia làm cho sự vật trình bày được cụ thể hơn, có cảm xúc hơn. So sánh thường có hai vế, các từ chỉ quan hệ so sánh: như, tựa như, chẳng bằng, chẳng khác, bao nhiêu...bấy nhiêu...có khi không cần từ nối. * So sánh ngầm: Là hình thức so sánh kín đáo, ý nhị, còn gọi là nghệ thuật ẩn dụ. Sự so sánh ấy làm cho sự sự việc diễn đạt trở nên sâu sắc, sinh động. Ở nghệ thuật so sánh cần nắm chắc 4 yếu tố: Sự vật so sánh, hình ảnh so sánh, dấu hiệu so sánh, từ chỉ quan hệ so sánh. Ví dụ: a/ Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời b/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. c/ Mỗi lần nhìn thấy tấm ảnh của cô, đọc dòng chữ cô viết, tôi bồi hồi nghĩ đến người mẹ thân yêu của tôi ở trường. VD Sự vật so sánh Hình ảnh so sánh Dấu hiệu so sánh Từ chỉ quan hệ so sánh Kiểu so sánh a Mẹ Ngọn gió suốt đời Sự mát lành Là Cụ thể b Mặt trời trong lăng (Bác Hồ) Mặt trời Bác Hồ quan trọng đối với nước Việt Nam như ánh sáng mặt trời đối với sự sống. Màu đỏ là mặt trời – cách mạng Ẩn dụ c Cô giáo Người mẹ Hiền lành, quan trọng đối với cuộc đời tác giả Ẩn dụ 3.2.2 Nghệ thuật nhân hoá. Trong khi nói hay viết, người ta thường biến các sự vật vô tri vô giác thành những nhân vật mang tính cách con người, chúng cũng có những hành động, suy nghĩ, tình cảm như con người. Đó là phép nhân hoá. Dùng phép nhân hoá đúng chỗ, hợp lý sẽ góp cho việc diễn đạt trở nên sinh động, tươi tắn. * Trong phép nhân hoá cần nắm hai yếu tố: - Sự vật được nhân hoá. - Từ ngữ chỉ sự nhân hoá. * Nắm bốn cách nhân hoá: - Gọi sự vật bằng các từ dùng để gọi người. - Dùng các từ chỉ hành động, tính nếtcủa người để tả vật. - Nói chuyện với sự vật thân mật như nói với người. - Dùng các từ ngữ cho sự vật tự xưng. Ví dụ: a/ Chú mèo mướp nằm sưởi nắng giữa sân. b/ Ông mặt trời đạp xe qua đỉnh núi. c/ Mưa ơi, mưa ơi, đảo nhỏ cần mưa. d/ Tớ là chiếc xe lu. Mình tớ to lù lù. VD Cách nhân hoá Từ chỉ sự nhân hoá a Gọi vật bằng từ dùng để gọi người Chú b Dùng từ chỉ hoạt động của người để tả vật Đạp xe c Nói chuyện với sự vật thân mật như nói với người Mưa ơi d Dùng từ ngữ để gọi người cho sự vật tự xưng Tớ 3.2.3 Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ. Là cách lặp lại nhiều lần một từ hay một vế câu ở trong một câu văn, đoạn văn nhằm làm nổi bật ý tưởng, gây cho người đọc một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Ví dụ: a/ Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Điệp từ “nhớ” nhằm nhấn mạnh tình cảm, nỗi nhớ sâu đậm của người ra đị đối với quê hương. b/ Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta. Điệp ngữ “Đây là của chúng ta” khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của nhân dân ta, không kẻ thù nào có thể xâm chiếm được. 3.2.4 Phép thế. Trong khi viết văn, nếu không có dụng ý nghệ thuật, người ta tránh việc lặp lại từ để diễn đạt không bị rườm rà, nhàm chán. Thay các từ ngữ cần lặp lại bằng đại từ hoặc từ cùng nghĩa gọi là phép thế. (Nó khác với điệp từ, điệp ngữ). Ví dụ: a/ Bộ đội ta rất anh hùng, bộ đội ta đã đánh thắng quân xâm lược Mỹ. b/ Bộ đội ta rất anh hùng, họ đã đánh thắng quân xâm lược Mỹ. Rõ ràng cách viết ở ví dụ b dùng từ “họ” thay thế cho cụm từ “ bộ đội ta” đã làm cho cách diễn đạt ngắn gọn hơn, xúc tích hơn. 3.2.5 Câu hỏi – câu hỏi tu từ. Câu hỏi thường dùng để nêu điều thắc mắc cần được trả lời, còn câu hỏi tu từ là câu hỏi không cần trả lời, có mục đích tập trung sự chú ý của người đọc và đã có tác dụng khẳng định hay khơi gợi một ý nghĩa trong đó. Ví dụ: - Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều? - Có ai lên một đồi thông mà không thấy cõi lòng mở rộng? Có ai nghe tiếng thông reo mà không gợi hứng nguồn thơ? Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi không cần trả lời, không có nghĩa là không có đáp án mà đáp án ở chính trong câu hỏi. 3.2.6 Đảo ngữ. Là hình thức nghệ thuật viết câu mà đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (thường chủ ngữ đứng trước vị ngữ). Cách đảo như thế nhằm nhấn mạnh hình ảnh, hành động, tình cảm, trạng thái của đối tượng trình bày, làm nổi bật ý và giúp cho việc diễn đạt có giá tri biểu cảm cao hơn. Ví dụ: CN a/ Trong vườn, lắc lư /những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống. VN b/ Thoắt cái, trắng long lanh /một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. VN CN Ngoài các hình thức nghệ thuật cơ bản trên, học sinh còn bắt gặp cách diễn đạt một ý bằng nhiều cách khác, câu chuyển mạch, viết câu văn gợi tả, gợi cảm và sinh động; mở rộng câu để câu văn phong phú hơn. 3.3 Giúp học sinh vận dụng từ gợi tả khi sử dụng các phương pháp nghệ thuật trong khi viết. Tuy khái niệm về so sánh, nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ,... các em đã được học nhưng các em vận dụng vào quá trình viết văn chưa hiệu quả. Vì vậy trong những giờ làm văn tôi đã sửa từ chính câu của các em đã viết, dựa vào những quan sát và cảm nhận của chính các em, từ vốn kiến thức sẵn có để giúp các em viết câu văn hay hơn. Ví dụ 1: Học sinh đã viết “Một hàng cây được trồng xung quanh hồ”. Đây là một câu văn đúng ngữ pháp, đúng cả về ý nghĩa nhưng chưa có sức gợi cảm. Vậy ta có thể sửa lại như thế nào để hình ảnh của hàng cây, hồ nước hiện lên cụ thể hơn; giữa hàng cây và hồ nước có sự gắn bó hơn? Giáo viên phải gợi ý để học sinh sửa lại bằng cách thêm từ ngữ. Ví dụ:- Hàng cây thế nào? + Hàng cây xanh tốt. + Hàng cây cao vút. + Hàng cây xum xuê, cao vút. - Hồ nước thế nào? Mặt hồ ra sao? + Mặt hồ như một tấm gương khổng lồ. + Mặt hồ trong xanh. + Mặt hồ lấp lánh dưới ánh mặt trời. + Hồ nước trong veo. Và cuối cùng sửa lại cả câu: - Một hàng cây xanh tốt, cành lá xum xuê ôm lấy mặt hồ trong xanh gợn sóng. - Hoặc “Một hàng cây xanh tốt nghiêng mình soi bóng xuống hồ nước trong veo." - Hay "Ôm lấy mặt hồ trong xanh gợn sóng là hàng cây xanh tốt, cành lá xum xuê" Ví dụ 2: Khi tả con đường học sinh viết: “Con đường rất thẳng, rất rộng, rất dài” Tôi gợi ý để học sinh có thể tìm những từ ngữ thay thế cho từng nhóm từ trong câu sao cho câu văn có sức gợi tả hơn. Ví dụ: - Thay “rất rộng” bằng “rộng rãi”, “rộng thênh thang”. - Thay “rất thẳng” bằng những từ khác. Học sinh thay: + Chạy xa mãi như không có điểm cuối cùng. + Chạy tít mãi đến tận cuối chân trời. + Vươn dài mãi về phía mặt trời. Cuối cùng từ những gợi ý để học sinh hoàn chỉnh câu: - Con đường nhựa rộng mênh mông vạch ra một đường thẳng tắp về phía chân trời. - Con đường nhựa rộng thênh thang như một đường kẻ vươn mãi đến chân trời xa tít. Hay Sau khi tôi gợi ý để các em vận dụng cách dùng câu hỏi tu từ để thay thế cho câu mà các em vừa nêu, các em đã viết được câu như sau: - Có ai đi trên con đường rộng thênh thang, kéo dài mãi về phía chân trời mà lòng không xuyến xao? Ví dụ 3: Hoặc trong một câu văn học sinh đã viết: “lá tràm nhỏ, cong cong màu xanh”. Tôi đã gợi ý để học sinh tìm ra được sự liên tưởng so sánh. - Nhìn lá tràm nhỏ, cong cong em liên tưởng đến những gì? + Quả chuối còn non. + Vầng trăng khuyết. + Trăng đầu tháng. + Cái lưỡi liềm. + Con thuyền. - Từ những liên tưởng ấy em đã dùng phương pháp so sánh để viết lại câu văn trên sao cho hay hơn. - Học sinh viết: + Lá tràm màu xanh, cong cong như một vầng trăng khuyết. + Lá tràm như một vầng trăng xanh đầu tháng. + Lá tràm như vầng trăng đầu tháng treo lơ lửng trên cành cây. + Những chiếc lá tràm như những con thuyền bé xíu màu xanh. + Mỗi chiếc lá tràm là một lưỡi liềm xanh bé xíu. 3.4 Giúp học sinh viết được những câu văn bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của người viết. Đây cũng là một cách để góp phần thông báo chính xác điều mà học sinh muốn nói, muốn diễn tả, muốn thể hiện. Không chỉ có vậy, đây là một biện pháp để tạo sức nặng, sức rung cho bài văn. Muốn viết được những câu văn như thế học sinh có thể dùng nhiều cách khác nhau. - Bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết qua một số từ ngữ đồng nghĩa có giá trị tương đương nhưng nhưng sắc thái biểu cảm. Ví dụ: Cùng là “nhìn” nhưng ta có thể dùng các từ đồng nghĩa để bộc lộ thái độ biểu cảm khác nhau: + Yêu thích: ngắm + Tò mò, thờ ơ: ngó, liếc. + Bình thường: Nhìn, trông. - Bộc lộ bằng cách thêm từ chỉ tâm trạng, trạng thái. Ví dụ: + “Nói” bình thường không có sắc thái. + “Ân cần nói” thể hiện sự quan tâm. + “Dịu dàng nói” thể hiện sự yêu thương. - Bộc lộ bằng cách thêm một tập hợp từ diễn tả cụ thể trạng thái, tình cảm của người viết. Ví dụ 1: + Em nhìn điểm 10 đỏ chói lòng dạt dào sung sướng. + Ngày ba ra đi là ngày niềm vui trong em vụt tắt. Từ những suy nghĩ ấy, trong quá trình lên lớp giảng bài tôi đã giúp học sinh làm quen dần với những câu văn có cảm xúc. Ví dụ 2: Từ câu học sinh viết: “Mẹ hỏi em: Con ăn cơm chưa?” Từ đó tôi gợi ý để học sinh thêm từ tả tâm trạng vào để chuyển thành những câu văn có cảm xúc. Học sinh viết: + Mẹ dịu dàng hỏi em: Con ăn cơm chưa? + Mẹ ân cần hỏi em: Con ăn cơm chưa? + Mẹ trìu mến hỏi em: Con ăn cơm chưa? Ví dụ 3: Hoặc ở câu: “Em nhìn những cánh diều đang bay trên bầu trời”. Tôi gợi ý để học sinh viết lại sao cho khi đọc lên người ta thấy rõ những cánh diều ấy rất đẹp và em rất thích chúng. Học sinh viết lại: + Em say sưa ngắm nhìn những cánh diều đang bay lượn trên bầu trời xanh thẳm. + Em mải mê ngắm nhìn những cánh diều đang đùa vui với gió trên khoảng trời xanh vô tận. + Ngắm nhìn những cánh diều tự do bay lượn trên trời, hè lại ùa về trong em. Tôi lại yêu cầu các em thể hiện thế nào để mọi người biết mình không thích những cánh diều ấy hoặc đang nhìn cánh diều ấy trong tâm trạng buồn: Học sinh viết được ngay: + Em lặng nhìn những cánh diều đang bay lượn trên bầu trời. + Nhìn những cánh diều đang bay lượn trên bầu trời, nỗi buồn như ùa về trong em. + Nhìn những cánh diều đang bay lượn trên bầu trời mà lòng em mang nặng trĩu nỗi nhớ về ba. Ví dụ 4: Có học sinh viết câu: “Đôi tay của bà gầy guộc”. Đây là một câu chỉ có giá trị thông báo, do đó tôi hướng dẫn học sinh viết lại câu văn không chỉ có giá trị thông báo mà còn có giá trị cả về mặt tình cảm. Tôi đặt vấn đề: Nhìn đôi bàn tay gầy guộc của bà em có suy nghĩ gì?
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_lop_5_viet_cau_van_sinh_dong_giau_hinh_an.docx