SKKN Giúp học sinh lớp 5 tự đặt được đề toán thông qua một số bài tập đã làm
Cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người, khoa học kĩ thuật củng như công nghệ thông tin đang phát triển mạnh. Để phù hợp với sự phát triển chung đòi hỏi Nhà nước ta phải có một nền giáo dục phù hợp với sự đi lên của thời đại.
Trước xu thế toàn cầu kinh tế tri thức hóa tri thức của thời đại và sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục trong những năm gần đây. Vì vậy mà nhận thức của người dạy và người học đã bước sang một trang mới. Vai trò của người thầy cao hơn, quan trọng hơn. Trong quá trình dạy ngoài mục đích giúp các em có được những kĩ năng kiến thức, việc dạy học còn phải chú ý đến phát triển tư duy và bồi dưỡng phương pháp suy luận cho học sinh, mổ xẻ một vấn đề để tìm ra những cái hay cái mới. Từ đó có thể tự mình mở rộng được tầm hiểu biết, nắm kiến thức chắc chắn hơn, sâu hơn. Đối với học sinh tiểu học lại càng phải quan tâm đến điều này, nhất là ở môn Toán.
Để học sinh học tốt bộ môn Toán thì việc giải đúng một đề toán để đúng 100% vẫn chưa đủ. Vì thế cần phải tập cho học sinh thói quen chưa tự bằng lòng mỗi khi giải xong bài toán hoặc tìm đúng đáp số, ngay cả trong trường hợp đã thử lại cẩn thận, soát lại đâu vào đấy. Điều đó có nghĩa là: Các em cần tiếp tục suy nghĩ để tìm hiểu sâu hơn nhằm khai thác bài toán đó một cách triệt để.
Khi nghiên cứu vấn đề này qua các phương pháp nghiên cứu (xem lại cơ sở lí luận toán học, giáo án đã soạn theo phương pháp cũ, sách giáo khoa, phương pháp thăm dò, trao đổi với đồng nghiệp, dự giờ thăm lớp, )
Từ những suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp 5 tự đặt được đề toán thông qua một số bài tập đã làm” để giúp các em phát triển tư duy và khai thác bài toán có hiệu quả tốt hơn. Mặt khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, để các em có điều kiện trở thành những học sinh giỏi ở các bậc học sau này.
Ngoài ra, đối với sáng kiến này còn đặc biệt hơn nếu chúng ta áp dụng cho những học sinh giỏi có năng khiếu về môn Toán.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 TỰ ĐẶT ĐƯỢC ĐỀ TOÁN THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TẬP ĐÃ LÀM Người thực hiện: Trịnh Văn Sáng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Dân Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Toán THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC: Nội dung Trang I. Mở đầu 3 1. Lí do chọn đề tài. 3 2. Mục đích nghiên cứu. 3 3. Đối tượng nghiên cứu. 3 4. Phương pháp nghiên cứu. 4 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 4 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 5 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 5 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 5 3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết. 6 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 10 III. Kiến nghị, kết luận. 10 1. Kết luận. 10 2. Kiến nghị. 11 I. MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người, khoa học kĩ thuật củng như công nghệ thông tin đang phát triển mạnh. Để phù hợp với sự phát triển chung đòi hỏi Nhà nước ta phải có một nền giáo dục phù hợp với sự đi lên của thời đại. Trước xu thế toàn cầu kinh tế tri thức hóa tri thức của thời đại và sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục trong những năm gần đây. Vì vậy mà nhận thức của người dạy và người học đã bước sang một trang mới. Vai trò của người thầy cao hơn, quan trọng hơn. Trong quá trình dạy ngoài mục đích giúp các em có được những kĩ năng kiến thức, việc dạy học còn phải chú ý đến phát triển tư duy và bồi dưỡng phương pháp suy luận cho học sinh, mổ xẻ một vấn đề để tìm ra những cái hay cái mới. Từ đó có thể tự mình mở rộng được tầm hiểu biết, nắm kiến thức chắc chắn hơn, sâu hơn. Đối với học sinh tiểu học lại càng phải quan tâm đến điều này, nhất là ở môn Toán. Để học sinh học tốt bộ môn Toán thì việc giải đúng một đề toán để đúng 100% vẫn chưa đủ. Vì thế cần phải tập cho học sinh thói quen chưa tự bằng lòng mỗi khi giải xong bài toán hoặc tìm đúng đáp số, ngay cả trong trường hợp đã thử lại cẩn thận, soát lại đâu vào đấy. Điều đó có nghĩa là: Các em cần tiếp tục suy nghĩ để tìm hiểu sâu hơn nhằm khai thác bài toán đó một cách triệt để. Khi nghiên cứu vấn đề này qua các phương pháp nghiên cứu (xem lại cơ sở lí luận toán học, giáo án đã soạn theo phương pháp cũ, sách giáo khoa, phương pháp thăm dò, trao đổi với đồng nghiệp, dự giờ thăm lớp, ) Từ những suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp 5 tự đặt được đề toán thông qua một số bài tập đã làm” để giúp các em phát triển tư duy và khai thác bài toán có hiệu quả tốt hơn. Mặt khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, để các em có điều kiện trở thành những học sinh giỏi ở các bậc học sau này. Ngoài ra, đối với sáng kiến này còn đặc biệt hơn nếu chúng ta áp dụng cho những học sinh giỏi có năng khiếu về môn Toán. 2. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện mục tiêu giáo dục của đất nước ta trong giai đoạn mới là “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục lên bậc THCS”. Giúp các em có sáng tạo trong tư duy, lập luận, suy luận logic, ... trong cuộc sống nói chung và đặc biệt trong môn Toán nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp, cách thức, cách lập luận, cách tư duy, ... để từ đó học sinh đặt được đề toán mới thông qua các bài tập đã làm. Qua các năm học, tôi đã áp dụng rộng rãi cho các đối tượng học sinh, mỗi năm tôi đã rút ra những kinh nghiệm bổ ích bổ sung vào phương pháp dạy học tích cực, nâng cao chất lượng dạy và học, loại bỏ những nhược điểm để áp dụng thành công trong những năm học tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu: a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới, tích cực. - Sách giáo khoa Toán lớp 5. - Sách giáo viên Toán lớp 5. - Thiết kế bài dạy môn Toán lớp 5. -Tạp chí tiểu học. - Phương pháp dạy toán bậc tiểu học (Nhà xuất bản Đại học sư phạm). - 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4; 5 (Nhà xuất bản giáo dục). - Thông tư 896 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn diều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học. - Tài kiệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới (Nhà xuất bản Hà Nội). - Số 9832 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế: - Phương pháp sư phạm. - Nhóm phương pháp điều tra : Quan sát điều tra từ kết quả thực hiện của học sinh ở địa phương, phỏng vấn, kiểm tra đánh giá. - Nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp, sử lý tình huống trong giảng dạy. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trao đổi - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan và khó khăn, thì việc giúp học sinh đặt được đề toán thông qua một số bài đã làm không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm giúp học sinh nắm kiến thức môn Toán ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong các giờ học toán, nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên. Điểm mới trong việc nghiên cứu và áp dụng đề tài này là sự lựa chọn dạy học toán phù hợp với đối tượng học sinh của lớp qua từng dạng bài, một sáng kiến mang tính mới mẻ mà từ trước tới nay ít được vận dụng hoặc có vận dụng thì cũng đang dừng lại mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học là nền tảng cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách ban đầu cho mỗi con người. Trong các môn học ít có môn học nào lại giúp rèn luyện năng lực suy nghĩ và phát triển trí tuệ cho học sinh như môn Toán, còn trong bản thân môn Toán thì cũng ít có tuyến kiến thức nào giúp phát triển tư duy lô - gíc, trí thông minh, óc sáng tạo như các yếu tố. Do vậy trong tất cả môn học ở bậc tiểu học thì môn Toán là môn giữ vị trí quan trọng trong số 9 môn học bắt buộc. Thời gian dành cho môn Toán chiếm tỷ lệ khá cao, việc dạy môn Toán ở lớp 5 sẽ giúp cho học sinh có năng lực nhận biết các sự việc, hiện tượng một cách nhanh chóng, lô - gíc và có khoa học. Đồng thời còn gắn bó mật thiết với các kiến thức các môn học khác. Toán có cấu trúc chương trình hoàn chỉnh và phù hợp với học sinh tiểu học. Vì vậy việc dạy Toán phải đạt được các mục đích sau: - Hình thành cho học sinh có biểu tượng chính xác trong toán học. - Giúp trẻ phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành. - Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong chương trình toán 5, sau mỗi dạng toán mới đều có phần bài tập củng cố kiến thức để học sinh luyện tập, các kiểu bài đó còn đơn điệu chưa phong phú, mà các kiểu bài tập nâng cao bắt đầu từ các bài toán cơ bản chỉ có ở sách tham khảo. Trong khi đó giáo viên chỉ giúp học sinh hoàn thành đủ các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh chỉ cố gắng làm đủ bài tập trong sách giáo khoa chứ giáo viên chưa chú ý vào việc giúp học sinh từ bài tập sẵn có để tự đặt đề toán trên cơ sở: - Thay đổi các số liệu đã cho. - Thay đổi các đối tượng trong đề toán. - Thay đổi các quan hệ trong đề toán. - Tăng số đối tượng trong đề toán. - Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khác khó hơn. Hơn nữa, không phải bất kỳ học sinh nào cũng có điều kiện mua và đọc sách tham khảo, điều đó dẫn đến phần lớn học sinh còn bị hạn chế trong việc: - Rèn luyện kĩ năng, củng cố và khắc sâu kiến thức. - Phát triển tư duy. - Nắm cấu trúc của bài toán để củng cố về tính chất của các phép tính về quan hệ giữa các đại lượng. - Giải các bài toán cùng loại với yêu cầu được nâng cao hơn. - Khả năng suy nghĩ linh hoạt. - Rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và suy luận đúng đắn, hợp lý. Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, ngay từ đầu năm học 2011 - 2018, tôi đã đề nghị nhà trường phân chủ nhiệm lớp 5B Trường tiểu học Minh Dân làm đối tượng nghiên cứu. Tổng số học sinh: 31 em (nam – 12 em; nữ - 19 em). Qua khảo sát thực trạng đầu năm học, tôi thấy các em còn lúng túng nhiều trong việc tự đặt đề toán. Cụ thể: Đặt đề toán mới bằng cách Số HS đặt đề toán thành thạo Số HS biết đặt được đề toán Số HS chưa đặt được đề toán SL TL SL TL SL TL Thay đổi các số liệu đã cho 0 0 6 19 25 81 Thay đổi các đối tượng trong đề toán 0 0 5 16 26 84 Thay đổi các quan hệ trong đề toán 0 0 6 19 25 81 Tăng số đối tượng trong đề toán. 0 0 5 16 26 84 Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khác khó hơn. 2 10 6 19 25 81 Từ thực trạng trên, để chất lượng môn Toán lớp đạt hiệu quả hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy trong bài học, tiết học, uốn nắn học sinh đi theo cách thức mình đã lựa chọn nhằm khắc phục tình trạng trên như sau: 3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Học sinh biết tự lập đề toán là một biện pháp rất tốt để nắm vững cách giải các bài toán cùng loại, bởi vậy khi các em đã lập được đề toán tức là các em đã hiểu bài toán đó rất kĩ lưỡng. Nhờ đó học sinh sẽ nắm vững hơn mối quan hệ giữa các đại lượng và những mối quan hệ bản chất trong mỗi bài toán. Chính vì vậy mà học sinh hiểu bài toán sâu sắc hơn nhiều. Trong những năm học qua, mỗi khi dạy xong một dạng toán mới, tôi thường ra cho học sinh tự ra các đề toán khác tương tự với bài toán vừa giải bằng cách: - Thay đổi các số liệu đã cho. - Thay đổi các đối tượng trong đề toán. - Thay đổi các quan hệ trong đề toán. - Tăng số đối tượng trong đề toán. - Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khác khó hơn. *. Thay đổi các số liệu đã cho: Cách đặt vấn đề này có vai trò to lớn trong việc rèn luyện kĩ năng, củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp các em có khả năng giải thành thạo các dạng toán đã học, các em năm bài và dạng toán một cách sâu sắc hơn, chắc chắn hơn. a. Các bước tiến hành: Bước 1: Xác định các số liệu cơ bản của bài toán. Bước 2: Đưa số liệu mới thay cho số liệu cũ ban đầu. b. Ví dụ: “Một xe máy trong hai ngày đi được quãng đường, biết rằng ngày thứ hai đi được quãng đường đó. Hỏi ngày đầu xe máy đi được mấy phần quãng đường đó?.” Trong bài toán này, học sinh thấy hai số liệu quan trọng là: ; . - GV có thể hướng dẫn học sinh thay (chẳng hạn) hai phân số ; bằng hai phân số ; thì sẽ có một bài toán mới như sau: “Một xe máy trong hai ngày đi được quãng đường, biết rằng ngày thứ hai đi được quãng đường đó. Hỏi ngày đầu xe máy đi được mấy phần quãng đường đó?.” Vậy là ta đã được bài toán mới, song khi thay đổi các số liệu trong đề toán, học sinh thường mắc sai lầm ở chỗ: không chú ý đến tính hợp lý của bài toán, mà chỉ cốt làm sao bài toán đặt ra giải được. Cho nên, giáo viên cần phải nhắc nhở các em không phải muốn thay đổi số liệu thế nào cũng được. Chẳng hạn, chỉ có thể thay các phân số và trong bài toán ban đầu bằng các phân số bé hơn 1. Nếu thay bằng những phân số lớn hơn 1 thì bài toán sẽ vô lý ở chỗ: Quãng đường đi được lại nhiều hơn chiều dài cả quãng đường. Vì vậy, khi học sinh thay đổi các số liệu trong đề toán, tôi luôn chú ý các em cần phải xem xét đến tính hợp lý của chúng. **. Thay đổi các đối tượng trong đề toán: Việc thay đổi các đối tượng trong đề toán là một cách rất tốt giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo. * Các bước tiến hành: Bước 1: Xác định các đối tượng ban đầu của đề toán. Bước 2: Tìm các đối tượng mới cho đề toán. Bước 3: Thay đổi các đối tượng cũ bằng đối tượng mới. Bước 4: Thay số liệu cũ bằng số liệu mới (nếu các đối tượng mới không phù hợp với số liệu cũ). ***. Thay đổi các quan hệ trong đề toán: Khi đặt đề toán theo cách này, học sinh có dịp củng cố về tính chất của các phép tính, về quan hệ giữa các đại lượng. Từ đó, các em sẽ nắm vững hơn cấy trúc của bài toán và có thể đặt đề toán bằng cách thay đổi mối quan hệ trong đề toán. a. Các bước tiến hành: Bước 1: Tìm quan hệ trong mấu chốt bài toán đã cho. Bước 2: Thay thế quan hệ khác ngược lại với quan hệ cũ. b. Ví dụ: “Lớp 5A và lớp 5B nhận chăm bón hai thửa ruộng có diện tích tổng cộng là 8,7 ha. Nếu chuyển diện tích ruộng của lớp 5A sang lớp 5B chăm bón thì diện tích ruộng chăm bón của cả hai lớp sẽ bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi lớp nhận chăm bón bao nhiêu mét vuông?”. Trong bài toán trên có một số quan hệ toán học chính như sau: - Tổng diện tích ruộng của hai lớp 5A và 5B là: 8,7 ha. (1) - Chuyển diện tích ruộng 5A sang 5B thì diện tích ruộng hai lớp băng nhau. (2) Thay đổi các quan hệ toán học trên ta sẽ có bài toán mới. Chẳng hạn: - Nếu thay “quan hệ tổng” bằng “quan hệ hiệu” ở (1) và giữ nguyên (2). Ta có bài toán sau: “Lớp 5A và lớp 5B nhận chăm bón hai thửa ruộng có hiệu diện tích là 8,7 ha. Nếu chuyên diện tích ruộng của lớp 5A sang cho 5B chăm bón thì diện tích ruộng chăm bón của cả hai lớp sẽ bằng nhau. Hỏi mỗi lớp nhận chăm bón bao nhiêu mét vuông ruộng?”. - Nếu thay từ ‘chuyển” bằng từ “thêm” và thay “của lớp 5A” bằng “của cả hai lớp” thì ta lại có bài toán sau: “Lớp 5A và lớp 5B nhận chăm bón hai thửa ruộng có diện tích tổng cộng là 8,7 ha. Nếu thêm diện tích ruộng của cả hai lớp để lớp 5B chăm bón thì diện tích ruộng của hai lớp sẽ bằng nhau. Hỏi mỗi lớp nhận chăm bón bao nhiêu mét vuông?”. * Đối với cách đặt đề toán này, tôi khắc sâu cho học sinh: Việc thay đổi các quan hệ trong đề toán ở đây chính là thay: Tổng -> Hiệu; Tăng -> Giảm; Thêm -> Bớt. ****. Tăng đối tượng trong đề toán: Tăng đối tượng trong đề toán là một biện pháp rất tốt để học sinh giải các bài toán cùng loại với yêu cầu được nâng cao hơn. Do đó, tư duy của các em củng sẽ được phát triển hơn. a. Các bước tiến hành: Bước 1: Xác định các đối tượng ban đầu của đề toán. Bước 2: Thêm vào đề toán các đối tượng tương đối với đối tượng đã cho. Bước 3: Thêm số liệu vào các đối tượng mới cho phù hợp. b. Ví dụ: “Một phân xưởng theo kế hoạch mỗi tháng sản xuất 2500 đôi giày vải. Nhờ cải tiến sản xuất, tháng thứ nhất phân xưởng sản xuất được 2750 đôi, tháng thứ hai sản xuất được 2825 đôi. Hỏi mỗi tháng phân xưởng đã tăng năng xuất bao nhiêu phần trăm và tính trung bình hàng tháng tăng bao nhiêu phần trăm?”. Bài toán trên có các đối tượng là: “Tháng thứ nhât”; “Tháng thứ hai”. Nếu học sinh đưa vào một đối tượng nữa là “Tháng thứ ba”, thì bài toán trở thành. “Một phân xưởng theo kế hoạch mỗi tháng sản xuất 2500 đôi giày vải. Nhờ cải tiến sản xuất, tháng thứ nhất phân xưởng sản xuất được 2750 đôi, tháng thứ hai sản xuất được 2825 đôi, tháng thứ ba sản xuất được 2950 đôi. Hỏi mỗi tháng phân xưởng đã tăng năng xuất bao nhiêu phần trăm và tính trung bình hàng tháng tăng bao nhiêu phần trăm?”. * Hoặc: Nếu thêm vào một đối tượng nữa là: “Tháng thứ 4” thì nội dung bài toán sẽ là: “Một phân xưởng theo kế hoạch mỗi tháng sản xuất 2500 đôi giày vải. Nhờ cải tiến sản xuất, tháng thứ nhất phân xưởng sản xuất được 2750 đôi, tháng thứ hai sản xuất được 2825 đôi, tháng thứ ba sản xuất được 2950 đôi, tháng thứ tư sản xuất được 3100 đôi. Hỏi mỗi tháng phân xưởng đã tăng năng xuất bao nhiêu phần trăm và tính trung bình hàng tháng tăng bao nhiêu phần trăm?”. *****. Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khác khó hơn: Đặt đề toán bằng thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khó hơn chính là tạo khả năng suy nghĩ linh hoạt cho học sinh. Giúp học sinh có dịp tiếp xúc và thử sức với những yêu cầu cao hơn và có dịp suy nghĩ đến những khía cạnh khác nhau của bài toán. a. Các bước tiến hành: Bước 1: Tính bài toán ban đầu. Bước 2: Thay câu hỏi của bài toán ban đầu bằng câu hỏi khó hơn. Bước 3: Tìm cách giải cho bài toán mới bằng cách đưa về dạng toán đã học. b. Ví dụ: “Tuổi con bằng tuổi mẹ. Con kém mẹ 28 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi, mẹ bao nhiêu tuổi?. - Nếu ta thay câu hỏi của bài toán bằng câu hỏi: “Biết năm nay là năm 2002, hãy tính năm sinh của mẹ và năm sinh của con” thì sẽ được bài toán: “Năm 2002 tuổi con bằng tuổi mẹ. Con kém mẹ 28 tuổi. Hãy tính mẹ sinh năm nào và con sinh năm nào?”. Bài toán này khó hơn bài toán lúc đầu một chút, vì muốn giải được nó, trước hết học sinh phải tính được tuổi mẹ và con hiện nay (Mẹ: 36 tuổi; con: 8 tuổi), sau đó mới lấy 2002 trừ đi 36 và 2002 trừ đi 8 thì mới ra đáp số. - Tuy nhiên, nếu thay câu hỏi của bài toán bằng câu hỏi sau: “Tính xem sau bao nhiêu năm nữa thì tuổi mẹ gấp rưỡi tuổi con” thì sẽ được bài toán khó hơn bài toán lúc đầu rất nhiều. “Hiện nay tuổi con bằng tuổi mẹ. Con kém mẹ 28 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa thì tuổi mẹ gấp rưỡi tuổi con?.” Để giải được bài toán này, trước hết học sinh phải tính được tuổi mẹ và con hiện nay. Tiếp theo là giải bài toán theo dạng ban đầu “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số”. (Hiệu là 28; tỉ số là 2/9) để thấy được: Lúc mẹ 28 tuổi thì mẹ gấp rưỡi tuổi con. Từ đó tìm ra đáp số mới của bài toán là: “6 năm sau”. * Muốn thay đổi câu hỏi cũ bằng câu hỏi mới khó hơn thì trước tiên học sinh phải xác định được mục đích của câu hỏi ban đầu để đi tới giải đúng. Từ câu hỏi cũ ban đầu đó mà nâng lên câu hỏi khác khó hơn. Sau khi học sinh tự đặt được các đề toán mới, các em cần suy nghĩ để tìm cách giải, luyện tập được thói quen tốt về phương diện này, các em có điều kiện để trở thành những học sinh giỏi ở các môn học khác. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và đồng nghiệp nhà trường: Năm học 2017 – 2018 qua quá trình áp dụng kinh nghiệm: “Giúp học sinh lớp 5 tự đặt được đề toán thông qua một số bài tập đã làm” tại lớp 5B trường tiểu học Minh Dân tôi thấy từ chỗ các em còn lúng túng chưa biết đặt được đề toán mới thì đến nay gần hết một năm học thì học sinh lớp tôi phần lớn đã tự đặt được đề toán thông qua một số bài tập đã làm. Những bài toán mà học sinh tự đặt đã giúp các em cũng cố kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa, đồng thời phát huy được trí thông minh, óc sáng tạo và năng lực học tập của các em. Kết qủa như sau: Đặt đề toán mới bằng cách Số HS đặt đề toán thành thạo Số HS biết đặt được đề toán Số HS chưa đặt được đề toán SL TL SL TL SL TL Thay đổi các số liệu đã cho 15 48 13 42 3 10 Thay đổi các đối tượng trong đề toán 10 32 19 58 3 10 Thay đổi các quan hệ trong đề toán 10 32 19 58 3 10 Tăng số đối tượng trong đề toán. 15 48 13 42 3 10 Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khác khó hơn. 13 42 15 48 3 10 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Đối với nhà trường Toán học là một bộ môn khoa học rất quan trọng và cần thiết cho học sinh. Môn Toán trong Trường Tiểu học còn góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện: góp phần hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh; góp phần xây dựng những tình cảm, thói quen, đức tính tôt đẹp của con người mới, v.v... Ngay từ đầu bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Thông qua các hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, lập luận có căn cứ, bước đầu làm quen với những chứng minh đơn giản... Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt qua khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin... Đặc biệt các yếu tố hình học ở lớp 5 là một bộ phận cấu thành tron
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_lop_5_tu_dat_duoc_de_toan_thong_qua_mot_s.doc