SKKN Giúp học sinh Khắc phục một số sai lầm thường gặp trong quá trình giải bài tập lí thuyết hoá học tại trường THPT Lê Hoàn

SKKN Giúp học sinh Khắc phục một số sai lầm thường gặp trong quá trình giải bài tập lí thuyết hoá học tại trường THPT Lê Hoàn

Quyết định số 16/2006/QĐ. BGD & ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh".

 Để biến các mục tiêu thành hiện thực khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục theo “phương pháp dạy học tích cực”. Hoá học là một bộ môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành cho các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết: Tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác yêu khoa học. Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học là nguồn quan trọng để HS thu nhận kiến thức, củng cố và khắc sâu những lí thuyết đã học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Tuy nhiên việc bố trí thời lượng trong làm bài cho phần kiến thức, bài tập hóa học rất ít đặc biệt với các bài tập trắc nghiệm. Do vậy đa số học sinh THPT hiện nay khi gặp các bài tập lí thuyết có vấn đề học sinh thường lúng túng và mắc sai lầm của đề ra, cho nên việc hướng dẫn HS THPT phát hiện và tránh những “bẫy cài” khi giải bài tập lí thuyết là rất quan trọng.

Đã có một số sách tham khảo, sáng kiến của đồng nghiệp đã nói về những sai lầm của học sinh trong quá trình vận dụng kiến thức vào giải bài tập hóa học ở trường THPT. Tuy nhiên, các tác giả thường tập trung chủ yếu vào khai thác bài tập định lượng, hoặc cũng đề cập đến bài tập lí thuyết mới chỉ phân tích những sai lầm của học sinh mà chưa đi sâu vào việc tìm ra biện pháp khắc phục những sai lầm đó, cũng như hình thành cho HS một hệ thống hóa các vấn đề sai phạm.

Qua thực tiễn dạy học, bằng những kinh nghiệm có được, tôi xin đúc kết lại thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Giúp học sinh “Khắc phục một số sai lầm thường gặp trong quá trình giải bài tập lí thuyết hoá học tại trường THPT Lê Hoàn’’

 

doc 20 trang thuychi01 6900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh Khắc phục một số sai lầm thường gặp trong quá trình giải bài tập lí thuyết hoá học tại trường THPT Lê Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Quyết định số 16/2006/QĐ. BGD & ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh".
	Để biến các mục tiêu thành hiện thực khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục theo “phương pháp dạy học tích cực”. Hoá học là một bộ môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành cho các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết: Tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác yêu khoa học. Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học là nguồn quan trọng để HS thu nhận kiến thức, củng cố và khắc sâu những lí thuyết đã học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Tuy nhiên việc bố trí thời lượng trong làm bài cho phần kiến thức, bài tập hóa học rất ít đặc biệt với các bài tập trắc nghiệm. Do vậy đa số học sinh THPT hiện nay khi gặp các bài tập lí thuyết có vấn đề học sinh thường lúng túng và mắc sai lầm của đề ra, cho nên việc hướng dẫn HS THPT phát hiện và tránh những “bẫy cài” khi giải bài tập lí thuyết là rất quan trọng.
Đã có một số sách tham khảo, sáng kiến của đồng nghiệp đã nói về những sai lầm của học sinh trong quá trình vận dụng kiến thức vào giải bài tập hóa học ở trường THPT. Tuy nhiên, các tác giả thường tập trung chủ yếu vào khai thác bài tập định lượng, hoặc cũng đề cập đến bài tập lí thuyết mới chỉ phân tích những sai lầm của học sinh mà chưa đi sâu vào việc tìm ra biện pháp khắc phục những sai lầm đó, cũng như hình thành cho HS một hệ thống hóa các vấn đề sai phạm.
Qua thực tiễn dạy học, bằng những kinh nghiệm có được, tôi xin đúc kết lại thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Giúp học sinh “Khắc phục một số sai lầm thường gặp trong quá trình giải bài tập lí thuyết hoá học tại trường THPT Lê Hoàn’’
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những bẫy cài lí thuyết thường gặp trong chương trình hóa học THPT.
 - Vận dụng hệ thống những kiến thức đã xây dựng để vào quá trình dạy học chương trình lớp 12, ôn thi đại học, ôn thi học sinh giỏi lớp 11 nhằm khắc phục những sai lầm không đáng có khi giải bài tập hoá học, tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh THPT.
 - Nâng cao năng lực tư duy của học sinh thông qua phân tích một số sai lầm thường gặp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết quan trọng, nhằm khắc phục một số sai lầm thường gặp của học sinh khi áp dụng giải các bài tập lí thuyết hóa học THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Đọc, nghiên cứu SGK theo chương trình đã giảm tải, theo chuẩn kĩ năng.
 	- Đọc, nghiên cứu các đề thi ĐH, HSG các tỉnh.
- Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về những kinh nghiệm, sai lầm khi giải nhanh bài tập lí thuyết hóa học THPT.
1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn
 	- Qua kinh nghiệm thực tiễn khi ôn thi ĐH, HSG trong nhiều năm.
 	- Khảo sát các đề thi tốt nghiệp, đề thi đại học, cao đẳng, đề thi học sinh giỏi của tỉnh Thanh Hoá trong các năm học.
 	- Chọn 04 lớp (2 lớp 12 và 2 lớp 11) trong mỗi khối có 01 lớp học ban cơ bản A, 01 lớp học ban cơ bản để triển khai đề tài. Ban đầu tôi chưa áp dụng đề tài đối với cả 04 lớp, sau một thời gian tôi áp dụng đề tài cho cả 04 lớp. Qua đó tôi so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài để rút ra kết luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Để hướng dẫn HS phát hiện và phân tích một số sai lầm trong quá trình giải bài tập lí thuyết hoá học ở trường THPT ta cần hiểu rõ một số vấn đề và lý luận dạy học sau: 
Theo Trung Tâm từ điển học, từ điển tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994) thì “sai lầm” là “trái với yêu cầu khách quan, lẽ phải, dẫn đến hậu quả không hay”. Sai lầm không chỉ xuất hiện trong cuộc sống mà còn xuất hiện cả trong học tập và nghiên cứu khoa học. Trong giáo dục, I.A. Konmensky khẳng định: “Bất kì một sai lầm nào cũng có thể làm cho HS kém đi nếu như giáo viên không chú ý ngay đến sai lầm đó, bằng cách hướng dẫn HS nhận ra và sữa chữa, khắc phục sai lầm”. A.A.Stoliar cũng đã lên tiếng nhắc nhỡ giáo viên rằng: “không được tiếc thời gian để phân tích trên giờ học các sai lầm của HS”. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Lê Hoàn ở trên lớp, ôn thi ĐH, ôn thi HSG nhiều năm. Tôi thấy các em khi làm dạng bài tập lí thuyết thường mắc phải những sai lầm cơ bản sau: 
* Về phía học sinh:
	- Sai lầm đầu tiên xuất phát từ tâm lí chủ quan, hay coi nhẹ việc học lí thuyết, thường chỉ thích tập chung vào bài tập định lượng, dẫn đến không học kĩ các lí thuyết.
 - Thiếu kĩ năng thực hành hóa học, thực tế trong công tác giảng dạy HS chưa được thực hành nhiều.
 - Các bài tập lí thuyết đôi khi còn nặng kiến thức hàn lâm, không sát thực tế, không gây húng thú cho HS.
 - Đọc không kĩ đề ra dẫn đến hiểu nhầm kiến thức, không phát hiện được các nội dung chính (các “chốt”) trong câu hỏi.
* Về phía giáo viên: 
- Đôi khi giáo viên hơi chủ quan, chỉ giao cho HS đọc, không có sự kiểm tra đôn đốc kịp thời.
- Giáo viên không thể cung cấp hết kiến thức định tính cho học sinh được trong thời gian ngắn trên lớp.
* Về phía phụ huynh: 
Sự quan tâm của một số phụ huynh đến việc học tập của con em mình còn hạn chế, nhiều khi giao khoán con em cho nhà trường và giáo viên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Một số thuật ngữ được nêu dưới đây rất thường gặp, nhưng lại bị hiểu sai do không nắm vững kiến thức. Cần chính xác hóa để tránh mất điểm trong bài thi.
2.3.1. Tên gọi: 
Có thể khi tôi đặt vấn đề này lên đầu, trong tâm lí chính chúng ta lại đặt câu hỏi “vấn đề này đơn giản, có gì đâu”. Vâng, đúng đây là vấn đề khá đơn giản và HS không khó để thuộc được nó, tuy nhiên HS thường ít vận dụng, chưa có thói quen ghi nhớ, đặc biệt với các chất ít gặp, nếu đề thi cài tên này vào HS hay bị bất ngờ. Mấu chốt vấn đề này, chúng ta chỉ cần hướng dẫn HS, về nhà tự hệ thống để học theo sườn sau:
Một số chất ít gặp như: 
- Chất béo (còn gọi triglixerit hay triaxylglixerol), một số axit béo
- Cacbohidrat (Còn gọi là gluxit, saccarit).
- Alanin, anilin, Cumen, nước đá khô
- Anbumin (lòng trắng trứng).
- Quặng sắt: Hematit đỏ, Pirit: FeS2
- Các loại phân bón, Quặng chứa photpho - Quặng chứa canxi, magie: Quặng dolomit ..
- Quặng nhôm: Boxit, Cryolit, Tecmit .
- Khoáng vật chứa nitơ: Diêm tiêu: NaNO3........
- Phèn chua, Phèn nhôm. 
Ví dụ 1: (Câu 6 - Đề ĐH 2016 - MĐ 357). Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. boxit. 	 B. thạch cao nung. 
C. đá vôi. 	 D. thạch cao sống.
Phân tích: Câu khá đơn giản nếu HS nhớ được, không có 2s, 
® Đáp án đúng là D.
Ví dụ 2: (Câu 38 - ĐH - Khối A - 2010 - MĐ 596). 
Cho sơ đồ chuyển hóa: Triolein X YZ
Tên của Z là 
A. axit linoleic. 	B. axit oleic 	C. axit panmitic. 	D. axit stearic
Phân tích: Mấu chốt vấn đề em thuộc CTCT của Triolein: (C17H33COO)3C3H5 và hoàn thành sơ đồ: 
(C17H33COO)3C3H5 (C17H35COO)3C3H5 C17H35COONa C17H35COOH.
® Đáp án đúng là D.
Ví dụ 3: Cho các phát biểu sau: 
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit. 
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. 
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí. 
(d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. 
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit. 
(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là: 
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
*Phân tích:
	(a) S: CH3COOCH=CH2 + NaOH ® CH3COONa + CH3CHO
(b) S: trùng hợp
(c) S: Chất lỏng
(d) Đ: 
(e) Đ: anbumin là lòng trắng trứng bản chất là protein
(f) Đ: triolein (C17H33COOH)3C3H5 + 3H2 ® (C17H35COOH)3C3H5
Như vậy với câu này ngoài việc HS vận dụng các kiến thức được vận dụng nhiều trong định lượng, phải học các tên đặc biệt.
® Đáp án đúng là A.
2.3.2. Phân biệt chưa rõ ràng 2 khái niệm cộng hóa trị và số oxi hóa.
Ví dụ 1: (Câu 16 - Đề ĐH - Khối A - 2011 - MĐ 482). Khi so sánh NH3 với , phát biểu không đúng là: 
A. Phân tử NH3 và ion đều chứa liên kết cộng hóa trị. 
B. Trong NH3 và , nitơ đều có số oxi hóa -3. 
C. NH3 có tính bazơ, có tính axit. 
D. Trong NH3 và , nitơ đều có cộng hóa trị 3.
* Phân tích hướng suy luận sai lầm của HS:
- Sai lầm 1: NH3 là hợp chất tạo bởi 2 phi kim là N và H, nên có liên kết cộng hóa trị; là ion, nên là liên kết ion. ® HS chọn A.
- Sai lầm 2: Vận dụng quy tắc tính nhầm số oxi hóa sai. ® HS chọn B.
- Sai lầm 3: HS quên tính chất đặc trưng, thấy NH3 và tương tự nhau (nên tính chất giống nhau), và axit mới có tính axit. ® HS chọn C.
- Sai lầm 4: HS nhớ N có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2s22p3: N có tối đa 3e lớp ngoài cùng, nên N có cộng hóa trị tối đa III. D là nhận xét đúng.
* Hướng xử lí đúng: Biểu diễn cấu tạo NH3 và .
- Trong NH3: N có cộng hóa trị III, 
- Trong : N có cộng hóa trị IV (3 liên kết cộng hóa trị theo kiểu góp chung và 1 liên kết cho nhận) 
® Đáp án đúng là D.
2.3.3. Sự chuyển hóa các chất trong môi trường.
 Fructozo Glucozo
 2+ 2H+ + H2O
Ví dụ 1: (Câu 53 - CĐ 2011 - MĐ 812). Hiện tượng khi nhỏ từ từ KOH vào dung dịch chứa K2Cr2O7 là hiện tượng:
A. dung dịch từ màu vàng chuyển thành không màu.	
B. dung dịch từ màu vàng chuyển thành da cam.
C. dung dịch từ màu da cam chuyển thành không màu.	
D. dung dịch chuyển từ màu da cam chuyển thành màu vàng.
Phân tích: HS vừa nắm vững phần chuyển dịch cân bằng và sự chuyển hóa muối cromat và đicromat.
Do có cân bằng: 2+ 2H+ + H2O (1)
 vàng da cam 
Nên khi nhỏ từ từ KOH vào dung dịch chứa K2Cr2O7 có phản ứng: 
H+ + OH- ® H2O, làm giảm nồng độ H+ trong cân bằng (1), làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, nên màu dung dịch chuyển từ da cam sang màu vàng.
® Đáp án đúng là D.
Ví dụ 2: Cho các phát biểu sau: 
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. 
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. 
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. 
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. 
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh. 
	(h) Dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố.
Số phát biểu đúng là 	
A. 4. B. 3. C. 5. D. 5.
Phân tích:
(a) Đúng: Glucozơ làm mất màu dung dịch nước brom, fructozơ không.
(b) Sai: Chỉ trong môi trường bazơ.
(c) Sai: Do trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành Glucozơ, nên fructozơ có phản ứng tráng gương.
(d) Đúng: Đều là poliancol.
(e) Sai: Tồn tại chủ yếu mạch vòng.
(g) Đúng: Tồn tại chủ yếu mạch vòng.
(h) Sai: Dầu mỡ động thực vật là chất béo, thuộc loại este có thành phần nguyên tố: C, H, O. Dầu bôi trơn máy thành phần chính là các ankan cao phân tử.
® Đáp án đúng là B.
Ví dụ 3: (Câu 67 - ĐH 2018 - MĐ 201). Cho các chất: Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4. 	B. 5.	C. 3. 	D. 6.
* Phân tích hướng suy luận sai lầm của HS: Nhiều HS nhìn trực quan, Số chất phản ứng HCl là Cr, FeCO3, Fe(OH)3, Cr(OH)3. 	
 Cr + 2HCl ® CrCl2 + H2­
	2HCl + FeCO3 ® FeCl2 + CO2­ + H2O
	3HCl + Fe(OH)3 ® FeCl3 + 3H2O
	3HCl + Cr(OH)3 ® CrCl3 + 3H2O
® Đáp án là A.
* Hướng xử lí đúng: HS làm như vậy, đã mắc bẫy của đề trong 2 tình huống
Tình huống 1: Tính oxi hóa của /H+
	3Fe2+ + 4H+ + ® 3Fe3+ + NO + 2H2O
Tình huống 2: 2+ 2H+ + H2O
® Đáp án đúng là D.
2.3.4. Tính tan của các chất.
Học sinh hệ thống lại tính tan của các hợp chất trong H2O, trong axit Đặc biệt chú ý:
- Các muối sunfua: 
- Các muối của H3PO4, đặc biệt Ag3PO4 là kết tủa màu vàng, nhưng tan trong HNO3 loãng.
- H2SiO3: là chất dạng keo, không tan trong nước.
- Xenlulozơ không tan trong các dung môi thông thường, tan trong dung dịch nước svayde: Cu(OH)2/NH3.
Ví dụ 1: (Câu 54 - ĐH 2018-MĐ 203). Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; (d) H3PO4 và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
* Phân tích sai lầm: 
	(a) Na2CO3 + BaCl2 2NaCl + BaCO3↓.
	(c) 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O.
	(d) H3PO4 và AgNO3 Ag3PO4↓ + HNO3
(b) không xảy ra phản ứng.
® Đáp án là B.
* Hướng xử lí đúng:
 Như vậy HS đã bị bẫy lí thuyết trong câu này: Ag3PO4 là kết tủa màu vàng, nhưng tan trong HNO3 loãng, do vậy không có Ag3PO4 trong cặp (d). Cặp chất phản ứng sinh ra kết tủa là: (a) và (c), (b) và (d) không xảy ra phản ứng.
® Đáp án đúng là C.
Ví dụ 2:  Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.	 
B. Cho FeCl2 vào dung dịch H2S.
C. Cho K2S vào dung dịch dung dịch HCl.	 
D. Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH.
* Phân tích sai lầm: 
- Sai lầm 1: CH3COOH là axit yếu nên không hòa tan được CaCO3, chọn D.
- Sai lầm 2: Do PbS tan trong HNO3 có tính oxi hóa mạnh, chọn A.
* Hướng xử lí đúng: HS quên tính tan các muối sunfua, CH3COOH là axit yếu, nhưng vẫn mạnh hơn H2CO3.
H2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯ +HNO3 
FeCl2 + H2S ® Không pư: Do FeS tan trong axit
K2S + 2HCl ® 2KCl + H2S.
CaCO3 + 2CH3COOH ® (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
® Đáp án đúng là B.
Ví dụ 3: (Câu 28 - ĐH khối B 2009 - MĐ 148). Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →	(2) CuSO4 + Ba(NO3)2	→
(3) Na2SO4 + BaCl2 →	(4) H2SO4 + BaSO3	→
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →	(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6).	B. (1), (3), (5), (6).	
C. (2), (3), (4), (6).	D. (3), (4), (5), (6).
Phân tích: Mấu chốt vấn đề HS nhớ được tính tan của các chất, hoàn thành phương trình ion
(1) Ba2+ + ® BaSO4¯ 	 
(2) Ba2+ + ® BaSO4¯
(3) Ba2+ + ® BaSO4¯	 
(4) 2H+ + + BaSO3 ® BaSO4 + SO2 + H2O
(5) 2 + Ba2+ + + 2OH- ® BaSO4¯ + 2NH3­ + 2H2O
(6) Ba2+ + ® BaSO4¯
® Đáp án đúng là A.
2.3.5. Ăn mòn kim loại.
Ví dụ 1: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
	A. Gắn đồng với kim loại sắt.	 B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
	C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Phân tích: Để giải quyết câu này, HS chỉ cần vững 2 cách chống ăn mòn kim loại
	- Phương pháp bảo vệ bề mặt: Phủ lớp sơn, dầu, mở..
	- Phương pháp điện hóa (Gậy ông đập lưng ông): kim loại cần bảo vệ ghép với kim loại hoạt động mạnh hơn.
A. ® Fe bị ăn mòn.
B. ® Zn bị ăn mòn.
C. ® Cách li được Fe, Fe không bị ăn mòn.
D. ® Sn bị ăn mòn
	Mục tiêu cần bảo vệ Fe, tức Fe không bị ăn mòn.
® Đáp án đúng là A.
Ví dụ 2: (Câu 66 - ĐH 2018 - MĐ 203). Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho gang tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
(d) Cho Fe tác dung với dung dịch Cu(NO3)2.
	(e) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô. 
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa học là:
	A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
* Phân tích: Bẫy cài trong trường này, quá trình thỏa mãn ăn mòn điện hóa đôi lúc không trực tiếp mà xảy ra một thời gian phản ứng, sau đó quá trình ăn mòn điện hóa mới xảy ra được (c) hoặc (d).	 
 (a) → t/mãn 3 đk: Fe-C cùng tiếp xúc H2SO4 loãng 
 (b) Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2 → không: Không tồn tại 2 điện cực
 (c) 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu → thỏa mãn 3 điều kiện: Al-Cu
 (d) Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu → thỏa mãn 3 điều kiện: Fe-Cu
 (e) Không thỏa mãn điều kiện: Al-Fe không cùng tiếp xúc dung dịch chất điện li.
 Vậy các thí nghiệm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học là: (a); (c); (d).
® Đáp án đúng là D.
2.3.6. Sự thay đổi số oxi hóa 1 một số KL đa hóa trong trong các sản phẩm
 	 Đây là phần HS hay bị mắc bẫy nhất, khi làm bài tập cả trong định lượng cũng như lí thuyết. Thông thường liên quan đến kim loại sắt, một số trường hợp liên quan đến các kim loại như Sn, Cr. Tùy theo từng điều kiện phản ứng mà tạo thành sản phẩm trong đó có kim loại có hóa trị thấp hoặc kim loại có hóa trị cao. Cụ thể:
	 Fe, Cr, Sn muối sắt (II), crom (II), thiếc (II)
	 Fe, Cr, Sn muối sắt (II), crom(II), thiếc (II)
	 Sn SnO2, Cr Cr2O3, Cr2S3, CrCl3.
Ví dụ 1: (Câu 7 - Minh họa 2016). Phương trình hóa học nào sau đây sai?
	A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng) ® Cr2(SO4)3 + 3H2.
	B. 2Cr + 3Cl2 ® 2CrCl3.
	C. Cr(OH)3 + 3HCl ® CrCl3 + 3H2O.
	D. Cr2O3 + 2NaOH(đặc) ® 2NaCrO2 + H2O.
Phân tích: HS nắm vững điều trên, và tính tan của 	Cr(OH)3 và Cr2O3, ta thấy ngay sự thay đổi hóa trị Cr trong A là không đúng.
phương trình đúng là: Cr + H2SO4 (loãng) ® CrSO4 + H2.
® Đáp án đúng là A.
Ví dụ 2: (Câu 48 – ĐH khối A 2012 –MĐ 384). Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?
	A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. 
	B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. 
	C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol. 
	D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước 
Phân tích: 
	+) Một số kim loại bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội là Fe, Al, Cr.. 	 A® Đúng.
	+) Thứ tự dãy điện hòa Al > Cr B® Đúng.
	+) Cr CrCl2 và Al AlCl3 C® Sai.
	+) Al và Cr trong điều kiện thường có lớp oxit bao ngoài bền, mịn, rắn chắc, bảo vệ kim loại bền trong không khí. B® Đúng.
® Đáp án đúng là C.
2.3.7. Trạng thái chất phản ứng, điều kiện: 
Tính chất của chất nhiều khi còn phụ thuộc trạng thái tồn tại của chất, nên nếu HS không nắm vững, rất rễ bị nhầm lẫn. Trong chương trình PT ta hay gặp:
a. Brom.
- Brom lỏng: Ở dạng lỏng nguyên chất.
- Brom khí:  Ở dạng khí nguyên chất.
- Nước brom: dung dịch với dung môi H2O (dung môi phân cực) 
- Brom trong dung môi CCl4 (dung môi CCl4 - dung môi ko phân cực)
 Sau đây sẽ lần lượt đi vào các phản ứng có liên quan đến các “dạng Brom” trên:
-  Đối với ankan: Phản ứng thế với X2 (Br2, Cl2) sẽ dùng dạng 2 và 4 của Brom, nhưng chủ yếu là dạng 2. 
-  Đối với anken: Phản ứng cộng nối đôi với X2 (Br2, Cl2) có thể dùng dạng 1, 3, 4, nhưng chủ yếu là dạng 4.
-  Đối với Benzen: Phản ứng thế của X2 với Benzen ở dạng 2 và có mặt bột Fe và nhiệt độ. 
b. H2SO4:
- Nếu axit ở trạng thái loãng
- Nếu ở trạng thái đặc
- Nếu H2SO4 hoặc HNO3 ở trạng thái đặc và nguội lại bị động hóa với một số kim loại Fe, Al, Cr
c. Cl2 + OH- 
3Cl2 + 6NaOH 5KClO + KClO3 + 3H2O
 	Cl2 + 2NaOH ® KClO + KCl + H2O
Ví dụ 1: (Đề minh họa 2019). Cho các chất sau: metan, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là:
	A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 7.
Phân tích: Với dạng dung dịch nước brom có thể tham gia phản ứng cộng với hợp chất chứa π tự do, hoặc phản ứng thế trong vòng của phenol, nên các chất làm mất màu dung dịch nước brom là etilen, buta-1,3-đien, stiren, phenol, metyl acrylat.
® Đáp án đúng là A.
Ví dụ 2: Dãy gồm các chất đều có khả năng là mất màu dd Brom (Br2/CCl4) tại điều kiện thường là:
A. Andehit axetic, Propilen, Axetilen, Butađien
B. Propilen, axetilen, glucozo, triolein, Phenol.
C. Benzen, etilen, propilen, axetilen, tripanmitin
D. Propilen, axetilen, butadien, butadien.
Phân tích: 
- Sai lầm 1: HS nhầm (Br2/CCl4) cũng tương tự nước brom, nên vừa cộng hợp chất không no và hợp chất chứa CHO, vòng benzen của phenol ® Chọn A hoặc B.
- Sai lầm 2: HS nhầm phản ứng thế Benzen xảy ra được dạng dung dịch, các hợp chất có đuôi “in” – chứa liên kết º ® Chọn C.
* Hướng xử lí đúng:
Dung dịch Brom (Br2/CCl4) phản ứng được các hợp chất không no; không phản ứng được: vòng benzen (Benzen), chức CHO (Andehit axetic, glucozo: 
R-CHO + Br2 + H2O → R-COOH +

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_khac_phuc_mot_so_sai_lam_thuong_gap_trong.doc