SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần HưngĐạo

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần HưngĐạo

Giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước và ý thức dân tộc là những nội dung mang tính cốt lõi trong mục tiêu giáo dục nói chung và cấp THPT nói riêng. Môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã “góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”. Do đó, môn Lịch sử chính là môn học giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho các em học sinh.

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều hình thức khác nhau để truyền thụ tri thức cho học sinh. Ngoài các giờ lên lớp chính khóa, còn có các hoạt động ngoại khóa bổ ích và lý thú. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học đa dạng, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực nhận thức, khám phá sáng tạo. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực về mặt củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện, làm sâu sắc và phong phú thêm kiến thức của học sinh trong giờ học nội khóa, tạo hứng thú học tập lịch sử. Đặc biệt là những hoạt động ngoại khóa về nội dung có tinh thần giáo dục cao.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 thì hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học gọi là hoạt động trải nghiệm, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Do đó, mỗi giá o viên đều cần biết cách tổ chức các nội dung ngoại khóa trải nghiệm riêng cũng như lồng ghép vào môn học đang giảng dạy để góp phần tạo hứng thú, nâng cao chất lượng dạy và học.

Hiện nay, cùng với việc đổi mới đồng bộ nội dung, chương trình và phương pháp dạy học thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được coi là bước đột phá và là khâu quan trọng nhất đề nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong đó, văn kiện Đảng coi“Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học”. Nghĩa là, chuyển mô hình giáo dục “Lấy giáo viên làm trung tâm” sang mô hình “Lấy học sinh làm trung tâm”. Tuy nhiên, ở các trường phổ thông hiện nay, do nặng về mặt giáo dục kiến thức nội khóa nên các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng còn ít được các trường phổ thông quan tâm và hiệu quả chưa cao. Do đó, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm lịch sử chưa thực hiện được vai trò của mình trong dạy học lịch sử.

 

docx 40 trang cucnguyen11 9342
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần HưngĐạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
1.1 Lí do chọn đề tài	
	Giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước và ý thức dân tộc là những nội dung mang tính cốt lõi trong mục tiêu giáo dục nói chung và cấp THPT nói riêng. Môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã “góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”. Do đó, môn Lịch sử chính là môn học giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho các em học sinh.
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều hình thức khác nhau để truyền thụ tri thức cho học sinh. Ngoài các giờ lên lớp chính khóa, còn có các hoạt động ngoại khóa bổ ích và lý thú. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học đa dạng, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực nhận thức, khám phá sáng tạo. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực về mặt củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện, làm sâu sắc và phong phú thêm kiến thức của học sinh trong giờ học nội khóa, tạo hứng thú học tập lịch sử. Đặc biệt là những hoạt động ngoại khóa về nội dung có tinh thần giáo dục cao. 
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 thì hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học gọi là hoạt động trải nghiệm, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Do đó, mỗi giáo viên đều cần biết cách tổ chức các nội dung ngoại khóa trải nghiệm riêng cũng như lồng ghép vào môn học đang giảng dạy để góp phần tạo hứng thú, nâng cao chất lượng dạy và học.
Hiện nay, cùng với việc đổi mới đồng bộ nội dung, chương trình và phương pháp dạy học thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được coi là bước đột phá và là khâu quan trọng nhất đề nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong đó, văn kiện Đảng coi“Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học”. Nghĩa là, chuyển mô hình giáo dục “Lấy giáo viên làm trung tâm” sang mô hình “Lấy học sinh làm trung tâm”. 	Tuy nhiên, ở các trường phổ thông hiện nay, do nặng về mặt giáo dục kiến thức nội khóa nên các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng còn ít được các trường phổ thông quan tâm và hiệu quả chưa cao. Do đó, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm lịch sử chưa thực hiện được vai trò của mình trong dạy học lịch sử. 
Tại trường THPT Trần Hưng Đạo nơi mà tôi đang trực tiếp công tác và giảng dạy, trong nhiều năm qua, BGH Nhà trường luôn coi việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả cao trong chương trình giáo dục toàn diện cho HS, nhất là truyền thống lịch sử. Nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm đã được triển khai và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện học sinh. Các hình thức tổ chức ngoại khóa được tổ chức đều bám sát vào chủ đề năm học theo từng tháng, kì, năm học với hình thức đa dạng và nội dung phong phú sát thực với chương trình giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có giáo dục lịch sử. 
	Với những tác dụng tích cực từ việc triển khai và thực hiện các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm trong việc giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh trong những năm qua, đồng thời, để nhân rộng các hình thức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần HưngĐạo” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích của sáng kiến
Qua sáng kiến này, tôi muốn đi sâu nghiên cứu một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh. Từ đó, khẳng định vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng trong việc củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, phát triển toàn diện và làm sâu sắc thêm kiến thức của học sinh trong giờ học nội khóa, tạo hứng thú khi học tập lịch sử. 
2. Tên sáng kiến: 
“Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần HưngĐạo” 
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Bùi Thị Nga
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0936.235.336
- Email: buithinga.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Thị Nga
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến là môn Lịch sử cho đối tượng học sinh THPT cụ thể ở đây là học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo. Qua đó, góp phần tạo hứng thú khi học tập lịch sử, nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 12 năm 2016.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Khái quát chung về hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm trong dạy học lịch sử.
*Khái niệm 
 “Hoạt động ngoại khóa” là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm hình thành và phát triển học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học nằm ngoài chương trình học chính khóa kết hợp dạy học với vui chơi nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Đây là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông để phát triển toàn diện học sinh. Tổ chức hoạt động ngoại khóa góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã nêu rõ: “Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà trường định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, trải nghiệm các cảm xúc tích cực, khai tác các kinh nghiệm đã có và huy động kiến thức, kĩ năng các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua hình thành tri thức, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường, nghề nghiệp trong tương lai.”
* Mục tiêu: 
- Về kĩ năng: Trong học tập lịch sử, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm góp phần phát triển các năng lực nhận thức đặc biệt như: kĩ năng tư duy, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình, năng khiếu và hứng thú cho học sinh
	- Về thái độ: Tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử có tác dụng thiết thực trong việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước, bồi dưỡng ý thức tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về văn hóa dân tộc, về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã chiến đấu vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
	*Nguyên tắc: Để đạt mục tiêu trên, khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cần dựa trên các nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học, chính xác; đảm bảo tính tư tưởng; đảm bảo tính sư phạm.
+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác: Để tổ chức hoạt động ngoại khóa cần phải xác định được nội dung lịch sử khoa học, chính xác. Điều này thể hiện ở việc lựa chọn nguồn tài liệu. Bởi vì, chỉ trên cơ sở lựa chọn, cung cấp cho học sinh nguồn tài liệu khoa học, chính xác thì giáo viên mới trang bị cho các em những hiểu biết đúng đắn, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Điều này thể hiện ở việc lựa chọn những nguồn tài liệu cơ bản nhất, chính xác nhất, rõ ràng nhất để tạo điều kiện hình thành cơ sở cho việc học sinh hiểu biết về lịch sử. 
+ Đảm bảo tính tư tưởng: Trong dạy học lịch sử, tính tư tưởng được thể hiện ở việc đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng ta, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi tổ chức ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng, GV phải đứng vững trên quan điểm, đường lối của Đảng để trang bị cho học sinh những tư liệu lịch sử khoa học, chính xác nhất qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó, giáo dục thế giới quan khoa học, đúng đắn, hình thành cho thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm để bảo vệ những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
+ Đảm bảo tính sư phạm: Tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm lịch sử cần đảm bảo tính sư phạm, nghĩa là phải đảm bảo tính vừa sức và dễ hiểu đối với học sinh. 
Để thực hiện thành công chương trình ngoại khóa, trải nghiệm trong việc giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Nội dung công tác ngoại khóa phải nhằm vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông. 
Thứ hai: Công tác ngoại khóa phải liên quan với chương trình nội khóa, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ của học sinh mỗi lớp. Phải xây dựng chương trình kế hoạch tiến hành ngoại khóa với các hình thức thích hợp.
Thứ ba: Các phương pháp dạy học được sử dụng trong bài nội khóa cũng như trong hoạt động ngoại khóa đặc biệt chú ý tới việc sử dụng lời nói, các tài liệu thành văn.
Thứ tư: Tổ chức công tác ngoại khóa phải gọn nhẹ, tránh phô trương hình thức nên phối hợp với các bộ môn khác để tiết kiệm thời gian, công sức mà chất lượng lại cao.
*Vai trò, ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho HS.
	- Hoạt động ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học được tổ chức ngoài giờ học, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng, là biện pháp thiết thực để đổi mới hình thức, phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông và là biện pháp gắn kiến thức lịch sử với cuộc sống, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của bộ môn lịch sử, 
- Tổ chức ngoại khóa trải nghiệm góp phần củng cố, làm phong phú, sâu sắc và toàn diện tri thức lịch sử cho học sinh. Từ đó, học sinh thêm yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc dân tộc, đồng thời, có trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
- Qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cũng góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực cho học sinh, phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ.
	7.1.2. Một số hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm lịch sử.
	Trong chương trình lịch sử nội khóa, HS được học rất nhiều những sự kiện, những chiến thắng, những nhân vật lịch sử, những địa danh gắn liền với các chiến công anh dũng của cha ông cũng như những nét đẹp trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần được hun đúc và tôi luyện trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Hàng năm, nước ta cũng có rất nhiều những ngày lễ lớn. Có thể nói, đây chính là một kho tư liệu dồi dào để GV có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho HS. 
Nằm trong chương trình và kế hoạch giáo dục năm học, trong những năm học qua, Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tam Dương- Vĩnh Phúc luôn coi việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả cao trong chương trình giáo dục toàn diện cho HS. Các hoạt động ngoại khóa của nhà trường được bám sát vào chủ đề năm học, trong đó hướng vào phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, bám sát vào chủ đề của từng tháng để tổ chức sao cho có nội dung phong phú và sát thực với chương trình giáo dục.
Các hoạt động ngoại khóa của Trường THPT Trần Hưng Đạo được tổ chức với hình thức đa dạng và phong phú như tổ chức các chuyến tham quan trải nghiệm thực tế “về nguồn” đến các di tích lịch sử của dân tộc hoặc lồng ghép vào các giờ sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt chi đoàn hàng tháng và sinh hoạt lớp theo chủ điểm hàng tuần. Dưới hình thức sân khấu hóa và các nội dung giáo dục theo chủ điểm được BCH Đoàn trường, GV lịch sử và ban ngoại khóa nhà trường tổ chức hiệu quả nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học như ngày 2/9, 20/11, 22/12, 8/3, 26/3, Nội dung của các buổi ngoại khóa không trùng lặp trên cơ sở các nội dung bổ trợ cho kiến thức trên lớp của HS. Do vậy, các hình thức ngoại khóa của nhà trường được tổ chức một cách có hệ thống trong cả năm học. Thông qua các chương trình này, HS đã tích cực hướng về tìm hiểu những giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc.
Là một giáo viên lịch sử, trong nhiều năm qua, bản thân tôi được sự đồng ý, tạo điều kiện của BGH nhà trường và Đoàn thanh niên đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiều chương trình ngoại khóa, trải nghiệm nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử tại trường THPT Trần Hưng Đạo. 
7.1.2.1. Ngoại khóa tham quan, trải nghiệm các di tích lịch sử
Đây là một hoạt động ngoại khóa khá phổ biến và có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục truyền thống lịch sử cho HS cũng như là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy – học môn lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có thể tổ chức được hoạt động này, đặc biệt là với những vùng miền kinh tế còn khó khăn. Để tổ chức hoạt động ngoại khóa tham quan, trải nghiệm các di tích lịch sử đòi hỏi phải có sự chuẩn bị hết sức công phu, kĩ lưỡng từ khi xây dựng kế hoạch, chọn địa điểm, thông qua BGH, triển khai kế hoạch tới phụ huynh và học sinh Do đó, để thực hiện thành công đòi hỏi phải có sự kết hợp của cả BGH, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, tất cả các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường.
Lưu ý khi tổ chức ngoại khóa tham quan, trải nghiệm các di tích lịch sử nên chọn địa điểm tham quan trải nghiệm có ý nghĩa sâu sắc trong giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, những địa danh có trong chương trình học lịch sử chính khóa, gắn liền với những thắng lợi vang dội của cha ông ta nhưng không quá xa (cách địa điểm trường đóng không quá 100km) để HS có thể vận chuyển bằng phương tiện xe ô tô và kết thúc hành trình trải nghiệm trong ngày.
Để góp phần giúp các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của chuyến đi cũng như để bổ trợ cho những kiến thức lịch sử HS đã và đang học trong chương trình, GV có thể giao nhiệm vụ cho các em trướng khi đi về viết bài thu hoạch liên quan đề địa điểm di tích đó dưới dạng một cuốn sổ lưu bút. Học sinh có thể thỏa sức trình bày những điều học được cũng như lưu giữ lại những cảm nhận, những hình ảnh cùng bạn bè trong buổi tham quan.
Trong chuyến đi cần xây dựng kĩ lưỡng lịch trình đi tham quan, người thuyết minh địa điểm, nơi nghỉ ăn trưa, tổ chức hoạt động tập thể như chơi Team bulding để tạo không khí sôi nổi và gắn kết các thành viên, tinh thần đoàn kết trong toàn trường.
Kết thúc chuyến tham quan trải nghiệm, HS có một tuần để hoàn thành bài thu hoạch về cảm nhận của cá nhân về chuyến hành trình trải nghiệm vừa qua, nộp lại theo đơn vị lớp, GV tiến hành chấm điểm và trao giải cho những bài hay, ý nghĩa.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của BGH nhà trường và Hội cha mẹ học sinh, trường THPT Trần Hưng Đạo đã tổ chức được nhiều chuyến tham quan trải nghiệm đến các địa danh lịch sử như: Lăng Bác, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, K9 Đá Chông (năm học 2015 – 2016); tham quan khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc ở Hải Dương (năm học 2016 – 2017); tham quan khu di tích ATK Tân Trào - Tuyên Quang và ATK Định Hóa - Thái Nguyên (năm học 2017 - 2018), tổ chức tham quan Khu di tích Bạch Đằng Giang – Hải Phòng (năm học 2018 - 2019), ... Các chuyến đi đã rất thành công. HS đều rất hứng thú, say mê tìm hiểu về các địa danh cũng như những sự kiện lịch sử liên quan.
	7.1.2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề trong năm học.
	Trong năm học diễn ra nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn như: Ngày truyền thống Học sinh, sinh viên Việt Nam (9/1), kỉ niệm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2), Quốc tế lao động (8/3), Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3), Giải phóng miền Nam (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5), chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) GV lịch sử có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm liên quan đến những ngày lễ kỉ niệm trên để qua đó giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh. 
	Trong những năm qua, là một GV lịch sử, tôi đã kết hợp với các tổ bộ môn, đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như: 
	- Tổ chức chương trình “Bạch Đằng Giang – Bản hùng ca bất diệt”
Tổ chức chương trình ngoại khóa sau khi các em học sinh được tham gia chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế tại Di tích Bạch Đằng Giang (12/2018) nhằm mục đích tổng kết nội dung kiến thức thực tế các em đã học được.
Chương trình được tổ chức vào thứ hai đầu tuần trong giờ chào cờ, gồm các phần: 
- Phần 1. Thuyết trình: Học sinh Viên Thị Vân Anh – 12A4 làm báo cáo viên, đại diện tập thể học sinh báo cáo kết quả chuyến tham quan di tích Bạch Đằng Giang (Hải Phòng) – con sông gắn liền với các chiến thắng oanh liệt cùng nghệ thuật thủy chiến của cha ông ta trong lịch sử và phát biểu cảm tưởng về chuyến tham quan. 
“Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chiến công chống ngoại xâm của cha ông ta được ghi dấu đậm nét, gắn liền với các địa danh, các nhân vật lịch sử. Trong đó không thể không nhắc đến dòng sông Bạch Đằng - nơi gắn liền với ba trận thủy chiến: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938; Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981 và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông Nguyên năm 1288 chôn vùi giấc mộng bành trướng của giặc xâm lăng phương Bắc. Sông Bạch Đằng đã hội tụ hồn thiêng sông núi, đã làm nên bản hùng ca bất diệt vang mãi ngàn thu. 
Chuyến tham quan đã mang đến cho chúng em những những kiến thức sống động, những bài học ý nghĩa mà sách vở chưa nói hết được. Qua đó, chúng em thấy tự hào về những chiến tích hào hùng của cha ông, những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ... sẽ còn lưu danh mãi đến nghìn thu. Chúng em thêm yêu lịch sử, thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những chiến công của cha ông, từ đó nỗ lực học tập vươn lên không ngừng để hội nhập quốc tế”. (Trích bài phát biểu của em Viên Thị Vân Anh - lớp 12A4)
- Phần 2. Văn nghệ: Trong chương trình, các em học sinh hóa thân thành những diễn viên tái hiện lại những trang sử hào hùng của dân tộc qua những hoạt cảnh lịch sử, qua những lời ca, điệu múa mang đậm tính sử ca do bản thân tôi giàn dựng và hướng dẫn các em học sinh để góp phần tái hiện lại những chiến thắng trên sông Bạch Đằng như Hoạt cảnh lịch sử "Bạch Đằng Giang dậy sóng", điệu múa "Bạch Đằng Giang kí sử",... Các chiến tích lừng lẫy của cha ông trên sông Bạch Đằng cùng ba vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn gắn liền với ba trận thủy chiến trong lịch sử được hiện lên một cách sống động, mang hồn thiêng sông núi. Tất cả tạo nên một Bạch Đằng Giang - bản hùng ca bất diệt vang mãi đến ngàn thu.
Phần 3. Câu hỏi giao lưu: Học sinh toàn trường sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến kiến thức các môn học Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Văn hóa, phong tục về di tích Bạch Đằng Giang qua đó kiểm tra mức độ kiến thức các em thu được từ chuyến tham quan trải nghiệm thực tế. Hầu hết các em đều rất hào hứng, sôi nổi trả lời. Qua đó, các em hiểu sâu và nắm chắc kiến thức về các chiến công oanh liệt của cha ông ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khi học bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thé kỉ X – XV thuộc chương trình nội khóa Lịch sử lớp 10. 
Giáo viên có thể xây dựng các câu hỏi kiến thức về di tích Bạch Đằng Giang của huyện Thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_lich_su_cho_hoc_sinh_tu_ca.docx
  • docBÌA LÓT CHUẨN.doc
  • docxDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.docx
  • docTRANG BIA.doc