SKKN Giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật thông qua màu sắc trong tự nhiên và sự thay đổi của màu sắc khi có sự tác động của ánh sáng

SKKN Giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật thông qua màu sắc trong tự nhiên và sự thay đổi của màu sắc khi có sự tác động của ánh sáng

Khoảng 10 năm nay, mĩ thuật được đưa vào trong nhà thường như 1 môn học rèn luyện cho học sinh tư duy về thẩm mĩ và khả năng cảm nhận nghệ thuật trong cuộc sống.

Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp sẽ không ngừng được nâng cao, cái đẹp đã thực sự trở thành một động lực phát triển của xã hội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Cảm thụ cái đẹp để sống đẹp là mục tiêu của giáo dục, lấy những cái đẹp để giáo dục con người. Vì vậy mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là đem lại cho con người những giá trị thẩm mĩ chân chính trên nền tảng của sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức. Mà giáo dục thẩm mĩ trong trường THCS thông qua dạy vẽ để giáo dục học sinh cảm nhận cái đẹp vào cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Với nhiều lợi thế, môn mĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả hơn các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học sẽ góp phần hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong quá trình dạy môn mĩ thuật ở trường THCS Thúy Sơn cho thấy kết quả khi các em vẽ 1 bài mĩ thuật chưa cao ở bước cuối cùng là vẽ màu. Rất nhiều học sinh rất thích vẽ màu nhưng các em lại thường khá lúng túng trong việc sử dụng màu sắc. Màu sắc vẽ chưa có đậm nhạt, các màu đứng cạnh nhau chưa có sự hỗ trợ cho nhau.

 

doc 17 trang thuychi01 18492
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật thông qua màu sắc trong tự nhiên và sự thay đổi của màu sắc khi có sự tác động của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài ....1 
1.2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2 
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...2 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ..2 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ...3 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .4 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường  14 
3. Kết luận, kiến nghị 
- Kết luận 15
- Kiến nghị ..15
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Khoảng 10 năm nay, mĩ thuật được đưa vào trong nhà thường như 1 môn học rèn luyện cho học sinh tư duy về thẩm mĩ và khả năng cảm nhận nghệ thuật trong cuộc sống. 
Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp sẽ không ngừng được nâng cao, cái đẹp đã thực sự trở thành một động lực phát triển của xã hội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Cảm thụ cái đẹp để sống đẹp là mục tiêu của giáo dục, lấy những cái đẹp để giáo dục con người. Vì vậy mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là đem lại cho con người những giá trị thẩm mĩ chân chính trên nền tảng của sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức. Mà giáo dục thẩm mĩ trong trường THCS thông qua dạy vẽ để giáo dục học sinh cảm nhận cái đẹp vào cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Với nhiều lợi thế, môn mĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả hơn các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học sẽ góp phần hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình dạy môn mĩ thuật ở trường THCS Thúy Sơn cho thấy kết quả khi các em vẽ 1 bài mĩ thuật chưa cao ở bước cuối cùng là vẽ màu. Rất nhiều học sinh rất thích vẽ màu nhưng các em lại thường khá lúng túng trong việc sử dụng màu sắc. Màu sắc vẽ chưa có đậm nhạt, các màu đứng cạnh nhau chưa có sự hỗ trợ cho nhau.
Qua 1 thời gian dạy học tôi luôn suy nghĩ làm sao để tất cả học sinh đều khắc phục được vấn đề này và đạt kết quả. Vì Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu về mĩ thuật. Yếu tố quan trọng chiếm phần khẳng định tính nghệ thuật trong mĩ thuật chính là màu sắc. Lý thuyết về màu sắc là kiến thức cơ bản đầu tiên cần phải nắm khi bắt đầu học vẽ màu. Nếu như sự cảm nhận về màu sắc của các em không tốt thì việc vẽ màu sẽ gặp khó khăn và không tạo được sự hứng thú.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Học sinh THCS có cách nhìn, cách cảm nhận lý giải như thế nào về sự vật hiện tượng xung quanh, về màu sắc, về ánh sáng sự cảm nhận đó có khác gì so với sự cảm nhận của người lớn, của từng lứa tuổi khác nhau. Nó có những đặc điểm thuận lợi khó khăn gì và những điểm mạnh, điểm yếu trong cách nhìn nhận cảm thụ của từng học sinh THCS đó là những điều cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để bổ sung vào lượng kiến thức chuyên môn của người giáo viên.
 - Để học sinh vẽ được tất cả những bức tranh đạt kết quả cao.
 - Hướng con người tới cái đẹp của ‘‘Chân – Thiện – Mỹ’’
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài mà tôi nghiên cứu là: “Giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật thông qua màu sắc trong tự nhiên và sự thay đổi của màu sắc khi có sự tác động của ánh sáng”. Với đề tài này đối tượng mà tôi nghiên cứu là học sinh khối 8 trường THCS Thúy Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Định nghĩa mối quan hệ giữa ánh sáng và màu sắc: Nói đến màu sắc thì chúng ta không nói đến ánh sáng. Khi nói về ánh sáng và màu sắc có 1 họa sĩ đã nói: “ Không có ánh sáng thì không thể có sự sống, vì nếu chỉ có màu sắc của bản thân hình thể ấy, thì nó không thể biểu hiện một cách đầy đủ hình thể của nó. Do đó, trước hết chúng ta tiếp nhận ánh sáng, rồi mới tới màu sắc. Màu sắc = Ánh sáng”. Nếu không có ánh sáng thì vạn vật không thể tồn tại được cũng sẽ không có thế giới thiên thần đầy màu sắc làm rung động và lôi cuốn trái tim của chúng ta. [4]
Trong trang này: Đoạn “Định nghĩa  chúng ta” tác giả tham khảo từ TLTK số 4
 Tất cả mọi sự vật đều tồn tại trong 1 khuôn hình nhất định và dưới tác động của ánh sáng chúng đều có khuôn hình màu sắc riêng. Màu sắc là 1 yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật của hội họa. Người ta sử dụng màu sắc là ngôn ngữ tạo hình (mảng khối, đường nét) để biểu lộ tình cảm, biểu lộ những cảm xúc của người vẽ trên thực tế. Mắt con người nhận biết được vô vàn màu sắc và màu sắc luôn luôn biến đổi trong tương quan phong phú bất tận của chúng, dưới tác động của nguồn sáng khác nhau. Mà nguồn sáng khác nhau chủ yếu là ánh sáng mặt trời. Màu sắc biến đổi tùy theo cường độ và cự ly của nguồn ánh sáng khác nhau.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
 - Quan điểm về môn mĩ thuật:
+ Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có tổ chức nhiều cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm, tham gia các lớp tập huấn, các đợt bồi dưỡng chuyên đề.
+ Đa số các trường THCS có giáo viên mĩ thuật có chuyên ngành và được đào tạo chính quy.
+ Đa số học sinh yêu thích môn Mĩ thuật có ý thức trong giờ học
+ Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và các em học sinh cũng có sự đầu tư đồ dùng dạy học cho môn học để đạt kết quả tốt hơn.
+ Bên cạnh đó những kiến thức môn mĩ thuật thì rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em nên các em đã tiếp thu được nhanh chóng và dễ dàng liên hệ thực tế.
 - Trang thiết bị cho môn học:
+ Để dạy môn Mĩ thuật có hiệu quả thì trong các tiết học phải có đồ dùng trực quan cho từng bài học, phân môn học. Nhà trường có đầu tư công nghệ thông tin trong trường học, có máy chiếu các hình ảnh ngoài sách giáo khoa.
* Khó khăn:
 - Nhận thức: + Bên cạnh các học sinh có ý thức thì thái độ học tập của 1 số học sinh chưa tốt, còn lơ là, ham chơi ảnh hưởng không nhỏ tới việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh ở trên lớp.
Trong trang này: Đoạn “Tất cả  khác nhau” do tác giả tự viết ra
Ở mục 2.2 do tác giả tự viết ra
+ Một số em còn lười vẽ phác thảo dẫn đến đường nét, màu sắc còn yếu, chưa thực sự hiểu cái hay cái đẹp của môn Mĩ thuật
+ Một số học sinh và phụ huynh học sinh cho là môn Mĩ thuật là môn học phụ không cần thiết.
+ Vẫn còn 1 số em đến lớp chưa chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
+ Sự nhận biết về màu sắc của học sinh đang còn theo cảm tính thích màu nào thì vẽ màu đó nên bài vẽ không có đậm nhạt.
+ Đa số học sinh là con em của đồng bào dân tộc ít người nên quá trình nhận thức chưa được nhanh nhạy.
+ Gia đình phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học hành của các em.
 - Trang thiêt bị dạy học:
+ Hiện tại chưa có phòng học chuyên ngành dành riêng cho môn học đặc thù
+ Bộ đồ dùng dạy học chưa đầy đủ, bộ đồ dùng dạy học mĩ thuật lớp 6, lớp 9 không có, các khối lớp khác không đáp ứng đủ đồ dùng cho nội dung bài dạy.
 * Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến
( Khảo sát học sinh lớp 8 ) năm học 2015 – 2016 Trường THCS Thúy Sơn: 
STT
Lớp
Tổng số học sinh
Xếp loại
Đạt
%
Chưa đạt
%
01
8A
30
25
83,3
5
16,7
02
8B
34
30
88,2
4
11,8
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Chúng ta thử hình dung thế giới này không có màu sắc thì cuộc sống sẽ vô vị và tẻ nhạt đến chừng nào. Còn trong nghệ thuật thật khó có thể tưởng tượng nếu không có yếu tố màu sắc trong các tác phẩm. Màu sắc là tiếng nói quan trọng biểu hiện tình cảm của họa sĩ, gợi cho người xem có những cảm giác khác nhau: Rực rỡ, vui tươi hay dịu dàngTrước tầm quan trọng của màu sắc và để hiểu và đưa vào các bài vẽ thì việc đầu tiên tôi sẽ hướng dẫn học sinh nắm trắc được kiến thức cơ bản về màu sắc:
Trong trang này: Đoạn “Chúng ta thử...màu sắc” do tác giả tự viết ra
 * Khái niệm thuật ngữ cơ bản về màu sắc: Lý thuyết về màu sắc là kiến thức cơ bản đầu tiên bạn cần phải nắm trước khi bắt đầu học vẽ màu. Có nhiều kiến thức về màu sắc phụ thuộc vào lĩnh vực và cách ứng dụng chúng, chúng ta sẽ đề cập đến lý thuyết màu sắc trong hội họa.
 Màu sắc là gì?
- Màu sắc là con đẻ của ánh sáng. Màu sắc là ánh sáng
- Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác.
+ Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng.
+ Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa.
- Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím.
+ Đen trắng: Màu vô sắc [5]
 Trong 1 ngày ở các thời điểm khác nhau sáng, trưa, chiều, tối hay tùy từng mùa màu sắc cũng thay đổi mà trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được. Bất cứ nơi nào có ánh sáng, nơi đó có màu sắc. Chúng ta thường nghĩ rằng, màu sắc đứng độc lập với nhau. Màu chúng ta thường nhìn thấy một mình luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những màu xung quanh. Không có màu “xấu” hay màu “đẹp”. Đúng hơn nó chính là sự kết hợp của những yếu tố xung quanh.
Trong trang này: : “Khái niệm màu vô sắc” tác giả tham khảo từ TLTK số 5
Đoạn tiếp theo: “Trong 1 ngày  xung quanh” do tác giả tự viết ra
- Tầm quan trọng của màu sắc chúng ta đã thấy rõ chính vì vậy ngay trong chương trình học mĩ thuật của học sinh THCS, chương trình lớp 6: Bài 11: ‘‘Màu sắc’’ giới thiệu về màu sắc và cách pha màu. Mặc dù các em đã được học về màu sắc ở cấp 1 và nhận biết được các màu tuy nhiên để hiểu sâu hơn các màu do pha trộn mà có (màu đỏ pha với màu vàng tạo thành màu da cam, màu đỏ pha với màu lam tạo thành màu tím.). Bài này giúp HS có kiến thức cơ bản về màu sắc (ở mức độ sơ lược): Màu cơ bản (màu gốc), màu nhị hợp, các cặp màu bổ túc, gam màu nóng, gam màu lạnh. Hiểu cách pha màu để tạo ra màu mới theo ý muốn (ở mức độ đơn giản) [3]
 - Các loại màu: 
Lục
Xanh lá mạ
Xanh Đậm
Vàng
Lam
Vàng cam
Chàm
Da cam
Tím 
Đỏ cam
Huyết dụ
Đỏ 
 Cách pha màu
+ Màu bậc nhất: (còn gọi là màu cơ bản, màu chính hay màu gốc) Vàng - Đỏ - Lam từ 3 màu này có thể pha ra các màu khác (trừ đen và trắng không màu nào pha trộn ra nó)
+ Màu nhị hợp: màu do pha trộn 2 màu cơ bản với nhau mà thành [1]
Trong trang này: : “Tầm quan trọng ... màu tím” do tác giả tự viết ra, đoạn tiếp theo: “Bài này ... đơn giản” tác giả tham khảo từ TLTK số 3, đoạn “Các loại màu ... mà thành” tác giả tham khảo từ TLTK số 1
Ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam
 Đỏ + Lam = Tím
 Vàng + Lam = Lục (Xanh lá cây)
(Pha với phân lượng bằng nhau)
+ Màu bổ túc: Màu có khả năng bổ sung cho nhau 
Ví dụ: Đỏ - Lục Vàng - Tím
 Da cam – Lam
+ Màu tương phản: Màu đối kháng nhau, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại. 
Ví dụ: Vàng - Đỏ
 Vàng – Lục
 Đỏ - Trắng
+ Màu nóng: Gợi nên sự ấm nóng, tươi vui, mạnh mẽ
Ví dụ: Vàng, đỏ cam, da cam
+ Màu lạnh: Tạo cảm giác mát mẻ
Ví dụ: Lam, xanh lá mạ, lục [1]
Trong trang này: tác giả tham khảo từ TLTK số 1
Trên đây là những khái niệm cơ bản về màu sắc mà các em đã được học và tìm hiểu trong trương trình học. Nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa thấy rõ màu sắc trong tự nhiên và sự thay đổi của màu sắc nhờ ánh sáng có mối liên hệ hay sự hỗ trợ nào trong các bài vẽ mĩ thuật của học sinh. Phương pháp mà tôi đưa ra nhằm tạo sự hướng thú trong học tập đó là các em sẽ tự tìm hiểu và nghiên cứu thực tế:
- Phương pháp quan sát sẽ giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của màu sắc và sự thay đổi của màu sắc khi có ánh sáng. Học sinh sẽ quan sát thực tế cảnh vật thiên nhiên vào từng thời điểm khác nhau trong ngày.
- Qua nhiều lần quan sát và so sánh học sinh sẽ tự rút ra được kết luận vào từng thời điểm khác nhau ánh sáng chiếu vào cảnh vật thì màu sắc sẽ thay đổi như thế nào (Ví dụ: Học sinh tập quan sát 1 cái cây ở những thời điểm khác nhau trong ngày sáng, trưa, chiều và rút ra được kết luận vào buổi trưa thời điểm ánh sáng mạnh nhất quan sát cây thì ta thấy lá cây có màu sáng hơn nhờ có ánh sáng còn vào buổi chiều tối mặt trời lặn, ánh sáng yếu đi thì màu sắc của lá cây có phần đậm hơn.)
- Từ kết luận mà học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu mà rút ra được. Học sinh sẽ áp dụng vào bài vẽ của mình và vẽ màu có đậm nhạt hơn, có chiều sâu hơn mang lại hiệu quả cao.
 Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi nhận thấy nhìn chung ở lứa tuổi này việc sử dụng màu sắc và cách vẽ màu còn nhiều điều hạn chế. Bên cạnh đó có nhiều điểm khá tích cực cần phát huy và bồi dưỡng thêm. Hầu hết các em sử dụng màu còn theo cảm tính, dùng màu 1 cách tự do theo ý thích, các em sử dụng màu không theo quy tắc.
 Trong môn mĩ thuật bậc THCS có 4 phân môn học cho tất cả các khối 6,7,8,9. Phân môn Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Thường thức mĩ thuật và Vẽ tranh các phân môn có mối liên hệ với nhau và màu sắc có liên hệ chặt chẽ với cả 4 phân môn.
+ Phân môn vẽ theo mẫu: Vẽ theo mẫu là 1 phân môn tạo nên ý thức quan sát để cảm nhận vẻ đẹp của sự vật hiện tượng. Đó là 1 trong những kiến thức ban đầu quan trọng của chương trình mĩ thuật THCS và từ đây sẽ dần dần hình thành khả năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành các bài tập. Ở bài 4 lớp 6 học sinh đã được học về khái niệm vẽ theo mẫu là gì? Vẽ theo mẫu là mô phỏng mẫu được bày trước mặt. Thông qua nhận thức và cảm xúc, người vẽ diễn tả đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu. Ban đầu trong phân môn Vẽ theo mẫu là mô phỏng lại hình dáng những đồ vật đơn giản. Ví dụ: Bài 4+5 vẽ “ Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu”. Tiếp theo Bài 15 “Mẫu dạng hình trụ và hình cầu” (Mĩ 
thuật 6 theo phân phối chương trình giảm tải) đây là những mẫu đơn giản tròn và vuông sắc cạnh.
Ở những bài đầu tiên này cơ bản các em nhận biết độ đậm nhạt nhờ ánh sáng chiếu vào mẫu và thể hiện độ đậm nhạt đó bằng bút chì đen.
Tiếp theo ở các bài về sau ở các lớp độ khó của mẫu và sự nhận biết về đậm nhạt bằng màu sắc tăng dần lên phức tạp hơn theo cấu trúc đồng tâm của chương trình mĩ thuật. Ví dụ: Bài 15: Ký họa ngoài trời (Mĩ thuật 7) học sinh tập quan sát cảnh vật ở ngoài thiên nhiên cảm nhận được ánh sáng khi chiếu vào cảnh vật sẽ tạo ra những màu sắc khác nhau. Bài 6: Vẽ lọ hoa và quả (Mĩ thuật 8).
Ánh sáng luôn luôn tác dụng vào mọi vật. Khi vẽ học sinh phải quan sát mẫu và chọn hướng ánh sáng chính chiếu vào mẫu để vẽ màu có đậm nhạt.
+ Phân môn vẽ trang trí: Vẽ trang trí giúp học sinh cách sắp xếp hình mảng, đường nét, đậm nhạt màu sắc, sao cho hợp lí và thuận mắt. Trong các bài vẽ trang trí ở độ tuổi học sinh THCS các em có cùng 1 đặc điểm là sử dụng màu đều giống nhau, do cảm nhận về màu sắc của các em giống nhau và các em thường có sự bắt trước nhau khi vẽ các em ít chú ý đến độ đậm nhạt của màu sắc các em sử dụng màu tùy tiện không theo nguyên tắc sáng, trung gian, tối. Các em vẽ theo cảm tính màu nào thấy đẹp thấy thích thì vẽ, các em chưa biết những gam màu chủ đạo.
 Ví dụ Bài 8 ( Mĩ thuật 6 ) “ Cách sắp xếp bố cục trong trang trí ” rèn luyện cho học sinh cách sắp xếp các hình mảng, họa tiết, đường nét sao cho bố cục chặt chẽ. 
 Trang trí hình cơ bản
 Bài 14: Trang trí đường diềm (Mĩ thuật 6), Bài 6: Tạo dáng và trang trí lọ hoa (Mĩ thuật 7). Bài 4: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh(Mĩ thuật 8), Bài 19: Trang trí lều trại (Mĩ thuật 8). [1]
 Học sinh hiểu về màu sắc, bản chất màu sắc và cách pha màu hiểu được cái đẹp trong màu sắc trong thiên nhiên, cuộc sống và trong mĩ thuật. Qua đó hình thành các kĩ năng để học sinh sử dụng màu sắc trong các bài vẽ được tốt hơn.
+ Phân môn thường thức mĩ thuật: Đây là phân môn mà thường đa số học sinh ít chú trọng nhất. Thường thức mĩ thuật giúp học sinh phần nào hiểu sơ lược về lịch sử mĩ thuật, những trào lưu, trường phái, quan điểm của từng thời kì cũng như những thành tựu đó. Giúp cho học sinh nắm bắt được các lối bố cục rất phong phú của các danh họa trong nước và trên thế giới, hay học sinh có thể nắm bắt được xu hướng mĩ thuật của các thời đại qua các thời kỳ.
Trong trang này: “Ví dụ” : tác giả tham khảo từ TLTK số 1
Đoạn: “Học sinh  các thời kì” do tác giả tự viết ra
 Các họa sĩ trong nước và trên thế giới để vẽ thành công các tác phẩm họ nghiên cứu rất kĩ về màu sắc và màu sắc khi có ánh sáng chiếu vào. Tiêu biểu là 1 số bức tranh của các họa sĩ.
Bức tranh ghi lại 1 buổi tập bắn của 1 tổ du kích gồm có 5 người. Các nhân vật ở các tư thế khác nhau: Kẻ đứng, người ngồi, kẻ bò, người trườn không 1 tư thế nào trùng lặp. Tính chất động của tạo hình đem lại cho tranh 1 sự sống động.
 Du kích tập bắn – Tranh màu bột của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
Khung cảnh bãi tập là một bờ mương đầy nắng xa xa lại ẩn hiện mái nhà, làng mạc và bầu trời. Nắng vàng rực rỡ trải lên nhân vật, lên cảnh sắc làm cho bức tranh càng thêm sống động. Tác giả đã diễn tả được ánh sáng tự nhiên chiếu vào con người và cảnh vật bằng màu sắc có độ đậm nhạt, sáng tối rõ ràng đã đem lại sự thành công cho tác phẩm. [2]
Ở trên là 1 ví dụ của họa sĩ Việt Nam khi quan sát ánh sáng và màu sắc chiếu vào cảnh vật thiên nhiên con người và đã đem lại thành công. Tôi xin lấy thêm 1 dẫn chứng khác của danh họa trên thế giới cũng nghiên cứu về ánh sáng và màu sắc và thể hiện thành công trong tác phẩm.
Trong đoạn này: “Các họa sĩ của các họa sĩ” do tác giả tự viết ra
Đoạn: “Bức tranh  cho tác phẩm” tác giả tham khảo từ TLTK số 2
Đoạn: “Ở trên . Trong tác phẩm” do tác giả tự viết ra
Họa sĩ Mô-nê là 1 trong những họa sĩ tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng. Trường phái hội họa Ấn tượng là 1 bước tiến quan trọng của hội họa trong việc đi sâu nghiên cứu không gian, ánh sáng và màu sắc. Hội họa Ấn tượng ra đời cho thấy thiên nhiên không có màu sắc cố định mà luôn luôn thay đổi từng giờ, từng ngày, và từng mùa trong năm.
Bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc vẽ năm 1872 tại cảng LơHa-vơ (Hà Lan). Bức tranh diễn tả 1 buổi sớm mai tại cảng với sự mờ ảo của hậu cảnh. Cảnh vật huyền ảo trong màn sương mờ không phân biệt bến bờ mây nước. [2]
 Ấn tượng mặt trời mọc – Tranh sơn dầu của họa sĩ Mô-nê
Mô-nê đã khám phá ra sự bùng nổ của màu sắc khi ông vẽ lại ánh bình minh phản chiếu trên con sông.
 Qua phân môn thường thức mĩ thuật học sinh được tìm hiểu và phân tích nhiều tác phẩm hội họa của các họa sĩ lớn trong nước và thế giới từ đó các em có sự cảm nhận sâu sắc hơn về màu sắc.
+ Phân môn vẽ tranh: Đây là phân môn được coi như là đánh giá kết quả của việc rèn luyện các phân môn trên, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong 1 năm học. Nhìn vào phân phối chương trình trung học cơ sở môn mĩ thuật ta thấy bài kiểm tra học kỳ II ở tất cả các khối đều là bài thi vẽ tranh (Kiểm tra học kỳ II: Lớp 6: Vẽ tranh: Đề tài quê hương em, Lớp 7: Vẽ tranh: Đề tài hoạt động trong những ngày hè, Lớp 8: Vẽ tranh: Đề tài tự chọn) để đánh giá chất lượng học sinh trong quá trình 1 năm học.
Qua các bài vẽ tranh đề tài học sinh biết thêm về màu sắc. Màu sắc khi đưa lên tranh bao giờ cũng phải có sự chuyển hóa hoặc về đậm nhạt, hoặc về sắc thái hoặc độ đậm nhạt, hay về tương phản tinh tế giữa các mảng, nét, hình, khốiNói cách khác là sự phối hợp uyển chuyển của các sắc độ. 
Bài 12: Vẽ tranh: Đề tài gia đình (Mĩ thuật 8) 
Bài 14: Vẽ tranh: Đề tài ước mơ của em (Mĩ thuật 8) [1]
Trong đoạn này: “Qua các bài vẽ . các sắc độ” do tác giả tự viết ra
“Ví dụ” tác giả TKTL số 1
Tất cả các bài vẽ tranh đề tài đều có liên quan đến màu sắc. Màu sắc là yếu tố đặc biệt tạo hứng thú cho học sinh, phần lớn màu sắc là yếu tố tác động mạnh đến thị giác của con người đặc biệt là các em học sinh. Trong phân môn vẽ tranh các em học sinh thường bị lúng túng khi chọn màu và vẽ màu. Nhiều bài vẽ hình tốt nhưng khi vẽ màu lại thể hiện không thành công. Màu sắc cong mờ nhạt dàn chải, không có đậm nhạt, không làm nổi bật hình ảnh chính, hoặc không thể hiện được không khí của đề tài. Vì thế là giáo viên cần phải truyền đạt thêm kiến thức về màu sắc, cách

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_mi_thuat_thong_qua_mau_sac_tr.doc