SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch Sử

SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch Sử

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên có nhiều người tài giỏi, đánh Bắc, dẹp Nam, yên dân, trị nước tiếng để muôn đời”[1]. Chính vì vậy, cần phải chăm lo “phát triển tinh thần yêu nước của dân ta”, làm cho lòng yêu nước của mỗi người không “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”, mà phải được đem ra “thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), đã chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội"[2]. Do đó, phải khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh, vật chất và tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần tự hào dân tộc, của toàn dân, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong thập kỷ tới.

Trong Lịch Sử dân tộc, ông cha ta đã rất coi trọng giáo dục môn Lịch sử. Từ thời phong kiến, các Nho sinh từ sáu tuổi trở lên đã phải ngày đêm đèn sách, gắng sức học cho thông kinh sử. Bởi, không thông Sử thì khó đỗ đạt làm quan để phụng sự dân tộc, quản lý đất nước. Sinh thời Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy Nguyễn Tất Thành thời còn niên thiếu nhiều kiến thức, nhưng nhiều nhất vẫn là những bài học về Lịch Sử. Những bài học, câu chuyện, áng thơ văn. về lịch sử nước nhà đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm hun đúc lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, cường quyền của đế quốc, phong kiến.

 

doc 33 trang thuychi01 18015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
4
1.3
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu
4
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7
 2.3.1.
 2.3.2. 
 2.3.2.1.
 2.3.2.2. 
 2.3.2.3 
 2.3.2.4. 
 2.3.2.5
 2.3.2.6 
 2.3.2.7. 
Một số yêu cầu chung.
Những giải pháp cụ thể.
Phương pháp kể chuyện.
Sử dụng tranh ảnh lịch sử. 
Sử dụng ca khúc cách mạng. 
Sử dụng phim tài liệu.
Sử dụng văn thơ.
Giáo dục qua di tích lịch sử.
Giáo dục học sinh qua hậu quả mà chiến tranh để lại.
7
8
8
12
13
14
15
16
16
 2.4.
 2.4.1
 2.4.2
 2.4.3
 2.4.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với học sinh
Đối với bản thân
Đối với đồng nghiệp
Đối với nhà trường
18
18
19
19
19
 3
 3.1
 3.2
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
20
20
20
Tài liệu tham khảo
22
Danh mục SKKN đẫ đạt giải từ cấp Huyện trở lên.
Phụ lục
23
24
1. MỞ ĐÂU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên có nhiều người tài giỏi, đánh Bắc, dẹp Nam, yên dân, trị nước tiếng để muôn đời”[1]. Chính vì vậy, cần phải chăm lo “phát triển tinh thần yêu nước của dân ta”, làm cho lòng yêu nước của mỗi người không “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”, mà phải được đem ra “thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), đã chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội"[2]. Do đó, phải khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh, vật chất và tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần tự hào dân tộc,của toàn dân, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong thập kỷ tới.
Trong Lịch Sử dân tộc, ông cha ta đã rất coi trọng giáo dục môn Lịch sử. Từ thời phong kiến, các Nho sinh từ sáu tuổi trở lên đã phải ngày đêm đèn sách, gắng sức học cho thông kinh sử. Bởi, không thông Sử thì khó đỗ đạt làm quan để phụng sự dân tộc, quản lý đất nước. Sinh thời Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy Nguyễn Tất Thành thời còn niên thiếu nhiều kiến thức, nhưng nhiều nhất vẫn là những bài học về Lịch Sử. Những bài học, câu chuyện, áng thơ văn... về lịch sử nước nhà đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm hun đúc lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, cường quyền của đế quốc, phong kiến.
Thấm thía điều ấy, ngay từ năm 1942 khi lãnh đạo Mặt trận Việt Minh và nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã soạn một tài liệu có tên: Lịch Sử nước ta, để tuyên truyền, vận động nhân dân. Mở đầu tài liệu, Người viết:
 "Dân ta phải biết sử ta
 	Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".[3]
Tất cả những giá trị lịch sử, văn hóa của người Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước thường được đúc kết bằng những trang sử hào hùng. Đặc biệt, là chủ nghĩa yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm vô cùng kiên cường, bất khuất của dân tộc. 
Dạy Lịch Sử chính là dạy cho thế hệ trẻ Việt Nam biết làm người, giáo dục cho họ hiểu biết những phẩm giá, nhân cách con người Việt, góp phần nâng cao “phông” văn hóa cho học sinh, qua đó giúp cho các em hiểu biết quá khứ hào hùng của dân tộc và những giá trị của ngày hôm nay. 
Trong lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (1966 - 2011), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định: Sử học là ngành khoa học nền tảng hết sức quan trọng, không chỉ dừng lại ở quá khứ mà từ đó biết cả hiện tại và tương lai, phục vụ trực tiếp sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong Điện chúc mừng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngày 16-8-2012, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Giáo dục khoa học Lịch sử cho thế hệ trẻ Việt Nam là vấn đề vô cùng quan trọng đối với tương lai và sự trường tồn, phát triển dân tộc”. Lời căn dặn đó đã thể hiện lòng mong muốn đầy tâm huyết của Đại tướng đối với tương lai của đất nước và dân tộc.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ, bộ mặt đất nước được thay đổi một cách rõ rệt. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo những thay đổi về mặt văn hóa, xã hội. Với sự bùng phát của mạng Internet, lớp trẻ sớm được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nên nhạy bén, năng động hơn, phù hợp với xu thế toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng có một bộ phận thanh, thiếu niên có lối sống thực dụng, thờ ơ, lãnh cảm trước mọi người, mọi việc. Nhiều bạn trẻ còn có cái nhìn lệch lạc giá trị về Lịch Sử. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Có phải lòng yêu nước của lớp trẻ ngày nay đang có “vấn đề”? Nhà sử học Dương Trung Quốc đã từng khẳng định: “Lòng yêu nước của con người việt Nam vẫn luôn sâu sắc và mạnh mẽ. Đã là người Việt Nam đều có lòng yêu nước. Khi có cơ hội họ sẽ thể hiện tinh thần yêu nước của mình. ... Việc thiếu hiểu biết về Lịch sử không phải chỉ do lỗi của các bạn mà còn là trách nhiệm của người lớn, của lãnh đạo, của ngành giáo dục và đặc biệt là những nhà nghiên cứu và giảng dạy Lịch Sử”. 
Giáo dục lòng yêu nước là ưu thế của bộ môn Lịch Sử. Một bài học Lịch Sử có thể làm sống dậy những trang sử hào hùng của dân tộc, những thăng trầm của Lịch Sử... làm cho học sinh cảm thấy tự hào vì mình là con dân đất Việt. Hay chỉ là những dòng chữ vô tri, vô giác đều phụ thuộc vào sự truyền đạt của giáo viên bộ môn Lịch Sử. 
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước ngày càng nặng nề. Thế hệ trẻ lớn lên mà không nắm chắc Lịch Sử dân tộc, không hiểu truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc thì làm sao có thể yêu nước và bảo vệ đất nước một cách chân chính nhất.
Nếu môn Lịch sử không được đối xử và đặt đúng vị trí, vai trò, không trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh trung học cơ sở thì rất nguy hại cho quốc gia, dân tộc, vô tình tiếp tay cho kẻ thù.
Vì vậy, giáo dục Lịch Sử dân tộc cho học sinh nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, đa số các em học sinh lớp 9 đã sử dụng mạng facebook. Hàng ngày, trên mạng facebook có rất nhiều thông tin sai sự thật, nhằm chống Chính quyền.... Nếu giáo viên không kích thích tinh thần yêu nước của học sinh thông qua các bài học Lịch Sử. Đồng thời, hướng dẫn các em cách phân biệt trước các thông tin trên mạng và không tiếp tay cho tội phạm dù là một nốt share. Tất nhiên, đối với học sinh khối nào, khi giảng dạy giáo viên cũng phải chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước cho các em. Nhưng trong khuôn khổ của đề tài này, tôi tập trung giáo dục lòng yêu nước cho học sinh lớp 9 thông qua các bài học Lịch Sử. Với việc nhận thức cao hơn của học sinh lớp 9, các em sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh các khối khác.
	 Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch Sử và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THCS, bản thân tôi là giáo viên dạy môn Lịch Sử đã rút ra kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, nên tôi xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về “Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch Sử”.	 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
        Với đề tài này, tôi sử dụng kiến thức các bài học Lịch Sử trong chương trình THCS, đặc biệt là chương trình Lịch Sử lớp 9.
Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn giờ học Lịch sử phải thực sự là một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được hứng thú học tập và phát triển toàn diện cho học sinh. Để từ đó, kích thích tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tựu tôn dân tộc cho học sinh.
         1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Thông qua các bài học Lịch Sử, tôi sẽ khơi gợi, kích thích sự hứng thú của học sinh với các bài học Lịch Sử, cho các em có cái nhìn đúng đắn về Lịch Sử. Để từ đó, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh. 
         1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận Sử học Mác - Lênin, đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp Lịch Sử, phương pháp lôgic, phương pháp liên ngành,....để giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh.
Qua các nội dung, kiến thức trong chương trình THCS, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của sự kiện. Và từ đó, cho học sinh liên hệ thực tế, lấy ví dụ cụ thể và giáo viên kể cho các em nghe những câu chuyện Lịch Sử để giúp các em hiểu một cách tường tận về vấn đề đó.
Như vậy, học sinh sẽ cảm thấy : yêu quê hương, đất nước hơn, yêu quý và biết ơn sâu sắc những con người đã làm nên Lịch Sử. 
2 : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Yêu nước là gì ?
Yêu nước là một tình cảm tự nhiên của con người đối với quê hương xứ sở, với ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
GS Trần Văn Giàu đã phát biểu : yêu nước “là kim chỉ nam cho hành động, là một tiêu chuẩn để nhận định đúng - sai, tốt - xấu” của người Việt Nam. 
Vậy, tại sao phải giáo dục lòng yêu nước cho học sinh ?
Trên thực tế, đã có không ít thanh thiếu niên nghĩ rằng : phải làm một việc gì thật "to tát" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự, lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ, âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh.
Bên cạnh đó là những thanh thiếu niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Họ ca tụng phương Tây, ca tụng chủ nghĩa tư bản và ngày một xa rời đạo đức, văn hóa truyền thống Việt Nam. Một số thanh thiếu niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Đặt trong hoàn cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch đang ra sức tuyên truyền phá hoại hòng làm phai nhạt lòng yêu nước của dân ta, đặc biệt là tầng lớp thanh niên - những con người được đào tạo dưới chế độ cộng sản để sử dụng như một lực lượng đánh lại chủ nghĩa cộng sản, thì những biểu hiện đó của một số thanh niên trở nên hết sức nghiêm trọng, trở thành nguy cơ đe dọa sự vững mạnh của đất nước ta.
Tuy nhiên lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. 
 Chính vì vậy, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, ngay trong các bài học Lịch Sử giáo viên bộ môn Lịch Sử: Phải truyền đạt ngọn lửa yêu nước chứ không chỉ dạy về ngày tháng, số liệu, sự kiện.
Giáo dục Lịch sử cho học sinh là để truyền thống yêu nước được thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống đó. Hơn nữa, việc dạy Lịch Sử, không chỉ để cho các em nắm được các sự kiện mà thông qua đó để khơi gợi tinh thần tự tôn dân tộc, giúp các em có những bài học về dựng nước và giữ nước của ông cha.                                                                                                          
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
 Tôi luôn nhận được sự quan tâm nhiệt tình, sự động viên, khuyến khích của BGH nhà trường, của ngành...
Bản thân giáo viên được đào tạo chuyên ban, nhiệt huyết với nghề, có trách nhiệm và luôn trăn trở với bài dạy, với việc thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh.
	Nhìn chung, đại đa số học sinh chăm, ngoan, hứng thú với bộ môn, có tinh thần dân tộc.
	 Ngoài ra, với thời đại 4.0 hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu thêm nguồn thông tin rất phong phú có liên quan.
	 Ưu điểm với học sinh: các em thích nghe các câu chuyện Lịch Sử, tin tức thời sự có liên quan. 
	Với giáo viên: Hiện nay, xã hội đang khá quan tâm tới Lịch Sử dân tộc. Vì vậy, nó sẽ tạo điều kiện để giáo viên phát huy, kích thích tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước cho học sinh.
 2.2.2. Khó khăn
	 Nhiều học sinh, phụ huynh còn xem bộ môn Lịch Sử là môn phụ, lại khô khan, khó học, khó nhớ. Cho nên, trong giờ học nhiều em không tập trung chú ý. Trong trường học lại đặt mục tiêu dạy chữ, các em học để đạt điểm cao, để phục vụ cho các kì thi. 
	Với giáo viên: môn Lịch Sử, do áp lực kiến thức còn quá nặng nề, quá tải. Nên trong khuôn khổ 45 phút giáo viên chỉ truyền đạt được kiến thức mới cho học sinh. Vì vậy, giáo viên không còn nhiều thời gian để giáo dục các em lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của một người học sinh, cũng như trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc.
	Nhìn ra xã hội, với mặt trái của đồng tiền đã tấn công đến cả những môi trường vốn rất trong sáng, lành mạnh như y tế, giáo dục khiến cho lớp trẻ mất phương hướng vào người lớn. Từ đó, các em sống ích kỉ, chỉ muốn mọi người vì mình, mà không muốn mình vì mọi người.
	Trong khi chúng ta đang rất lo lắng, bất an trước những tấm ảnh phản cảm, những statut gây sốc trên mạng. Ngược lại, chúng ta rất xúc động với những hình ảnh của Thanh niên Việt Nam trong đám tang của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Các bạn ăn mặc lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng, nhường chỗ cho các cụ già và sẳn sàng chờ đợi hơn 3 tiếng đồng hồ để được viếng Đại Tướng. Với những hình ảnh đó cho chúng ta khẳng định: Thanh niên Việt Nam rất yêu nước, lòng yêu nước của họ không hề bị mai một, sa sút. Quan trọng, là họ chưa biết thể hiện lòng yêu nước đó ở đâu, như thế nào và khi nào. Và cũng vì thế mà các lực lượng phản động lợi dụng vào lòng yêu nước của người Việt Nam để kích động, chống đối Đảng và Nhà nước.
	Vì vậy, trách nhiệm làm cho các em biết như thế nào là yêu nước là của nhà trường và toàn xã hội. Trong đó, vai trò của giáo viên Lịch Sử rất quan trọng.
	Để giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về lòng yêu nước, không quên quá khứ, cuội nguồn, hiểu và trân trọng 4000 năm lịch sử của dân tộc, tôi xin được trình bày kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch Sử.
2.2.3. Kết quả khảo sát chất lượng của học sinh.
	Từ việc điều tra thực trạng, tôi thấy đa số học sinh chưa biết cách thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước như thế nào. Trước những thông tin tràn lan được chia sẻ trên mạng, các em chưa biết đâu là đúng - sai. Và vì vậy, các em chưa biết cách phát huy tinh thần yêu nước và tính dân tộc sâu sắc của mình. Qua việc khảo sát tinh thần yêu quê hương, đất nước của học sinh qua các bài học Lịch sử của học sinh khối 9 trong học kì I, tại trường THCS Quảng Ngọc, Quảng Xương, Thanh Hóa tôi đã thu được kết quả như sau: 
 Học kì I - Năm học : 2018 - 2019
Lớp
Sĩ số
Tự giác
Phải nhắc nhở
Không tham gia
SL
%
SL
%
SL
%
9A
39
13
33
17
44
9
23
9B
38
10
26
18
47
10
27
9C
38
10
26
16
42
12
32
	Với số lượng học sinh phải nhắc nhở và không tham gia còn nhiều, học sinh có ý thức tự giác còn ít, đã thôi thúc tôi tìm mọi cách để “Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch Sử”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Một số yêu cầu chung.
Môn Lịch sử là môn học có nhiều lợi thế trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Thông qua các bài học Lịch Sử giáo viên có thể truyền cho các em tình cảm, cảm xúc đối với các nhân vật và sự kiện Lịch Sử. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp: kể chuyện, phim tư liệu, tranh ảnh, âm nhạc, văn họcđể phát huy thế mạnh của từng biện pháp nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho bài học.
Giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, các phần mềm soạn giảng
Giáo viên phải có chuyên môn vững chắc, sự kết hợp linh hoạt, có khả năng dẫn dắt, xử lí vấn đề, ngôn ngữ giảng bài truyền cảm, thu hút học sinh để thực hiện tốt mục tiêu của mình.
Với đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch Sử”, tôi xin được trình bày một số phương pháp mà tôi đã sử dụng và nhận thấy rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
2.3.2. Những giải pháp cụ thể.
2.3.2.1. Phương pháp kể chuyện.
Kể chuyện Lịch Sử là một phương pháp dùng lời nói diễn tả một cách sinh động, hấp dẫn có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố Lịch Sử có liên quan đến nội dung bài học, có khi chỉ là các tình tiết có liên quan đến các nhân vật Lịch Sử, có khi chỉ là giải thích cho một địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài.
Trình bày diễn biến một cuộc chiến tranh, chiến dịch hay một cuộc khởi nghĩa, giáo viên ngoài sử dụng lược đồ, sa bàn trong quá trình tường thuật sự kiện có thể có những câu chuyện liên quan.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học - công nghệ nhiều câu chuyện Lịch Sử đã được khám phá, đăng tải. Cho nên, giáo viên có thể dễ dàng tìm được những câu chuyện Lịch Sử hay, phù hợp và hỗ trợ cho bài học. 
 Ví dụ: Trong bài 27 – Lịch sử 9: “Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)”. Khi giảng về diễn biến các trận đánh, giáo viên kể những câu chuyện về tấm gương hi sinh của các anh hùng dân tộc như Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo (Phụ lục 1) [4]
 Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai ( Phụ lục 2)[5].
Chân dung: Phan Đình Giót
 Hay Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng ( Phụ lục 3).[6].
Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng 
 Học sinh sẽ rất cảm động, khâm phục tinh thần hy sinh quên mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước của các anh. Từ đó, có những nhận thức đúng đắn về vai trò, nghĩa vụ của mình trong giai đoạn hiện tại. 
* Kể chuyện về một nhân vật lịch sử:
 Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước nên từ xưa đến nay mỗi thời đại đều xuất hiện những nhân vật lịch sử nổi bật như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướngVõ Nguyên GiápKhi kể về nhân vật lịch sử, tùy thời lượng bài học mà giáo viên có những cách kể chuyện phù hợp. Có thể giới thiệu về tài năng, đức độ cũng có thể chỉ kể những mẩu chuyện nhỏ trong một trận đánh cụ thể để có vật lịch sử đó.thể nêu bật được vai trò của các nhân vật Lịch Sử. 
 Ví dụ: trong bài 18 - Lịch sử 9 - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Khi dạy tới sự kiện Nguyễn Ái Quốc thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam. Giáo viên kể cho học sinh về Nguyễn Ái Quốc với sự kiện thành lập Đảng.
Cuối năm 1929, phong trào cách mạng ở Việt Nam lên cao, giai cấp công nhân đã thấm nhuần Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trước tình hình đó, Quốc Tế cộng sản giao nhiệm vụ cho Nguyễn Ái Quốc (lúc bấy giờ là đặc phái viên của Quốc Tế cộng sản), về Cửu Long - Hương Cảng, Trung Quốc để thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính đảng vô sản của giai cấp công nhân. Và Đảng phải có nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng 3 nước Đông Dương. Nhưng khi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_bao_ve_to_quoc_cho_hoc_sinh_lop_9_qua_c.doc