SKKN Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

SKKN Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

- Lịch sử là một môn khoa học xã hội có vai trò to lớn trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Cùng với các môn khoa học khác, vị trí của bộ môn lịch sử trong nhà trường có vai trò hết sức to lớn trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước cũng như công cuộc hội nhập với sự phát triển của thế giới . Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, quy luật cơ bản của sự phát triển của loài người và dân tộc, hình thành cho học sinh thế giới quan và lý tưởng cộng sản, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức , giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh , rèn cho học sinh phương pháp tư duy khoa học thông qua sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, nhận xét từ đó rèn luyện trí thông minh và sáng tạo cho học sinh.

- Đồng thời bộ môn lịch sử còn tác dụng rèn cho học sinh thực hành, biết rút ra những bài học lịch sử để vận dụng vào thực tiễn.

- Như vậy bộ môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng không kém các bộ môn khoa học khác .Việc nâng cao phương pháp dạy học môn lịch sử là một việc làm quan trọng trong quá trình dạy học . Vì vậy giáo viên phải kết hợp phong phú và đồng bộ các phương pháp. Việc đổi mới phương pháp thể hiện rõ qua khâu chuẩn bị bài và các thao tác trên lớp để nâng cao chất lượng học tập góp phần phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử.

- Là một giáo viên bộ môn , tôi luôn trăn trở, tìm tòi để có phương pháp thích hợp nâng cao chất lượng dạy và học. Qua thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình trong đề tài tiết 41 lịch sử 9 bài 28 :“Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam( 1954-1965)”.

 

doc 17 trang thuychi01 10242
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Lịch sử là một môn khoa học xã hội có vai trò to lớn trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Cùng với các môn khoa học khác, vị trí của bộ môn lịch sử trong nhà trường có vai trò hết sức to lớn trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước cũng như công cuộc hội nhập với sự phát triển của thế giới . Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, quy luật cơ bản của sự phát triển của loài người và dân tộc, hình thành cho học sinh thế giới quan và lý tưởng cộng sản, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức , giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh , rèn cho học sinh phương pháp tư duy khoa học thông qua sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, nhận xéttừ đó rèn luyện trí thông minh và sáng tạo cho học sinh.
Đồng thời bộ môn lịch sử còn tác dụng rèn cho học sinh thực hành, biết rút ra những bài học lịch sử để vận dụng vào thực tiễn.
 Như vậy bộ môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng không kém các bộ môn khoa học khác .Việc nâng cao phương pháp dạy học môn lịch sử là một việc làm quan trọng trong quá trình dạy học . Vì vậy giáo viên phải kết hợp phong phú và đồng bộ các phương pháp. Việc đổi mới phương pháp thể hiện rõ qua khâu chuẩn bị bài và các thao tác trên lớp để nâng cao chất lượng học tập góp phần phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử.
Là một giáo viên bộ môn , tôi luôn trăn trở, tìm tòi để có phương pháp thích hợp nâng cao chất lượng dạy và học. Qua thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình trong đề tài tiết 41 lịch sử 9 bài 28 :“Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam( 1954-1965)”.
Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài bản thân muốn trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học bộ môn lịch sử để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Giúp đồng nghiệp có cái nhìn mới trong việc dạy lịch sử: ngoài thuyết trình, giải thích, phân tích, chứng minh  giáo viên còn liên hệ , tích hợp kiến thức liên môn, đối chiếu , so sánh nhằm phát triển tư duy cho học sinh .
Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích bộ môn từ đó kích thích sự phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình học tập .
Đối tượng nghiên cứu:
Qua đề tài bản thân tôi đưa ra phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn lịch sử , phương pháp liên môn , sử dụng đồ dùng trực quanđể áp dụng dạy tiết 41 lịch sử 9 bài 28( Phần 2 mục IV và mục V)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp trình bày miệng, phân tích ,giải thích, thông báo, chứng minh
Tích hợp,liên hệ ,đối chiếu.
Đánh giá kết quả của học sinh.
1.5. Những điểm mới:
 - Phạm vi : Áp dụng dạy một tiết cụ thể.
 - Tính thực tiễn của SKKN cao, ngoài bộ môn lịch sử có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy các môn học khác: văn, địa , giáo dục công dân, tiếng anhII. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
- Đổi mới phương pháp dạy học là khâu tiên phong trong quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam kể từ năm 1986 đồng thời cũng là khâu đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục . Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của giáo dục , hoạt động đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm và thu được nhiều kết quả đáng kể.
- Phương pháp dạy học lịch sử là tổng hợp cách thức, hành động thống nhất giữa thầy và trò nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về lịch sử xã hội loài người , lịch sử dân tộc, hình thành thế giới quan khoa học và đạo đức cộng sản chủ nghĩa, kỹ năng kỹ xảo thực hành bộ môn giúp học sinh vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn của mình.
Trên thực tế việc dạy và học lịch sử còn nhiều vấn đề bất cập nên chúng ta cần phải đổi mới phương pháp. Kết hợp đồng bộ với các phương pháp đặc trưng của bộ môn trong dạy học lịch sử giáo viên sử dụng kiến thức liên môn , phân nhóm  để tạo hứng thú học tập cho học sinh kích thích sự phát triển tư duy trong việc học tập bộ môn.
Thực trạng vấn đề:
 Qua các kỳ khảo sát ở bậc THCS, kỳ thi tốt nghiệp, đại họckết quả môn lịch sử đang ở mức báo động. Chất lượng bộ môn chưa được nâng cao, vị trí bộ môn chưa được đặt đúng. Tình trạng đó là do:
Về phía học sinh: 
+ Phần đa các em cho rằng môn sử là môn phụ, nên chưa hứng thú học tập, chưa dành thời gian học như một số môn khác.
+ Bộ môn lịch sử khô khan, đòi hỏi phải nhớ chính xác, tỷ mỷ nên học sinh ngại học, phụ huynh không đầu tư tài liệu tham khảo không có thậm chí sách giáo khoa còn thiếu.
Về phía giáo viên: 
+ Một số giáo viên chưa nhận thức được rằng phương pháp dạy lịch sử là một khoa học. Nhiều giáo viên chưa áp dụng triệt để phương pháp dạy học bộ môn như tường thuật, thông báo, phân tích, giải thích.. mà chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp sự kiện , khái niệm
+ Việc ứng dụng thông tin chưa thực hiện rộng rãi , chưa bám sát chuẩn kiến thức , kỹ năng, kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Từ thực trạng đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy để nâng cao chất lượng học tập.
 Điều đó luôn làm bản thân tôi trăn trở , tìm tòi để có những biện pháp thích hợp áp dụng nâng cao chất lượng.
Các biện pháp thực hiện:
 1. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
 - Trong đề tài này tôi áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn để làm rõ nội dung cơ bản kiến thức cần truyền đạt của một tiết học.
 - Sử dụng kiến thức liên môn để mở rộng , khắc sâu kiến thức đồng thời tạo hứng thú học tập bộ môn.
 - Sử dụng tranh ảnh , tài liệu liên quan để minh họa , minh chứng 
 - Với việc kết hợp đồng bộ các phương pháp , phương tiện dạy học giúp các em hiểu bài ,biết vận dụng sáng tạo từ đó tạo hứng thú học tập nhằm kích thích sự phát triển tư duy của học sinh qua việc học tập bộ môn lịch sử.
 2. Một số cơ sở để thực hiện :
 - Qua thực tế nhiều năm công tác,bản thân tôi thấy rằng sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn lịch sử như thông báo, phân tích, giải thích, tường thuật vẫn chưa đem lại hiệu quả cao trong việc học tập của học sinh. Đặc biệt trong tình hình thực tế hiện nay một bộ phận không nhỏ có tư tưởng chán học môn lịch sử thì việc kết hợp đồng bộ các phương pháp, phương tiện dạy học để tạo hứng thú cho các em học tập là vấn đề quan trọng , cần thiết đối với giáo viên môn lịch sử.
 - Trong những năm gần đây , trong quá trình lên lớp tôi luôn vận dụng linh hoạt các phương pháp để các em hứng thú, thảo luận sôi nổi nắm vững kiến thức , hiểu bài nhanh và lâu. Từ việc sử dụng các phương pháp đặc trưng kết hợp với sử dụng kiến thức liên môn, tranh ảnh  các em có thể nhận thức một bước cao hơn , hiểu rõ bản chất vấn đề để từ đó các em có thể lập luận, so sánh và rút ra bài học thực tiễn trong học tập lịch sử.
- Trong khuôn khổ của đề tài này tôi áp dụng dạy thực nghiệm tiết 41 lịch sử 9 bài 28 “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam( 1954-1965)”. Đề tài chắc chắn còn nhiều hạn chế vì vậy rất mong được sự góp ý của HĐKH cấp trên.
 3. Số liệu điều tra trước khi áp dụng phương pháp:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A
32
3=9,4
10 =31,3
18=56,2
1=3,1
0
9B
29
2=6,9
10=34,5
15=51,7
2=6,9
0
9C
28
2=7,1
9 =32,1
15=53,7
2=7,1
0
 4.Phần chuẩn bị: 
- Giáo viên bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng xác định mục tiêu tiết học : Về kiến thức, tư tưởng , kỹ năng
- Chuẩn bị đồ dùng, tài liệu: Sưu tầm tài liệu,tranh ảnh.
 5. Phần cụ thể: 
 a. Khâu kiểm tra bài cũ: 
	Đây là khâu kiểm tra đánh giá thường xuyên có tác dụng giúp học sinh nắm bắt chất lượng của học sinh trong quá trình học tập.
	Đối với bài này tôi kiểm tra kiến thức tiết 40 vừa đánh giá việc nắm kiến thức cũ , vừa giới thiệu kiến thức tiết 41.
Câu 1: Từ 1954-1959 cách mạng Miền Nam chia làm mấy giai đoạn, phương pháp đấu tranh của tưng giai đoạn?
Câu 2: Trong các năm từ 1954-1960 nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Miền Nam là:
Xây dựng và phát triển kinh tế
Chống chế độ Mỹ -Diệm ,giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
Đưa miền Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
Học sinh trả lời- giáo viên nhận xét, cho điểm.
 b. Giới thiệu bài mới:
Đây là một khâu quan trọng, nó là dạng thâu tóm, tổng quát, định hướng cho học sinh những kiến thức cơ bản , trọng tâm của bài. Từ đó kích thích tò mò sự hứng thú trong quá trình học tập , lôi cuốn học sinh vào tiết học.
 c. Dạy bài mới:
	Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam(1954-1965) – tiếp theo.
Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận, rút ra kiến thức cơ bản về các mặt nông nghiệp,công nghiệp, thương nghiệp.
 Sau khi các nhóm trình bày giáo viên củng cố và xoáy sâu một số thành tựu của miền Bắc trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Ví dụ :
 Bằng kiến thức liên môn có thể sử dụng kiến thức môn địa để minh chứng hay kiến thức môn văn để minh họa sự thay đổi của nông thôn miền Bắc. Từ đó so sánh với chủ trương của Đảng ta trong việc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
 Hoặc lĩnh vực thương nghiệp có thể vận dụng kiến thức môn địa để giải thích cho học sinh hiểu rõ thương nghiệp quốc doanh với nền kinh tế hiện nay của đất nước trong thời kỳ hội nhập có những điểm khác nhau như thế nào.
 Từ đó học sinh thấy tác dụng to lớn của kế hoạch 5 năm của miền Bắc.
- Cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về thành tích của nhân dân miền Bắc thời kỳ này.
- Đọc 1 số câu thơ:
“ Sướng vui thay miền Bắc của ta.
Cuộc sống tưng bừng đổi sắc thay da 
Ta nghe rõ mỗi giờ mỗi phút.
Cả đất nước đang tiến lên vùn vụt.
Như cỗ xe trăm mã lực khổng lồ
Mà bàn tay thần diệu của Bác Hồ
Cầm chắc lái bay trên đường vạn dặm
Đường gai góc đang nở đầy hoa thắm”.
(Trên miền Bắc mùa xuân- Tố Hữu).
Qua đó giáo dục cho học sinh lòng tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng ,giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và hướng tới trách nhiệm của bản thân trong tương lai.
Như vậy với việc sử dung SGK, phương tiện, đồ dùng kết hợp với gợi mở,thông báo ,phân tích,giải thích,liên môn Gv đã cho học sinh khai thác kiến thức phần 2 mục IV. GV chốt lại và chuyển sang mục V
 - Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đềcho học sinh khai thác kiến thức để nắm được hoàn cảnh, nội dung, âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt.
- Giáo viên giải thích: đây là một trong ba chiến lược trong “ chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt” của Mỹ được thực hiện dưới thời Ke nơ đy –tổng thống thứ 35 của nước Mỹ.( Cho học sinh xem ảnh và giới thiệu về Ke nơ đy và kế hoạch chiến lược của ông thực hiện ở miền Nam Việt Nam).
- Bằng phương pháp giải thích, gợi mở, phân tích cho học sinh nắm được tính chất dặc biệt, nguy hiểm của chiến lược đó là sự trá hình của quân Mỹ . Với chiến lược này Mỹ sử dụng đội ngũ cố vấn cùng với phương tiện chiến tranh của Mỹ và lực lượng chủ yếu là ngụy quyền Sài Gòn ( người Việt) để chống lại cách mạng của ta. Tuy vậy đây không phải là cuộc nội chiến mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.
-Bằng phương pháp giải thích,nêu vấn đề, gợi mở, thông báo, minh họa tranh ảnh giáo viên tiếp tục cho học sinh khai thác để nắm bắt được thủ đoạn của Mỹ .Giáo viên giới thiệu hình 63 và một số hình ảnh khác kết hợp với giải thích , phân tích cho học sinh khai thác để các em nhận biết được Mỹ đã sử dụng phương tiện, vũ khí tối tânTừ đó học sinh nắm được với việc sử dụng trực thăng, thiết giáp Mỹ đã vận chuyển nhanh chóng các đơn vị chiến đấu để đánh bất ngờ đối phương. Đây còn gọi là kế hoạnh “ tung lưới , phóng lao” để thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt”.
- Cho học sinh xem một số tranh ảnh về ấp chiến lược để các em thấy được minh chứng một thời đau thương của đồng bào miền Nam dưới ách kìm kẹp của Mỹ - Diệm. Ấp chiến lược- được coi là xương sống của chiến lược chiến tranh đặc biệt hòng tách dân khỏi lực lượng cách mạng từ đó cô lập cách mạng miền Nam.
- Cho học sinh quan sát một số tranh ảnh để minh chứng việc Mỹ dội bom miền bắc, rải chất độc thực hiện kế hoạch “ diệt lá” , biến rừng thành đồi trọc hòng ngăn chặn sự chi viện Bắc- Nam.
- Sử dụng kiến thức liên môn lột tả tội ác tày trời của Mỹ - Ngụy gây ra cho nhân dân miền Nam. Giáo viên sử dụng kiến thức văn học , minh họa qua một số câu thơ của Tố Hữu:
“Hãy trông những người con gái ấy
Người ta yêu khuôn mặt trái xoan
Một sáng sớm mùa xuân thức dậy
Bỗng dội tràn bom, cháy thành than
Hãy nghe tự miền Nam tiếng rú
Xé trời xanh, lũ phượng hoàng bay
Bầy chó dữ, những con người thú
 Ăn gan người uống máu no say”.
 ( Miền Nam- Tố Hữu).
 Như vậy kết hợp các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, sử dụng kiến thức liên môn, minh họa tranh ảnh học sinh nắm rõ được âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù từ đó học sinh hiểu tại sao lúc này nhân dân miền Nam quyết tâm chống Mỹ. Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống bình yên ngày hôm nay.
Đối với mục này giáo viên giải thích cho học sinh hiểu:
- Tiến công và nổi dậy
- Tiến công trên 3 vùng chiến lược
- Bằng 3 mũi giáp công
- Làm lung lay 3 chỗ dựa của chiến tranh đặc biệt: Ngụy quân ngụy quyền( công cụ), ấp chiến lược (xương sống) , đô thị( hậu cứ- nơi an toàn của địch) 
Từ đó để học sinh hiểu chủ trương đường lối của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Vì thế quân dân miền Nam lập nhiều chiến công vang dội.
GV phân nhóm cho học sinh khai thác các đơn vị kiến thức sau:
Nhóm 1: Thắng lợi trên mặt trận chống phá bình định.
Nhóm 2: Lĩnh vực quân sự.
Nhóm 3: Lĩnh vực chính trị .
Cho các nhóm trình bày nội dung theo yêu cầu.
Quan sát tranh ảnh hình 64SGK và một số tranh ảnh khác để thấy được trên lĩnh vực chống phá bình định nhân dân miền Nam kiên quyết “một tấc không đi, một ly không rời” , kiên quyết đấu tranh làm cho kế hoạch được coi là xương sống của Mỹ trong chiến tranh đặc biệt coi như bước đầu phá sản.
Kết hợp với phương pháp nêu vấn đề , giải thích , phân tích,tường thuật, chứng minh học sinh nắm được chiến thắng Ấp Bắc mở đầu cho cao trào diệt ngụy trên toàn miền Nam, chứng minh quân ta có khả năng thắng Mỹ về mặt quân sự trong chiến tranh đặc biệt. Chứng tỏ quân ngụy có cố vấn Mỹ, có phương tiện chiến tranh của Mỹ không làm cho ta đáng sợ.
Như vậy bằng dẫn chứng các sự kiện của các nhóm đưa ra kết hợp các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn học sinh nắm được đến giữa năm 1965 ba chỗ dựa của chiến tranh đặc biệt bị lung lay tận gốc rễ. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” coi như bị phá sản.Từ đó học học sinh rút ra ý nghĩa của chiến thắng đó. Qua đó các em thấy được đường lối , chủ trương đúng đắn của Đảng, của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Đồng thời giáo dục lòng cho học sinh lòng tin vào đường lối của Đảng, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và hướng tới trách nhiệm cuả bản thân trong tương lai.
IV/ Miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội( 1961-1965).
2/ Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965)
a/ Mục tiêu: xây dựng bước đầu cơ sở vật chất cho CNXH.
b/ Thành tựu: 
Công nghiệp: Đầu tư vốn để phát triển, chú trọng phát triển CN nặng, CN nhẹ, CN quốc doanh, CN địa phương.
Nông nghiệp: ưu tiên phát triển nông ,lâm trường quốc doanh. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trên 90% số hộ nông dân vào làm ăn tập thế.
Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường.
Giao thông vận tải: Mạng lưới GTVT được xây dựng và củng cố.
Văn hóa, giáo dục ,y tế phát triển.
Chi viện cho miền Nam ngày càng nhiều.
c/ Tác dụng:
Miền Bắc có những thay đổi về xã hội,con người.
Miền Bắc được củng cố và lớn mạnh có khả năng tự bảo vệ và chi viện cho miền Nam đánh to thắng lớn.
V/ Miền Bắc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961-1965).
1/ Chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam.
a/ Hoàn cảnh:
Sau thất bại phong trào “Đồng khởi” đế quốc mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt.
b/ Nội dung:
Là kiểu chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mỹ chỉ huy cộng với vũ khí Mỹ, phương tiện chiến tranh của Mỹ cộng với ngụy quân ngụy quyền sài Gòn.
c/Âm mưu:
“Dùng người Việt ,trị người Việt”.
d/ Thực hiện:
Tăng cường lực lượng ngụy quân.
Sử dụng chiến thuật “ Trực thăng vận” và “ Thiết xa vận” do cố vấn Mỹ chỉ huy.
Thực hiện những cuộc hành quân “ Tìm diệt” và “Bình định”.
Tăng cường bắn phá miền Bắc, phong tỏa biên giới, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
2/ Chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
a/ Chủ trương của ta: 
Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy trên cả ba vùng chiến lược , bằng ba mũi giáp công, làm lung lay ba chỗ dựa của chiến tranh đặc biệt.
b/ Thắng lợi của ta:
Trên mặt trận chống phá “bình định” ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược.
Trên mặt trận quân sự:
+ 1962: Ta đánh bại nhiều trận càn của địch ở căn cứ U Minh, Tây Ninh
+ 2/1/1963: Ta lập nên chiến thắng Ấp Bắc.Đây là thắng lợi đầu tiên trong phong trào diệt ngụy.
- Trên mặt trận chính trị:
+ 8/5/1963: 2 vạn tăng ni phật tử Huế biểu tình.
+ 11/6/1963: Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chế độ Mỹ - Diệm.
+ 16/6/1963: 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm cả miền Nam rung chuyển.
1/1/1963: Mỹ buộc đảo chính lật đổ anh em Diệm Nhu để hy vọng ổn định tinh hình.
 -Phối hợp với cuộc đấu tranh chính trị , quân dân ta liên tiếp mở những chiến dịch quy mô lớn trên chiến trường miền Nam và miền Trung.
Chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.
d/ Ý nghĩa: 
Cách mạng miền Nam giữ vững thế chủ động tấn công.
Chứng tỏ sự lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và trưởng thành nhanh chóng của quân giải phóng miền Nam.
 Như vậy với việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu, đồ dùng, phương tiệnkết hợp vói phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn, liên môn tôi đã giới thiệu cho học sinh tiết 41 lịch sử 9. Đây là tiết có dung lượng kiến thức nhiều vì vậy giáo viên phải định hướng kiến thức cơ bản, trọng tâm để hoàn thiện yêu cầu, mục tiêu tiết học. Đó là sự vận dụng sáng tạo các bước lên lớp phù hợp với phương pháp đặc trưng bộ môn.
Phần củng cố
Theo tôi đây là một khâu quan trọng . Nó không đơn thuần là nói lại kiến thức đã trình bày theo phương pháp cũ . Đây cũng là một khâu cần phải đổi mới để nâng cao trí lực của học sinh từ yêu cầu cần đạt cũng như giáo dục kỹ năng thông qua quá trình hướng dẫn cho các em thực hiện tốt mục tiêu tiết học cần đạt.
Đối với bài này tôi sử dụng hệ thống bài tập để củng cố:
Bài tập 1: Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất ở Miền Bắc được diễn ra trong thời gian:
1954-1960
1961-1965
1965-1968
1960-1965.
Bài tập 2: Điền sự kiện tương ứng với các mốc thời gian sau:
TT
Thời gian
Sự kiện
1
1962
2
2/1/1963
3
8/5/1963
4
11/6/1963
5
16/6/1963
6
1/11/1963
7
1964-1965
 Phần bài tập về nhà: 
Lâu nay một số giáo viên quan niệm môn sử ít bài tập , đó là sự sai lầm. Từ khâu kiểm tra bài cũ, cung cấp kiến thức mới , củng cố đến việc giao bài tập về nhà đều vô cùng quan trọng . Đối với bài này tôi cho học sinh hệ thống bài tập như sau:
1/ Mục tiêu, thành tựu , tác dụng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất( 1961-1965)?
2/ Hoàn cảnh nội dung, âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”?
3/ Chủ trương và chiến thắng của ta trong chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”?
4/ Chiến thắng nào mở đầu cho cao trào diệt Ngụy trên toàn miền Nam? Ý nghĩa của chiến thắng đó?
Kết quả nghiên cứu:
Với việc áp dụng linh hoạt các bước lên lớp , sử dụng triệt để phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn, liên môn tôi thấy giờ học lịch sử đỡ khô khan. Với cách dạy này kiến thức cô đọng , các em hiểu bài một cách nhanh nhất, hiểu được bản chất của vấn đề từ đó các em có thể nhớ lâu sự kiện, khái niệm, biết so sánh, lập luận, phân tích , giải thích. Vì vậy chất lượng đại trà được nâng cao, chất lượng học sinh giỏi luôn xếp tốp đầu toàn huyện, nhiều em đạt giải cao cấp huyện, cấp tỉnh.
Phương pháp này được đồng nghiệp đánh giá cao, đã được áp dụng vào các môn khoa học xã hội trong nhà trường.Với phương pháp dạy học mà bản thân đã áp dụng , chất lượng nâng rõ rệt . Sau khi thực nghiệm tỷ lệ học sinh khá giỏi nhiều hơn, không còn học sinh yếu kém .Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
K

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_chu_nghia_xa_hoi_o_mien_bac_dau_tranh_chong_de.doc