SKKN Giáo dục trí tuệ cảm xúc EQ cho học sinh THPT qua việc dạy học Ngữ văn trong Nhà trường

SKKN Giáo dục trí tuệ cảm xúc EQ cho học sinh THPT qua việc dạy học Ngữ văn trong Nhà trường

Trong đời sống, con người tác động đến thế giới khách quan cải tạo thế giới, cải tạo xã hội nhằm phục vụ đời sống, đồng thời cũng cải tạo chính bản thân mình. Không những thế, con người còn tỏ thái độ của mình với Thế giới. Khi nghe một bản nhạc, một bài thơ hay, chứng kiến một hình ảnh thương tâm con người đều có những rung động của riêng mình. Khi thỏa mãn hay không được thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, con người cũng có những cảm xúc tương ứng. Những hình ảnh tâm lí biểu lộ những rung động, những thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng đó gọi là cảm xúc và tình cảm.

Trong bối cảnh biến đổi không ngừng của Thế giới hiện nay, con người chúng ta đã và đang chịu tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm nhất là ở lứa tổi học sinh THPT - lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ ham hiểu biết, thích tìm tòi, thích khám phá, song còn thiểu hiểu biết sâu sắc về xã hội, chưa có đủ kinh nghiệm sống để đứng vững trước những đổi thay không ngừng của xã hội, dễ bị lôi kéo, kích động, sa ngã, bắt trước những thói hư tật xấu. Ở lứa tuổi này, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức và đúng phương pháp các em sẽ có khả năng giao tiếp tốt, có thể bình tĩnh và đưa ra những quyết định đúng đắn trong bất kì tình huống khó khăn nào. Nhưng nếu không được định hướng đúng các em có thể lầm đường, lạc lối, hoặc chán nản bi quan,. thiếu khả năng giao tiếp ứng xử là điều rất dễ xảy ra. Điều này liên quan đến một loại năng lực mà xã hội hiện nay gọi là trí tuệ cảm EQ Emotional Quotient.Khác với IQ, EQ có thể tăng lên dần qua quá trình học hỏi, tích lỹ kinh nghiệm của mỗi người. Vì vậy việc đưa giáo dục về EQ vào trường học hiện nay đang là một vấn đề được quan tâm của toàn xã hội.

 

doc 21 trang thuychi01 10512
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục trí tuệ cảm xúc EQ cho học sinh THPT qua việc dạy học Ngữ văn trong Nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Trong đời sống, con người tác động đến thế giới khách quan cải tạo thế giới, cải tạo xã hội nhằm phục vụ đời sống, đồng thời cũng cải tạo chính bản thân mình. Không những thế, con người còn tỏ thái độ của mình với Thế giới. Khi nghe một bản nhạc, một bài thơ hay, chứng kiến một hình ảnh thương tâm con người đều có những rung động của riêng mình. Khi thỏa mãn hay không được thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, con người cũng có những cảm xúc tương ứng. Những hình ảnh tâm lí biểu lộ những rung động, những thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng đó gọi là cảm xúc và tình cảm.
Trong bối cảnh biến đổi không ngừng của Thế giới hiện nay, con người chúng ta đã và đang chịu tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm nhất là ở lứa tổi học sinh THPT - lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ ham hiểu biết, thích tìm tòi, thích khám phá, song còn thiểu hiểu biết sâu sắc về xã hội, chưa có đủ kinh nghiệm sống để đứng vững trước những đổi thay không ngừng của xã hội, dễ bị lôi kéo, kích động, sa ngã, bắt trước những thói hư tật xấu. Ở lứa tuổi này, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức và đúng phương pháp các em sẽ có khả năng giao tiếp tốt, có thể bình tĩnh và đưa ra những quyết định đúng đắn trong bất kì tình huống khó khăn nào. Nhưng nếu không được định hướng đúng các em có thể lầm đường, lạc lối, hoặc chán nản bi quan,... thiếu khả năng giao tiếp ứng xử là điều rất dễ xảy ra. Điều này liên quan đến một loại năng lực mà xã hội hiện nay gọi là trí tuệ cảm EQ (Emotional Quotient).Khác với IQ, EQ có thể tăng lên dần qua quá trình học hỏi, tích lỹ kinh nghiệm của mỗi người. Vì vậy việc đưa giáo dục về EQ vào trường học hiện nay đang là một vấn đề được quan tâm của toàn xã hội.
Là một giáo viên dạy Ngữ văn, bản thân tôi luôn ý thức được sức mạnh và sứ mạng của văn học nhà trường trong bối cảnh đất nước hiện nay. Bởi văn học là một trong số ít những môn học có khả năng phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Văn học là một nơi chứa đựng một kho tàng các tình huống cảm xúc của con người, là nơi giúp con người hướng thiện và có thêm niềm tin yêu đối với cuộc đời. Văn học là nơi có thể giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, nhận thức về con người và xã hội, bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẫm mĩ, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến cho rằng hiện nay nền giáo dục của nước ta còn để ngỏ vấn đề này. Càng ngày tình trạng bạo lực trong nhà trường càng trở nên nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, ý thức đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng đi xuống... Đó là biểu hiện của tình trạng thiếu được quan tâm phát triển trí tuệ cảm xúc.
Bởi vậy,trong quá trình giảng dạy tôi đã ý thức được rất rõ vấn đề trên và mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Giáo dục trí tuệ cảm xúc (EQ) cho học sinh THPT qua việc dạy học Ngữ văn trong Nhà trường". 
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh thông qua văn hóa đọc, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người trong xã hội hiện nay.
- Đưa bộ môn Ngữ văn trở về với vị trí, vai trò vốn có của nó trong thực tế đời sống của người học không chỉ ở hiện tại mà còn trong suốt cả hành trình cuộc đời.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháo sau:
- Phương pháp thu thập thông tin lí luận.
- Phương pháp điều tra thực tế.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
Phần 2: NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
1. Khái niệm trí tuệ cảm xúc
Như chúng ta đã biết xúc cảm là hoạt động trí tuệ, chịu sự chi phối và kiểm soát của trí tuệ. Trí tuệ dẫn đường cho cảm xúc biểu hiện một cách hợp lí, giải phóng những cảm xúc tiêu cực, hướng đến cảm xúc tích cực và có lợi cho hành động của chủ thể và những người xung quanh, làm thành động lực cho hoạt động của chủ thể.
Goleman là một trong những người đầu tiên nâng co nhận thức về trí tuệ cảm xúc, là tác giả cuốn "Emotional Intelligence" một cuốn sách đột phá xuất hiện vào năm 1995. Ông đã chứng minh được tầm qua trọng của trí tuệ cảm xúc EQ như sau: Trí tuệ cảm xúc dự đoán thành công trong tương lai. Bởi nó ảnh hưởng tới các mối quan hệ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
	Trí tuệ cảm xúc EQ ảnh hưởng đến:
	 Sức khỏe	 Hạnh phúc Mức độ tinh thông nghề nghiệp
Ông ước tính rằng chỉ số IQ chiếm 20% các yếu tố quyết định thành công trong cuộc đời, còn lại các yếu tố khác như EQ, tính khí, nền tảng gia đình và sự may mắn thuần túy tạo nên sự cân bằng. Và điều này có nghĩa là IQ được làm tròn bằng các kĩ năng xã hội - cảm xúc như động cơ, sự kiên trì, kiểm soát xung đột, cơ chế đối phó..., thuộc về EQ.
Tóm lại, trí tuệ cảm xúc (hay trí thông minh cảm xúc) được hiểu là gì? Là năng lực nhận biết và bày tỏ xúc cảm, hòa xúc cảm vào suy nghĩ để hiểu, suy luận về cảm xúc để điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình và của người khác.
2. Các cấp độ và yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc
EQ gồm cấp độ.
+ Nhận biết, cảm xúc: Nhận biết đúng cảm xúc của mình và cảm xúc của những người xung quanh.
+ Thấu hiểu được cảm xúc: Khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc. Đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
+ Tạo ra cảm xúc: Khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua đó biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
+ Quản lí cảm xúc: Khả năng tự quản lí được cảm xúc của mình, cư xử hợp lí để dễ dàng hòa đồng với tập thể.
EQ gồm 5 yếu tố cơ bản:
+ Tự nhận thức: Cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của mình như thế nào?
+ Tự kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Kiểm soát cảm xúc và hành vi bột phát và có thể thích ứng với hoàn cảnh thay đổi,
+ Thấu cảm (quản lí mối quan hệ): Cá nhân biết làm thế nào để phát triển và duy trì mối quan hệ tốt và quản lí xung đột. Hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác dựa tín hiệu cảm xúc.
+ Có niềm tin vào cuộc sống.
+ Có các kĩ năng về xã hội (nhận thức xã hội): Nắm được các kiến thức về xã hội và các kĩ năng: Thuyết trình; ra quyết định; giao tiếp; đàm phán; thương lượng; giải quyết mâu thuẫn.
3.Vai trò, tác dụng của trí tuệ cảm xúc
- Giúp phát triển khả năng lãnh đạo: Tăng khả năng ảnh hưởng và kết nối nhóm.
- Giúp bản thân ít bị stress, có sức khoe tốt, thành công trong công việc, cân bằng công việc và cuộc sống.
- Giúp cho tổ chức thành công: Nhân viên có trí tuệ cảm xúc cao sẽ làm việc hiệu quả hơn và đem lại thành công cho tổ chức.
- Giúp cho đội, nhóm gắn kết hòa hợp và làm việc có hiệu quả.
- Giúp gia đình hiểu nhau hơn và sống vui vẻ, hạnh phúc.
Như vậy chỉ số EQ cao sẽ giúp cho học sinh phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho các em có một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để có thể thành công vững chắc sau này.
4. Sức mạnh và sứ mạng của văn học trong nhà trường đối với việc bồi dưỡng giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh.
Văn học là một phương tiện giáo dục hết sức tinh tế, có khả năng tác động sâu sắc vào tâm hồn, tư tưởng và nhận thức của con người. Từ lâu người ta đã nhận thấy văn học là nguồn suối không bao giờ cạn của tri thức và kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển. Người ta cũng thấy rõ vị trí, sức mạnh riêng của tác phẩm văn học trong sự nghiệp giáo dục nói chung. Nó trở thành nội dung và phương tiện hữu hiệu để giáo dục thế hệ trẻ. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga V.G.Bieelinxki đã từng nói: "Một tác phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nó quyết định số phận con người" ( V.G.Bieelinxki toàn tập, tập IV, Matxcơva, NXB Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, 1974, trang 79).
Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích, ý nghĩa xã hội của văn học. Mĩ học và lí luận nghệ thuật Macxit hiện nay cho rằng văn học có nhiều chức năng, song có các chức năng chủ yếu sau: Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẫm mĩ. Với các chức năng ấy, văn học có ưu thế đặc biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục học sinh ở lứa tuổi học đường. Mỗi một bài thơ, một truyện ngắn đều có thể phản ánh cuộc sống xã hội và con người với nhiều mối quan hệ, cả những tình huống những mâu thuẫn phức tạp. Học văn giúp học sinh có được lượng tri thức và kinh nghiệm sống đáng kể có thể nâng cao được trí tuệ cảm xúc như: Tự nhận thức về suy nghĩ và hành vi của mình; tự kiểm soát cảm xúc tiêu cực; hiểu được cảm xúc của những người xung quanh, có được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, thương lượng, đàm phán, ra quyết định và giải quyết được những mâu thuẫn trong cuộc sống.
II. Thực trạng của vấn đề.
1. Thực trạng.
Nếu giá trị then chốt của văn hóa là tâm hồn, là trí tuệ của con người thì chúng ta không thể trông chờ, ỷ lại vào công nghệ, kĩ thuật. Bởi vì khoa học công nghệ chỉ là phương tiện để nâng cao giá trị con người chứ không phải để con người lệ thuộc vào nó. Vì vậy phải quan tâm đến việc giáo dục tâm hồn, tình cảm, trí tuệ xúc cảm cho con người - nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Và để làm được điều đó văn học có một vai trò hết sức quan trọng. Bởi văn học là một công cụ, một phương tiện hữu hiệu giúp con người không bị máy móc hóa, không bị chai lì cảm xúc, không bị chai cứng tâm hồn. Trong nhà trường phổ thông hiện nay môn văn chỉ được xem như là một môn công cụ, rèn luyện cho học sinh bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết với mục tiêu để giao tiếp, chưa chú ý nhiều đến giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm, đạo đức của học sinh. Trong khi đó mục tiêu cuối cùng của dạy học văn là phát triển năng lực văn cho học sinh. Năng lực văn là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều phương diện có liên quan chặt chẽ với nhau: Năng lực đọc-hiểu, năng lực phân tích-khái quát, năng lực cảm thụ thẫm mĩ, năng lực trình bày, diễn đạt tư tưởng và cảm xúc của mình (bằng nói, viết) và cuối cùng là năng lực vận dụng vào thực tiễn, nhân thức xã hội, giải quyết các mối quan hệ và các vấn đề trong cuộc sống. Thế nhưng vấn đề dạy học văn hiện nay chủ yếu vẫn là truyền thụ kiến thức để đáp ứng với thi cử. Lối học tầm chương trích cú, không coi trọng thực tiễn vẫn tồn tại ở giáo dục nước ta. Điều này càng khiến môn văn ngày càng xa rời cuộc sống.
Học sinh đi học là để học cách sống, để có một cái đầu logic, một trái tim nhân ái và một lối sống hòa thuận với người khác. Chung qui lại là học sinh cần phải được giáo dục, bồi đắp trí tuệ cảm xúc. Nhưng thực tế việc dạy học văn hiện nay lại không phát huy được thế mạnh của văn học, khiến cho việc phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh phổ thông có phần bị hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh ngày càng chán ghét học văn. Môn văn không những đang mất dần vị thế vốn có mà còn không thực hiện được mục tiêu giáo dục của môn học như đã nói ở trên. Hơn thế nữa, chính việc không phát huy được vai trò của môn học cũng như sức mạnh và sứ mạng của văn học trong nhà trường đã trở thành một trong những yếu tố dẫn đến những hệ lụy vô cùng đau xót trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống của giới trẻ hiện nay.
Thời gian qua nhiều vụ việc vô nhân đạo, phản nhân văn, hay phi nhân tính trong đời sống xã hoioj cũng như trong học đường diễn ra rất n hiều. GS.Phan Trọng Luận đã viết "Chúng ta phải bận tâm nhiều việc như mưu sinh hàng ngày, nhà chụng cư 18 tầng bị cháy, công nhân rơi từ tầng cao, đường sá mắc kẹt hàng ngày, mỡ lợn lòng lợn thiu thối bán ra thị trường hàng ngày, kẹo phát sáng tran lan trong học đường... Nhưng nỗi đau tinh thần này, cái gốc của mọi nỗi đau, mọi mất mát kia có khi lại bị coi nhẹ hay chưa được quan tâm sâu sắc đúng mức. Chúng ta không thể dửng dưng, không thể bàng quan, không thể không cùng nhau góp sức hãm phanh nạn xuống cấp đạo đức này. Vì đây là sinh mệnh lâu dài của dân tộc, là bản chất tốt đẹp của một xã hội văn minh, là động lực đi lên của đất nước..."
Gần đây việc dùng hóa chất để tẩy rửa thực phẩm thiu thối, ngâm ủ rau quả, hay dùng pin Con Ó để làm giả cà phê, hồ tiêu bán kiếm lời... đang là những vấn đề gây bức xúc trong dư luận. Hàng ngày mỗi khi đọc báo thấy rất ít tin bài biểu dương người tốt, việc tốt. Đa số chỉ thấy đưa tin rất nhiều các vụ cướp của, giết người, tự vẫn. Đau lòng hơn trong xã hội ngày nay căn bệnh trầm cảm ở người lớn, tự kỉ ở trẻ em ngày một gia tăng. Bởi con người ta phải trải qua quá nhiều áp lực mà không được học cách làm thế nào để tự mình thoát khỏi căng thẳng. Hiện tượng này xảy ra ở cả lứa tuổi học sinh - lứa tuổi vô lo vô nghĩ, hồn nhiên yêu đời nhất: ngày 1-4-2010, một em học sinh quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh nhảy lầu tự tử. Ngay sau đó là một sinh viên trường cao đẳng Tuy Hòa đốt xăng giết bạn tình rồi tự tử... Gần đây hơn là một nam sinh trường Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh cũng đã tìm đến cái chết do áp lực học hành, một nữ sinh ở Bắc Giang bị giết ngay tại cổng trường vì chia tay với người yêu... và rất nhiều vụ việc đau lòng khác như mẹ giết con, con giết mẹ, con đánh bố, chồng giết vợ rồi tự tử, cả gia đình cùng chết... Rõ ràng, cơn lốc bạo lực đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội và trong cả học đường hiện nay. Vậy, nguyên nhân là do đâu?
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan ngoài bộ môn
Do xã hội hiện đại mọi thứ đều thay đổi đên chóng mặt. Nhịp sống quá nhanh, quá gấp gáp đôi khi khiến con người rơi vào tình trạng căng thẳng, không được thư giãn, nghỉ ngơi, dẫn đến những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến lứa tuổi học trò vì ngày càng phải chứng kiến lối sống tiêu cực của người lớn. Thêm vào đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều trang mạng xã hội ra đời. Bất cứ tiêu cực nào của đời sống cũng được đưa lên báo mạng, lên Facbook, Zalo... đã khiến cho giới trẻ dần quen, dần trở nên trơ lì về cảm xúc.
Về phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ chỉ lo kiếm tiền, không quan tâm đến con cái. Ở thành thị thì phó mặc con cho người giúp việc, cho nhà trường, còn ở nông thôn thì phó mặc con cho ông bà, họ hàng. Nhiều bậc cha mẹ còn bỏ đi làm ăn xa, để con cái ở nhà tự xoay sở... Điều này còn khiến con cái rơi vào tình trạng cô đơn hoặc thiếu sự định hướng, dễ dẫn đến những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. 
2.2.Nguyên nhân chủ quan 
Về phía ngành giáo dục: ở đây tôi không bàn đến phương diện quản lí của ngành. Bởi vấn đề ấy ở cấp độ vĩ mô hơn nhiều. Tôi chỉ nhận thấy một điều: cuộc sống xã hội diễn biến phức tạp , có bao nhiêu biến đổi trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội , văn hóa, nghệ thuật. Những biến động và biến đổi biến đổi gay gắt , dữ dội bao nhiêu thì những hạn chế trong giảng dạy của văn học nhà trường càng được bộc lộ rõ rệt. Văn học nhà trường đã đi quá chậm so với thành tựu của một số ngành khác, lại đang đứng trước một sự khủng hoảng về phương pháp. Đã có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng thay đổi phương pháp đối với việc dạy văn - học văn, nhưng vẫn không thể phù hợp được với tất cả đối tượng học sinh. Dễ đến 20 năm hô hào thay đổi phương pháp nhưng đa số học sinh bước vào nhà trường THPT vẫn không chọn môn văn như một môn học yêu thích. Một môn học đáng lẽ khơi gợi nhiều tình cảm, cảm xúc nhất ở học sinh thì lại trở thành một môn học ''cực hình''. Vì các em vẫn giữ thói quen từ THCS, đó là phụ thuộc vào văn mẫu, học thuộc văn mẫu để đối phó với các kì thi. Nhiều học sinh tâm sự với tôi, rằng các em phải thuộc không sót một từ nào, không chỉ một mà nhiều bài văn mẫu, để làm theo ý cha mẹ, thầy cô. Nghe chuyện này, tôi bất giác rùng mình vì các em đang dần bị biến thành những cỗ máy ghi nhớ.
Thêm một vấn đề nữa, tâm lí học sinh ngày nay đã dữ dội, mãnh liệt và quyết liệt hơn xưa. Đòng thời, họ cũng sống sòng phẳng hơn, thẳng thắng hơn. Họ dám biểu hiện thái độ trực tiếp. Nhiều vấn đề xã hội , chính trị, văn hóa, nghệ thuật trong sách vở, nhà trường quá ư lạc hậu, xa lạ và bức bối với họ. Làm sao cứ buộc học sinh nghe một chiều lời ca ngợi những điều lí tưởng hóa trong khi chung quanh nhan nhản những điều tiêu cực, khác xa những gì sách vở, nhà trường ca ngợi.... Và đây là một vấn đề gây ra bởi nội dung chương trình sách giáo khoa của chúng ta chưa phù hợp.
Về phía người học: Thái độ lạnh lùng, thờ ơ của học sinh trước những nỗi đau buồn của con người trong cuộc đời cũng như trong văn chương là điều khiến mỗi chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ. Tiếng kêu xé lòng của nàng Kiều, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến... đã chẳng thể làm các em mảy may rung cảm, xúc động. Đó là những dấu hiệu không lành mạnh trong tâm hồn, tình cảm của học sinh. Đây không phải là chuyện chữ nghĩa, văn chương, mà là vấn đề nhân văn, là chất lượng phát triển tình cảm, tâm hồn học sinh. Điều đáng lo ngại là sự sa sút về nhân văn không phải là hiện tượng lẻ tẻ, thưa thớt, mà đã trở thành một thứ tâm lí của học sinh ngày nay. Nhiều giáo viên phàn nàn là trước những hành vi cao thượng, xả thân vì nghĩa lớn của nhân vật anh hùng, nhiều học sinh không cso thái độ cảm phục, xúc động mà có khi còn giễu cợt, nhạo báng. sự lạnh lùng, vô cảm của học sinh trước các hình tượng văn học tất cũng sẽ dấn đến sự lạnh lùng vô cảm trước các hiện tượng ngoài đời. Và bởi thế, trí tuệ cảm xúc từ đó mà bị ăn mòn, giảm sút.
Từ những nguyên nhân kể trên, có thể tựu chung lại rằng môn văn trong Nhà trường đang mất đi vị trí và vai trò như nó vốn có. Mà một khi đã mất đi chỗ đứng thì làm sao có thể thực hiện được mục tiêu giáo dục của một môn học đặc thù: Giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tình cảm...Và đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho học sinh của chúng ta nói riêng, người Việt Nam nói chung không phát triển về trí tuệ cảm xúc, dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh, làm đảo lộn môi trường xã hội, làm kìm hãm sự phát triển của con người.
III. Giải pháp và biện pháp giải quyết vấn đề 
Trước một thực tế xã hội với những mặt tích cực và cả những mặt tiêu cực đều tăng theo cấp số nhân, thì giá trị then chốt của văn hóa xã hội vẫn là tâm hồn và trí tuệ của con người. Vì vậy, xã hội chúng ta ngày nay càng cần phải quan tâm đến việc giáo dục, phát triển tâm hồn, tính cách, trí tuệ cảm xúc cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Và trước nhu cầu ấy của một xã hội hiện đại, là một giáo viên dạy môn ngữ văn, tôi luôn ý thức rất rõ về vị trí của môn ngữ văn, về vai trò của một giáo viên môn ngữ văn. Bởi văn học là một công cụ, một phương tiện hữu hiệu để giúp con người không bị máy móc hóa, không bị trơ lì cảm xúc, tâm hồn không bị động cứng, đặc biệt là không để con người ta rơi vào trạng thái tiêu cực. Và để làm được điều đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu, áp dụng một số giải pháp và biện pháp sau:
1. Nắm vững các cảm xúc, tình cảm được giáo dục trong mỗi bài học Ngữ văn để định hướng mục tiêu bài học hiệu quả:
Ở mỗi bài học Ngữ văn, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ ở mỗi bài học để xác định.
Ví dụ: Mục tiêu cần đạt của bài học "Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS 1.12.2003" của C.Annan (SGK Ngữ văn 12) là:
Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận thức được: Đại dịch HIV/AIDS là một hiểm họa mang tính toàn cầu nên việc phòng chống HIV/AIDS là vấn đề có ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt, là trách nhiệm của mỗi người và mỗi quốc gia.
- Thấy rõ sức thuyết phục mạnh mẽ của bản thông điệp, tầm nhìn, tầm suy nghĩ sâu rộng của tác giả.
- Hiểu được những ý nghĩa sâu sắc và những cảm xúc chân thành của tác giả.
- Hiểu được những suy nghĩ sâu sắc và những cảm xúc chân thành của tác giả.
Về kĩ năng: Biết trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân về hiện trang, về giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ lây lan đại dịch HIV/AIDS để xây dựng một thế giới lành mạnh.
Về thái độ: Nhận thức rõ ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm họa HIV/AIDS.
Trên cơ sở mục tiêu bài học này, giáo viên giúp học sinh hình thành trí tuệ cảm xúc trên các phương diện sau:
- Nhận biết cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc và tạo ra cảm xúc: Thông qua bài học học sinh thấy được niềm thống thiết của C.Annan trước hiểm họa HIV/AIDS trên toàn cầu. Từ đó đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ.
- Suy nghĩ và sáng tạo: Bi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tri_tue_cam_xuc_eq_cho_hoc_sinh_thpt_qua_viec.doc