SKKN Giáo dục tình yêu chân chính cho học sinh qua “Bài thơ số 28” của Ta - Go
Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, kì diệu, cao quý của con người. Nếu không có tình yêu trái đất này sẽ trở nên khô cằn, nhàm chán. Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình Việt Nam đã khẳng định:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
Nhưng tình yêu tuổi học trò không chân chính đã để lại hệ lụy thật đáng buồn. Yêu sớm và yêu hết mình đã dẫn đến những bi kịch. “Tháng 3 năm 2012 cô học sinh ngoan hiền ở Trường THPT Diễn Châu 2 ( huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã chuyển dạ trên lớp rồi sinh ra một bé gái. Một học sinh lớp 10 ở Trường THPT Diệp Minh Châu, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cũng sinh một bé trai 2,5 kg sau khi đi học thể dục về. Nhiều giáo viên ở Trường THPT Ninh Giang, Hải Dương cũng không thể quên được cái chết thương tâm của cô học sinh lớp 10 trường này. Quá hoảng sợ, T đã uống thuốc trừ cỏ phá thai để rồi phải đổi cả bằng mạng sống của mình. Một số em khác thì bỏ học để làm mẹ. Em Hồ Thị Hoa lấy chồng từ khi 15 tuổi đang là học sinh lớp 7 trường THCS bán trú Pa Nang. Một trường hợp khác cũng ở trường này là em Hồ Thị Dại bỏ học lấy chồng năm 17 tuổi. Ở xã Pa Nang có những đứa trẻ lên bốn vẫn chưa làm được giấy khai sinh vì cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn. Chúng cũng không được hưởng bất kì một chương trình chăm sóc đặc biệt nào”. Như vậy yêu sớm và hết mình không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn cản trở sự phát triển của xã hội.
MỤC LỤC 1. Mở đầu . 1.1. Lí do chọn đề tài ... 1. 2. Mục đích nghiên cứu ... 1. 3. Đối tượng nghiên cứu... 1.4. Phương pháp nghiên cứu .. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm... 2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .. 2.3. Giáo dục tình yêu chân chính cho học sinh qua Bài thơ số 28 của Ta – go 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ... 3. Kết luận, kiến nghị ... 3. 1. Kết luận..... 3. 2. Kiến nghị ... Tài liệu tham khảo .... Phụ lục... 2 2 3 3 3 3 3 5 6 18 19 19 19 21 22 GIÁO DỤC TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH CHO HỌC SINH QUA “BÀI THƠ SỐ 28” CỦA TA-GO 1. MỞ ĐẦU: 1. 1. Lí do chọn đề tài: Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, kì diệu, cao quý của con người. Nếu không có tình yêu trái đất này sẽ trở nên khô cằn, nhàm chán. Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình Việt Nam đã khẳng định: “Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào” Nhưng tình yêu tuổi học trò không chân chính đã để lại hệ lụy thật đáng buồn. Yêu sớm và yêu hết mình đã dẫn đến những bi kịch. “Tháng 3 năm 2012 cô học sinh ngoan hiền ở Trường THPT Diễn Châu 2 ( huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã chuyển dạ trên lớp rồi sinh ra một bé gái. Một học sinh lớp 10 ở Trường THPT Diệp Minh Châu, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cũng sinh một bé trai 2,5 kg sau khi đi học thể dục về. Nhiều giáo viên ở Trường THPT Ninh Giang, Hải Dương cũng không thể quên được cái chết thương tâm của cô học sinh lớp 10 trường này. Quá hoảng sợ, T đã uống thuốc trừ cỏ phá thai để rồi phải đổi cả bằng mạng sống của mình. Một số em khác thì bỏ học để làm mẹ. Em Hồ Thị Hoa lấy chồng từ khi 15 tuổi đang là học sinh lớp 7 trường THCS bán trú Pa Nang. Một trường hợp khác cũng ở trường này là em Hồ Thị Dại bỏ học lấy chồng năm 17 tuổi. Ở xã Pa Nang có những đứa trẻ lên bốn vẫn chưa làm được giấy khai sinh vì cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn. Chúng cũng không được hưởng bất kì một chương trình chăm sóc đặc biệt nào”. Như vậy yêu sớm và hết mình không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn cản trở sự phát triển của xã hội. Mục tiêu giáo dục hiện nay trong nhà trường ngoài dạy kiến thức phải chuẩn bị hành trang kĩ năng sống cho các em bước vào đời. Kĩ năng về tình yêu chân chính đối với các em là vô cùng cần thiết. Bởi hầu hết khi bước vào THPT các em đã có người yêu. Chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Bài Công dân với tình yêu hôn, hôn nhân và gia đình cũng đã giáo dục các em về tình yêu chân chính. Tuy nhiên như vậy vẫn còn quá ít bởi tình yêu là thường trực luôn phải khắc sâu ghi nhớ trong mỗi học trò. Ở môn Ngữ văn THPT có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài tình yêu như: Khăn thương nhớ ai, Trèo lên cây khế nửa ngày, Ước gì sông rộng một gang, (Ca dao), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tôi yêu em ( Pu- skin), Bài thơ số 28 ( Ta –Go), Sóng (Xuân Quỳnh).Giáo viên nên kết hợp giáo dục kĩ năng về tình yêu cho học sinh qua mỗi tác phẩm văn học bằng hình tượng, từ đó tình yêu chân chính khắc sâu trong các em cả lớp 10, 11, 12. Hiện nay, các tác phẩm về đề tài tình yêu trong nhà trường giáo viên và học sinh đều tìm hiểu ở các phương diện: nội dung, nghệ thuật. Giáo viên chưa có phần dạy cho học sinh áp dụng vào cuộc sống. Cái đích của văn học bao giờ cũng phải hướng tới cuộc đời. Đem tình yêu trong văn học để giáo dục con người chính là làm cho tác phẩm sống như vốn có của nó. Giáo dục tình yêu chân chính cho học sinh để các em có hướng đi đúng trong việc lựa chọn tương lai hạnh phúc. Vì những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “ Giáo dục tình yêu chân chính cho học sinh qua “Bài thơ số 28” của Ta-go. 1. 2. Mục đích nghiên cứu: - Dạy văn kết hợp với dạy kĩ năng sống cho học sinh, văn học phải gắn liền với cuộc sống, dạy văn đi đôi với dạy người. - Tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh. - Tìm ra cách tiếp cận tác phẩm theo một hướng mới. - Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Tác giả Ta-go. - Thơ tình Ta-go. - Tập thơ Người làm vườn. - Tác phẩm Bài thơ số 28. - Giáo dục tình yêu chân chính cho học sinh qua Bài thơ số 28 của Ta-go. - Học sinh nhận thức học tập. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Tìm hiểu tham khảo các tài liệu để đúc rút kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế qua các số liệu cụ thể. - Phương pháp so sánh đối chiếu qua dạy thực nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: “Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. Tình yêu là sự rung động tình cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau trong cuộc sống của mình. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân, tuy nhiên không nên cho rằng đó chỉ là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn mang tính xã hội. Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội”. Tình yêu học trò, tình yêu thanh xuân trong trẻo nhất. Đã có người ví tình yêu tuổi học trò như bức tường thành dù có đi bao xa, bao lâu khi ngoảnh lại vẫn thấy. Tuổi học trò bắt đầu với những rung động e ấp đầu đời. Khi đã chót yêu một ai đó đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta không có tội, nhưng quan trọng là phải yêu như thế nào để mối tình vẫn mãi trong sáng như một bài thơ. Tình yêu tuổi học trò có những mặt tốt. Tình yêu giúp chúng ta có động lực trong học tập. Khi yêu cả hai cùng nỗ lực để đạt được ước mơ, lí tưởng. Tình yêu học trò là người anh dẵn dắt những cảm xúc trong đời. Sau này dù có yêu ai nhưng chúng ta vẫn vương vấn mãi cảm xúc thuở ban đầu. Tình yêu ấy cũng để lại bao nhiêu lời ca kỉ niệm. Tuy nhiên, yêu ở học trò mất nhiều hơn được. Sao nhãng việc học hành vì mất thời gian nghĩ vẩn vơ. Kết quả học tập của các em sẽ giảm sút. Suy nghĩ quá bồng bột dẫn đến hậu quả khó lường. Không ít những em vì cha mẹ cấm đoán nên đã tìm đến cái chết, bỏ gia đình để đi theo người yêu. Văn học có sức mạnh là thay đổi tư tưởng tình cảm, nhận thức, đạo đức của con người. Văn học có giá trị nhận thức và giáo dục. “Giá trị nhận thức là khả năng văn học có thế đáp ứng được những yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn”. Giá trị giáo dục của văn học “thể hiện ở khả năng đem đến cho con người những bài học quý về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân ngày một tốt đẹp hơn. Văn học chính là phương tiện hiệu nghiệm để tạo nên ở con người tất cả những gì mang tính nhân đạo chân chính. Với khả năng ấy, văn học không chỉ góp phần hoàn thiện con người, mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một ngày mai tốt đẹp hơn”. Qua một số tác phẩm văn học về đề tài tình yêu ở chương trình lớp 10, giáo viên kết hợp giáo dục cho các em một tình yêu trong sáng lành mạnh hoặc khuyên các em không nên yêu quá sớm. Ví dụ có thể giáo dục tình yêu trong sáng cho học sinh qua hai tác phẩm cụ thể. Bài ca dao Khăn thương nhớ ai GV: Nội dung chính của bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” là gì ? HS: suy nghĩ trả lời. Bài ca dao Khăn thương nhớ ai thể hiện một nỗi nhớ da diết mãnh liệt cháy bỏng trong tình yêu. Nỗi nhớ lan tỏa vào không gian, thời gian vào tâm trí. Nỗi nhớ khiến người cô gái bồn chồn không yên. Nỗi nhớ biến thành nỗi lo lắng cho hạnh phúc. GV: Qua bài ca dao em rút ra bài học gì khi yêu? HS: liên hệ trả lời. Chúng ta không nên yêu sớm. Vì tình yêu làm chúng ta mất nhiều thời gian không thể tập trung vào việc học. Nếu không cấm được cảm xúc của con tim thì hãy yêu trong sáng. Bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày GV: Bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày” là cảm xúc gì của người đang yêu? HS: Suy nghĩ trả lời Bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày là tiếng than cho tình yêu đôi lứa bị chia cắt nên đau đớn chua xót, nên càng thương nhớ đợi chờ. Khẳng định tình yêu chung thủy sắt son. GV: Qua bài ca dao em rút ra bài học gì trong tình yêu? HS liên hệ trả lời. Các em nên có một tình yêu chung thủy. Khi yêu ta phải hướng tới hôn nhân. Muốn vậy chúng ta phải có sự nghiệp, làm chủ kinh tế trước khi quyết định yêu một người nào đó. “Ta -go làm thơ tình vào lúc tuổi đã ngoài năm mươi, sau khi bà Mrinalini Đêvi, người vợ yêu dấu của ông qua đời. Nhiều bài thơ trong tập Người làm vườn và Tặng phẩm của người yêu ông dành tặng vợ. Một người Ấn Độ đã nói rằng: “Khi Ta-go có những nỗi buồn lớn, ông đã viết những bài thơ tình đẹp nhất trong ngôn ngữ của chúng tôi”. Những bài thơ tình của ông đã gây một luồng không khí hào hứng phấn chấn trong tầng lớp thanh niên Ấn Độ. Ilya Erenbua, nhà văn Nga cũng cũng đã nói: “Thanh niên Ấn Độ khi yêu nhau hay đọc thơ ông, bởi ông viết về tình yêu rất hay. Ông hiểu tất cả những gì mới mẻ, tất cả những gì thuộc về con người”. Trong các bài thơ tình của Ta-go, Bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ đã được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay của thế giới”. 2. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tự do yêu đương là quyền của mỗi người. Tuy nhiên ở các trường học đã có những tình yêu không chân chính, yêu là phải dâng hiến hết mình. Theo bài “Thực trạng bất ngờ về tình dục học đường ở Việt Nam hiện nay” báo “Sức khỏe” đã đưa ra một số liệu kinh khủng về quan hệ tình dục học đường. Phóng viên đã trao đổi với ông Trần Thành Nam ( tiến sĩ tâm lí trẻ em và vị thành niên – Đại học quốc gia Hà Nội) về vấn đề này “Theo số liệu của tôi và đồng nghiệp, chọn mẫu tại một số trường ở Hà Nội và ngoại thành Hà Nội, đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ tình dục, tính đến lớp 12 thì con số là 39%. Trong số học sinh THPT thừa nhận có quan hệ tình dục thì có đến 29,5% các em nam cho biết không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất, chỉ có 8% em nữ nói rằng mình sử dụng ít nhất một hình thức phòng tránh thai nào đó. Đáng nói, khoảng 10% học sinh THPT báo cáo đã từng quan hệ với từng 3 người trở lên, khoảng 15% các em sử dụng chất kích thích trong lần quan hệ gần nhất. Độ tuổi trung bình quan hệ tình dục lần đầu ở Mĩ là 18, ở Việt Nam cũng là 18 theo nghiên cứu 2010. Tuy vậy tỉ lệ phá thai ở Mĩ thấp hơn nhiều so với ở Việt Nam. Đó là hệ quả của việc coi giáo dục tình yêu tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy” nói chuyện với con về tình yêu và tình dục được xem là cấm kị trong gia đình”. Ở nhiều gia đình không muốn con yêu sớm cha mẹ đã làm cho con sợ hãi bằng những dọa dẫm và cường điệu. Vì vậy mà các em không dám tiết lộ vì sợ phản ứng tiêu cực của bố mẹ. Sợ nói cho bố mẹ thì bố mẹ sẽ tưởng tượng những thứ kinh khủng hơn để tra hỏi. Nhiều em tin rằng bố mẹ sẽ không thể nào bình tĩnh được khi nghe các em nói chuyện yêu đương. Chính giáo dục bằng nỗi cường điệu, bằng dọa dẫm đã làm cho trẻ tin rằng nếu mắc lỗi thì không thể nào sửa được. Theo các nhà tâm lí từ 11 tuổi trở lên phải giáo dục cho các em về tình yêu chân chính. Việc giáo dục ý thức về tình yêu là trách nhiệm của nhà trường, gia đình có sự chung tay của xã hội. Hiện nay trong các trường học đã giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên kĩ năng về tình yêu lại hầu như không có. Tình yêu lại là thứ tình cảm thường trực trong mỗi học sinh. Có những trường hợp các em biết yêu từ khi học lớp 5. Đến khi học ở THPT yêu đương trở thành một phong trào. Nhiều gia đình do hoàn cảnh mà bố mẹ phải đi làm xa các em phải ở nhà với anh chị hay ông bà. Khi yêu các em sẽ không có kĩ năng để bảo vệ chính mình. Vì vậy cần phải luôn khắc sâu trong các em một tình yêu chân chính qua các bài học. Có như vậy các em mới có một hướng đi đúng đắn khi yêu. 2. 3. Giáo dục tình yêu chân chính cho học sinh qua Bài thơ số 28 của Ta- go: Phần 1: Giáo án thực nghiệm: Ngµy so¹n: 22-2-2018 Ngµy d¹y: 1-3-2018 Tiết 93 Đọc văn. BÀI THƠ SỐ 28 (Ta –go) I. Môc tiªu : 1. Về kiến thức: *Qua bài thơ Ta-go đã thể hiện quan niệm của mình về tình yêu: - Tình yêu là thứ tình cảm đẹp, lãng mạn, thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Trong tình yêu người ta luôn khát khao thấu hiểu, hòa hợp. - Tình yêu có sự hi sinh dâng tặng. - Tình yêu là một thế giới đầy bí ẩn. Nơi khởi nguồn của trái tim là tình yêu. - Tình yêu luôn có khát khao giàu sang, trường cửu và vô biên. Tình yêu rất gần cũng rất xa. Chính vì vậy mà ngàn đời nhân loại đi tìm tình yêu. * Nghệ thuật: - Cấu trúc sóng đôi. - Nghệ thuật so sánh ẩn dụ. - Cách nói giả định. - Bài thơ được cấu trúc theo tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh. Các hình ảnh thể hiện ý nghĩa theo tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trìu tượng. 2. Về kĩ năng: - Đọc-hiểu v¨n b¶n theo đặc trưng thể loại. - Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ. Trong tuổi học trò không nên yêu quá sớm. Nếu không ngăn được con tim thì phải hướng tới một tình yêu là động lực để cả hai cùng có một tương lai tươi sáng, là người có ích cho xã hội. 3. Về thái độ: - Biết trân trọng và có nhận thức đúng đắn về tình yêu trong sáng cao đẹp; chọn một cách sống đẹp. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học. - Năng lực tư duy. - Năng lực làm việc và hợp tác trong học tập. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực liên hệ giữa văn học và đời sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: - Giáo án Word, giáo án điện tử. - Phiếu học tập. - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ. -Tranh chân dung tác giả Ta-go và nước Ấn Độ, một số hình ảnh minh họa. - Học sinh: - Học bài cũ. - Soạn bài. - Tranh ảnh, tài liệu về Ta-go. - Tìm hiểu về vị thần tình yêu của Ấn Độ III. Phương pháp : - Tổng hợp, tư duy, phân tích. - Nêu vấn đề. - Gợi mở. - Thảo luận nhóm. - Kĩ thuật mảnh ghép. IV.Tiến trình giờ dạy- giáo dục : - Ổn định lớp: - Kiểm tra bài cũ (2 phút): GV: Đọc thuộc một bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin? - Giảng bài mới: Phần khởi động (3 phút): GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh về đất nước Ấn Độ và nhà thơ Ta-go. GV: Em hãy cho biết đây là đất nước nào? Nhân vật kiệt xuất nào? HS trả lời: Đây là Ấn Độ và tác giả Ta- go. GV vào bài: Nêru nhà văn Ấn Độ đã từng nói “Đối với những người sinh ra ở xứ Ben-gan chúng tôi, tên tuổi Ta-go đồng nghĩa với những thành tựu của nền văn học Ben-gan. Những người thuộc thế hệ tôi lớn lên và muốn hay không muốn hình thành dưới ảnh hưởng nhân cách kiệt xuất của ông. Trước mắt chúng tôi là con người đạt đến sự hiến mình nhiều thế kỉ của dân tộc Ấn Độ, đồng thời lại gần gũi với những vấn đề của ngày hôm nay đang chuyển mình tới tương lai. Thế giới tinh thần của ông rất Ấn Độ, ông lại bao quát được tinh thần nhân loại nói chung. Ta-go vừa rất dân tộc lại vừa là của chung toàn thế giới. Sau khi gặp ông hay đọc những gì của ông viết ta cảm như mình vừa đặt chân lên đỉnh cao của kinh nghiệm và tri thức nhân loại”. Một trong những bài thơ gắn với tên tuổi Ta-go là “Bài thơ số 28” trong tập “Người làm vườn”. I. Tìm hiểu chung (7 phút): GV chia học sinh học sinh thành 3 nhóm: Nhóm 1: Dựa vào phần phần tiểu dẫn sách giáo khoa và sự hiểu biết của mình hãy giới thiệu về tác giả Ta-go? Nhóm 2: Giới thiệu về tập thơ “Người làm vườn”? Nhóm 3: Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ, bố cục “Bài thơ số 28”? Thời gian thảo luận cho các nhóm là 2 phút 1. Tác giả: HS: Nhóm 1 thảo luận cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung. GV: nhận xét, chốt ý. - Ta- go ( 1861- 1914) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. + Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Bà la môn tại thành phố Can cút ta ban Ben-gan. + Ngoài tài năng văn học ông còn là một nhạc sĩ, họa sĩ, nhà viết kịch, soạn nhạc, nhà hiền triết Ở Ben-gan nhân dân gọi ông là “bậc thánh sư”. Tài năng văn học của ông được phát triển rất sớm. Tám tuổi đã làm được nhiều bài thơ hay, mười ba tuổi đã có tác phẩm được xuất bản. Nhiều người phát ghen về tài năng của ông, ngược lại nhiều nhà văn lớn tuổi đã mến mộ và khích lệ ông. Có được tài năng đó là do tinh thần học hỏi, năng khiếu thiên bẩm cũng như sự giáo dục của gia đình. Gia đình ông có mười bốn anh em đều là những thiên tài của Ấn Độ. - Sự nghiệp: gia tài khổng lồ ở nhiều lĩnh vực mà lĩnh vực nào cũng xuất sắc: + Văn học: 52 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch. + Triết học: 63 tiểu luận triết học. + Âm nhạc: 2000 bài ca. + Hội họa: hàng nghìn bức họa. Tập Thơ dâng đã đem vinh quang đến cho ông là người châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. - Đóng góp của Ta-go cho nhân dân Ấn Độ và nhân loại: + Cống hiến quan trọng phục hưng văn hóa Ấn Độ. + Góp phần giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân. + Góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. 2. Giới thiệu tập thơ Người làm vườn: HS: nhóm 2 thảo luận cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, chốt ý. - Là tập thơ nổi tiếng của Ta-go. - Xuất bản năm 1914. - Tác phẩm viết bằng tiếng Ben-gan sau đó được Ta-go dịch sang tiếng Anh. - Tên tác phẩm: gợi hình tượng nhà thơ nguyện là người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. - Nội dung: với Ta-go vườn đời thật tươi đẹp, sống trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, thi nhân chính là người ca hát vun xới cho những bông hoa tình yêu ấy. + Thể hiện tâm hồn Ấn Độ bao quát tinh thần nhân loại. - Nghệ thuật: tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình triết luận của Ta-go. - Giá tri của tập thơ: + Dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, chinh phục độc giả nhiều nước phương Đông cũng như phương Tây. 3. Giới thiệu Bài thơ số 28: HS: nhóm 3 thảo luận cử đại diện trả lời. GV: nhận xét, chốt ý, mở rộng vấn đề. - Được trích trong tập Người làm vườn. Những bài thơ trong tập thơ này không có nhan đề được đánh số từ 1 đến 85. Đây là bài thơ số 28 của tập thơ. - Hoàn cảnh sáng tác: + Được Ta-go sáng tác khi vợ ông mới qua đời. - Bố cục: 2 phần + 6 câu đầu: hình ảnh đôi mắt em. + Phần còn lại: hình ảnh cuộc đời, trái tim, tình yêu. II. Đọc – hiểu: 1. Sáu câu đầu: hình ảnh đôi mắt em ( 10 phút) GV: Hình ảnh “đôi mắt em” ở sáu câu đầu hiện lên như thế nào? Vì sao lại có cảm xúc, tâm trạng ấy? HS: làm việc cá nhân trả lời. GV: nhận xét, chốt ý. - Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là lăng kính hội tụ của cảm xúc. Ta-go quan niệm “đôi mắt chúng ta liên kết nhau trong hòa điệu làm cho chúng ta được hành động thống nhất”. + Trong văn học đôi mắt cũng là nơi gặp gỡ tâm hồn, là lời nói của trái tim: “ Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu” ( Nguyễn Đình Thi) “Long lanh đáy mắt gương soi Gửi thương gợi nhớ mỏi mòn đợi ai Ngẩn ngơ ngơ ngác mắt nai Thiết tha kiều diễm trang đài thơ ngây” - Hình ảnh đôi mắt em chứa đầy cảm xúc, sự suy tư: “ Đôi mắt băn khoăn của em buồn, Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, Anh không giấu em một điều gì Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”. + Băn khoăn, buồn. + Không biết gì tất cả về anh. - Nghịch lí của cuộc sống; + Em khát khao thấu hiểu tâm tưởng anh. Tâm tưởng chính là phần sâu kín nhất của con người. Là con người cảm xúc của mỗi chúng ta. + Anh bộc lộ tất cả những gì thuộc về mình: cuộc đời trần trụi dưới mắt em. Cuộc đời bao gồm cả phần tâm tưởng và thể xác của con người. Cuộc đời là cả chiều thời gian dài từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. -> Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh. Đây là nghịch lí của cuộc sống nhưng lại là chân lí của tình yêu. Trong tình yêu những gì càng rõ ràng thì người ta lại càng không hiểu. Một lời nói quá trơn tru sẽ bị nghi ngờ: “Anh đà có vợ hay chưa Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào” ( Ca dao) - Nghệ thuật: GV: Trong đọan thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? HS:làm việc cá nhân trả lời câu h
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_tinh_yeu_chan_chinh_cho_hoc_sinh_qua_bai_tho_s.doc