SKKN Giáo dục một số kĩ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên, bảo vệ môi trường, thực hiện pháp luật giao thông cho học sinh qua tiết thực hành ngoại khóa môn GDCD THPT

SKKN Giáo dục một số kĩ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên, bảo vệ môi trường, thực hiện pháp luật giao thông cho học sinh qua tiết thực hành ngoại khóa môn GDCD THPT

Từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo có điều chỉnh nội dung dạy học ở các cấp học trong đó có THPT. Theo đó, môn GDCD cũng có nhiều thay đổi trong đó có 35 tiết được thực hiện trong 37 tuần với sự thay đổi cần quan tâm là việc thực hiện các tiết thực hành, ngoại khóa trong chương trình giáo viên phải thiết kế giáo án như một tiết dạy bình thường, điều đó đặt ra trăn trở cho nhiều giáo viên làm thế nào để dạy tốt các tiết thực hành ngoại khóa theo quy định.

Trên thực tế, rất nhiều giáo viên đang lúng túng khi thực hiện các tiết thực hành , ngoại khóa bởi nó còn ít tài liệu tham khảo, nội dung và cách làm cụ thể còn phụ thuộc sự chủ động của từng trường, từng giáo viên nên chất lượng còn không đồng đều. Trong quá trình dạy học với sự mày mò của bản thân, chúng tôi đã có một số kinh nghiệm để thực hiện tốt các tiết thực hành ngoại khóa trong chương trình GDCD, làm cho các giờ học thực hành, ngoại khóa đi vào nền nếp, phát huy ý nghĩa của nó, thay đổi không khí môn học, đỡ khô khan, nhàm chán, giúp học sinh học tập tích cực.

Với mong muốn việc dạy học các tiết thực hành ngoại khóa ngày càng tốt hơn và chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đúc rút một số kinh nghiệm trong việc thực hiện các tiết thực hành , ngoại khóa trong năm học qua tại trường mình với đề tài: “Giáo dục một số kĩ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên, bảo vệ môi trường, thực hiện pháp luật giao thông cho học sinh qua tiết thực hành ngoại khóa môn GDCD THPT”. Đây là những kinh nghiệm và việc làm cụ thể của bản thân, do vậy có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp để việc dạy học các tiết thực hành, ngoại khóa trong chương trình ngày càng tốt hơn.

 

doc 22 trang thuychi01 6250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục một số kĩ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên, bảo vệ môi trường, thực hiện pháp luật giao thông cho học sinh qua tiết thực hành ngoại khóa môn GDCD THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIAO THÔNG CHO HỌC SINH QUA TIẾT THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA MÔN GDCD THPT
 Người thực hiện: 	Đoàn Thị Thủy
 Chức vụ: 	 	Giáo viên
 Đơn vị công tác: 	Trường THPT Như Thanh
 SKKN thuộc môn: GDCD
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo có điều chỉnh nội dung dạy học ở các cấp học trong đó có THPT. Theo đó, môn GDCD cũng có nhiều thay đổi trong đó có 35 tiết được thực hiện trong 37 tuần với sự thay đổi cần quan tâm là việc thực hiện các tiết thực hành, ngoại khóa trong chương trình giáo viên phải thiết kế giáo án như một tiết dạy bình thường, điều đó đặt ra trăn trở cho nhiều giáo viên làm thế nào để dạy tốt các tiết thực hành ngoại khóa theo quy định.
Trên thực tế, rất nhiều giáo viên đang lúng túng khi thực hiện các tiết thực hành , ngoại khóa bởi nó còn ít tài liệu tham khảo, nội dung và cách làm cụ thể còn phụ thuộc sự chủ động của từng trường, từng giáo viên nên chất lượng còn không đồng đều. Trong quá trình dạy học với sự mày mò của bản thân, chúng tôi đã có một số kinh nghiệm để thực hiện tốt các tiết thực hành ngoại khóa trong chương trình GDCD, làm cho các giờ học thực hành, ngoại khóa đi vào nền nếp, phát huy ý nghĩa của nó, thay đổi không khí môn học, đỡ khô khan, nhàm chán, giúp học sinh học tập tích cực. 
Với mong muốn việc dạy học các tiết thực hành ngoại khóa ngày càng tốt hơn và chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đúc rút một số kinh nghiệm trong việc thực hiện các tiết thực hành , ngoại khóa trong năm học qua tại trường mình với đề tài: “Giáo dục một số kĩ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên, bảo vệ môi trường, thực hiện pháp luật giao thông cho học sinh qua tiết thực hành ngoại khóa môn GDCD THPT”. Đây là những kinh nghiệm và việc làm cụ thể của bản thân, do vậy có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp để việc dạy học các tiết thực hành, ngoại khóa trong chương trình ngày càng tốt hơn. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Giáo dục các kĩ năng kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Bảo vệ môi trường. Thực hiện pháp luật cho học sinh trường THPT Như Thanh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp dạy học theo dự án;
	- Phương pháp tổ chức nhóm;
	- Phương pháp tìm kiếm tranh ảnh, tài liệu. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1.2 Cơ sở lý luận:
	* Quy định về việc thực hiện các tiết thực hành, ngoại khóa:
Theo Công văn số 5842/BGDĐT – VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Công văn số 1782/ SGD & ĐT – GDTrH ngày 22 tháng 9 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện và điều chỉnh nội dung dạy học GDPT giáo viên bộ môn không được cắt giảm tiết thực hành ngoại khóa, phải thiết kế giáo án như các tiết dạy bình thường, nội dung phải được thống nhất trong tổ nhóm hàng năm trên cơ sở các nội dung đã ghi trong phân phối chương trình. Ngoài các vấn đề đã thống nhất trong PPCT, các tổ, nhóm chuyên môn của các trường có thể lựa chọn nội dung các tiết thực hành ngoại khóa dựa trên các vấn đề sau:
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài học.
- Những vấn đề giáo dục cho học sinh ở địa phương như: trật tự an toàn giao thông, giáo dục môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, tệ nạn xã hội, sức khỏe sinh sản, giáo dục kĩ năng sống.
- Những gương người tốt việc tốt, những gương học sinh chăm ngoan vượt khó học giỏi.
- Các hoạt động chính trị- xã hội của địa phương.
Nội dung các tiết thực hành ngoại khóa có thể thay đổi hàng năm.
Hình thức phương pháp thực hiện có thể dưới dạng tổ chức trao đổi, thảo luận, tham quan thực tế, tổ chức thi tìm hiểu, có thể mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện, trao đổi, phối hợp với các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể để tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề. 
* Kế hoạch của nhóm chuyên môn về các tiết thực hành, ngoại khóa năm học 2017 - 2018:
Lớp
Tiết
Nội dung thực hiện
10
16
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình)
33
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và tình yêu tuổi học trò
11
16
Tình hình phát triển kinh tế nhiều thành phần và CNH, HĐH ở địa phương
33
Vấn đề bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn hóa.
12
16
Việc thực hiện pháp luật trong học sinh hiện nay
33
Tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương
2.2. Thực trạng của vấn đề
Môn GDCD có vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức , hành vi của người công dân . Đây là môn học có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội , gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội.
Đặc điểm này tạo cho môn GDCD có những lợi thế để tích hợp nhiều nội dung giáo dục cần thiết cho học sinh như : đạo đức, pháp luật, kinh tế, xă hội, môi trường ,tình bạn ,tình yêu . Thông qua tổ chức dạy học , đặc biệt là tiết thực hành, ngoại khoá sẽ có nhiều cơ hội tích hợp. Tuy nhiên các tiết thực hành, ngoại khoá không có nội dung cụ thể của Bộ giáo dục – Đào tạo quy định, vì vậy nội dung các tiết thực hành, ngoại khoá do giáo viên lựa chọn chủ đề. Do đó trong quá trình dạy các tiết thực hành, ngoại khoá nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi lựa chọn nội dung, phương pháp.
Để khắc phục những khó khăn trên, khi dạy các tiết thực hành, ngoại khoá trong môn GDCD THPT tôi đã lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với từng khối lớp, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Do đó tạo được hứng thú cho họ sinh làm cho tiết học trở nên thiết thực, bổ ích hơn.
Trong quá trình dạy các tiết thực hành, ngoại khoá tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau :
2.2.1. Thuận lợi 
- Môn GDCD ở trường THPT rất thuận lợi cho việc giảng dạy các kiến thức thực tế liên quan đến cuộc sống hàng ngày như pháp luật, môi trường, tình bạn, tình yêu 
- Giáo viên môn GDCD hàng năm được tập huấn , trang bị những những kiến thức về các vấn đề bức thiết như môi trường, pháp luật .vv.. nên việc chuẩn bị một chủ đề thực hành, ngoại khoá là không khó
- Nhà trường có thiết bị dạy học hiện đại, đầy đủ như : máy vi tính, máy chiếu, loa 
- Mạng Internet phổ biến rộng khắp đó cũng là điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh có thể khai thác các thông tin, hình ảnh, các đoạn video, clipđể sử dụng vào tiết học.
2.2.2. Khó khăn
- Là môn học quan trọng trong việc góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế dạy học, vai trò của môn GDCD từ trước tới nay chưa được nhận thức một cách đúng đắn, hầu hết học sinh xem đây là môn phụ, môn điều kiện. Bên cạnh đó trong học tập các em lại lười đọc sách, ít phát biểu xây dựng bài, không chú ý nghe giảng dẫn đến không hiểu bài và không áp dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa việc dạy của giáo viên đa phần bám sách giáo khoa, ngại cải tiến, không chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng thực tế, điều đó đã tạo cho các em sự nhàm chán, thiếu hứng thú trong việc học tập.
- Tại các lớp học chưa có máy chiếu, phòng học máy chiếu xa lớp học nên học sinh đi lại mất thời gian, lộn xộn. Thời gian ổn định tổ chức lâu làm ảnh hưởng đến giờ dạy.
- Để tìm kiếm những thông tin, hình ảnh, các đoạn video phù hợp với tiết thực hành, ngoại khoá thì phải mất khá nhiều thời gian, do đó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kiên trì, chịu khó.
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện 
2.3.1 .Giải pháp 
 a.Về nội dung:
Để dạy các tiết thực hành, ngoại khoá giáo viên có thể tiến hành theo những cách thức và nội dung khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào điều kiện và năng lực học sinh của từng trường. Quan trọng là các giáo viên trong nhóm phải thống nhất nội dung và mục tiêu cần đạt trong tiết thực hành, ngoại khoá đó là gì.
Dựa trên thực tế nội dung giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, năng lực học sinh từng khối lớp. Tôi đã lựa chọn nội dung của các tiết thực hành, ngoại khoá cho từng khối lớp, nội dung cụ thế như sau :
Lớp
Tiết theo PPCT
Nội dung thực hiện
10
33
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và tình yêu tuổi học trò
11
33
Vấn đề bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn hoá.
12
16
Thực hiện pháp luật trong học sinh THPT hiện nay. 
	Theo tôi việc lựa chọn chủ đề trên phù hợp với nội dung chương trình và đặc điểm trình độ của học sinh.
b. Về phương pháp:
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn GDCD rất phong phú và đa dạng bao gồm các phương pháp truyền thống (Trực quan, giảng giải, vấn đáp...), các phương pháp hiện đại như (Đóng vai, hoạt động nhóm, trò chơi, Dự án ). Các hình thức học theo lớp, theo nhóm 
Mỗi phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài, từng khâu của tiết dạy. Vì vậy không nên quá lạm dụng hoặc hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặc một hình dạy học nào. Điều quan trọng là giáo viên cần phải lựa chọn và sử dụng phương pháp và phương pháp dạy học một cách nhuần nhuyễn, hợp lý.
Đối với các tiết thực hành, ngoại khoá ở cả 3 khối tôi sử dụng Phương pháp dạy học theo dự án
* Bản chất: Phương pháp dạy học theo dự án được hiểu là một phương pháp dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án.
Học theo dự án là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và ấp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
Phương pháp dạy học theo dự án có ba đặc điểm sau:
- Định hướng học sinh: Trong phương pháp dạy học theo dự án, học sinh tham gia tích cực và tự lực vào quá trình dạy học, điều đó đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm và sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, giúp đỡ. Tuy nhiên, ở mức độ tham gia cần phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. Sử dụng phương pháp dạy học này cần chú ý đến hứng thú của học sinh: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Hứng thú của các em cũng cần được phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Trong khi thực hiện dự án cần có sự hợp tác là việc theo nhóm. Phương pháp dạy học này đòi hỏi tính sẵn sàng và kĩ năng hợp tác của học sinh.
- Định hướng hoạt động thực tiễn: Phương pháp dạy học theo dự án kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, vận dựng lý thuyết vào thực tiễn. Chủ đề dự án gẵn với các vấn đề, tình huống thực tiễn. Nhiệm vụ dự án cần phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh.
- Định hướng sản phẩm: Trong phương pháp dạy học theo dự án, các sản phẩm được tạo ra không giới hạn trong những thu hoạch từ lý thuyết mà còn tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.
* Quy trình thực hiện: 
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất xác định đề tài và mục đích dự án. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Trong một số trường hợp, việc đề xuất đề tài có thể từ phía học sinh 
- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong kế hoạch cần xác định những việc cần làm, thời gian dự kiến, cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc.
- Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân.
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo. Sản phẩm dự án cũng có thể là tranh ảnh, panôđể triển lãm cũng có thể là một sản phẩm phi vật thể như diễn một vở kịch, tổ chức một cuộc tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cưSản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội.
- Đánh giá dự án: Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
* Ưu điểm của Phương pháp dạy học theo dự án:
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh.
- Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, kĩ năng hợp tác, năng lực đánh giá của học sinh.
- Học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng sống như : giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đạt mục tiêu
* Hạn chế: 
- Đòi hỏi nhiều thời gian.
- Cần có một số kinh phí nhất định.
* Một số lưu ý: 
- Đề tài dự án phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, phù hợp với đặc điểm trình độ học sinh.
- Mục tiêu dự án phải rõ ràng và có tính khả thi.
- Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể : Người chịu trách nhiệm chính, người phối hợp thực hiện, các mốc thời gian thực hiện, thuận lợi, khó khăn
- Cần tạo cơ hội để học sinh tham gia dự án: giáo viên lưu ý giao nhiệm vụ phù hợp khả năng, nhu cầu và mong muốn của học sinh, giao nhiệm vụ dần dần từ dễ đến khó, phân công nhiệm vụ phù hợp để các em có thể hỗ trợ lẫn nhau, chú ý khích lệ động viên kịp thời để các em hoàn thành nhiệm vụ.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
Khi triển khai các tiết học theo phương pháp dự án cần đảm bảo đầy đủ các bước theo quy trình bởi đây là phương pháp khá công phu, học sinh chủ động làm việc trong một thời gian khá dài. Nếu thiếu đi một quy trình đều có thể dẫn đến không thành công của cả dự án. Vì vậy, khi triển khai các tiết này theo phương pháp dạy học theo dự án tôi đã chú ý tuân thủ quy trình theo các bước quy định. Tóm tắt các giai đoạn thực hiện ở các tiết trên như sau:
- Đối với lớp 10 
 Cho học sinh đọc lại bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, giáo viên trao đổi với học sinh mục đích và lựa chọn chủ đề ngoại khóa liên quan đến các bài học vừa qua và thống nhất chủ đề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và tình yêu tuổi học trò.
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ. Nội dung công việc của các tổ như sau:
- Tổ 1: Tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Tổ 2: Làm phóng sự hoặc ảnh về nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Tổ 3: Khảo sát, nghiên cứu về tình yêu tuổi học trò.
- Tổ 4 : Chuẩn bị bài thuyết trình về nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên và tình yêu tuổi học trò.
Các tổ lên đề cương, xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong tuần thứ nhất, giáo viên duyệt đề cương và kế hoạch của các tổ, sau đó các tổ tiến hành các nội dung công việc theo kế hoạch. Trong quá trình các tổ thực hiện dự án, giáo viên liên lạc qua nhóm trưởng để nắm tình hình, tiến độ thực hiện.
Chuẩn bị cho tiết ngoại khóa, giáo viên kiểm tra lần cuối các sản phẩm của dự án. Phân công trang trí lớp học, chuẩn bị thiết bị, phương tiện (Máy chiếu, màn hình) để buổi ngoại khóa công bố các sản phẩm dự án trang trọng hơn.
Trong buổi ngoại khóa, giáo viên nêu ngắn gọn mục đích, lý do và giới thiệu các tổ trình bày sản phẩm của dự án.
Sản phẩm của các tổ.
 - Tổ 1: Tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên:
* Vị thành niên: Vị thành niên là nhóm người trong độ tuổi từ 10 - 19 tuổi. Tuổi vị thành niên được chia làm 3 giai đoạn với các đặc trưng về tâm sinh lí có sự phân biệt nhất định.
+ Giai đoạn đầu vị thành niên: 10 - 13 tuổi
+ Giai đoạn giữa vị thành niên: 14 - 16 tuổi
+ Giai đoạn cuối vị thành niên : 17 - 19 tuổi
- Sức khỏe sinh sản vị thành niên: Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản.
Như vậy, sức khỏe sinh sản là sự hoàn hảo của hệ thống sinh sản được xem xét đồng thời cả 2 mặt sinh học và tinh thần xã hội.
 - Tổ 2 : Chiếu phóng sự hoăc trưng bày ảnh về nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên. 
+ Chúng ta nên tìm hiểu để có kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
+ Hậu quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân:
+ Ở lứa tuổi chúng ta nên sống lành mạnh 
 - Tổ 3 : Báo cáo thu hoạch đã thực hiện.
Nội dung khảo sát
Số lượng người tham gia khảo sát (100 người)
Câu trả lời
Có
Không
Bạn có nhu cầu về tình cảm khác giới không? 
70
30
Bạn đã yêu chưa?
40
60
Theo bạn có nên yêu ở lứa tuổi học trò không? 
50
50
+ Góc nhìn về tình yêu tuổi học trò:
- Tổ 4 : Trình bày bài thuyết trình về nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên và tinh yêu tuổi học trò.
"Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ thúc đẩy hai người khác giới đi đến hòa nhập với nhau về tâm hồn, thể xác và cả cuộc đời".
+ Tình yêu là sự phát triển của tình bạn khác giới.
+ Tình bạn khác với tình yêu ở chỗ không có sự hấp dẫn đam mê về thể xác, không tạo nên cảm giác ghen tuông khi người bạn khác giới có bạn thân hay có người yêu.
Tình yêu ở tuổi vị thành niên bồng bột và không bền chắc, yêu sớm ở tuổi vị thành niên dễ chểnh mảng học tập. Do chưa chín chắn, tình yêu ở độ tuổi này chóng vánh, lãng mạn. Nếu biết tôn trọng, giữ gìn "tình yêu đầu" sẽ là một kỷ niệm đẹp của cuộc đời.
Tình yêu ở tuổi vị thành niên cũng có thể dẫn tới có quan hệ tình dục, mang thai. Đây là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của vị thành niên.
Sau khi thực hiện xong việc công bố các sản phẩm của dự án, giáo viên cho học sinh phát biểu, nhận xét, đánh giá. 
Giáo viên đánh giá sản phẩm dự án của các tổ, rút kinh nghiệm cho dự án tiếp theo. 
- Đối với lớp 11:
Tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở tiết ngoại khóa trong năm học với chủ đề: "Vấn đề bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn hóa" giáo viên cho học sinh đọc lại bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, giáo viên đặt vấn đề về nội dung ngoại khóa liên quan đến nội dung bài học, nêu yêu cầu thực hiện dự án cho tiết ngoại khóa. 
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ. Nội dung công việc của các tổ như sau:
- Tổ 1: Chuẩn bị tranh, ảnh hoặc clip về thực trạng môi trường hiện nay. 
- Tổ 2: Chuẩn bị chủ đề về bảo vệ môi trường.
- Tổ 3: Chuẩn bị các câu khẩu hiệu với chủ đề bảo vệ môi trường (Các câu khẩu hiệu có trang trí đẹp, kích cỡ hợp lý).
- Tổ 4: Chuẩn bị bài thuyết trình về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
Các tổ lên đề cương, xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong tuần thứ nhất, giáo viên duyệt đề cương và kế hoạch của các tổ, sau đó các tổ tiến hành các nội dung công việc theo kế hoạch. Trong quá trình các tổ thực hiện dự án, giáo viên liên lạc qua nhóm trưởng để nắm tình hình, tiến độ thực hiện.
Chuẩn bị cho tiết ngoại khóa, giáo viên kiểm tra lần cuối các sản phẩm của dự án. Phân công trang trí lớp học, chuẩn bị thiết bị, phương tiện (Máy chiếu, màn hình) để buổi ngoại khóa công bố các sản phẩm dự án trang trọng hơn.
Trong buổi ngoại khóa, giáo viên nêu ngắn gọn mục đích, lý do và giới thiệu các tổ trình bày sản phẩm của dự án.
Sản phẩm của các tổ : 
- Tổ 1: Trưng bày tranh, ảnh hoặc clip về thực trạng môi trường hiện nay.
 	- Tổ 2: Trình bày chủ đề bảo vệ môi trường “Chung tay bảo vệ môi trường là trách nhiệm của công đồng". 
- Tổ 3: Trưng bày các câu khẩu hiệu với chủ đề bảo vệ môi trường xen kẽ các bức tranh đảm bảo khoa học, có tính thẩm mỹ cao. 
VÌ MÔI TRƯỜNG RA ĐƯỜNG NHẶT RÁC
HÃY NGHĨ ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRƯỚC KHI VỨT RÁC
XẢ RÁC LÀ TỰ SÁT
KHÔNG XẢ RÁC CUỘC
SỐNG SẼ KHÁC
- Tổ 4: Cử thành viên thuyết trình chủ đề bảo vệ môi trường.
Sau khi thực hiện xong việc công bố các sản phẩm của dự án, giáo viên cho học sinh phát biểu, nhận xét, đánh giá. 
Giáo viên đánh giá sản phẩm dự án của các tổ, rút kinh nghiệm cho dự án tiếp theo. 
- Đối với lớp 12:
Cho học sinh đọc lại bài 2 "Thực hiện pháp luật", giáo viên đặt vấn đề về nội dung ngoại khó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_mot_so_ki_nang_ve_suc_khoe_sinh_san_vi_thanh_n.doc