SKKN Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường gặp trong bài làm văn” của học sinh THPT

SKKN Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường gặp trong bài làm văn” của học sinh THPT

 1. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo” (Nguyễn Tuân). Văn học là một môn nghệ thuật, là môn học vắn với cái đẹp. Học văn là học cách khám phá cái đẹp của tự nhiên, của xã hội và cuộc sống con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên người đọc, người học không chỉ dùng lí trí để hiểu mà còn phải “cảm” được vẻ đẹp ấy bằng cả sự rung động của tâm hồn. Muốn hiểu và cảm được cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn học thì học sinh phải yêu thích, say mê. Trong quá trình đọc, tiếp nhận, học sinh còn phải biết khám phá, phát hiện và sáng tạo. Để minh chứng cho hoạt động “đọc - hiểu” của mình thì học sinh phải thể hiện bằng bài làm văn cụ thể. Đây cũng chính là hành trình tiếp nhận – khám phá – chân hiểu và thực hành của học sinh khi học một tác phẩm văn học ở trường THPT.

 2. Trong trường THPT, các bài làm văn của học sinh rất trọng. Bài văn không chỉ đáng giá học sinh về mặt điểm số mà còn khẳng định việc học sinh đã hiểu, đã nắm được nội dung bài học ở mức độ nào, cách thức làm bài đảm bảo bố cục, lối hành văn của một bài văn nghị luận ra sao, để từ đó giáo viên có phương pháp dạy, có biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh một cách phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay trong trường THPT chất lượng học tập môn Văn chưa cao, điểm đánh giá ở các bài làm văn của học sinh còn rất thấp (chủ yếu là điểm trung bình, yếu, điểm khá và đặc biệt là điểm giỏi rất khan hiếm). Một mặt do Ngữ văn là môn học khó chiến lĩnh, lượng kiến thức quá tải, môn học không thuộc “mốt” trong xu hướng lựa chọn khối thi và nghề nghiệp bây giờ của học sinh cũng như sự định hướng của các bậc phụ huynh và nhu cầu của xã hội. Mặt khác, có em cũng thích văn, yêu văn nhưng không phải em nào cũng dễ dàng tiếp thu, rung cảm trước thế giới hình tượng của văn học để sống với những giá trị Chân - Thiện - Mỹ mà nó mang lại. Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều. Từ đó dẫn đến chất lượng của việc học văn và bài làm văn của học sinh không được như mong muốn.

 

doc 22 trang thuychi01 9650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường gặp trong bài làm văn” của học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI SKKN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI LÀM VĂN” CỦA HỌC SINH THPT
PHẦN A. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 1. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo” (Nguyễn Tuân). Văn học là một môn nghệ thuật, là môn học vắn với cái đẹp. Học văn là học cách khám phá cái đẹp của tự nhiên, của xã hội và cuộc sống con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên người đọc, người học không chỉ dùng lí trí để hiểu mà còn phải “cảm” được vẻ đẹp ấy bằng cả sự rung động của tâm hồn. Muốn hiểu và cảm được cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn học thì học sinh phải yêu thích, say mê. Trong quá trình đọc, tiếp nhận, học sinh còn phải biết khám phá, phát hiện và sáng tạo. Để minh chứng cho hoạt động “đọc - hiểu” của mình thì học sinh phải thể hiện bằng bài làm văn cụ thể. Đây cũng chính là hành trình tiếp nhận – khám phá – chân hiểu và thực hành của học sinh khi học một tác phẩm văn học ở trường THPT.
 2. Trong trường THPT, các bài làm văn của học sinh rất trọng. Bài văn không chỉ đáng giá học sinh về mặt điểm số mà còn khẳng định việc học sinh đã hiểu, đã nắm được nội dung bài học ở mức độ nào, cách thức làm bài đảm bảo bố cục, lối hành văn của một bài văn nghị luận ra sao, để từ đó giáo viên có phương pháp dạy, có biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh một cách phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay trong trường THPT chất lượng học tập môn Văn chưa cao, điểm đánh giá ở các bài làm văn của học sinh còn rất thấp (chủ yếu là điểm trung bình, yếu, điểm khá và đặc biệt là điểm giỏi rất khan hiếm). Một mặt do Ngữ văn là môn học khó chiến lĩnh, lượng kiến thức quá tải, môn học không thuộc “mốt” trong xu hướng lựa chọn khối thi và nghề nghiệp bây giờ của học sinh cũng như sự định hướng của các bậc phụ huynh và nhu cầu của xã hội. Mặt khác, có em cũng thích văn, yêu văn nhưng không phải em nào cũng dễ dàng tiếp thu, rung cảm trước thế giới hình tượng của văn học để sống với những giá trị Chân - Thiện - Mỹ mà nó mang lại. Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều. Từ đó dẫn đến chất lượng của việc học văn và bài làm văn của học sinh không được như mong muốn.
 3. Dù dưới cấp II (THCS), các em được học khá kĩ phần Tiếng Việt, Làm văn nhưng khi viết văn các em vẫn mắc khá nhiều lỗi như: sai chính tả, dùng từ không đúng chuẩn Tiếng Việt, viết câu không đúng ngữ pháp, chép sai dẫn chứng, diễn đạt lủng củng, chưa biết xây dựng đoạn văn... Tình trạng này tiếp tục tái diễn trong bài làm văn khi các em đã lên cấp III (THPT). Vì vậy, việc nâng cao chất lượng bài làm văn cho học sinh THPT là rất cần thiết.
 4. Việc chỉ ra các lỗi và chữa lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng là một hoạt động thường xuyên, “không thể thiếu” của giáo viên trong quá trình dạy học, kiểm tra, chấm và trả bài. Tưởng là vấn đề “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng bản chất lại luôn là “bình cũ rượu mới”. Một bài văn hay trước hết chữ viết phải đúng chuẩn Tiếng Việt, phải sạch đẹp; bố cục phải đầy đủ, rõ ràng; hành văn phải mạch lạc, trong sáng; nội dung phải đúng, phải có sự “đào sâu”, sáng tạo.... Trong khi chấm bài, giáo viên không chỉ chữa các lỗi trong bài viết định kỳ (theo quy định trong PPCT) mà đối với những giáo viên tâm huyết còn chữa các lỗi trong bài kiểm tra 15 phút, sửa lỗi về phát âm, dùng từ... của học sinh khi kiểm tra miệng, khi học sinh phát biểu ý kiến hay đọc một đoạn văn bản. Do chương trình giảng dạy và học tập còn nặng về kiến thức, thời gian trả bài cho học sinh rất ít (một học kì chỉ có 3- 4 tiết), giáo viên chưa có nhiều thời gian để chữa các lỗi trong bài văn của học sinh, cùng lắm chỉ nêu được những lỗi chính tả thường gặp như: lỗi viết hoa, viết tắt, câu sai ngữ pháp... Vì thế trong các bài làm văn tại lớp, ở nhà, thi học kì, học sinh còn mắc khá nhiều kiểu lỗi: lỗi dùng từ, viết câu, hành văn, bố cục... cho nên việc tìm, chữa các lỗi và ghi lời phê trong bài làm văn của học sinh còn mất rất nhiều thời gian nhưng lại là việc làm “then chốt” của hoạt động kiểm tra, đánh giá.
 Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng bài làm văn, rèn luyện kĩ năng dùng từ, kĩ năng viết câu, xây dựng đoạn và viết bài văn hoàn chỉnh, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh...? Qua thực tế dạy học, chấm bài, phân tích, sửa chữa những câu văn, đoạn văn, bài văn của học sinh có chứa nhiều lỗi, tôi đã phần nào khắc phục trên bằng cách áp dụng “Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh”. Trong đề tài này, người viết xin được nêu lên “các lỗi thường gặp” trong bài làm văn của học sinh, tìm ra “nguyên nhân và một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi” mà học sinh hay mắc phải khi thực hành viết văn.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Qua đề tài này, người viết sẽ chỉ ra các lỗi về kĩ năng làm văn mà học sinh thường xuyên mắc phải và nêu lên các biện pháp, cách thức chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT.
 Từ đó giúp học sinh khắc phục các lỗi khi làm bài, trau dồi vốn từ, rèn luyện kĩ năng làm văn, nâng cao chất lượng bài viết và khả năng thực hành.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 - Các bài kiểm tra, bài thi, bài làm văn của học sinh ở trường THPT.
 - Các lỗi thường gặp trong bài viết văn của học sinh.
 - Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Phương pháp tìm hiểu, thống kê, tổng hợp.
 - Phương pháp phân tích, xử lý và thực nghiệm
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN B. NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 1. Mục tiêu của giáo dục là phải đổi mới toàn diện, đồng bộ, trong đó có đổi mới “kiểm tra, đánh giá”. Nghị quyếy 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách qua. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động nhằm xác định kết quả mà học sinh thu nhận được qua quá trình giảng dạy của thầy, là khâu then chốt góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT”. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với ngành giáo dục và hoạt động dạy học, trong đó có bộ môn Ngữ văn. Từ nhều năm nay, phương pháp kiểm tra, đánh giá đã thể hiện rõ sự đổi mới, từ việc giảng dạy, khâu ra đề, chấm thi đến đánh giá kết quả bài làm của học sinh.
 2. Văn chương vốn là khoa học, là nghệ thuật, là môn khoa học nhân văn “Văn học là nhân học” (Gorki). Tuy có nặng về tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu nhưng nó vẫn đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh. Việc đọc - hiểu văn bản là thao tác đầu tiên của hình thức tiếp nhận, cảm thụ và nghiên cứu tác phẩm văn học (TPVH)“Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS cho rằng: “Về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm TPVH xây dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. TPVH phải được cắt nghĩa theo lý thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trên với văn bản là một luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn của GS Trần Đình Sử. Để minh chứng cho hoạt động đọc - hiểu, chiếm lĩnh giá trị văn bản văn học của học sinh trong học tập không có cơ sở nào vững chắc hơn, chính xác hơn chính là việc thực hành bằng bài làm văn cụ thể cùng với điểm số mà học sinh đạt được. 
 3. Ở chương trình Ngữ văn THPT, phân môn Tiếng việt cũng đã có các bài: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt (Lớp 10); Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, Nghĩa của câu (lớp 11); Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (lớp 12), các Phong cách ngôn ngữ hay các bài Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận, Lập dàn ý bài văn nghị luận, Các thao tác lập luận, diễn đạt trong văn nghị luận....Tuy nhiên với lượng thời gian quy định theo PPCT thì vẫn rất khó để học sinh có thể nắm và khắc ghi được những kiến thức cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hành viết bài làm văn.
 4. Một bài văn nghị luận đúng và hay phải đảm bảo những yêu cầu: xác định đúng vấn đề cần nghị luận, phải đảm bảo bố cục (3 phần), phải có các luận điểm rõ ràng, luận chứng chính xác, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn trong sáng và rất cần một giọng điệu riêng. 
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
 1. Thuận lợi.
 - Thuận lợi lớn nhất của biện pháp “hạn chế các lỗi thường gặp” trong bài 
làm văn của học sinh là môn Ngữ văn trong trường THPT là một trong những môn 
học chính, “mũi nhọn” của các bộ môn văn hóa, là một trong bộ ba (Toán, Văn, Anh) bắt buộc trong kỳ thi THPTQG. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học luôn được sự quan tâm rộng rãi của các ban ngành, nhà trường, giáo viên, hoc sinh và cả các bậc phụ huynh. Sở GD&ĐT đã tổ chức các hội nghị chuyên đề: Đổi mới cách ra đề, chấm thi (đổi mới kiểm tra, đánh giá), đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, đổi mới (linh hoạt hóa) các phương pháp dạy học tích cực...
 - Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn ở trường THPT Triệu Sơn 5 nhiệt tình trong giảng dạy, tâm huyết với nghề, trách nhiệm với học sinh, luôn học hỏi trau dồi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng dạy học và đặc biệt là nâng cao chất lượng bài làm văn của học sinh. Việc chấm, trả bài của giáo viên đã trở thành “thước đo” tình yêu nghề và trách nhiệm với học sinh. Bản thân học sinh dù không yêu văn, thích văn nhưng cũng không thể lảng tránh môn học bắt buộc này, ngược lại đã tự giác, chủ động đến với Văn và có ý thức rèn luyện kỹ năng làm văn để khắc sâu kiến thức và nâng cao chất lượng bài viết của mình.
 - Việc phát hiện các lỗi thường gặp và khắc phục lỗi trong bài làm văn của học sinh cũng là cách thức để phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong việc cảm thụ TPVH, phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu; nhắc nhở những học sinh lười đọc, học văn; uốn nắn, rèn luyện chữ viết cho những học sinh viết xấu, hay mắc các lỗi về hành văn...
 2. Khó khăn.
 - Hiện nay tình trạng học sinh viết sai chính tả, sai ngữ pháp... đang lên đến mức báo động. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp TH, THCS, THPT mà ngay cả sinh viên bậc Trung cấp, CĐ, ĐH. Có những sinh viên học xong ĐH, CĐ rồi nhưng vẫn không biết khi nào thì viết l hay n, s hay x, r hay d, ch hay tr... nên mỗi khi viết hoặc đánh máy văn bản thường nhầm lẫn một cách trầm trọng. Có những cử nhân không biết được lúc nào thì dùng “điểm yếu”, lúc nào thì dùng “yếu điểm”.
 - Phần lớn học sinh bây giờ lười học, lười đọc sách, thiếu ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ nên kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ của các em còn kém. Hơn nữa, môn Văn là một một học rất khó chiếm lĩnh. Để làm được một bài văn không dễ dàng, các em phải đọc, tìm hiểu, suy nghĩ, phát hiện, cảm thụ...thì mới có thể áp dụng được vào bài làm của mình. Đã vậy, để làm được một đề văn phải hết cả tiếng đồng hồ, thậm chí vài tiếng. Học sinh không đủ kiến thức, lòng kiên nhẫn, niềm đam mê thì khó có thể hoàn thành tốt một bài làm văn nên không ít học sinh khi kiểm tra đã ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách học tốt, các tài liệu tham khảo mà chép y nguyên đáp án, lời giải vào bài kiểm tra nên không phát huy được tính tích cực, sáng tao của mình. Vì vậy dẫn đến tình trạng khi viết một bài làm văn thì mắc rất nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa...
 Còn có những giáo viên khi chấm bài thì chưa dành thời gian để chỉ ra các lỗi sai và trực tiếp sửa các lỗi trong bài viết cho học sinh, lúc chấm bài chỉ phê rất chung chung như: bài viết sơ sài, câu văn lủng củng, chữ viết còn sai chính tả,... nên khi học sinh xem bài kiểm tra của mình không thể biết mình mắc những lỗi nào cụ thể. Bên cạnh đó nhiều thầy cô dạy các bộ môn tự nhiên lại không bao giờ quan tâm sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho hoc sinh vì cho rằng đây là trách nhiệm của giáo viên dạy bộ môn Văn.
 - Một thực tế nữa khiến cho giáo viên phải trăn trở, ái ngại, phụ huynh không khỏi lo lắng đó là tình trạng học sinh đắm chìm trong “thế giới ảo”, mải miết lướt west, chơi game, xem phim mà quên đi việc học tập để rồi khi viết văn đã mang cả những nhân vật, cảnh phim ảnh nước ngoài, những câu chuyện đọc trên báo chí hoặc “sáng tạo” bằng cách nói sai sư thật về bản thân. Phần lớn các em đắm chìm trên facebook với niềm vui checkin, nhắn tin, chát,... và tự “sáng tạo” ra bao nhiêu dạng ngôn ngữ riêng mà theo các em là rất sành điệu, là phong cách, cá tính...và rồi khi làm bài các em đã bê tất cả những hệ thống ngôn ngữ “thời @” ấy vào trong vài viết của mình mà không biết rằng chính sự “sáng tạo” này đã làm cho ngôn ngữ Việt bị “biến dạng, bóp méo”. 
 - Riêng ở trường THPT Triệu Sơn 5 tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, dùng từ sai, viết không đúng ngữ pháp, ... diễn ra rất nhiều. Do học sinh đều là con em nông thôn, trong quá trình giao tiếp sử dụng nhiều phương ngữ (từ ngữ địa phương) nên khi viết văn thì thói quen dùng từ địa phương đã được các em đưa vào trong bài làm của mình (dưa=dư, nước=nác, đổi=đủn,. ...), và việc biến “văn viết” thành “văn nói” không thể trách khỏi. Đa số học sinh khi tuyển vào lớp 10 chỉ đạt học lực trung bình, yếu, lượng khá, giỏi rất hạn chế, ít ỏi. Vì vậy, các em mắc rất nhiều lỗi trong quá trình viết văn.
 Từ những thực trạng trên, qua đề tài này tôi xin được chỉ ra các lỗi và đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT, hy vọng sẽ góp phần làm phong phú, đang dạng phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh một cách tích cực mà những năm qua ngành giáo dục đang từng bước triển khai và thực hiệnc có hiệu quả trong dạy và học.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI LÀM VĂN CỦAHỌC SINH THPT.
 Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là việc làm thường xuyên của giáo viên trong quá trình dạy học và hướng dẫn học sinh thực hành viết bài văn cụ thể. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà khi làm bài học sinh không mắc các lỗi. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, vì vậy từ ngữ phải trau chuốt, phong phú, gọt giũa, lời văn phải trong sáng,... đòi hỏi học sinh phải cùng một lúc rèn luyện nhiều kĩ năng: viết chữ, dùng từ, viết câu, dựng đoạn.... Thực tế cho thấy, học sinh vẫn thường mắc các lỗi sau: 
 1. Các lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh.
 1.1. Lỗi viết sai chính tả.
 1.1.1. Lỗi viết hoa.
 Là một trong các loại lỗi chính tả xuất hiện nhiều nhất trong bài làm văn của học sinh. Lỗi viết hoa bao gồm viết hoa sai quy định chính tả và viết hoa tùy tiện.
 - Viết hoa sai quy định chính tả.
 Là viết hoa không đúng quy định chính tả về viết hoa: Không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết, mở đầu đoạn văn, sau dấu chấm (.), sau dấu chấm than (!), chấm hỏi (?), hay vi phạm các quy định về viết hoa các tên riêng (chỉ người, chỉ vật), tên địa danh,...
 Ví dụ 1: Nam cao, Thạch lam, Vũ trọng phụng, chí phèo, chị dậu, Vợ Nhặt,...
 Theo quy định chính tả (quy tắc chính tả), học sinh phải viết: Nam Cao, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo, chị Dậu, Vợ nhặt,... thậm chí có những học sinh tên mình viết hoa còn tên tác giả hay nhân vật chính của tác phẩm văn học thì lại viết thường.
 Ví dụ 2: Bài thơ “việt bắc” được tố hữu viết vào tháng 10 năm 1954 (hs lớp 12). 
 Trong ví dụ trên, học sinh không viết hoa các danh từ riêng, tên địa danh, tên tác giả. Chữa lại các lỗi chính tả trong câu văn trên là: Bài thơ “Việt Bắc” được Tố Hữu viết vào thánh 10 năm 1954.
 - Viết hoa tùy tiện.
 Là tự do viết hoa theo thói quen, theo sở thích mà không ý thức được 
sai phạm trầm trọng của việc tùy tiện viết hoa. Có những học sinh lại viết hoa tùy tiện các danh từ chung chỉ hoa lá, cây cỏ, động vật: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Đào, Liễu sánh cùng rau muống, mồng tơi. 
 Các từ chỉ loài cây tùng, cúc, trúc, mai, đào, liễu được viết hoa tùy tiện dễ làm cho người đọc hiểu nhầm là những tên người. Để khắc phục kiểu lỗi này, học sinh cần nắm vững cách viết hoa các danh từ trong Tiếng Việt, tên riêng của người Việt phải viết rời từng âm tiết, không dùng dấu gạch nối và viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi âm tiết.
 Có những học sinh có sở thích “tự buông thả” những từ mà mình thích viết hoa: H,T,X...
 Ví dụ: Tố Hữu là Nhà Thơ lớn của nền văn học Việt Nam, Hoàn cảnh Xã Hội, Khuynh Hướng Hiện thực, Hợp tác xã Hội....
 1.1.2. Lỗi viết tắt.
 Đây là dạng lỗi phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là từ những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XXI. Viết tắt một phần là do thói quen viết ở vở ghi của mình, do sự phát triển của mạng xã hội Internet, học sinh nhắn tin, chát....trên facebook, để kiệm thời gian, dung lượng từ ngữ học sinh viết tắt và dùng kí hiệu rất nhiều (không=k,ko; gì=j; vợ=vk; chồng =ck; muốn=mún; em=m....) từ đó hình thành thói quen và từng bước theo vào cả bài làm văn của học sinh mà khó có thể sửa đổi.
 Lỗi viết tắt gồm: 
 - Viết sai quy định chính tả. Chẳng hạn các em dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu gạch chéo, gạch ngang để viết tắt các chữ cái.
 Ví dụ: đ/c, T.P, h. đ, X.H.C.N, V/B, H - C - M,... Theo quy định chính tả phải viết ĐC, TP, HĐ, XHCN, VB, HCM.
 - Viết tắt tùy tiện. Là dùng kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài làm văn. Đây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hoặc chữ nước ngoài được chế biến lại. Lẽ ra chỉ dùng khi ghi chép trong vở, sổ tay, sổ tích lũy (vì chỉ bản thân mình hiểu và dịch được) nhưng học sinh lại đưa cả vào bài làm văn chính thức của mình, do đó trở thành những lỗi chính tả, viết sai chính tả nghiêm trọng.
 Ví dụ: xh, lm, j, h, of, on, want, in, you,
 Lỗi này không chỉ sai chính tả mà còn làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt, lạm dụng viết tắt, lạm dụng chữ nước ngoài (có thể gọi là lai căng, sính ngoại). Vì vậy, nếu giáo viên không kịp thời phát hiện, sửa lỗi và yêu cầu học sinh khắc phục thì vô hình dung bài kiểm tra văn biến thành bài viết các loại mẫu chữ viết tắt, mất hết ý nghĩa của chuẩn Tiếng Việt trong chữ viết.
 1.2. Lỗi do phát âm của địa phương.
 Lỗi này thường gặp nhất ở học sinh các trường địa phương, nông thôn, vùng sâu, vùng xavì phát âm không đúng chuẩn Tiếng Việt dẫn đến viết sai chính tả.
 Đây là lỗi chính tả âm vị - là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện khi viết, là hiện tượng chữ viết ghi sai từ. Dựa vào cấu trúc âm tiết của Tiếng Việt, có thể chia lỗi chính tả âm vị thành hai kiểu lỗi: lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính và lỗi chính tả âm vị đoạn tính.
Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính (Lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã). 
 Là loại âm vị không được định vị trên tuyến thời gian khi phát âm mà được thể hiện lồng vào các âm vị đoạn tính. Trong âm tiết Tiếng Việt, thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính. 
 Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi sai thanh điệu của âm tiết. Tiếng Việt có tất cả 6 thanh điệu, được ghi bằng 5 dấu thanh: sắc (/), hỏi (?), ngã (~), nặng (.), uyền (-) và thanh không dấu (ngang). Hiện tượng ghi sai thanh điệu chỉ xảy ra ở thanh hỏi và thanh ngã: gổ (gỗ), lẽ phải (lẻ phải), sữa chửa (sửa chữa), củng (cũng), xả hội (xã hội),... Do đặc trưng phát âm của địa phương, vùng miền nên đây là lỗi rất khó sửa trong phát âm nhưng vẫn khắc phục được trong chữ viết. Lỗi này gần như học sinh nào (vùng nông thôn) cũng mắc phải, ngay tên học sinh, tên đề bài học sinh cũng viết sai.
 1.2.2. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính. Là các âm vị phân bố tiếp nối nhau trên tuyến thời gian khi phát âm trong âm tiết Tiếng Việt:
 - Sai phụ âm đầu: Lẫn lộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu.
 Ví dụ 1: tr/ch: chong tác phẩm, trân thành, chung thành, trà đạp, chủ chương, từng chải, chông đợi, xáo chộn....
 Ví dụ 2: s/x: sương máu, xum họp, hàm xúc, xúc vật, sống xót, xỉ nhục, bổ xung, xúc tích....
 Ví dụ 3: gi/d: thúc dục, dan dối, dành lại, để giành, che dấu, dòn dã, dỗ tổ, giáo giục, dải phóng, giữ dìn,...
 Ví dụ 4: l/n: nẫn nộn, nắc nư, nủng c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_han_che_cac_loi_thuong_gap_trong.doc