SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử bằng việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT – phần lịch sử thế giới lớp 10

SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử bằng việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT – phần lịch sử thế giới lớp 10

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

 Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng. là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm này.

 1.1 Lí do chọn đề tài.

 Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học lịch sử hiện nay.

 Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy khoa học luôn đòi hỏi tìm ra những biện pháp, con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

 

doc 20 trang thuychi01 7263
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử bằng việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT – phần lịch sử thế giới lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG PTTH QUẢNG XƯƠNG IV
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN LỊCH SỬ BẰNG VIỆC SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT – PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 10
 Người thực hiện : ĐÀM MAI PHƯƠNG
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC Trang
1 MỞ ĐẦU....3
1.1 Lý do chọn đề tài....3
1.2 Mục đích nghiên cứu vấn đề.......4
1.3 Đối tượng nghiên cứu vấn đề.....5
1.4 Phương pháp nghiên cứu...5
2/. NỘI DUNG ........5
2.1. Cơ sở lí luận..5
2.1.1. Nhận thức lịch sử của học sinh..5
2.1.2. Dạy học lịch sử dựa vào đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh THPT...6
2.2 Thực trạng vấn đề.....7
2.2. 1. Tình hình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam hiện nay.....7
2.3. Đề xuất một số phương pháp, trò chơi ứng dụng trong dạy học sử ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả..8
2.3.1. Ý nghĩa của việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử..8
2.3. 2. Sưu tầm và ứng dụng một số trò chơi đã được tổ chức..9
3/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........18
3.1. Kết luận...18
3.2. Kiến nghị......19
1/ MỞ ĐẦU
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam  
  	Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng... là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm này.
	1.1 Lí do chọn đề tài.
	Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học lịch sử hiện nay.
	Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy khoa học luôn đòi hỏi tìm ra những biện pháp, con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
	Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường biện pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang làm và tìm ra nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử.
	Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ tôi đã chọn một hướng mới góp phần nâng cao hiêu quả dạy học bộ môn là việc tổ chức và ứng dụng các trò chơi vào việc dạy học lịch sử. Đó có thể coi là một biện pháp góp phần «  tích cực hóa » các hoạt động dạy và học sử. Việc tổ chức các trò chơi phù hợp với học sinh sẽ gây hứng thú hơn trong việc học lịch sử. Như vậy việc tổ chức các trò chơi lịch sử trong dạy học lịch sử là một hướng đi nhằm nâng cao và góp phần thu hút đông đảo sự quan tâm của học sinh vào môn học.
	Đặc biệt được công tác tại ngôi trường có thế mạnh về cộng nghệ thông tin đã giúp chúng tôi có quyết tâm hơn với việc đẩy mạmh ứng dụng cộng nghệ thông tin vào dạy và học lịch sử từ đó tôi quyết định lựa chọn đề tài « Nâng cao chất lượng môn lịch sử bằng việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT- Phần Lịch sử thế giới lớp 10 » tạo hứng khởi trong hoạt động dạy và học lịch sử.
	1.2 Mục đích nghiên cứu vấn đề :
	 Mong muốn tìm ra con đường biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của những nhà giáo và nhiều tổ chức ban ngành có liên quan.Giáo trình “phương pháp dạy học lịch sử” – GS Phan Ngọc Liên (chủ biên) cũng đã trình bày nhiều vấn đề về lí luận, quan niệm tư tưởng, tri thức nghiệp vụ.Ở đó cũng trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học bộ môn. Cuốn sách phản ánh tình hình thực tế của công tác giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông và việc rèn luyện nghiệp vụ. Đây là nguồn tư liệu phong phú cho những giáo viên giảng viên bộ môn lịch sử, giúp người tiếp cận nó đúc rút được về mặt lí luận và kinh nghiệm dạy học để tác nghiệp.
	Cuốn sách “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” – PGS.TS Ngô Minh Oanh (chủ biên) và các tác giả thuộc tổ lí luận và phương pháp dạy học lịch sử, khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 1/2006 đã trình bày một số con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở trường THPT như: dạy học lịch sử theo hướng tích cức hóa hoạt động nhận thức của học sinh; vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử; sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy tốt lịch sử Việt Nam ở trường THPT, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
	Với mong muốn tiếp tục tìm ra con đướng, biện pháp những hứng đi mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ớ trường phổ thông, biện pháp :« Nâng cao chất lượng môn lịch sử bằng việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT- Phần Lịch sử thế giới lớp 10 ». Cũng nhằm vào mục đích đó :
 Các trò chơi ngày càng phong phú và không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng việc áp dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT vẫn còn rất ít nếu như không muốn nói là chưa có. 
 Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT qua việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi lịch sử là một vấn đề mới mẻ, ít có tài liệu đề cập tới. Đề tài hướng vào việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy học lịch sử ở trường THPT, nêu ra nguyên nhân và từ đó hướng tới 1 biện pháp mới là « Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT » với việc đi sâu tìm hiểu các bước tiến hành tổ chức các trò chơi và những thực nghiệm minh họa.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu vấn đề :
	Sử dụng các trò chơi trên truyền hình vào một số bài thuộc Lịch sử thế giới lớp 10 hệ THPT
	1.4. Phương pháp nghiên cứu :
	Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu lí luận thông qua bài học của sách giáo khoa và các tài liệu
	2/ NỘI DUNG 
	2.1. Cơ sở lí luận.
	 2.1.1. Nhận thức lịch sử của học sinh.
	Mỗi môn học trong nhà trường đều có vai trò và vị trí đặc biệt nhưng tựu chung đều hướng vào mục tiêu “giáo dưỡng, giáo dục” và phát triển học sinh.
	Thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa giáo dục vào “4 trụ cột” cơ bản. Đó là “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình”. Đây là những nguyên tắc chung được nêu cho các dân tộc, các môn học. Nhưng để làm được điều đó ngoài sự phát huy tính năng động sáng tạo của người làm công tác giáo dục thì cần phải phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập, nắm bắt được đặc điểm về nhận thức lịch sử của học sinh. Bởi có nắm bắt được đặc điểm về nhận thức lịch sử của học sinh thì mới có thể định hướng cho học sinh suy nghĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học, tự khám phá kiến thức mới, vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống.
	Trong học tập lịch sử ở trường THPT học sinh không chỉ biết mà còn phải hiểu lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn. Cũng như việc học tập các môn học khác ở trường phổ thông, học tập lịch sử là một quá trình nhận thức, một quá trình thu nhận thông tin và sử dụng thông tin, mà mỗi học sinh phải tự thực hiện cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn, sửa chữa, bổ sung của thầy cô và việc tìm hiểu các loại tài liệu và những phương tiện học tập khác.
	2.1.2. Dạy học lịch sử dựa vào đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh THPT
	Như đã trình bày ở trên, hiệu quả cao nhất cho dạy học lịch sử cần có sự tác động của rất nhiều nhân tố. Ngoài việc đi sâu tìm hiểu nhận thức lịch sử của học sinh, chúng ta còn phải quan tâm tới nhiều yếu tố khác như: vai trò của người giáo viên, tính năng động sáng tạo của họ ở từng bài, từng tiết dạy, sự tham gia của công nghệ thông tin, tài liệu kham khảo, điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập ..còn có môn học: Đó là đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh THPT.
	Nghề giáo - một nghề thật đặc biệt – nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình và đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao. Do vậy, người thầy (cô) giáo phải là người hiểu rõ nhất về đối tượng học sinh của mình.
	Lứa tuổi học sinh THPT, đây là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan – hệ thống quan điểm về xã hội, tự nhiên và các nguyên tắc và quy tắc cư xử. ..trong đó, quá trình tự ý thức diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và có tính đặc thù riêng.
	Nhận thức vấn đề này, người giáo viên THPT ý thức được rằng mình đang giảng dạy một lứa tuổi đầy biến động, giai đoạn bước ngoặt, quyết định cuộc đời một con người.
	Người giáo viên THPT đặc biệt giáo viên lịch sử phải làm sao qua các bài dạy của mình hình thành hứng thú học tập, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh. Bởi môn lịch sử vốn là môn học đặc thù – như đã nói đó là một môn học mà học sinh phải đứng từ hiện tại để nhìn về quá khứ. Qua đó người học tư duy để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng.
	Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất của phương pháp này, người giáo viên lịch sử ngoài sự nỗ lực sáng tạo của bản thân cần sự ủng hộ động viên rất lớn từ lớn từ phía nhà trường, đồng nghiệp, gia đình và đặc biệt là “học sinh” – những đối tượng của hoạt động dạy học. Chính sự tham gia tích cực của các em sẽ là một phần đóng góp quan trọng cho thành công của để tài của bài dạy. 
	2.2 Thực trạng vấn đề
 	2.2. 1. Tình hình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam hiện nay.
 Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đã được Đảng ta và đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
 Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, ngay từ năm 1942 Bác Hồ kính yêu đã viết bài kêu gọi “ Nên biết sử ta” và bài diễn ca “ Lịch sử nước ta”. Bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với trên 90% dân số mù chữ, đã góp phần tạo nên sức mạnh thần kì: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc; thực hiện thắng lợi 2 cuộc kháng chiến trường kì và giành thắng lợi vĩ đại sau hơn 20 năm đổi mới. “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” – Câu thơ đầu trong bài diễn ca của Bác Hồ là lời kêu gọi, lời răn dạy cho muôn thế hệ con cháu nước nhà. Thế nhưng như nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một diễn đàn về sử học: “Lớp trẻ chúng ta đã không còn quan tâm tới lịch sử dân tộc”. Và kết quả thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử trong những năm gần đây đã chứng minh nhận định của Đại tướng và thực sự gây “sốc” đối với toàn xã hội.
	Có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
	Một là, chúng ta chưa đặt đúng vị trí, chức năng của môn lịch sử trong hệ thống các môn học ở phổ thông, hầu như chỉ tập trung vào các môn Toán, Lý, Hóa, Vănkhiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử
	Hai là, trong ngành giáo dục còn tồn tại quan niệm quy kết trách nhiệm chán ghét môn sử tại học sinh, do vậy mà tìm cách áp đặt, bắt buộc các em học lịch sử mà không biết rằng làm như thế là duy ý chí
	Ba là, do sự kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội còn chưa tốt. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, phần lớn nhiều gia đình đều hướng cho con em mình chú ý đầu tư vào các môn học tự nhiên để chọn ra một ngành nghề mang lại nguồn thu nhập caoĐó cũng là một nguyên nhân dẫn đến các môn học thuộc khối ngành xã hội bị đánh giá thấp; trong đó có môn lịch sử
	Bốn là, việc dạy học môn lịch sử ở nước ta chưa tận dụng được hệ thống bảo tàng là những bộ sử bằng hiện vật rất phong phú và mang tính cảm thụ trực tiếp rất phù hợp với tuổi trẻ. 
	Năm là, còn nhiều vấn đề về chương trình, sách giáo khoa lịch sử, đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy. Nền giáo dục của chúng ta đã trải qua nhiều lần cải cách, sách giáo khoa có khá hơn sau mỗi lần cải cách nhưng vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí, chức năng của môn lịch sử trong trường phổ thông. 
	Việc đổi mới nội dung phương pháp gần đây có nêu lên và một số thầy cô cố gắng thực hiện, nhưng vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu lối truyền thụ một chiều vẫn nặng đọc chép.
	2.3. Đề xuất một số phương pháp, trò chơi ứng dụng trong dạy học sử ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả.	
	2.3.1. Ý nghĩa của việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử.
 Việc giáo dục trong nhà trường là một giai đoạn học, đây là một giai đoạn hết sức quan trọng. Nhà trường phổ thông không đặt mục tiêu cung cấp đủ kiến thức cho người học để sống và làm việc cả cuộc đời, mà phải trang bị cho người học một vốn tri thức cơ bản cộng với năng lực tự mình chủ động tìm kiếm những tri thức cần thiết trong suốt cuộc đời. Vốn tri thức ấy học sinh tiếp nhận những gì? Tiếp nhận như thế nào? Những phương pháp dạy học nào có thể bồi dưỡng năng lực tìm kiếm và sáng tạo cho người học? Đó là những câu hỏi đã và đang tiếp tục được trả lời. Trong đó, việc khơi gợi ở học sinh khả năng tự tìm tòi, khám phá, bộc lộ và phát huy khả năng của bản thân là một yếu tố vô cùng quan trọng. Với bộ môn Lịch sử nói chung và nhiều môn học ở trường phổ thông thì việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy những khả năng đó của học sinh. 
 	Trên thực tế, hoạt động tổ chức các trò chơi vào dạy học lịch sử ở các trường THPT Việt Nam vẫn chưa được tổ chức một cách quy mô và đáp ứng nhu cầu của học sinh. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến điều đó là do khung thời gian quy định trong khóa trình đào tạo của từng bộ môn ở trường THPT. Nhất là đối với bộ môn lịch sử, khung thời gian giành cho bộ môn là rất ít. Các bộ môn thuộc khối ngành tự nhiên và ngoại ngữ được ưu tiên đặc biệt. Nhưng trong quãng thời gian tới, khi không còn tổ chức kỳ thi đại học thì việc sắp xếp lại khung thời gian sẽ được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu. Bộ môn Lịch sử ở nước phát triển luôn được coi là bộ môn chính, có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong xã hội và rất được học sinh yêu thích. Như vậy, chúng ta thấy bộ môn lịch sử giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục. Trong đời sống xã hội, lịch sử vừa là công cụ của công tác sư phạm, lại có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm. “ Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại và không có bộ phận quan trọng này thì không thể coi việc giáo dục con người đã hoàn thành đầy đủ”
	2.3. 2. Sưu tầm và ứng dụng một số trò chơi đã được tổ chức.
	*Trò chơi “Ai là ai?”
	 - Trò chơi thăm dò mức độ đọc sách giáo khoa, tham khảo các tài liệu lịch sử, bộc lộ sự yêu thích của học sinh về các danh nhân văn hóa hay nhân vật lịch sử. Trò chơi làm cho những sự kiện lịch sử học sinh cần phải nắm trong bài học trở nên cụ thể hơn, kiến thức học sinh sâu sắc hơn, phong phú hơn và tạo biểu tượng chân thực về nhân vật đó. Trên cơ sở đó học sinh xem xét đánh giá vai trò của nhân vật trong tiến trình lịch sử nâng cao trình độ nhận thức chung của học sinh. 
	 Khi dạy bài 5: Trung Quốc thời phong kiến. Ở các phần 1 (Trung Quốc thời Tần Hán); 2 (Sự phát triển của chế độ phong kiến dưới thời Đường); 3 (Trung Quốc thời Minh Thanh) có rất nhiều sự kiện và nhân vật. Trong đó nhiều nhân vật học sinh đã được biết đến qua việc học lịch sử cấp dưới, qua phim ảnh, báo chí.Giáo viên sử dụng những tư liệu về sự nghiệp, cuộc đời của các nhân vật này đưa ra các câu hỏi cho học sinh. Một mặt thực hiện mục tiêu nâng cao vai trò của người học, Giáo viên từ vai trò trung tâm chuyển sang là người điều khiển, hướng dẫn cho học sinh học tập và tự tìm hiểu kiến thức; Mặt khác không khí của tiết học lịch sử trở nên sinh động hấp dẫn hơn bởi Giáo viên có thể đặt ra nhiều dạng câu hỏi ở các cấp độ gợi ý khác nhau, chia ra tổ chức nhiều vòng thi hoặc thi đồng loạt một lượt.
	 Ở phần 2 (Sự phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường) Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi như:
	Câu 1: 
 Gợi ý 1: Người mở ra thời kì mới trong lịch sử phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến đầu thế kỉ IX?
	Gợi ý 2: Tên của ông có 2 chữ cái?
 Gợi ý 3: Ông là người lập ra triều đại nhà Đường (618 - 907)?
	Câu 2: 
 Gợi ý 1: Đây là vị vua Trung Quốc người Mông Cổ?
 Gợi ý 2: Ông lên ngôi Hoàng đế năm 1271?
 Gợi ý 3: Ông là người thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc (1271 - 1368)?
	Câu 3: 
 Gợi ý 1: Ông là một trong những lãnh tụ khởi nghĩa nông dân vào cuối triều Nguyên?
 Gợi ý 2: Ông lên ngôi đặt kinh đô ở Nam Kinh – Trung Quốc? 
 Gợi ý 3: Ông lập ra triều Minh – Trung Quốc từ 1368 đến 1644?
 Phần 3 (Trung Quốc thời Minh Thanh) có rất nhiều nhân vật và sự kiện mà Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi. Ví dụ: 
 Câu 1:
 Gợi ý 1: Người đã tiêu diệt các thế lực phong kiến cát cứ vào thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Ông là ai?
 Gợi ý 2: Tên của Ông có 3 chữ?
 Gợi ý 3: Ông là người lập ra nhà Tống vào năm 960?
 Câu 2:
 Gợi ý 1: Đây là một vị tướng giỏi của Trung Quốc người Mông Cổ?
 Gợi ý 2: Đầu thế kỉ XIII ông lên làm vua thiết lập nhà nước phong kiến chuyên chế ở Mông Cổ?
 Gợi ý 3: Ông còn có tên gọi khác là Thành Cát Tư Hãn?
 Câu 3: 
 Gợi ý 1: Đây là bộ tộc sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?
 Gợi ý 2: Bộ tộc này đã đánh bại Lý Tự Thành giành quyền bá chủ Trung Quốc? 
 Gợi ý 3: Bộ tộc này lập ra triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc?
 Hay khi dạy bài 11 “Tây Âu Thời Hậu Kì Trung Đại” phần 1 “Những cuộc phát kiến địa lí” Giáo viên cũng có thể áp dụng trò chơi “Ai là ai?” vào bài dạy với nội dung như: 
 Câu 1: 
 Gợi ý 1: Một hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm qua cực nam Châu Phi?
 Gợi ý 2: Ông đã tiến hành cuộc thám hiểm vào năm 1487?
 Gợi ý 3: Nơi Ông đến được đặt tên là mũi bão tố?
 Câu 2: 
 Gợi ý 1: Người tưởng châu Mĩ là Đông Ấn Độ?
 Gợi ý 2: Cuộc thám hiểm của đoàn thủy thủ Tây Ban Nha do ông dẫn đầu vào tháng 8 năm 1492?
 Gợi ý 3: Nơi ông đến là một số đảo thuộc vùng biển Caribê ngày nay?
 Câu 3: 
 Gợi ý 1: Đại diện đầu tiên của Bồ Đào Nha thực hiện cuộc thám hiểm đến phương Đông?
 Gợi ý 2: Tháng 7 năm 1497 đoàn thuyền do ông chỉ huy bắt đầu rời cảng Lixbon?
 Gợi ý 3: Ông đã đến Ca – li – cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ và được phong làm phó vương Ấn Độ?
 Sau đó Giáo viên kết luận, giảng giải. Trong quá trình nhận xét kết luận giáo viên vẫn có thể phát vấn với những học sinh - khán giả cỗ vũ dưới lớp nhằm hướng đến mục tiêu bài học. Bên cạnh đó Giáo viên nên sử dụng tranh ảnh nghệ thuật, tranh biếm họa, ảnh chân dung kết hợp với các đoạn lược thuật trình bày miệng sinh động nhằm miêu tả hay giải thích, giới thiệu về nhân vật cho học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật đó. Hình thành ở các em tình cảm, sự xúc động về vai trò cá nhân trong lịch sử, rèn luyện cho các em lòng say mê học tập, nghiên cứu.
* Trò chơi “Đối mặt”.
 “Đối mặt” được đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền từ gameshow nổi tiếng “Face off” của hãng 20th Century Fox. “Đối mặt” mang tính đối kháng mạnh mẽ, đặt nặng trí tuệ, căng thẳng bởi sự đấu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_bo_mon_lich_su_bang_viec_suu_tam_va.doc