SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua dạy học nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua dạy học nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 Giáo dục đang tích cực hướng con người phát triển toàn diện nhưng công tác giáo dục đang đứng trước bao thử thách, khó khăn. Đó là tình trạng học sinh phổ thông đã bỏ học, sống lang thang có xu hướng tăng.Theo thống kê của cơ quan an ninh, hiện có khoảng 20.000 thanh thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời. Đặc biệt là hàng loạt những vụ học sinh tự tử vì những lí do “ không đâu, những vụ án giết người, cố ý gây thương tích, bạo lực học đường có xu hướng gia tăng. Hiện tượng học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm đã trở thành những vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống, các em chưa được học cách đương đầu với khó khăn, thử thách, chưa biết cách xử lý để đối phó với những thách thức trong cuộc sống.

 Trong khi đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở nước ta còn rất hạn chế, chưa đồng bộ, nhà trường vẫn quan tâm đến việc cung cấp kiến thức

“ dạy chữ” mà chưa quan tâm đúng mức tới việc “ dạy người” .

 

doc 20 trang thuychi01 6911
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua dạy học nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Tiêu mục
Trang
A. Mở đầu
2
B .Nội dung
4
I.Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống
4
1. Quan niệm về kĩ năng sống
4
2. Phân loại kĩ năng sống
4
3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
5
4. Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
5
5. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ văn
6
II. Thực trạng việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy- học nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
8
1.Về phía giáo viên
8
2. Về phía học sinh
9
3. Nguyên nhân của thực trạng
9
III. Giải pháp thực hiện
10
1. Quan điểm, nguyên tắc
10
2. Chuẩn bị
10
3. Khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy- học nghị luận xã hội 
10
4. Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua 
dạy- học nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
11
5. Kết quả
15
6. Bài học kinh nghiệm
15
C. Kết luận và kiến nghị
17
 A.MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài : 
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Giáo dục đang tích cực hướng con người phát triển toàn diện nhưng công tác giáo dục đang đứng trước bao thử thách, khó khăn. Đó là tình trạng học sinh phổ thông đã bỏ học, sống lang thang có xu hướng tăng.Theo thống kê của cơ quan an ninh, hiện có khoảng 20.000 thanh thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời. Đặc biệt là hàng loạt những vụ học sinh tự tử vì những lí do “ không đâu, những vụ án giết người, cố ý gây thương tích, bạo lực học đường có xu hướng gia tăng. Hiện tượng học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm  đã trở thành những vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống, các em chưa được học cách đương đầu với khó khăn, thử thách, chưa biết cách xử lý để đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
 Trong khi đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở nước ta còn rất hạn chế, chưa đồng bộ, nhà trường vẫn quan tâm đến việc cung cấp kiến thức 
“ dạy chữ” mà chưa quan tâm đúng mức tới việc “ dạy người” .
Môn ngữ văn ở trường phổ thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo duc kĩ năng sống cho học sinh.Trong môn ngữ văn, phân môn làm văn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với hai phân môn đọc văn và Tiếng Việt. Ở tất cả các cấp học, phân môn làm văn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, bồi dưỡng các kĩ năng sản sinh văn bản, kĩ năng giao tiếpcho học sinh - một trong những mục tiêu cơ bản của môn học Ngữ văn.
Trong quá trình thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn học Ngữ văn, người viết sáng kiến kinh nghiệm nhận thấy, nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí có khả năng đặc biệt trong việc khơi gợi tình cảm, định hướng các giá trị sống cho học sinh phổ thông. Bởi đây là kiểu bài làm văn chuyên bàn bạc các vấn đề xã hội như: chính trị, đạo đức, lối sống, tính cách nhằm làm rõ đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề từ đó có thể hiểu một cách thấu đáo để vận dụng vào thực tiễn. Đó cũng chính là mục đích giáo dục kĩ năng sống cho học sinh : kĩ năng tự nhận thức, đánh giá, xác định giá trị, kĩ năng kiên định  giúp học sinh có nhận thức, tư tưởng đúng đắn, nuôi dưỡng ước mơ, lí tưởng, biết sống, phấn đấu không chỉ cho bản thân mà còn biết sống vì gia đình, dân tộc, quê hương.
 Mặt khác, trong mấy năm gần đây theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia công bố thì một phần bắt buộc chung cho tất cả thí sinh là viết đoạn văn nghị luận xã hội trong giới hạn nhất định về đề tài và dung lượng. Qua tổng hợp các bài kiểm tra và thi khảo sát chất lượng , chúng tôi nhận thấy kết quả bài làm nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí của trường THPT Lê Hoàn chưa cao.
Từ những lí do nêu trên tôi chọn đề tài “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua dạy học nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí”
II. Mục đích nghiên cứu: 
 Góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh THPT
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
- phương pháp nghiên cứu cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
V.Những điểm mới:
 - Thay đổi cấu trúc
- Sửa chữa một số phần mục
 B . NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 
1.Quan niệm về kĩ năng sống : Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống 
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc(UNICEF), Kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ, kĩ năng.
Theo quan niệm của tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc ( UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là : học để biết, học làm người, học để sống với người khác, học để làm 
Từ những quan niệm trên ta thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Như vậy, kĩ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình này diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục .
2.Phân loại kĩ năng sống 
- Có nhiều cách phân loại kĩ năng sống tuỳ theo quan niệm về kĩ năng sống song theo UNESCO,WHO, UNICEF có thể xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng cốt lõi sau :
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề
+ kĩ năng suy nghĩ / tư duy phê phán
+ kĩ năng giao tiếp hiệu quả
+ Kĩ năng ra quyết định
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo
+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân 
+ Kĩ năng tự nhận thức / tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị 
+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc 
- Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau : 
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin 
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kĩ năng cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề  
Cách phân loại chỉ là tương đối, trên thực tế, các kĩ năng sống thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau.
3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
- Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 
- Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Bởi vì các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết ssâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
- Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 
4. Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
a. Mục tiêu
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
b. Nguyên tắc
- Tương tác: Kĩ năng sống không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Thông qua các hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét các ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác.
- Trải nghiệm: Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. 
- Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức- hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành động hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.
- Thời gian- môi trường giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “ thực” trong cuộc sống.
 5. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ văn 
Chúng tôi cho rằng chủ trương giáo dục kĩ năng sống qua một số môn học của Bộ giáo dục là cần thiết và cũng là nội dung đổi mới giáo dục hiện nay. Vấn đề quan trọng là cần chọn phương pháp nào cho phù hợp, cho hiệu quả ? Trước hết cần đổi mới phương pháp dạy của người thầy. Người thầy phải kiên quyết đoạn tuyệt với phương pháp cũ và phải kiên định với phương pháp dạy hiện đại, tích cực: Giáo viên là người thiết kế, tổ chức còn bản thân học sinh tự tìm kiếm, giáo viên đối thoại với học sinh, trao đổi và khẳng định kiến thức do học sinh tìm ra. Học sinh cần học kiến thức phương pháp chứ không phải kiến thức cụ thể để học sinh có thể tự học, tự xác định được giá trị của các kĩ năng sống.
a.Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn học ngữ văn 
- Với đặc trưng của môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có những hiểu biết về xã hội, văn hoá,văn học, lịch sử, đời sống nội tâm con người.
- Với tính chất là môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người 
- Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.
Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
b. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn
- Bám sát mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức- kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn.
- Tiếp cận giáo dục kĩ năng sống theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chứ không phải tích hợp vào nội dung bài dạy, rèn kĩ năng sống cho học sinh qua giờ học bộ môn. 
c. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua môn học ngữ văn ở trường THPT
*. Về kiến thức 
 Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các giá trị tốt đẹp của nhân loại, góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối vơí bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, định hướng tương lai và nghề nghiệp cho các em.
 Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác .
	Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho kĩ năng sống .
*. Về kĩ năng 
 Có kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng sống có trách nhiệm, kĩ năng ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. 
Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống .
 Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống ( Bảo vệ bản thân trước các tệ nạn xã hội, trước bạo lực và các nguy cơ khác trong xã hội hiện đại ); giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.
*. Về thái độ 
 Học sinh cảm thấy hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện. 
 Hình thành và thay đổi hành vi theo hướng tích cực, nhất là các hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
Có ý thức về quyền và trách nhiệm với các giá trị truyền thống, với gia đình, quê hương và dân tộc mình, có ý thức định hướng cho tương lai, định hướng cho nghề nghiệp.
II.THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA DẠY- HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
1.Về phía giáo viên 
a. ưu điểm 
 Đa số giáo viên đã xác định được tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nên đã đầu tư thời gian, công sức để soạn, dạy -học chu đáo biến một phân môn dễ khô khan, rời rạc, khó tiếp thu thành phân môn sinh động, thu hút học sinh .
 Nghị luận xã hội đặc biệt cung cấp dẫn chứng xác thực các em vừa hứng thú vừa tăng sự hiểu biết cho các em.
 Một số tiết trả bài đã dạy ứng dụng công nghệ thông tin: các lỗi sai, bài sai, cách sữa đều được thể hiện sinh động, kích thích hứng thú cho các em. Sở dĩ tiết trả bài thành công như vậy là vì giáo viên đã quán triệt từ khâu chấm bài, nhận xét bài làm của học sinh đầy đủ: ưu, nhược, khuyến khích học sinh, soạn, trả đầy đủ.
 Thực hiện mục tiêu đặt ra, giáo viên đã xây dựng kế hoạch dạy học ôn tốt nghiệp cho học sinh để tập trung rèn kĩ năng vận dụng về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí qua đó giáo dục kĩ năng sống cho các em. 
b. Nhựơc điểm 
Bên cạnh những giáo viên có tâm huyết, năng lực dạy - học nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí vẫn có một số giáo viên chưa thật chú trọng kiểu bài này 
Thực tế, giáo viên chưa hướng dẫn tỉ mĩ cho học sinh cách thức làm bài, chưa giúp học sinh nắm vững lí thuyết để vận dụng thực hành vì vậy kĩ năng vận dụng bị hạn chế và kết quả làm bài thấp.
 Việc chấm, trả bài ở một số giáo viên chưa thật sự có tác dụng trong việc rèn luyện, sữa chữa, nâng cao các kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh.
 Phần lớn các tiết dạy nghị luận xã hội còn khô khan, giờ học còn nặng nề, giáo điều 
Trong quá trình soạn giáo án đầu tư cho tiết dạy trên lớp, sách giáo viên, chuẩn kiến thức, kĩ năng chỉ trình bày kiến thức cần đạt, một số thao tác, phương pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, không đưa ra nội dung, phương pháp cụ thể để giáo dục kĩ năng sống. Vấn đề này, giáo viên phải tự xem xét rồi giáo dục kĩ năng phù hợp nên đòi hỏi người thầy phải đầu tư, phải linh hoạt thì giáo dục mới đạt hiệu quả.
 Một số giáo viên, trong quá trình giảng dạy chưa cân đối thời gian cung cấp quá nhiều kiến thức nên không có thời gian phát vấn hay thảo luận để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Hoặc việc giáo dục kĩ năng sống thông qua câu hỏi lặp lại ở nhiều đề khác nhau gây nhàm chán, đơn điệu cho học sinh.
2. Về phía học sinh 
a. ưu điểm 
Nhiều em xác định được tầm quan trọng của nghị luận xã hội đã có cách học khá tích cực, các em nắm vững lí thuyết để vận dụng một cách có hiệu quả.Nhiều em tự mình rèn luyện, trau dồi kiến thức, nhạy bén, có hiểu biết về xã hội, biết vận dụng sáng tạo tài liệu tham khảo, có sở trường viết nghị luận xã hội nên đạt kết quả cao.
b. Nhược điểm 
 Hiện nay, học sinh không chú trọng học môn Ngữ văn cho nên không đầu tư thời gian cho môn học hoặc việc học văn của các em chủ yếu là đọc và học thuộc văn bản, ghi nhớ lời dạy của thầy cô. Đặc biệt là học sinh lớp 12, các em học lệch để chuẩn bị cho thi Đại học, cao đẳng khối A, B nên không dành thời gian đầu tư môn văn dẫn đến các em không tự bồi dưỡng cho mình kĩ năng sống. 
 Kĩ năng làm bài nghị luận xã hội của học sinh hạn chế, kết quả làm bài chưa cao. Lỗi chủ yếu ở các em là chưa biết trình bày vấn đề, thiếu ý, bố cục bài viết không rõ ràng, nghĩ gì viết nấy 
 Một số HS do thói quen từ nhỏ nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em rất khó khăn, các em thay đổi rất chậm.
Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia có một câu nghị luận xã hội 2,0 điểm nhưng đa số học sinh bỏ qua, nhiều em còn không đọc đề 
 Vấn đề đạo đức học sinh xuống cấp trầm trọng, nhiều vấn nạn đang xảy ra trong môi trường học đường: nghiện hút, hút thuốc lá, bạo lực
3. Nguyên nhân của thực trạng 
 Các vấn đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường trừu tượng, vấn đề nghị luận thường được nêu lên qua các ý kiến, các nhận định. Mặt khác các bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đòi hỏi người viết phải có phương pháp tư duy hợp lý, yêu cầu người viết phải bày tỏ quan diểm cá nhân .
 Học sinh thiếu kiến thức xã hội nên không có các dẫn chứng sinh động. Các em chỉ được học kiến thức sách vở mà thiếu kiến thức thực tế .
Học sinh chưa nắm được cách thức làm bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí 
 Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân học sinh chưa nắm được cách làm bài là cơ bản. Từ thực tiễn nghiên cứu, tôi chọn biện pháp tác động là giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí để nâng cao hiệu quả trong bài làm vận dụng của học sinh. Như thế chính là đã 
đạt được kết quả cao trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Quan điểm, nguyên tắc
- Học sinh là đối tượng, chủ thể của nhận thức. Việc lĩnh hội kiến thức đòi hỏi bản thân mỗi học sinh phải tích cực, sáng tạo, phải tham gia vào quá trình nhận thức thì kiến thức mới bền vững được.
- Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, nêu vấn đề để học sinh tự nhận thức, tự lựa chọn cách ứng xử đúng, phù hợp.
- Phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng với học sinh lớp 12 khi các em đang phải đối mặt với các kì thi quan trọng tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_thpt_qua_day_hoc_ngh.doc