SKKN Giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong giờ Vật lí

SKKN Giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong giờ Vật lí

 Ngày nay, khi khoa học, công nghệ càng phát triển thì ngày càng có nhiều các thiết bị hiện đại được nghiên cứu và ứng dụng vào đời sống của con người. Các thiết bị ấy đều cần đến nguồn năng lượng để hoạt động. Trong đó, điện là nguồn năng lượng chủ yếu.

 Có thể khẳng định điện năng đã trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội. Tuy nhiên, yêu cầu về an toàn trong sử dụng điện và an toàn phòng cháy chữa cháy(PCCC) khi sử dụng điện nói riêng đang là vấn đề cấp bách cần quan tâm. Năm 2016, tình hình cháy, nổ trên cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Theo thống kê, đã xảy ra 3006 vụ cháy, trong đó có 1229 vụ cháy tại các cơ sở, 1290 vụ cháy nhà dân, 169 vụ cháy phương tiện giao thông, và 318 vụ cháy rừng, làm chết 98 người, bị thương 180 người, thiệt hại về tài sản trị giá ước tính trên 1240 tỷ đồng và 1800 ha rừng.

Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra 29 vụ, mặc dù chỉ chiếm 0,96% tổng số vụ cháy nhưng gây thiệt hại 931,8 tỷ đồng, tương đương 75,1% tổng thiệt hại do các vụ cháy gây ra, làm chết 13 người, bị thương 4 người. 23 vụ nổ làm chết 7 người, bị thương 48 người, thiệt hại về tài sản khoảng 1,4 tỷ đồng.

Qua phân tích, tình hình cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tập trung chủ yếu cháy nhà dân, nhà liền kề (1290 vụ ~ 42,9%) và một số loại hình cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ gồm: Khu công nghiệp, chung cư, cơ sở cho thuê mặt bằng để kinh doanh, ngoài ra năm 2016 nổi lên tình hình cháy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí như vũ trường, quán bar, karaoke.

Theo Đại tá Lê Tấn Bửu – Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM, các vụ cháy xảy ra do chập điện chiếm đến khoảng 70%, số người thiệt mạng trong các vụ cháy chủ yếu là do ngạt thở (khí độc sản sinh ra từ những vật liệu cháy) và không có lối thoát hiểm. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng chưa đủ quyết liệt và ý thức, nhận thức của người dân trong việc PCCC chưa cao.[5]

 

doc 19 trang thuychi01 13951
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong giờ Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M ỤC L ỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................
1
I. Lí do chọn đề tài................................................................................
1
II. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu.....................................
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................
3
I. Cơ sở lí luận của việc giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy (PCCC) và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong môn Vật lí...................................................
3
1. Nguyên nhân xảy ra cháy nổ khi sử dụng điện...
3
2. Những kiến thức phòng cháy chữa cháy khi sử dụng điện cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Vật lí.
3
3. Mục tiêu giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong môn Vật lí ..
4
II. Thực trạng của vấn đề giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Vật lí....................................................................
5
1. Thực trạng .....................................................................
5
2. Kết quả của thực trạng...................................................................
6
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.......................................................
6
1. Một số địa chỉ và nội dung giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong môn Vật lí............................................................................................
6
2. Ví dụ về giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện trong giờ Vật lí..
8
3. Kiến thức về PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện mà GVCN, GVBM có thể sử dụng để giáo dục cho học sinh trong các giờ học
10
4. Những lưu ý khi thực hiện.................................................................
15
IV. Kiểm nghiệm...................................................................................
15
1. Về phía giáo viên...............................................................................
16
2. Về phía học sinh................................................................................
16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................
17
I. Kết luận..............................................................................................
17
II. Kiến nghị, đề xuất.............................................................................
17
Tài liệu tham khảo.................................................................................
18
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
	Ngày nay, khi khoa học, công nghệ càng phát triển thì ngày càng có nhiều các thiết bị hiện đại được nghiên cứu và ứng dụng vào đời sống của con người. Các thiết bị ấy đều cần đến nguồn năng lượng để hoạt động. Trong đó, điện là nguồn năng lượng chủ yếu.
	Có thể khẳng định điện năng đã trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội. Tuy nhiên, yêu cầu về an toàn trong sử dụng điện và an toàn phòng cháy chữa cháy(PCCC) khi sử dụng điện nói riêng đang là vấn đề cấp bách cần quan tâm. Năm 2016, tình hình cháy, nổ trên cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Theo thống kê, đã xảy ra 3006 vụ cháy, trong đó có 1229 vụ cháy tại các cơ sở, 1290 vụ cháy nhà dân, 169 vụ cháy phương tiện giao thông, và 318 vụ cháy rừng, làm chết 98 người, bị thương 180 người, thiệt hại về tài sản trị giá ước tính trên 1240 tỷ đồng và 1800 ha rừng.
Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra 29 vụ, mặc dù chỉ chiếm 0,96% tổng số vụ cháy nhưng gây thiệt hại 931,8 tỷ đồng, tương đương 75,1% tổng thiệt hại do các vụ cháy gây ra, làm chết 13 người, bị thương 4 người.  23 vụ nổ làm chết 7 người, bị thương 48 người, thiệt hại về tài sản khoảng 1,4 tỷ đồng.
Qua phân tích, tình hình cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tập trung chủ yếu cháy nhà dân, nhà liền kề (1290 vụ ~ 42,9%) và một số loại hình cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ gồm: Khu công nghiệp, chung cư, cơ sở cho thuê mặt bằng để kinh doanh, ngoài ra năm 2016 nổi lên tình hình cháy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí như vũ trường, quán bar, karaoke.
Theo Đại tá Lê Tấn Bửu – Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM, các vụ cháy xảy ra do chập điện chiếm đến khoảng 70%, số người thiệt mạng trong các vụ cháy chủ yếu là do ngạt thở (khí độc sản sinh ra từ những vật liệu cháy) và không có lối thoát hiểm. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng chưa đủ quyết liệt và ý thức, nhận thức của người dân trong việc PCCC chưa cao.[5]
	Hậu quả của những vụ cháy nổ là vô cùng nghiêm trọng. Nó không chỉ làm thiệt hại về tài sản mà còn cướp đi sinh mạng của con người. Cũng theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC hàng năm có đến hàng trăm người bị thương, tử vong do các vụ cháy nổ.
	Chính vì vậy nâng cao ý thức về PCCC nói chung, PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện nói riêng cho người dân là vô cùng cần thiết.	
	Vật lí là môn khoa học nghiên cứu về dòng điện. Chính vì thế, việc giáo dục PCCC khi sử dụng điện cho học sinh THPT trong giờ Vật lí là rất phù hợp và mang tính thực tiễn cao.
	Từ những lí do trên cùng với thực tiễn dạy học của bản thân, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm: Giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong giờ Vật lí.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi đề tài.
- Tập trung vào đối tượng học sinh THPT.
- Chủ yếu đề cập đến những vấn đề về PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp.
- Thực nghiệm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC PCCC VÀ KĨ NĂNG THOÁT HIỂM KHI XẢY RA CHÁY NỔ DO SỬ DỤNG ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ.
1. Nguyên nhân cháy nổ khi sử dụng điện.
- Chập mạch
- Quá tải điện năng
- Các mối nối không chặt chẽ
- Cháy do sự dẫn nhiệt của vật liệu tiêu thụ
 - Cháy do phóng sét
 - Cháy do tĩnh điện
- Cháy do hồ quang điện 
2. Những kiến thức phòng cháy chữa cháy khi sử dụng điện cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Vật lí.
2.1. Phòng cháy chữa cháy khi sử dụng điện.
2.1.1. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy: Để hình thành sự cháy phải có đủ ba yếu tố là:
- Chất cháy
        	- Nguồn nhiệt thích ứng.
        	- Nguồn Oxy.
Xác định yếu tố cần thiết cho sự cháy hết sức quan trọng đối với công tác PCCC, giúp cho lựa chọn phương pháp phòng cháy- chữa cháy thích hợp nhất. Muốn ngăn ngừa nạn cháy  hoặc dập tắt đám cháy, ta chỉ cần loại trừ ba yếu tố trên.
2.1.2. Phương pháp chữa cháy:
- Phương pháp làm lạnh: Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu hút nhiệt cao để hạ nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của chất đó. Ví dụ: phun nước vào đám cháy, chất rắn không chịu nước.
- Phương pháp làm ngạt: Thực chất của phương pháp này là tạo nên một màng ngăn hạn chế Oxy tiếp xúc với chất cháy, triệt tiêu mọi yếu tố của sự cháy.
- Phương pháp cách ly: Chính phương pháp làm ngạt cũng là cách ly (cách ly Oxy với đám cháy). Đồng thời phương pháp cách ly là tạo một sự ngăn cách giữa vùng cháy với môi trường xung quanh.
2.1.3. Các chất chữa cháy và dụng cụ chữa cháy thông thường. 
* Cát: Rất phổ biến như dùng nước. Có tác dụng làm ngạt và có khả năng làm ngưng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn cháy lan, dùng cát đắp thành bờ.
* Bọt chữa cháy:
- Bọt chữa cháy gồm 2 loại dung dịch tạo bọt:
+ Dung dịch Sunfát Nhôm Al2(SO4)3.
+ Dung dịch NatriHydro Cacbonnát NaHCO3.
- Bọt có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, vì bọt nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt chất cháy, liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và Oxy.
- Hạn chế của bọt là không chữa được các đám cháy kỵ nước vì trong bọt có nước.
Cách sử dụng: Khi có cháy xách bình bọt đến cách đám cháy 02-03 m dốc ngược bình xóc mạnh và hướng vòi phun vào gốc lửa.
* Khí chữa cháy CO2:
- CO2 là loại khí chữa cháy, nếu được nén vào bình chịu áp lực hoá lỏng và khi phun ra ở dạng tuyết lạnh tới âm  790 C dùng để chữa cháy, có 2 tác dụng: làm lạnh và làm ngạt. Dùng CO2 chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất là các đám cháy trong buồng kín, trạm điện, động cơ bị cháy.
- Để dùng CO2 chữa cháy, phải nén CO2 vào bình thép, bình có van đóng mở, vòi hình phiểu.
- Bảo quản bình ở nơi thoáng mát, để nơi dể thấy, dễ lấy, phải kiểm tra định kỳ.
Chú ý: Khi xảy ra cháy do chập điện thì phải ngắt điện trước rồi mới tiến hành chữa cháy. Không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kỵ nước, không dùng nước để chữa cháy xăng dầu.
3. Mục tiêu giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong môn Vật lí 
* Về kiến thức
- HS nắm được các khái niệm Vật lí về điện (có liên quan đến vấn đề sử dụng điện): điện năng, công, công suất, hệ số công suất, truyền tải điện, nguồn điện, mạch điện, mạng điện,...
- HS nắm được nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện: máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp...
* Về kỹ năng
- HS làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét qua hình vẽ các sơ đồ mạch điện, các tiêu chuẩn của các thiết bị điện.
- Biết cách sử dụng đúng các thiết bị điện, vận hành các động cơ điện.
- Biết cách đề phòng cháy nổ do sự cố về điện và biết cách chữa cháy, thoát hiểm khi cháy xảy ra.
* Về thái độ, hành vi
- Có ý thức về PCCC khi sử dụng các thiết bị điện ở lớp học, nhà trường và ở gia đình.
- Tuyên truyền vận động đến những người xung quanh về PCCC khi sử dụng điện.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ KĨ NĂNG THOÁT HIỂM KHI XẢY RA CHÁY NỔ DO SỬ DỤNG ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ.
1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện năng cho học sinh THPT trong các giờ dạy học môn Vật lí.
	Điện được sử dụng rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống. Vì vậy khi sử dụng điện, một mặt cần phải tiết kiệm, mặt khác cần đảm bảo sự an toàn. Việc giáo dục ý thức PCCC khi sử dụng điện sẽ giúp ngăn ngừa, hạn chế những hậu quả nghiêm trọng do cháy nổ gây ra.
	Nhằm nâng cao ý thức PCCC cho học sinh khi sử dụng điện, trong quá trình dạy học môn Vật lí các giáo viên đã đưa nội dung giáo dục ý thức PCCC khi sử dụng điện vào một số bài học cụ thể. Qua khảo sát ở nhiều trường THPT trên địa bàn huyên Triệu Sơn tôi nhận thấy thực trạng của vấn đề giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện trong các giờ dạy học môn Vật lí nổi lên những vấn đề sau:
- Trong chương trình Vật lí THPT có các bài về truyền tải điện năng, về hao phí điện năng, máy biến áp, dòng điện xoay chiều, dòng điện không đổi, máy phát điện, máy biến áp 
- Việc giáo dục về tiết kiệm điện năng chưa được chú ý đúng mức.
- Mặt khác do trang thiết bị về PCCC ở trong trường học cũng như kiến thức, kỹ năng về PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ của giáo viên còn nhiều hạn chế nên giáo viên rất ít khi đưa nội dung giáo dục này vào trong bài học.
2. Kết quả của thực trạng.
Thực trạng trên dẫn đến kết quả là:
- Nhận thức của học sinh, nhất là học sinh ở khu vực nông thôn như ở địa bàn Triệu Sơn về vấn đề điện năng, về cách sử dụng đúng các thiết bị điện còn nhiều hạn chế. Tình trạng chập điện gây cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra nhiều.
- Những kiến thức về PCCC nói chung và PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện nói riêng của học sinh còn yếu. Các em không biết cách xử lí đúng khi có cháy xảy ra, không biết kỹ năng thoát hiểm...
- Vì chưa có ý thức về PCCC khi sử dụng điện nên học sinh chưa biết cách ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến chập điện. Vẫn còn tình trạng sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện hết công suất không cần thiết ở lớp học, nhà trường và các gia đình học sinh.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Một số địa chỉ và nội dung giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Vật lý. 
Lớp 11 NC
STT
Tên bài
Nội dung giáo dục
Cách thức
 giáo dục
1
Dòng điện không đổi. Nguồn điện.
- Cấu tạo của nguồn điện, cách sử dụng nguồn điện để đảm bảo an toàn không gây ra cháy nổ.
- Vấn đáp
2
Pin và Acquy.
- Cách sử dụng pin và acquy hợp lí.
- Vị trí đặt acquy trong gia đình không gần các nguồn dễ cháy.
- Thảo luận
3
Điện năng và công suất điện. Định luật jun-len xơ
- Khi sử dụng các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện, ấm điện...cần lưu ý ngắt điện khi không sử dụng để ngăn ngừa xảy ra hỏa hoạn.
- Giáo viên thông báo cho học sinh
4
Định luật Ôm đối với toàn mạch.
- Lưu ý trong cách mắc điện tránh gây ra hiện tưởng đoản mạch dẫn đến cháy nổ.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu.
5
Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ.
- Cách mắc các loại mạng điện.
- Vấn đáp
6
Dòng điện trong chất khí
- Làm cột chống sét cho nhà cao tầng.
- Không để bếp ga ở gần các ổ điện.
- Cho học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét, bổ sung.
7
Dòng điện phu -cô
Cách sử dụng bếp từ an toàn.
- Giáo viên thông báo.
Lớp 11 CB
STT
Tên bài
Nội dung giáo dục
Cách thức
 giáo dục
1
Dòng điện trong kim loại
Không nên để các thiết bị điện hoạt động ở gần giới hạn trên của giới hạn nhiệt độ hoạt động của thiết bị vì dễ gây ra cháy nổ.
- Vấn đáp.
Lớp 12 NC
STT
Tên bài
Nội dung giáo dục
Cách thức
 giáo dục
1
Truyền thông bằng sóng điện từ
Khi phát hiện dò rỉ ga tuyệt đối không bật công tắc điện, không sử dụng điện thoại di động hoạc các thiết bị điện vì sẽ gây cháy nổ khí ga vô cùng nguy hiểm.
- GV liên hệ
3
Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần.
Cách mắc mạng điện trong gia đình để không gây ra hiện tượng đoản mạch, nhằm hạn chế nguyên nhân gây cháy nổ.
- Giáo viên thông báo 
4
Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất
- Không sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc sẽ gây quá tải dẫn đến chập điện dẫn đến cháy nổ.
- Sử dụng dây dẫn có kích thước lõi phù hợp.
- Giáo viên liên hệ.
5
Máy phát điện xoay chiều
Đảm bảo an toàn khi sử dụng máy phát điện.
- Giáo viên liên hệ
7
Động cơ không đồng bộ ba pha.
Đảm bảo an toàn khi sử dụng máy phát điện
- Giáo viên liên hệ
8
Máy biến áp -Truyền tải điện năng
Đảm bảo an toàn khi sử dụng máy phát điện
- Giáo viên liên hệ
2. Ví dụ về giáo dục ý thức PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện trong giờ Vật lí
Bài 9: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH 
(Chương trình Vật lí 11 Chuẩn)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được quan hệ suất điện động của nguồn và tổng độ giảm thế trong và ngoài nguồn
- Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch.
- Hiểu được hiện tượng đoản mạch.
- Tự suy ra được định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo toàn năng lượng.
- Trình bày được khái niệm hiệu suất của nguồn điện.
2. Kĩ năng
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Giải các dạng Bài tập có liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cu: Thước kẻ, phấn màu.
- Bộ thí nghiệm định luật Ôm cho toàn mạch.
- Chuẩn bị phiếu câu hỏi.
2. Học sinh: Đọc trước bài học mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Giới thiệu hiện tượng đoản mạch.
 Ghi nhận hiện tượng đoản mạch.
III. Nhận xét
1. Hiện tượng đoản mạch
 Cường độ dòng điện trong mạch kín đạt giá trị lớn nhất khi RN = 0. Khi đó ta nói rằng nguồn điện bị đoản mạch và
I = 
Hiện tượng đoản mạch (chập mạch)  thường xảy ra ở đoạn dây dẫn hở, hiện tượng này xảy ra khi các pha chập vào nhau hoặc dây pha chạm đất,  khiến cho điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột làm cháy dây dẫn sinh ra lửa điện và làm hủy hoại các thiết bị điện.
Nguyên nhân gây chập mạch:
- Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi cây đổ, gió rung gây chập.
- Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.
- Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng quy định
- Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ
Biện pháp phòng tránh:
- Dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà có khoảng cách xa nhau tầm 0.25 m.
- Các mối nối vào thiết bị phải chắc chắn không hở không chạm vào nhau. Nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.
- Không sử dụng dây thép, đinh... để buộc, giữ cố định dây dẫn điện [2]
Hoạt động 2: Mối liên hệ giữa định luật Ôm với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, hiệu suất của nguồn điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Lập luận để cho thấy có sự phù hợp giưac định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
 Giới thiệu hiệu suất nguồn điện.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C5.
 Ghi nhận sự phù hợp giữa định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
 Ghi nhận hiệu suất nguồn điện.
 Thực hiện C5.
III. Nhận xét
2. Định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
 Công của nguồn điện sản ra trong thời gian t : 
A = E It 
 Nhiệt lượng toả ra trên toàn mạch :
Q = (RN + r)I2t 
 Theo định luật bảo toàn năng lượng thì A = Q, ta suy ra 
I = 
 Như vậy định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
3. Hiệu suất nguồn điện
H = [3]
3. Kiến thức về PCCC và kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ do sử dụng điện mà GVCN, GVBM có thể sử dụng để giáo dục cho học sinh trong các giờ học.
3.1. Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh chập cháy điện:
3.1. 1. Chập mạch: thường xảy ra ở đoạn dây dẫn hở, hiện tượng này xảy ra khi các pha chập vào nhau hoặc dây pha chạm đất,  khiến cho điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột làm cháy dây dẫn sinh ra lửa điện và làm hủy hoại các thiết bị điện.
Nguyên nhân gây chập mạch:
- Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi cây đổ, gió rung gây chập.
- Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.
- Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng quy định
- Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ
Biện pháp phòng tránh:
- Dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà có khoảng cách xa nhau tầm 0.25 m.
- Các mối nối vào thiết bị phải chắc chắn không hở không chạm vào nhau. Nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.
- Không sử dụng dây thép, đinh... để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.
3.1. 2. Quá tải điện năng: nguyên nhân bắt nguồn từ những thiết bị điện với công suất lớn mà hệ thống mạng điện của gia đình bạn chưa khoa học, không có ổn áp hỗ trợ.
Biện pháp phòng tránh: 
- Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
- Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
- Đối với những ổ cắm thường sử dụng những thiệt bị điện có công suất lớn bạn nên đặt gần đó một chiếc cầu chì và dùng aptomat cho đường dây điện chính.
3.1. 3. Các mối nối không chặt chẽ: Khi nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề. Khi mối nối lỏng, hở sẽ có hiện tượng tia lửa điện, được phóng qua không khí (móc nối dây dẫn, đóng mở cầu dao, công tắc điện).
Biện pháp phòng tránh:
- Vặn chặt các mối nối dây dẫn
- Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn
- Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn
- Không để ghỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.
- Chọn mua những thiết bị ổ cắm phích cắm có thương hiệu chất lượng, chất liệu làm ổ cắm phải là loại nhựa các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_pccc_va_ki_nang_thoat_hiem_khi_xay_ra_c.doc
  • docBÌA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2017 VẬT LÍ.doc