SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngọc Lặc thông qua các bài đọc - Hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10

SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngọc Lặc thông qua các bài đọc - Hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10

Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay kĩ năng sống (KNS) là yếu tố cần thiết đối với mọi cá nhân, mọi thời đại. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quá trình hội nhập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ ngày nay.[9]

Trong nhiều năm qua tình trạng đạo đức của không ít thanh thiếu niên trong đó có học sinh (HS) đang xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra gây bức xúc trong xã hội, nguyên nhân chủ yếu là do các em thiếu KNS.

Xuất phát từ nhu cầu đó, năm học 2010-2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa giáo dục KNS vào giảng dạy trong chương trình học của HS để có thể trang bị cho các em những KNS để thích ứng với xã hội hiện đại.

Qua bảy năm thực hiện, ta có thể khẳng định rằng: để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để tạo ra một thế hệ người có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy sáng tạo đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì người giáo viên phải có phương pháp hướng HS đến cách tiếp cận KNS.

Thực chất KNS đúng như UNESCO khi bàn về mục đích học tập đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Bởi việc dạy học ngày nay không chỉ trang bị cho HS kiến thức mà còn phải trang bị cho HS kĩ năng, thái độ phù hợp theo định hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của người học. Qua bài học hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi tiêu cực trong mọi tình huống.[1]

Thực tế vẫn còn một số giáo viên quan niệm việc giáo dục KNS cho HS thuộc các môn giáo dục công dân, sử, địa hay đó là công tác chủ nhiệm, của các tổ chức Đoàn, Hội nên chưa thấy hết vai trò, vị trí giáo dục KNS cho HS thông qua các bài học trên lớp.

Vì thế giáo dục KNS trong nhà trường thông qua dạy học các môn văn hóa, trong đó có môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết. Bởi Ngữ văn là một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, thông qua môn học giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, giàu cảm xúc, biết tự chủ trước cuộc sống, sống có bản lĩnh, dần hoàn thiện nhân cách bản thân Hơn nữa việc tích hợp KNS trong giảng dạy môn Ngữ văn cũng giúp người học có kĩ năng làm việc nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế, đem lại niềm say mê hứng thú cho người học.

Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Ngọc Lặc hơn mười năm tôi luôn mong muốn thông qua các bài học để giúp HS có được kĩ năng thích ứng với cuộc sống mới, có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp Vì vậy tôi tập trung tìm hiểu và thực hiện đề tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngọc Lặc thông qua các bài đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10.

 

doc 22 trang thuychi01 10056
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngọc Lặc thông qua các bài đọc - Hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG 
TRANG
I. MỞ ĐẦU ............
.. 1
1.1. Lí do chọn đề tài ....
.. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .......
.. 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu .........
.. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........
. 2
II. NỘI DUNG .................
. 3
2.1. Cơ sở lí luận .....
. 3
2.2. Thực trạng vấn đề .....
 4
2.3. Những giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề 
 6
2.4. Hiệu quả của đề tài .....
 18
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..............
.. 19
3.1. Kết luận .....
...19
3.2. Kiến nghị .
... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......
.. 21
I. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay kĩ năng sống (KNS) là yếu tố cần thiết đối với mọi cá nhân, mọi thời đại. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quá trình hội nhập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ ngày nay.[9]
Trong nhiều năm qua tình trạng đạo đức của không ít thanh thiếu niên trong đó có học sinh (HS) đang xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra gây bức xúc trong xã hội, nguyên nhân chủ yếu là do các em thiếu KNS.
Xuất phát từ nhu cầu đó, năm học 2010-2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa giáo dục KNS vào giảng dạy trong chương trình học của HS để có thể trang bị cho các em những KNS để thích ứng với xã hội hiện đại.
Qua bảy năm thực hiện, ta có thể khẳng định rằng: để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để tạo ra một thế hệ người có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy sáng tạođáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì người giáo viên phải có phương pháp hướng HS đến cách tiếp cận KNS.
Thực chất KNS đúng như UNESCO khi bàn về mục đích học tập đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Bởi việc dạy học ngày nay không chỉ trang bị cho HS kiến thức mà còn phải trang bị cho HS kĩ năng, thái độ phù hợp theo định hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của người học. Qua bài học hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi tiêu cực trong mọi tình huống.[1]
Thực tế vẫn còn một số giáo viên quan niệm việc giáo dục KNS cho HS thuộc các môn giáo dục công dân, sử, địahay đó là công tác chủ nhiệm, của các tổ chức Đoàn, Hộinên chưa thấy hết vai trò, vị trí giáo dục KNS cho HS thông qua các bài học trên lớp.
Vì thế giáo dục KNS trong nhà trường thông qua dạy học các môn văn hóa, trong đó có môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết. Bởi Ngữ văn là một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, thông qua môn học giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, giàu cảm xúc, biết tự chủ trước cuộc sống, sống có bản lĩnh, dần hoàn thiện nhân cách bản thânHơn nữa việc tích hợp KNS trong giảng dạy môn Ngữ văn cũng giúp người học có kĩ năng làm việc nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế, đem lại niềm say mê hứng thú cho người học.
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Ngọc Lặc hơn mười năm tôi luôn mong muốn thông qua các bài học để giúp HS có được kĩ năng thích ứng với cuộc sống mới, có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếpVì vậy tôi tập trung tìm hiểu và thực hiện đề tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngọc Lặc thông qua các bài đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Việc dạy học môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay cần hướng đến tích hợp kiến thức cho HS, trong đó giáo dục KNS vừa là mục tiêu vừa là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút tinh thần, thái độ của HS. Vì vậy người giáo viên phải có phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện KNS cho HS. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngọc Lặc thông qua các bài đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10 là để giúp cho các em học sinh lớp 10 đầu cấp THPT biết:
- Làm chủ bản thân, biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
- Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; có ý thức định hướng nghề nghiệp.
- Qua các bài học có những suy nghĩ tích cực, tự tin, bản lĩnh và hành động đúng đắn trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
* Các tác phẩm văn học trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 được trích giảng bao gồm:
- Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão.
- Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du.
- Phú sông Bạch  Đằng - Trương Hán Siêu.
- Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi.
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Ngô Sĩ Liên.
- Các đoạn trích trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Ngọc Lặc, tôi thấy phần văn học trung đại lớp 10 HS rất khó tiếp cận nhưng nó lại là những bài học răn dạy quý báu; không những thế nó còn là một kho kinh nghiệm sống nếu người giáo viên biết cách khai thác hết các vấn đề mà tác giả gửi gắm cho người đọc. Thông qua các bài đọc - hiểu văn học trung đại, HS không chỉ rút ra được những bài học sâu sắc cho bản thân mà còn rèn luyện cho mình những KNS tốt nhất để có thể tự tin, bản lĩnh, có cơ hội thể hiện tài năng, biết xử lí các tình huống nhanh nhạy
* Đối tượng là HS trường THPT Ngọc Lặc lớp 10A1, 10A7 năm học 2015-2016 và học sinh lớp 10A3, 10A5 năm học 2016-2017 và từ những kinh nghiệm của bản thân đúc rút trong quá trình thực hiện đề tài khi giảng dạy môn Ngữ văn 10. Đó là việc lồng ghép KNS trong bài dạy khiến HS tích cực, chủ động và bài học vì thế cũng sôi nổi hơn so với cách dạy truyền thống.
* Giáo án thực nghiệm là bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nghiên cứu lí thuyết: Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục KNS ở Việt Nam trong những năm qua bao gồm 21 kĩ năng cơ bản. Theo quan điểm của tôi khi dạy KNS trong quá trình dạy văn cần phải đảm bảo các bước sau:
- Thứ nhất: Giáo viên phải bám sát những mục tiêu giáo dục KNS; đồng thời đảm bảo mạch kiến thức, kĩ năng trong bài dạy.
- Thứ hai: Tiếp cận giảng dạy KNS theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học, trong đó chú ý phương pháp nhiều hơn. Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp dạy học để giáo dục KNS cho HS chứ không phải tích hợp vào nội dung bài dạy.[8]
- Thứ ba: Giáo dục KNS cho HS theo đặc trưng môn học đặc thù cần cả một quá trình học tập, rèn luyện không ngừng mới có hiệu quả.
- Thứ tư: Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hóa hình thức hoạt động của HS trong tiết học để bài dạy sôi nổi, đạt kết quả cao.
Như vậy ta có thể điểm qua những KNS cần thiết có trong giờ dạy môn Ngữ văn như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảm thông,
b. Nghiên cứu thực tiễn:
- Dự một số tiết dạy về văn học trung đại lớp 10 của đồng nghiệp.
- Thực nghiệm qua dạy hai lớp có trình độ ngang nhau, một lớp có lồng ghép KNS, một lớp dạy kiến thức truyền thống. Sau đó so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận.
II. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận:
a. Quan niệm về KNS: Có nhiều quan niệm khác nhau khi nó gắn với bối cảnh cụ thể, với một nền giáo dục nhất định.
- Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lí xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lí xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần, xã hội. KNS là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lí xã hội này”.
- Theo UNICEF: giáo dục dựa trên KNS cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo một sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Hiểu đơn giản đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào hay tin tưởng vào giá trị nào), thành hành động (làm gì và làm như thế nào). Như vậy KNS chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Việc đưa giáo dục KNS trong nhà trường  cho thấy mục tiêu giáo dục trong thời kì mới chú trọng tính hữu dụng, thiết thực, tăng cường cho HS các kĩ năng để có thể tạo nên một thế hệ con người mới năng động, tự tin, hội nhập quốc tế thành công.[1], [7]
b. Vai trò quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh:
- Thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội vì không chỉ HS được học kiến thức mà qua bài học HS còn học được kĩ năng xử lí các mối quan hệ với môi trường xung quanh.
- Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ ngày nay. Trong nhiều năm qua giáo dục chúng ta chủ yếu chỉ chú ý về kiến thức, nặng về thành tích mà ít quan tâm đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của HS. Thực tế chứng minh học sinh THPT thiếu kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng kiềm chế cảm xúc, kĩ năng cảm thông với người khác
Việc giáo dục KNS sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, nói tục, chửi bậy...Giáo dục KNS giúp HS vừa có kiến thức, vừa có cách sống đẹp để thích ứng và hòa nhập với cuộc sống hiện đại, với thế giới. [1], [7]
c. Khi giáo dục kĩ năng sống người giáo viên phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
Học sinh lớp 10 chỉ 15 - 16 tuổi, số ít 17 tuổi - là giai đoạn đầu thanh niên, giai đoạn đạt sự trưởng thành về mặt cơ thể, tâm sinh lý dần đi vào ổn định. Đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với cái mới, có khả năng tiếp nhận cái mới nhanh nhạy. Học sinh trường THPT Ngọc Lặc chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đến trường các em còn rất rụt rè, khi gọi lên bảng trả lời các em còn lúng túng, xấu hổ, chưa có nhiều KNS cần thiết. Là người giáo viên chúng ta phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp HS vừa tích lũy kiến thức giao tiếp vừa hoạt động để nhận ra mình là ai mà có hành vi, thái độ đúng đắn để bảo vệ mình và biết ứng xử với mọi người, với môi trường xung quanh. 
2.2. Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi:
- Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên trường THPT Ngọc Lặc cũng đã lồng ghép giáo dục KNS cho HS thông qua bài dạy, qua tiết sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa
- Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 về phần văn học trung đại các tác giả biên soạn đã đưa những tác giả, tác phẩm văn học trung đại đặc sắc thể hiện hai nội dung chủ yếu xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo rất gần gũi với cuộc sống hôm nay .
- Học sinh cơ bản cũng có những hiểu biết nhất định về KNS và đã có vận dụng nó trong thực tế cuộc sống. 
b. Khó khăn:
- Nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên cũng chưa tạo được môi trường thuận lợi, thân thiện để có thể lồng ghép giáo dục KNS cho HS trong giảng dạy có hiệu quả. 
- Học sinh trường trung học phổ thông Ngọc Lặc - Thanh Hóa 85% là dân tộc Mường, chủ yếu ở vùng kinh tế khó khăn, có nơi còn chưa có điện nước, đến trường đi học đầy đủ là cả một vấn đề. Học sinh chưa được tiếp cận công nghệ thông tin đầy đủ, va chạm với xã hội cũng chưa nhiều nên thiếu KNS. Khi kinh tế còn thiếu thốn, việc truyền thụ kiến thức cho HS cũng là một thách thức thì việc lồng ghép KNS vào bài học cũng là một khó khăn. Do là HS miền núi nên khả năng thích ứng với xã hội hiện đại của các em còn chưa nhanh nhạy, một số em còn chưa đọc và viết thông thạo tiếng Việt...
 Hơn nữa nhiều HS không có hứng thú học văn khi môn này không có nhiều ngành nghề để lựa chọn nên dẫn tới tình trạng HS không đầu tư nhiều vào môn Văn, đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại không thi tốt nghiệp và đại học trong nhiều năm qua.
- Việc dạy học văn bản văn học trung đại đến nay vẫn là nỗi khốn khổ gây khó khăn phiền toái cho người dạy lẫn người học. Hiểu được tác phẩm văn học trung đại không dễ dàng, cái khó của người GV là phải truyền đạt được cái hay, cái đẹp cho HS. Vì vậy việc lồng ghép dạy KNS cho HS thông qua các bài dạy văn học trung đại lại càng khó khăn hơn. Vấn đề có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản ngôn ngữ bởi một số tác phẩm viết bằng ngôn ngữ Hán hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại hôm nay.
- Thêm vào đó là người tiếp nhận văn bản dù muốn hay không cũng phải có kiến thức chắc chắn, ít nhiều hiểu rõ môi trường văn hóa trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố, điển tích, thể loại văn họcThế mà đối tượng tiếp nhận ở đây là HS lớp 10 với vốn sống ít ỏi, khả năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện, vậy làm sao có thể cảm được cái hay, cái đẹp, hiểu được cách biểu đạt “ý tại ngôn ngoại”của văn học trung đại mang tính bác học?. 
- Hơn nữa, thời lượng diễn ra bài học chỉ có một hoặc hai tiết rất ngắn nên việc lồng ghép KNS sẽ rất khó đối với giảng dạy nếu giáo viên không khéo léo hiệu quả giờ dạy không cao.
c. Thống kê số liệu:
Năm học 2015 - 2016 của trường THPT Ngọc Lặc thông qua hai lớp dạy 10A1 và 10A7 có 82 học sinh tôi đã đưa một số câu hỏi điều tra sơ bộ KNS ở HS và thu được kết quả như sau:
Câu 1: Qua một số giờ dạy hướng nghiệp của thầy cô giáo và qua thông tin đại chúng em hiểu như thế nào là KNS?
- 40 em: không hiểu gì.
- 30 em: hiểu sơ sài.
- 12 em: hiểu đúng.
Câu 2: Trong thời đại hội nhập hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương lồng ghép KNS vào chương trình học của HS, trong đó có môn Văn. Điều đó là vô cùng cần thiết. Ý kiến của em như thế nào?
- đồng ý hoàn toàn: 42 em.
- đồng ý một nửa: 28 em.
- không đồng ý: 6 em
- không có ý kiến gì: 6 em.
Từ số liệu thống kê được tôi nhận thấy các em HS luôn có nhu cầu mong muốn được giáo viên ngoài giảng dạy còn truyền thụ cho các em có KNS. Nhưng do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan các em chưa hiểu nhiều về khái niệm này, việc vận dụng nó thì vô cùng ít ỏi [9].
Như vậy việc giảng dạy văn học trung đại trước hết nhằm giúp HS cảm thụ các giá trị văn chương trong quá khứ; qua đó hình thành và củng cố cho HS những hiểu biết, những cảm xúc về đất nước, con người, lịch sử Việt Nam thời quá khứ. Qua việc dạy học tác phẩm văn học trung đại HS có cơ sở để so sánh các văn bản thuộc nền văn học khác được giảng dạy trong chương trình.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
a. Giải pháp 1: Nắm vững các KNS cơ bản được giáo dục trong mỗi bài học Ngữ văn.
Mỗi  tác phẩm đều có một KNS cơ bản, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ ở mỗi bài học để xác định, từ đó đưa ra các KNS mà HS có thể vận dụng ngay trong bài dạy.[9] 
Ví dụ: Khi học tác giả Nguyễn Trãi và “Bình Ngô Đại Cáo” yêu cầu cần đạt:
* Về kiến thức:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa.
- Thấy được vị trí to lớn của ông trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt...
- Tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là “áng thiên cổ hùng văn” của thời đại.
* Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm ý, khái quát ý, tìm dẫn chứng phân tích, chứng minh cho các nhận định.
* Về thái độ: Có lòng trân trọng di sản văn học, tài năng và nhân cách cao thượng của Nguyễn Trãi.
Trên cơ sở đó giáo viên xác định các KNS cơ bản được giáo dục trong bài học như sau:
+ suy nghĩ và sáng tạo: biết suy nghĩ, đánh giá, bình luận: niềm tự hào tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, đề cao vai trò vị trí của nhân dân trong đấu tranh giữ nước và giữ nước.
+ giao tiếp: phải có lòng khoan dung, độ lượng, đoàn kết chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
+ ra quyết định: để có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc mỗi người phải biết đấu tranh, diệt trừ cái tàn bạo, xấu xa, độc ác trong xã hội.
+ tự nhận thức: thấy được sức mạnh đoàn kết dân tộc, lòng căm thù quân xâm lược, tư tưởng nhân nghĩa, tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo
+ tìm kiếm, lựa chọn: lồng ghép kiến thức lịch sử và tích hợp với bài thơ “Thần” của Lí Thường Kiệt? hay “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Như vậy việc nắm vững các KNS trong mỗi bài học Ngữ văn có thể sẽ giúp giáo viên linh hoạt, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS và HS sẽ hứng thú hơn trong mỗi tiết dạy.
b. Giải pháp 2: Thực hiện tốt các hình thức hoạt động dạy học.
* Lồng ghép KNS thông qua cách giới thiệu bài: Mục đích là để bài học lôi cuốn hơn tạo tâm thế hứng thú cho HS. Từ đó HS có thể rút ra các KNS cho mình. [9]
Ví dụ 1: GV đưa một tình huống: khi đi trên đường hay nhìn thấy  ảnh một cô gái rất đẹp các em  thường có cảm xúc gì?. Chắc chắn một số HS nam reo lên: thích, thích. Sau đó giáo viên đưa một vài tư liệu ảnh nhân vật Thúy Kiều trong  Cảnh ngày xuân, hai chị em Thúy Kiều, Kiều gảy đàn
+ HS dễ nhận ra: Thúy Kiều là một cô gái xinh đẹp,  tài sắc. 
+ GV giới thiệu tiếp: Nhưng dường như cuộc đời không ưu ái cho nàng Kiều. Trong “Truyện Kiều” Thúy Kiều trải qua nhiều giai đoạn bi kịch đau đớn khiến người người cảm động. Một trong những bi kịch đau khổ nhất của Kiều đó là tình yêu tan vỡ. Ẩn trong đó ta còn thấy vẻ đẹp nhân cách của Kiều: trong bi kịch nàng vẫn luôn nghĩ và hi sinh cho người khác. Ta sẽ tìm hiểu điều này trong đoạn trích “Trao duyên”để thấy vẻ đẹp con người của Thúy Kiều mà Nguyễn Du hết mực ca ngợi và bênh vực nàng nhé.
Ví dụ 2: Bên cạnh kiệt tác “Truyện Kiều” Nguyễn Du còn để lại cho văn học dân tộc nhiều bài thơ chữ Hán có giá trị. Thơ của ông chứa chan tình cảm nhân đạo, đặc biệt là khi viết về  những người phụ nữ “tài hoa mà bạc mệnh” đó là nàng Kiều, là người ca nữ đất Long Thành...Và đến “Độc Tiểu Thanh kí” Nguyễn Du đã thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc đối với tấn bi kịch số phận nàng Tiểu Thanh - người có tài sắc vẹn toàn mà mệnh yểu. Nhớ đến, thương đến cố nhân mà cũng chính là thương cho bản thân mình và những người nghệ sĩ. Nó chính là sự khởi nguồn cho cảm hứng nhân văn cao cả của bài thơ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” để hiểu những điều mà Nguyễn Du muốn gửi gắm cho cuộc đời này nhé.
=> Qua các đoạn thơ, HS rút ra được bài học:
+ Con người sống phải biết yêu thương đồng loại, trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, hãy đừng vô tình với nỗi đau của con người.
+ Khát vọng của người nghệ sĩ: khát khao được đồng cảm, được sẻ chia, được thấu hiểu. 
+ Liên hệ ngày nay: người nghệ sĩ - những con người đem lời ca tiếng hát (những giá trị tinh thần) làm đẹp cho đời, xã hội đã có cái nhìn khác: họ được trọng dụng, yêu thương, ca ngợi.
* Thảo luận nhóm: tổ chức thảo luận nhóm để HS trao đổi và học hỏi lẫn nhau qua cách đặt câu hỏi. Thông qua hoạt động này không chỉ phát huy tính tích cực, tính trách nhiệm mà còn phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và kĩ năng giao tiếp với HS.
Vì thế ở hình thức này giáo viên nên chú ý đến đối tượng HS không hay phát biểu, tính rụt rè, thiếu tự tin...gọi lên trình bày đây cũng là một cách rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp giúp các em nói năng lưu loát, tự tin hơn trước đám đông.
Ví dụ: Khi học bài thơ Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hiểu như thế nào là “nơi vắng vẻ, chốn lao xao”?
+ HS trả lời: em hiểu nơi vắng vẻ là nơi ít người, chốn lao xao là chỗ đông người.
 Có HS khác trả lời “nơi vắng vẻ” là nơi vắng lặng, “chốn lao xao”là chốn kinh thành.
+ GV nhận xét, điều chỉnh: Khi em trả lời em phải thưa gửi để thể hiện văn hóa lễ độ, kính trọng thầy cô. Theo cô “nơi vắng vẻ” là nơi bình yên trong tự nhiên, nơi thư thái trong tâm hồn; “chốn lao xao” là chốn đô hội cửa quyền, nơi con người bon chen danh lợi, lắm âm mưu, nhiều sát phạt. Em thấy cách nói nào hay?
Bằng cách đặt câu hỏi, lắng nghe và uốn nắn HS trong quá trình trả lời, GV phần nào đã rèn luyện kỹ năng nói, kĩ năng lắng nghe cho HS qua các giờ học văn.
* Thiết kế câu hỏi đảm bảo tính giáo dục để học sinh được làm và được trải nghiệm.
Ví dụ 1: Trong “Nỗi thương mình” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, muốn HS hiểu được nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Thúy Kiều; từ đó rút ra bài học bổ ích cho bản thân tôi thường đặt những câu hỏi sau: 
Trong đoạn trích “Nỗi thương mình” tại sao trong 8 câu cuối tác giả lại tạo dựng sự đối lập giữa bề ngoài với thực chất bên trong cuộc sống hiện tại của Kiều? Từ đó em thấy được những phẩm chất nào của nàng Kiều tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_thpt_ngoc_lac_thong.doc