SKKN Giáo dục kĩ năng phòng tránh bị quấy rối tình dục cho các em nữ sinh lớp 11A1 trường thpt Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa

SKKN Giáo dục kĩ năng phòng tránh bị quấy rối tình dục cho các em nữ sinh lớp 11A1 trường thpt Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa

Trong xã hội ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự phát triền mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì giới trẻ đang sống trong mối quan hệ xã hội rất đa dạng và phức tạp. Giới trẻ hiện nay đang được hưởng rất nhiều tiện ích từ sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là những hệ lụy, những tệ nạn xã hội mang lại, mà giới trẻ lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng vì các em vẫn còn rất non nớt trong nhận thức, suy nghĩ và hành động. Nếu không quan tâm và can thiệp kịp thời thì các em rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin, cô lập. Thời gian gần đây vấn đề trẻ em bị quấy rối, xâm hại trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em bắt đầu bộc lộ tâm lý giới tính, có cơ thể gợi cảm muốn thu hút sự chú ý của người khác giới nhưng các em lại rất thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản. Các em chưa được trang bị những kiến thức giáo dục giới tính và kỹ năng tự vệ khi bị quấy rối tình dục. Vì vậy, khi bị quấy rối, lạm dụng tình dục thì không biết phòng vệ. Các em cần được biết những giới hạn động chạm đối với từng đối tượng, biết nói KHÔNG với những hành vi quấy rối tình dục và cách phòng vệ khi bị quấy rối. [4]

Đa số học sinh nữ ở trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, với bản tính thật thà, hiền lành các em dễ bị lợi dụng trong các mối quan hệ khác giới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm, sinh lí của các em. Mặt khác, điều kiện sống gia đình còn rất khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên các em thiếu hiểu biết nhất định về vấn đề này. Vì vậy ở các nữ sinh đang tồn tại một khoảng trống không hề nhỏ về ý thức bảo vệ bản thân lẫn kiến thức về cách phòng tránh và xử lý những tình huống liên quan đến QRTD. Đồng thời, các em cũng thiếu những địa chỉ đáng tin cậy để tìm tới nếu chẳng may trở thành nạn nhân của QRTD.

Thực tế trong công tác giảng dạy bộ môn Sinh học 11 có thể lồng ghép ở chương IV- Sinh Sản để giáo dục vấn đề này cho học sinh. Tuy nhiên do thời lượng có hạn nên tôi nhận thấy việc lồng ghép kiến thức về giới tính nói chung và kiến thức phòng tránh QRTD nói riêng bị hạn chế. Vậy làm thế nào để các em nữ sinh thay đổi nhận thức, phân biệt được những hành vi quấy rối và làm thế nào để phản ứng lại với việc bị quấy rối tình dục, đó chính là lí do tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bị quấy rối tình dục cho các em nữ sinh lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa” góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.

 

doc 20 trang thuychi01 10542
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng phòng tránh bị quấy rối tình dục cho các em nữ sinh lớp 11A1 trường thpt Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỊ QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO CÁC EM NỮ SINH LỚP 11A1 TRƯỜNG THPT BẮC SƠN THÔNG QUA BUỔI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Người thực hiện: Vũ Thị Hải
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Môn học khác
Thanh hóa, tháng 5 năm 2018
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Quấy rối tình dục:	QRTD
Học sinh:	HS
Giáo viên:	GV
Phiếu học tập: 	PHT
Trắc nghiệm khách quan: 	TNKQ
MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.1.1
Quấy rối tình dục là gì?
3
2.1.2
Hậu quả của QRTD
3
2.1.3
Cách phòng tránh bị quấy rối tình dục
4
2.1.4
Một số biện pháp ứng phó với tình huống có thể bị quấy rối tình dục
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1
Phần thứ nhất: Khảo sát thực tế
6
2.3.2
Phần thứ hai: Tổ chức hoạt động ngoại khóa
7
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Trong xã hội ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự phát triền mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì giới trẻ đang sống trong mối quan hệ xã hội rất đa dạng và phức tạp. Giới trẻ hiện nay đang được hưởng rất nhiều tiện ích từ sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là những hệ lụy, những tệ nạn xã hội mang lại, mà giới trẻ lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng vì các em vẫn còn rất non nớt trong nhận thức, suy nghĩ và hành động. Nếu không quan tâm và can thiệp kịp thời thì các em rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin, cô lập.... Thời gian gần đây vấn đề trẻ em bị quấy rối, xâm hại trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em bắt đầu bộc lộ tâm lý giới tính, có cơ thể gợi cảm muốn thu hút sự chú ý của người khác giới nhưng các em lại rất thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản. Các em chưa được trang bị những kiến thức giáo dục giới tính và kỹ năng tự vệ khi bị quấy rối tình dục. Vì vậy, khi bị quấy rối, lạm dụng tình dục thì không biết phòng vệ. Các em cần được biết những giới hạn động chạm đối với từng đối tượng, biết nói KHÔNG với những hành vi quấy rối tình dục và cách phòng vệ khi bị quấy rối. [4] 
Đa số học sinh nữ ở trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, với bản tính thật thà, hiền lành các em dễ bị lợi dụng trong các mối quan hệ khác giới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm, sinh lí của các em. Mặt khác, điều kiện sống gia đình còn rất khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên các em thiếu hiểu biết nhất định về vấn đề này. Vì vậy ở các nữ sinh đang tồn tại một khoảng trống không hề nhỏ về ý thức bảo vệ bản thân lẫn kiến thức về cách phòng tránh và xử lý những tình huống liên quan đến QRTD. Đồng thời, các em cũng thiếu những địa chỉ đáng tin cậy để tìm tới nếu chẳng may trở thành nạn nhân của QRTD. 
Thực tế trong công tác giảng dạy bộ môn Sinh học 11 có thể lồng ghép ở chương IV- Sinh Sản để giáo dục vấn đề này cho học sinh. Tuy nhiên do thời lượng có hạn nên tôi nhận thấy việc lồng ghép kiến thức về giới tính nói chung và kiến thức phòng tránh QRTD nói riêng bị hạn chế. Vậy làm thế nào để các em nữ sinh thay đổi nhận thức, phân biệt được những hành vi quấy rối và làm thế nào để phản ứng lại với việc bị quấy rối tình dục, đó chính là lí do tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bị quấy rối tình dục cho các em nữ sinh lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa” góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Trang bị cho các em nữ sinh kiến thức về vấn đề QRTD, nhận biết được các hành vi QRTD; hậu quả do bị QRTD gây ra. HS biết rằng tất cả mọi người đều có thể là nạn nhân của QRTD, xác định được kẻ QRTD có thể là bất kì ai.
- Góp phần giáo dục giúp HS có kĩ năng phát hiện, xử lí và phòng tránh kịp thời các tình huống có nguy cơ bị QRTD; có khả năng tự bảo vệ mình khỏi sự QRTD.
- Giúp các em nữ sinh biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào tình huống bị QRTD. 
- Biết tôn trọng quyền toàn vẹn thân thể của mình và của người khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu về các hành vi QRTD, cách nhận biết, hậu quả và các biện pháp phòng tránh bị quấy rối tình dục cho các em nữ sinh.
- Cách xử lí các tình huống khi bị quấy rối tình dục.
- Những địa chỉ tin cậy, giúp đỡ khi các em bị QRTD.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát thực tế mức độ hiểu biết của các em học sinh bằng phiếu thăm dò sự hiểu biết của các em về quấy rối tình dục, cách nhận biết và cảnh giác với các tình huống không an toàn.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi phát phiếu thăm dò cho 33 HS lớp 11A1, các em hoàn thành rồi tôi thu lại số phiếu đã phát. Sau đó thống kê, phân tích số liệu để đánh giá mức độ hiểu biết của các em trong vấn đề quấy rối tình dục, đánh giá được khả năng xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống.
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang web để có cơ sở thực hiện chủ đề của buổi hoạt động khóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
Trong giáo dục trẻ vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống luôn là điều cần thiết. Nhất là trong tình trạng hiện nay, trẻ em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị lạm dụng, bị bạo hành...thì giáo dục các kỹ năng sống sẽ giúp trang bị cho các em khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi bị quấy rối và xâm hại.
Việc giáo dục kĩ năng phòng chống bị quấy rối tình dục cho học sinh trung học phổ thông đã được xã hội thừa nhận và tập trung khá nhiều vào những năm gần đây, đặc biệt là đối với các em nữ bởi các em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao của vấn nạn này.
 	Những kiến thức cần giáo dục học sinh trong buổi hoạt động ngoại khóa: 
2.1.1. Quấy rối tình dục là gì? 
 	QRTD là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng đến tâm lí của nữ giới và nam giới.
 	* Các hành vi quấy rối tình dục: [4]
- Hành vi quấy rối bằng va chạm về thể chất: tiếp xúc, cố tình đụng chạm sờ mó, cấu véo, thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm
- Hành vi quấy rối bằng ngôn ngữ: nhận xét không phù hợp, thiếu đúng đắn, lời nói giễu cợt khiếm nhã có tính cách gợi dục hoặc có ngụ ý về tình dục, đưa ra đề nghị, yêu cầu không được mong muốn một cách liên tục Đây là hình thức quấy rối thường gặp nhất ở Việt Nam, chẳng hạn như những lời lẽ đánh giá ngoại hình, những bộ phận nhạy cảm của người phụ nữ – đối với nhiều người đây có thể là hành vi bình thường, nhưng thực tế đó chính là quấy rối tình dục.
- Hành vi quấy rối phi ngôn ngữ: ngôn ngữ cơ thể không đúng đắn, nháy mắt, cử chỉ nham nhở, gợi dục, gửi thư, email hay tin nhắn mang tính chất tình dục, phô bày tài liệu khiêu dâm, trưng bày các đồ vật, hay treo những tranh ảnh, hình vẽ về tình dục.
2.1.2. Hậu quả của QRTD:
 	Những tác động tiêu cực của QRTD phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vào mức độ của sự quấy rối, vào thời gian dai dẳng mà “nạn nhân” phải chịu đựng. 
- Khi những hành vi QRTD lặp đi lặp lại sẽ làm cho nạn nhân từ trạng thái xấu hổ, bực mình, khó chịu chuyển sang sợ hãi, hoang mang, mất ngủ, căng thẳng tột độ, rơi vào khủng hoảng tinh thần, trầm cảm và dẫn đến sang chấn tâm lý nghiêm trọng. 
- Ngoài tác động đến tâm lý, QRTD ảnh hưởng đến sức khỏe “người bị hại”. Những tác động tâm lý có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày, tăng huyết áp, rối loạn chức năng sinh lý, lãnh cảm ở phụ nữ. 
- Khi hành vi QRTD thực hiện với những em nhỏ ở tuổi vị thành niên thì hành động xấu xa này càng đáng bị lên án, vì rất có thể nó tạo ra một vết thương tinh thần sâu xa, làm các em mất lòng tin vào tình yêu, vào con người và vào chính mình, có khi đeo bám suốt cả cuộc đời những nạn nhân trẻ tuổi.
- Nếu QRTD xảy ra ở trường học, ngoài việc bị coi là sự vi phạm đạo đức nghiêm trọng, còn gây ra những hiện tượng bỏ học, chuyển trường Ở mức cao nhất, khi bị xâm hại tình dục, nhiều em đã trở nên chai lỳ, bất cần đời, nổi loạn hoặc trở thành những phần tử bất mãn xã hội. [4]
2.1.3. Cách phòng tránh bị quấy rối tình dục: 
Để phòng tránh bị QRTD chúng ta cần: [4] 
- Tránh các vị trí nguy cơ hoặc tình huống không an toàn như:
+ Khi tham gia các hoạt động công cộng, đến những chỗ đông người lạ, bạn nên đi theo nhóm và theo sát nhóm của mình. Nếu đi cùng nhóm toàn bạn nữ, thì không nên thảo luận các vấn đề nhạy cảm liên quan đến tình dục ở nơi đông người. Nếu đi một mình, bạn cần để ý xem những người xung quanh mình là ai, nên chọn chỗ đứng cạnh những người nhìn chín chắn, lịch sự, đàng hoàng những người có khả năng sẽ giúp mình khi tình huống xấu xảy ra.
+ Không đi một mình ở nơi tối tăm, nơi vắng vẻ, không nên ra ngoài khi quá khuya. + Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không cho người lạ đến gần đến mức độ họ có thể chạm tay vào người mình.
+ Không để người lạ vào nhà khi chỉ có một mình ở nhà. Không nên ở trong phòng kín với người không quen biết, ngay cả với người quen nhưng khiến bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn.
+ Không nên nhận quà từ người lạ, không đi chơi xa với người quen biết trên mạng xã hội.
- Trang phục lịch sự: Không nên mặc trang phục quá ngắn, quá hở khi đi ra đường một mình, khi tham gia các hoạt động đông nam giới.,. Khi đi bơi cũng nên chọn đồ bơi che phủ kín các bộ phận nhạy cảm, không nên mặc đồ bơi quá ngắn, quá hở.
- Hành vi ứng xử chuẩn mực.
- Lường trước những tình huống xấu: Ở những nơi công cộng như đi dã ngoại cùng bạn bè, đi bể bơi, rạp chiếu phim, thang máy, xe bus,... bạn cũng cần lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra, tự vạch định kế hoạch trong đầu phương án ứng phó. Tốt nhất con gái khi đi ra ngoài luôn mang một số vật dụng đơn giản phòng khi có trường hợp xấu xảy ra (như dũa móng tay, lọ xịt nước hoa,...)
2.1.4. Một số biện pháp ứng phó với tình huống có thể bị quấy rối tình dục. [4] 
Khi ta cảm thấy có nguy cơ bị quấy rối (dù là với người lạ hay người quen, thậm chí là người thân của mình) cần:
– Đứng ngay dậy.
– Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại.
– Lùi ra xa để kẻ đó không với tay được đến người mình.
– Chạy ra chỗ khác ngay. 
– Kể với những người đáng tin cậy, nếu người thứ nhất chưa tin, hãy kể với người thứ hai cho đến khi có người tin và giúp đỡ.
 	Nếu trẻ bị cưỡng hiếp, báo ngay với mẹ, cán bộ giáo dục để được trợ giúp và đưa đi thăm khám, điều trị. [3]
- Tự vệ bằng các thế võ, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh.[4] 
 Trên đây là một số cơ sở quan trọng để tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bị quấy rối tình dục cho các em nữ sinh lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong một chương trình xoay quanh chủ đề quấy rối tình dục trên CNN, tiến sĩ – bác sĩ Rachel Jewkes, giám đốc chương trình toàn cầu về ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và bé gái "What Works to Prevent Violence Against Women and Girls", đã cảnh báo về nạn quấy rối tình dục đã trở nên quá phổ biến tại nhiều quốc gia.
Biểu đồ tỉ lệ phụ nữ từng bị quấy rối tại một số quốc gia châu Á - ảnh: CNN
Châu Á cũng là một "điểm nóng" của nạn quấy rối tình dục. Bà Jewkes  cho rằng các quy tắc xã hội của hầu hết các quốc gia tại khu vực này vô tình cho phép nam giới chiếm thế thượng phong ở hầu hết các không gian xã hội và tự cảm thấy có quyền sở hữu quá cao đối với mọi thứ. Đường phố trở nên không còn an toàn với các cô gái và điều này khiến xã hội càng mặc nhiên quan niệm chỗ của phụ nữ là trong nhà. [4] 
Ở nước ta, thời gian gần đây, vấn đề quấy rối tình dục đang gây bức xúc trong xã hội. Đó là trường hợp của ông Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi, ở Vũng Tàu) bị gia đình các nạn nhân tố cáo tội dâm ô trẻ em, hay vụ ca sĩ Phạm Anh Khoa bị nhiều đồng nghiệp nữ tố cáo tội quấy rối tình dục đã làm dậy sóng dư luận hơn một tháng qua. Qua những vụ việc đó, phần nào phản ánh một thực trạng vi phạm về đạo đức ở một số người ngay cả những tầng lớp trí thức. Trên thực tế còn rất nhiều vụ việc mà các em và gia đình không khai báo do bị đe dọa, dùng tiền mua chuộc hoặc cảm thấy xấu hổ. Sự im lặng sẽ để lại hậu quả rất lớn về tâm lý, sức khỏe cũng như tạo đà cho những lần xâm hại tiếp theo của kẻ xấu. Vấn đề QRTD tại Việt Nam được ví như “phần chìm của tảng băng” mà những câu chuyện đọc được, nghe được chỉ là một phần rất nhỏ. Một thống kê của tổ chức ActionAid tại Việt Nam cho thấy có đến 87% phụ nữ và trẻ em gái tại TP.HCM và Hà Nội từng bị QRTD nơi công cộng. Trong đó đối tượng nữ học sinh, sinh viên là nhóm dễ trở thành nạn nhân [4]. Các em học sinh trên địa bàn huyện Ngọc Lặc nói chung và các em nữ sinh trường THPT Bắc Sơn nói riêng đa phần là con em dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, khó khăn. Các em chủ yếu ở vùng núi đồi, rừng rẫy, hẻo lánh, vắng vẻ. Mặt khác, phụ huynh lo làm ăn ít quan tâm, chỉ bảo cho các em, vì vậy các em thiếu những kiến thức về cách phòng tránh và xử lý các tình huống liên quan đến quấy rối tình dục. Vụ việc nữ sinh 13 tuổi đã bị xâm hại tình dục đến mang bầu và sinh con xảy ra ở xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa vào tháng 4/2017 đã khiến nhiều người chưa hết bàng hoàng và lo lắng. Điều đáng nói là gia đình, thầy cô, bạn bè không biết cho đến khi em bị đau bụng và đến bệnh viện thì mới biết là đau bụng vì chuyển dạ. Khi công an điều tra thì cháu đã khai ra có nhiều người đàn ông đã quấy rối và xâm hại, những người này đều là người quen biết của gia đình. Vụ việc đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự thiếu quan tâm, giáo dục ý thức tự vệ phòng tránh quấy rối tình dục cho các em gái.
Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của 33 HS của lớp 11A1 mà tôi trực tiếp giảng dạy. 
Kết quả khảo sát như sau:
Phần I. Gồm 3 câu hỏi về sự hiểu biết của HS về vấn đề QRTD.
 Số lượng/tỉ lệ Câu
Trả lời đạt
Trả lời chưa đạt
Trả lời sai (hoặc không trả lời)
Câu 1
28HS (84,85%)
5 HS (15,15%)
 0
Câu 2
6 HS (18,18%)
15 HS (45,46%)
12 HS(36,36%)
Câu 3
2 HS (6,06%)
20 HS (60,61%)
11 HS (33,33%)
	Phần II. Các câu hỏi TNKQ theo chủ đề liên quan đến vấn đề QRTD.
Chủ đề
(Nội dung)
Số lượng câu hỏi
Tổng số lượt chọn
Chọn có
Chọn không
(hoặc chưa)
Nhận biết hành vi được xem là QRTD
3 câu
(câu 4, câu 5, câu 6)
99
37 lượt
(chiếm 37,37%)
62 lượt
(chiếm 62,63%)
Nhận biết tình huống không an toàn, có thể bị QRTD.
6 câu
(câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12)
198
142 lượt
(chiếm 71,72%)
56 lượt
(chiếm 28,28%)
Cách xử khi bị QRTD
3 câu
( câu 13, câu 14, câu 15)
99
26 lượt
(chiếm 27,26%)
73 lượt
(chiếm 73,74%)
Sự giáo dục để phòng tránh bị QRTD
2 câu
(câu 16, câu 17)
66
6 lượt
(chiếm 9,1%)
60 lượt
(chiếm 90,9%)
Kết quả trên cho thấy đa số HS đều thiếu kiến thức về vấn đề QRTD; chưa xác định được hành vi QRTD, tình huống không an toàn và cũng chưa biết xử lí khi có nguy cơ bị QRTD. Các em cũng chưa được giáo dục các biện pháp để phòng tránh bị QRTD một cách nghiêm túc. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại cho bản thân các em khi mà xung quanh các em những hành vi quấy rối, xâm hại tình dục đang diễn ra khá phức tạp.
Trong chương trình giáo dục phổ thông cũng có đề cập đến vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên trong sinh học 11 phần sinh học cơ thể. Tuy nhiên việc lồng ghép kiến thức về giới tính nói chung và kiến thức về phòng tránh bị QRTD nói riêng còn hạn chế về nội dung cũng như thời gian.
Từ những thực trạng trên tôi quyết định tiến hành buổi hoạt động ngoại khóa để sớm giúp học sinh trang bị những kiến thức bổ ích và có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bị quấy rối và xâm hại tình dục. Điều này được tôi thể hiện trong đề tài “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bị quấy rối tình dục cho các em nữ sinh lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa”
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Tôi tiến hành các nội dung sau:
2.3.1. Phần thứ nhất: Khảo sát thực tế
 Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa tôi tiến hành khảo sát sự hiểu biết của các em HS bằng cách phát phiếu thăm dò trên 33 học sinh thuộc lớp 11A1 (cả nam và nữ; trong đó có 25 học sinh nữ). Phiếu thăm dò gồm 2 phần với 17 câu hỏi đề cập đến nhận thức của các em về vấn đề QRTD (Phụ lục 1). Tôi phát phiếu cho HS trước khi tiến hành buổi hoạt động luận ngoại khoá một ngày (vào tiết tự chọn Sinh học, thứ bảy ngày 05/5/2018). Các em hoàn thành phiếu thăm dò trong thời lượng 1 tiết học. Sau tiết học, tôi thu lại, tổng hợp và thống kê số câu trả lời để có số liệu đánh giá về mức độ hiểu biết của các em về vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục.
 	Trong tổng số 17 câu hỏi thăm dò gồm 2 phần:
Phần I: gồm 3 câu hỏi tự luận hỏi về sự hiểu biết của các em về vấn đề QRTD.
Phần II: gồm 14 câu trắc nghiệm theo từng nội dung liên quan đến vấn đề QRTD.
Nội dung 1: Hỏi về cách nhận biết của học sinh về những hành vi quấy rối tình dục (gồm 3 câu: câu 4, câu 5, câu 6)
Nội dung 2: Hỏi về cách xác định các tình huống không an toàn có nguy cơ bị QRTD (gồm 6 câu: câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12). 
Nội dung 3: Hỏi về cách xử lí, giải quyết tình huống khi bị quấy rối tình dục (gồm 3 câu: câu 13, câu 14, câu 15 ).
Nội dung 4: Hỏi về sự giáo dục phòng tránh QRTD cho các em ( gồm 2 câu: câu 16 và câu 17).
Kết quả thống kê được như sau: 
- Ở phần I: đa số các em đều đã được biết đến những vụ việc liên quan đến QRTD (chiếm 84,85%). Các em chủ yếu biết đến những vụ nghiêm trọng như hiếp dâm, xâm hại chứ những vụ việc về hành vi QRTD các em chưa kể ra được. Ở 2 câu hỏi về những hiểu biết về QRTD thì phần lớn các em trả lời chưa rõ ràng, chưa chính xác, đang còn lan man, mơ hồ.
- Ở phần II: Với mỗi nội dung tôi đã thống kê tỉ lệ các phương án đã chọn của HS như bảng đã nêu ở trên phần thực trạng. Cụ thể:
+ Đối với các câu hỏi nội dung 1: gồm 3 câu hỏi với tổng số lượt chọn là 99 lượt, trong đó 37,37% số lượt chọn “có”; 62,63% lượt chọn “không”. Điều này chứng tỏ rất nhiều em chưa xác định được hành vi nào là hành vi quấy rối tình dục.
+ Đối với các câu hỏi nội dung 2: gồm 6 câu hỏi với 198 lượt chọn; trong đó 71,72% lượt chọn “có”, 28,28 % số lượt chọn “không”. Điều này cho thấy phần lớn các em chưa phân biệt được tình huống an toàn và không an toàn có thể bị quấy rối tình dục. 
+ Đối với các câu hỏi nội dung 3: gồm 3 câu hỏi với tổng số lượt chọn là 99 lượt; trong đó số lượt chọn “có” chỉ chiếm 27,26%, còn số lượt chọn “không” chiếm tới 73,74% . Con số này cho thấy các em chưa biết cách xử lí hợp lí khi bị quấy rối tình dục. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không biết xử lí các em có thể có thể dẫn đến bị xâm hại tình dục gây ra hậu quả nghiêm trọng.
+ Đối với các câu hỏi nội dung 4: gồm 2 câu với tổng số lượt chọn 99; trong đó tỉ lệ chọn “không” lên đến 90,9%; chọn “có” chỉ chiếm tỉ lệ 9,1%. Điều này cho thấy đa số các em chưa từng được giáo dục về cách phòng tránh bị QRTD.
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết các em học sinh được khảo sát chưa có nhiều kiến thức về quấy rối tình dục. Các em chưa nhận biết được các hành vi nào là quấy rối tình dục mà chỉ nghĩ là trêu chọc, tán tỉnh của người khác giới; chưa nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn, lúng túng trong cách xử lí tình huống khi bị quấy rối tình dục.
2.3.2. Phần thứ hai: Tổ chức hoạt động ngoại khóa 
A. Công tác chuẩn bị:
- Phương tiện chuẩn bị:
+ Máy tính, máy chiếu. 
+ GV chuẩn bị clip ngắn, video về vấn đề QRTD; phiếu học tập in sẵn các câu hỏi liên quan đến clip, đoạn video.
+ GV chuẩn bị các tình huống cụ thể về quấy rối tình dục.
- Thành phần: 
+ Các cô giáo trong trường đến tham dự với vai trò làm Ban cố vấn cho buổi thảo luận đó là cô Lê Thị Bốn (GV bộ môn Sinh-CNNN), cô Lê Thị Hồng (GV bộ môn GDCD); cô Ngô Th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_phong_tranh_bi_quay_roi_tinh_duc_cho_c.doc
  • docMon hoc khac THPT - Vu Thi Hai - THPT Bac Son - Ngoc Lac (phu luc).doc