SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 10 qua đoạn trích chí khí anh hùng (trích truyện Kiều – Nguyễn Du)

SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 10 qua đoạn trích chí khí anh hùng (trích truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hiện nay ở nước ta, đời sống kinh tế thay đổi từng ngày, điều kiện sống và học tập của học sinh ngày một nâng cao, nhưng những vấn đề tiêu cực như bạo lực, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức vẫn gia tăng và thâm nhập vào trường học. Nguyên nhân là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do học sinh chưa nhận thức đúng và chưa biết tôn trọng các giá trị sống.

Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách đã được thể hiện trong các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Điều 27 luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là phát triển toàn diện con người với nhân cách hoàn thiện gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội tâm thống nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực; quan hệ với người khác một cách nhân ái, hữu nghị, hợp tác; quan hệ với công việc và sự nghiệp một cách say mê, nhiệt tình, thích ứng, sáng tạo, hiệu quả và thành đạt.

 

docx 20 trang thuychi01 8012
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 10 qua đoạn trích chí khí anh hùng (trích truyện Kiều – Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA ĐOẠN TRÍCH CHÍ KHÍ ANH HÙNG 
( TRÍCH TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU )
Người thực hiện: Lê Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
 1.1
1.2
1.3
1.4
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
1
2
2
2
2
NỘI DUNG
2
 2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.3.1
2.3.3.2
2.4
Cơ sở lí luận 
Giá trị và giá trị sống:
Các giá trị sống cơ bản
Giáo dục giá trị sống trong trường phổ thông và trong môn Ngữ văn
Thực trạng vấn đề
Giải pháp thực hiện
Xác định những nội dung giáo dục giá trị sống có thể lồng ghép
Lồng ghép giáo dục giá trị sống vào bài học
Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá
Dạng đề nghị luận văn học
Dạng đề nghị luận xã hội:
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
2
3
3
5
5
5
13
13
15
16
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
3.1
3.2
Kết luận
Kiến nghị
16
17
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta, đời sống kinh tế thay đổi từng ngày, điều kiện sống và học tập của học sinh ngày một nâng cao, nhưng những vấn đề tiêu cực như bạo lực, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đứcvẫn gia tăng và thâm nhập vào trường học. Nguyên nhân là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do học sinh chưa nhận thức đúng và chưa biết tôn trọng các giá trị sống.
Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách đã được thể hiện trong các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Điều 27 luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là phát triển toàn diện con người với nhân cách hoàn thiện gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội tâm thống nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực; quan hệ với người khác một cách nhân ái, hữu nghị, hợp tác; quan hệ với công việc và sự nghiệp một cách say mê, nhiệt tình, thích ứng, sáng tạo, hiệu quả và thành đạt.
Như vậy, giáo dục trong nhà trường không chỉ là dạy kiến thức mà còn là giáo dục nhân cách, đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để thực hiện được trọn vẹn mục tiêu đầy khó khăn này, giáo dục giá trị sống trong nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi học sinh, góp phần tạo nên sự thành công của giáo dục.
Mặc dù nhận biết được tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống, nhưng thực tế, hoạt động giáo dục giá trị sống trong nhà trường đang còn gặp nhiều khó khăn. Giáo dục giá trị sống chưa thể trở thành một môn học độc lập mà chỉ được lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác, cũng như với nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn Ngữ văn. Thế nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hay hướng dẫn cụ thể nào cho việc giáo dục giá trị sống trong môn Ngữ văn với từng bài học cụ thể. Phần lớn là do cá nhân người dạy tự tìm tòi và vận dụng vào thực tế giảng dạy của bản thân nên hoạt động giáo dục giá trị sống còn mang tính chủ quan, chưa toàn diện và thiếu đồng bộ, do đó chưa phát huy tốt vai trò của giáo dục giá trị sống trong nhà trường.
Xuất phát từ những lí do trên, trong khuôn khổ có hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chọn đề tài Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 10 qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) 
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu những giá trị sống có thể lồng ghép vào quá trình dạy văn bản Chí khí anh hùng (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du),từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về việc lồng ghép giáo dục giá trị sông vào môn Ngữ văn ở trường THPT.
Đề xuất phương pháp xây dựng cách thức để kết hợp giáo dục các giá trị sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy văn bản.
Đối tượng nghiên cứu: 
Giáo dục giá trị sống qua văn bản “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) - sgk Ngữ văn 10 tập 2.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
NỘI DUNG:
Cơ sở lí luận:
Giá trị và giá trị sống:
Giá trị là cái mà con người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái mà con người dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng
Giá trị sống (giá trị cuộc sống) là tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống, khiến mỗi người đều mong muốn lĩnh hội, thể hiện, để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và góp phần cải thiện cuộc sống chung.
Gắn liền với khái niệm giá trị sống là khái niệm chuẩn giá trị. Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người. Xã hội Việt Nam hiện tại đang có sự biến động nhanh chóng, rõ nét thậm chí khủng hoảng, đảo lộn về chuẩn giá trị xã hội trong một bộ phận thanh niên Việt Nam, thể hiện trong suy nghĩ, lối sống và trong hành vi ứng xử như sống suy đồi, thoái hoá một cách nghiêm trọng, ham tư lợi, vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng Sự lệch chuẩn này cũng được thể hiện rõ nét trong một bộ phận học sinh ở các trường phổ thông, là hồi chuông đáng báo động về nhân cách và hành vi ứng xử lệch lạc của các em.
Các giá trị sống cơ bản:
Theo những tài liệu về giáo dục giá trị sống của Liên Hợp Quốc, Diane Tillman chia thành 12 giá trị sống cơ bản: Hoà bình, Tôn trọng, Yêu thương, Trách nhiệm, Hạnh phúc, Trung thực, Bao dung, Hợp tác, Khiêm tốn, Giản dị, Đoàn kết, tự do.
Theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT, các tác giả đề xuất bảng giá trị gồm 38 tiêu chí, là sự kết hợp của giá trị truyền thống - giá trị hiện đại; giá trị phổ quát - giá trị cục bộ, giá trị dân tộc - giá trị toàn cầu, giá trị cá nhân - giá trị cộng đồng. Đây cũng chính là cấu trúc nhân cách con người Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung.
Giá trị truyền thống
Giá trị hiện đại
Yêu nước
Khoan dung
Tự lập
Công lí
Yêu đồng bào
Nhân ái
Lý tưởng
Hòa Bình
Gia đình
Vị Tha
Năng động
Tôn trọng
Cần cù
Hữu nghị
Duy lí
Dân chủ
Sáng tạo
Biết ơn
Hiệu quả
Trách nhiệm
Hiếu học
Giản dị
Khoa học
Hợp tác
Siêng năng
Cái thiện
Chân lý
Cái đẹp
Hiếu thảo
Dũng cảm
Kỉ luật
Hạnh phúc
Khiêm tốn
Sức khỏe
Tự do
Trung thực
Đoàn kết
Bình đẳng
Bảng giá trị trên là một trong những bảng giá trị được xem là phù hợp với thời đại. Theo tôi còn có thể bổ sung thêm một số giá trị khác rất quan trọng trong xã hội hiện nay như: tình yêu, sự tự tin, lòng tự trọng, sự kiên định
Giáo dục giá trị sống trong trường phổ thông và trong môn Ngữ văn
Giá trị sống của học sinh THPT là cái có ích, có ý nghĩa với cuộc sống, là cái trở thành động lực thúc đẩy hoạt động học tập, quan hệ với bản thân, quan hệ xã hội, được thể hiện qua nhận thức và hành vi.
Giáo dục giá trị sống trong nhà trường là một khái niệm có mặt trong Chương trình giáo dục, đào tạo của ngành giáo dục và của xã hội. Mỗi học sinh khi đã quan tâm đến giá trị sống đều có khả năng học tập, sáng tạo một cách tích cực khi có cơ hội học tập. Và đặc biệt nếu mỗi học sinh được lớn lên trong bầu không khí lấy giá trị sống làm nền tảng thì họ sẽ có năng lực học tập và có những lựa chọn mang ý thức xã hội.
	Ngữ văn là một môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục giá trị sổng cho học sinh. Mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục giá trị sống, phù hợp với những nội dung cơ bản của giáo dục giá trị sống và các vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy có thể triển khai giáo dục giá trị sống vào các nội dung của môn Ngữ văn mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung của môn học.
Thực trạng vấn đề:
Giáo dục giá trị sống cho học sinh nói chung và học sinh THPT đã trở thành một hoạt động mang tính quốc tế. 
Trên thế giới, giáo dục đề cao việc đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân được trang bị đầy đủ tri thức khoa học, hoàn thiện tư cách, đạo đức, có đủ khả năng xây dựng cuộc sống của bàn thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. Đối với hầu hết các quốc gia, dù có thể chế chính trị, xã hội như thế nào, cũng luôn dành sự quan tâm lớn với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Một trong những hoạt động ở nhà trường và xã hội có tác động đáng kể với thanh thiếu niên đang được phát huy, nhận rộng trên toàn thế giới là hoạt động rèn luyện Kỹ năng sống, ví dụ như tổ chức “Hướng đạo sinh”, “Tình nguyện quốc tế”, “Trại hè quốc tế”. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống là những hoạt động tạo ra khả năng nhận thức, tình cảm với các Giá trị sống - những tiêu chí cơ bản, cần thiết đối với mỗi con người.
Tại Việt Nam, những thay đổi của thời đại đã dẫn đến những thay đổi về cuộc sống, con người, từ đó làm thay đổi về quan niệm, nhận thức giá trị của cuộc sống. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh THPT, những yếu tố này tác động mạnh mẽ và rõ rệt nhất. Thực tế cho thấy, hiện nay ở nước ta, tỉ lệ phạm tội vị thành niên ngày càng tăng, giới trẻ chạy theo lối sống hưởng thụ, ích kỉ mà họ cho là hợp thời, sành điệu. Tuy nhiên việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trong trường học và bản thân học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Trong các nội dung giáo dục, rèn luyện của nhà trường, ngành giáo dục nói chung, các nhà trường, thầy cô giáo đều có ý thức đối với giáo dục Giá trị sống. Nhưng chương trình giáo dục Việt Nam còn quá nặng về kiến thức, học sinh chịu sức ép lớn về thành tích, lên lớp, thi cử cuối năm, cuối cấp, hết phổ thông và vào đại học Bài toán về thời gian khiến cho giáo dục giá trị sống vẫn chưa thể trở thành một môn học độc lập trong nhà trường phổ thông.
Riêng với môn Ngữ văn, việc lồng ghép giáo dục giá trị sống vẫn chưa phát huy được hết ưu thế của nó. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục lồng ghép này, trong đó chủ yếu là do thời lượng chương trình không cho phép. Hơn nữa, việc lồng ghép giáo dục giá trị sống vào bài học sao cho hiệu quả, uyển chuyển, hấp dẫn không phải là một việc dễ dàng. Ví dụ như có thể giáo dục lòng yêu nước qua rất nhiều tác phẩm trong chương trình như Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, nhưng lồng ghép như thế nào, xây dựng bài học ra sao để vẫn đảm bảo đặc trưng môn họcluôn là câu hỏi khó. Bởi thế nhiều giáo viên chọn lựa né tránh việc giáo dục giá trị sống trong môn Ngữ văn, hoặc nếu có thì mới chỉ dừng lại ở mức độ có đề cập qua, nghĩa là còn rất sơ sài. 
Trong thực tế giảng dạy ở ngôi trường tôi đang công tác-trường THPT Triệu Sơn 6-vấn đề định hướng, điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách cho các em luôn là một vấn đề nóng. Nhiều học sinh có tâm lí ngỗ ngược, quậy phá, hút thuốc, uống rượu bia, thiếu lễ phép, không tôn trọng người khác, thậm chí là tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, cá độ. Nhiều em không có ý chí phấn đấu, chưa cố gắng học tập, mang tâm lí buông xuôi, thả nổi. Cùng với lực học hạn chế, các em sau khi ra trường thường không có điều kiện tiếp tục học cao, không có cơ hội tìm một công việc tốt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo tôi một phần là do các em chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về các giá trị sống ngay từ khi còn là vị thành niên, dẫn đến ảnh hưởng nhiều tới thái độ, hành vi trong cuộc sống. Đây cũng là thực tế đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay.
Cá nhân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy ưu thế đặc biệt của môn học này trong giáo dục giá trị sống, cả những khó khăn khi xây dựng bài học có lồng ghép giáo dục giá trị sống. Bước đầu đi sâu vào việc tìm hiểu cách thức xây dựng bài học có lồng ghép giáo dục giá trị sống, tôi tập trung vào thử nghiệm áp dụng với một bài học cụ thể: đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) trong sgk Ngữ văn 10, tập 2. 
Giải pháp thực hiện:
Xác định những nội dung giáo dục giá trị sống có thể lồng ghép:
“Chí khí anh hùng” là trích đoạn từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đoạn trích tập trung thể hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải “dọc ngang trời đất vẫy vùng bể khơi”. Đó là con người của những hoài bão, khát vọng cao cả, con người của sự tự tin, quyết đoán, vừa là một người anh hùng, lại vừa là một người đàn ông bản lĩnh và có trách nhiệm; vừa là người “quyết lời dứt áo ra đi”, vừa là người tâm lí, biết quan tâm lo lắng cho người khác. Hình ảnh Từ Hải cho thấy khuynh hướng lý tưởng hóa của Nguyễn Du khi tập trung khắc họa một con người phải nói là hoàn mĩ.
	Dạy học văn bản này, tôi thấy học sinh rất có ấn tượng với hình tượng Từ Hải, nhưng vẫn chỉ xem đó là một nhân vật sách vở, một con người của thời đại phong kiến. Có nghĩa là các em chỉ xem Từ Hải đơn thuần như một nhân vật văn học mà ít chú ý đến tính thực tế của nhân vật, không có sự liên hệ với cuộc sống. Để lồng ghép giáo dục giá trị sống ở bài học này, tôi muốn cho các em hiểu rõ Từ Hải là một con người hoàn hảo ở mọi thời đại. Đó là con người kiểu mẫu về lí tưởng sống, nhân cách sống mà mỗi cá nhân đều khao khát hướng tới. Từ Hải không chỉ là giấc mộng của Nguyễn Du, Từ chính là giấc mộng của mỗi người.
	Trong bài học này, tôi nhận thấy những giá trị sống có thể lồng ghép đó là: lí tưởng, tình yêu, sự tự tin, trách nhiệm. Đối với học sinh THPT, đây đều là những giá trị sống giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, đặc biệt có tác động lớn đến sự phấn đấu của các em.
Lồng ghép giáo dục giá trị sống vào bài học:
Dựa trên các giá trị sống được xác định ở trên, tôi xây dựng giờ học có định hướng giá trị cho học sinh. Điểm khó là làm sao vẫn phải đảm bảo đặc trưng môn học, đảm bảo kiến thức, lại vừa lồng ghép được giá trị sống mà bài học vẫn không khô cứng, học sinh cảm thấy hứng thú và quan tâm đến vấn đề được đặt ra.
Sau khi đặt ra nhiều giải pháp, tôi quyết định lồng ghép giá trị sống bằng cách liên hệ thực tế đan xen trong quá trình tìm hiểu kiến thức. Sụ liên hệ chủ yếu bằng dạng câu hỏi gợi mở, khuyến khích các em tự rút ra bài học cho bản thân. Cụ thể như sau:
Tôi lồng ghép giá trị lí tưởng sống sau khi giúp học sinh nhận thấy lí tưởng và hoài bão của Từ Hải. Tôi đặt các câu hỏi như:
Em có hoài bão nào không?
Chúng ta có thể sống mà không cần hoài bão, lí tưởng không?
Em sẽ làm gì để biến hoài bão và khát vọng của mình thành hiện thực? (Có phải như Từ Hải “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không?)
Giá trị trách nhiệm tôi lồng ghép khi giảng đến lời hứa hẹn của Từ Hải:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.
Tôi giúp các em liên hệ một chút đến thực tế đời sống: có những người chồng không chăm lo cho gia đình, những người con thờ ơ khi bố mẹ đau ốmTôi hỏi các em: “Bài học mà em có thể rút ra là gì?”
Giá trị tình yêu được tôi lồng ghép khi phân tích lời từ chối của Từ ải trướcHHải khi Thúy Kiều ngỏ ý “Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Lí do Từ Hải đưa ra cho thấy sự quan tâm lo lắng hết lòng, cái xót xa khi lo nghĩ cho người mình yêu của Từ Hải: 
	“ Bằng nay bốn bể không nhà
	Theo càng thêm bận biết là đi đâu.”
	Giá trị tự tin tôi lồng ghép khi phân tích lời hứa của Từ Hải: trong vòng một năm sẽ tay trắng làm nên nghiệp lớn “chầy chăng là một năm sau vội gì.”
	Dưới đây là giáo án thể nghiệm:
Tiết 114-115 : Đọc hiểu:
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức: 
Qua nhân vật Từ Hải, hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du.
Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc miêu tả nhân vật anh hùng của Nguyễn Du.
Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng đọc hiểu một đoạn thơ trữ tình.
Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.
Thái độ:
Hiểu và trân trọng những giá trị, ý nghĩa của tác phẩm.
Năng lực:
Giải quyết vấn đề, hợp tác, thưởng thức văn học – cảm thụ thẩm mỹ.
Tự đánh giá bản thân và nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan.
Phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Phương tiện:
Giáo viên: Tài liệu, giáo án, dụng cụ giáo dục trực quan, 
Học sinh: Tài liệu, đồ dùng học tập,
Phương pháp:
Phương pháp đọc diễn cảm, phân tích – bình giảng, kết hợp nêu vấn đề, so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm, cùng các thủ pháp dạy học tích cực khác.
Hình thức: Học theo lớp, học theo nhóm.
Tổ chức hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp, trang phục nề nếp học tập.
Kiểm tra bài cũ:
GV: Em hãy đọc diễn cảm đoạn trích “Nỗi thương mình” và cho biết câu thơ nào khiến em xúc động nhất? Hãy phân tích câu thơ ấy. 
Nội dung bài mới:
*Lời dẫn: Khi tả cảnh chia tay của Từ Hải với Thúy Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói trong một câu (Vợ chồng đoàn tụ chừng nửa năm, Từ Hải liền từ biệt Thúy Kiều ra đi) nhưng Nguyễn Du lại sử dụng tới 18 câu lục bát diễn tả chí khí anh hùng của Từ Hải
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích? 
HS: Trả lời
GV: Em hãy giải nghĩa các từ: “Chí”, “Khí” trong nhan đề đoạn trích? Và cho biết ý nghĩa của nhan đề?
HS: Trả lời
+ “Chí”: Mục đích cao cần hướng tới.
+ “Khí”: Nghị lực để đạt tới mục đích.
GV:Nội dung chính của đoạn trích này là gì?
-Em nào có thể kể vắn tắt các sự việc trước đoạn trích này?
GV bổ sung, mở rộng: Ở lầu xanh của Bạc Bà – Bạc Hạnh ở Châu Thai, Kiều tình cờ gặp người khách đặc biệt, phi phàm từ ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ hào hiệp đến tài năng chí khí tung hoành thiên hạ. “Trai anh hùng, gái thuyền quyên/Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”. Sau nửa năm chung sống hạnh phúc, Từ Hải từ biệt Kiều ra đi thực hiện chí lớn.
GV: Hướng dẫn HS đọc: Đoạn trích trên gồm những lời của ai? (Giọng kể - tả của tác giả và lời nói trực tiếp của các nhân vật).
+ Giọng kể - tả: Chậm rãi, khâm phục, ngợi ca.
+ Giọng Thúy Kiều: Nhỏ nhẹ, tha thiết.
+ Giọng Từ Hải: đĩnh đạc, hào hùng.
GV gọi HS đọc và nhận xét.
GV lưu ý HS phần chú giải từ khó trang113.
GV: Theo em đoạn trích này nên chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
HS: Trả lời
GV: Từ Hải đã chia tay Kiều trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời:
GV: Em có suy nghĩ gì về từ: “Trượng phu” ?
HS: Trả lời
GV : Chỉ ra các từ ngữ chỉ không gian trong đoạn trích. Không gian đó có đặc điểm gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét hiệu quả của việc xây dựng không gian nhằm khắc họa hùng tâm tráng chí của nhân vật? 
HS: Trả lời
GV: Từ “thoắt” có ý nghĩa biểu đạt gì cho sự quyết chí của Từ Hải? Điều đó nói lên cách xử sự của Từ Hải như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Em có nhận xét gì về tư thế ra đi của Từ Hải? Bức tranh người ra đi hiện lên như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Hình ảnh trên khiến em liên hệ đến cảm hứng gì khi miêu tả anh hùng trong văn học thời Trung đại?
HS: Trả lời
GV: Cuối đoạn trích, hình ảnh từ Hải hiện lên như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Đây là con người mà chí khí và tài năng được đo bằng chiều kích của vũ trụ.
GV: Tổ chức hỏi đáp nhanh, thảo luận chung trong thời gian ngắn:
Em có khát vọng, hoài bão nào không?
Chúng ta có thể sống mà không cần hoài bão, lí tưởng không?
Em sẽ làm gì để biến hoài bão và khát vọng của mình thành hiện thực? (Có phải như Từ Hải “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không?)
HS: Trình bày suy nghĩ của cá nhân
GV: Những từ ngữ nào cho thấy thái độ, tâm lí của Thúy Kiều trước quyết định của Từ Hải? 
HS: Trả lời
GV: Trong đạo Nho gia quy định “Tam tòng”, chữ “tòng” có ý nghĩa gì? 
HS: Trả lời
Kiều nguyện gắn bó cuộc đời nàng với Từ Hải, đó là tâm lí bình thường, dễ hiểu. Ở một góc độ khác, như giáo sư Lê Đình Kị nói: “Kiều muốn ra đi cùng để chia 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_gia_tri_song_cho_hoc_sinh_lop_10_qua_doan_tric.docx