SKKN Giảng dạy văn bản đoạn trích Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn Lớp 12

SKKN Giảng dạy văn bản đoạn trích Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn Lớp 12

Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.

Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.

Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.

Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.

Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.

docx 41 trang Mai Loan 14/01/2025 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giảng dạy văn bản đoạn trích Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu..........................................................................................................3
2. Tên sáng kiến: ........................................................................................................4
3. Tác giả sáng kiến:...................................................................................................4
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:...................................................................................4
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ..................................................................................4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.......................................4
7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ................................................................................4
 7.1. Cơ sở sáng kiến: ..............................................................................................4
 7.1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề...........................................................................4
 7.1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................7
 7.1.3. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ...........................................8
 * Tích hợp kiến thức môn Lịch sử trong dạy học đoạn trích Đất Nước của 
 Nguyễn Khoa Điềm............................................................................................9
 * Tích hợp môn Địa lí trong dạy học văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa 
 Điềm.................................................................................................................11
 * Tích hợp môn Giáo dục công dân trong dạy học đoạn trích Đất Nước của 
 Nguyễn Khoa Điềm..........................................................................................12
 * Tích hợp nội môn trong dạy học văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
 .......................................................................................................................... 13 
 7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến................................................................... 38
8. Những thông tin cần được bảo mật (không):........................................................38
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: .....................................................38
 9.1. Với nhà trường ..............................................................................................38
 9.2. Với giáo viên.................................................................................................38
 9.3. Với học sinh ..................................................................................................39
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng 
sáng kiến lần đầu......................................................................................................39
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
 kiến theo ý kiến của tác giả ..................................................................................39
 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
 kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân...................................................................40
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng 
kiến lần đầu (nếu có) ................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................41
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Môn Ngữ văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, 
điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình 
cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó 
nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác 
động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần 
giúp học tốt môn Ngữ văn. Cho nên tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính 
thực hành giảm lý thuyết, gắn với đời sống.
 Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến 
thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho 
các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó 
cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
 Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung và 
Ngữ văn lớp 12 nói riêng đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy 
theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được 
quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. 
Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, 
có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, 
đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức 
linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập 
theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu 
bền hơn.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình 
Ngữ văn lớp 12, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến 
thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu 
việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của 
học sinh trong từng bài học. Tiếp nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài 
“Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy
 3 nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau 
trong cùng một kế hoạch dạy học”.
 Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin 
(integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các 
hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự 
hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
 Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh 
vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để 
chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con 
người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại 
hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn 
có.
 Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội 
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ 
trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào 
những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD 
môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự 
nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
 Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc 
xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình 
môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở 
những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH. Đưa tư tưởng sư 
phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
 Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp 
trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức 
tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn 
học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm 
GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ 
phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước 
trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH 
và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.
 Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải 
thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri 
thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ 
cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ
 5 Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi 
nhẹ việc cung cấp tri thức cho HS. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa 
bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực 
cho HS. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý 
thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng 
những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà 
còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ 
nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý 
nghĩa đối với HS, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
 Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán 
triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong 
mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; 
tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy 
học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách 
đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc 
tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm 
mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng 
lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và 
như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT môn Ngữ văn - Bộ 
GD&ĐT, năm 2002)./.
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
 Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống 
giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện 
kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
 Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của 
dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. 
Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống 
và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến 
thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng 
thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn 
bản một cách hiệu quả.
 Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng 
một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn). Điều 
này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giang_day_van_ban_doan_trich_dat_nuoc_trich_truong_ca_m.docx
  • pdfskkn2020_77202020.pdf