SKKN Giải pháp phát huy tính chủ động tích cực trong học tập của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình con

SKKN Giải pháp phát huy tính chủ động tích cực trong học tập của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình con

Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy - học. Yêu cầu người giáo viên phải lựa chọn nhiều phương pháp giảng dạy và xây dựng các đề án dạy học theo chuyên đề. Mục tiêu là giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập, nắm bắt được kiến thức cơ bản của bộ môn, từ đó tạo được lòng đam mê, hứng thú các môn đã học. Nhất là do đặc điểm của môn Tin học khối 11, học ngôn ngữ lập trình, học sinh rất khó khăn để tiếp thu kiến thức vì các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình rất cô đọng ngắn gọn, dễ nhầm lẫn và hiểu nó một cách trừu tượng.

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT 4 Thọ Xuân với đa số học sinh có học lực trung bình và yếu, tôi thấy rằng cần phải thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện dạy học, phù hợp với từng đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học. Sử dụng phương pháp nội dung như thế nào để qua mỗi phần học, tiết học học sinh hiểu được kiến thức đã học trên lớp, qua đó thích thú với kiến thức mới, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng nhu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp phát huy tính chủ động tích cực trong học tập của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình con” làm chuyên đề báo cáo cho tổ chuyên môn và cho toàn trường. Trước hết phục vụ cho việc dạy học của mình góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường, sau đó là cùng các đồng nghiệp xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng đổi mới.

 

doc 17 trang thuychi01 8030
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp phát huy tính chủ động tích cực trong học tập của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.........2
1. Lí do chọn đề tài.................2
2. Mục đích nghiên cứu..............2
3. Đối tượng nghiên cứu.....................2
4.Phương pháp nghiên cứu.....................3
B. NỘI DUNG..................4
1. Cơ sở lí luận...........................4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến......................4
3. Tóm tắt lí thuyết........................4
4. Tổ chức thực hiện các giải pháp....................... 5
5. Bài học kinh nghiệm....................14
6. Hiệu quả của sáng kiến....................14
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN...................17
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................17
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy - học. Yêu cầu người giáo viên phải lựa chọn nhiều phương pháp giảng dạy và xây dựng các đề án dạy học theo chuyên đề. Mục tiêu là giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập, nắm bắt được kiến thức cơ bản của bộ môn, từ đó tạo được lòng đam mê, hứng thú các môn đã học. Nhất là do đặc điểm của môn Tin học khối 11, học ngôn ngữ lập trình, học sinh rất khó khăn để tiếp thu kiến thức vì các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình rất cô đọng ngắn gọn, dễ nhầm lẫn và hiểu nó một cách trừu tượng.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT 4 Thọ Xuân với đa số học sinh có học lực trung bình và yếu, tôi thấy rằng cần phải thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện dạy học, phù hợp với từng đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học. Sử dụng phương pháp nội dung như thế nào để qua mỗi phần học, tiết học học sinh hiểu được kiến thức đã học trên lớp, qua đó thích thú với kiến thức mới, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng nhu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp phát huy tính chủ động tích cực trong học tập của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình con” làm chuyên đề báo cáo cho tổ chuyên môn và cho toàn trường. Trước hết phục vụ cho việc dạy học của mình góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường, sau đó là cùng các đồng nghiệp xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng đổi mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Một số biện pháp giảng dạy chương trình con có hiệu quả nhằm giúp học sinh lĩnh hội lí thuyết một cách tốt nhất. Thông qua một số bài tập mẫu về hàm và thủ tục giúp cho học sinh nắm được phương pháp giải chung, từ đó áp dụng để giải một số bài toán cơ bản và nâng cao có sử dụng chương trình con. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Chuẩn kiến thức tin học 11.
Các giải pháp tổ chức dạy học theo chủ đề, nội dung.
Học sinh các lớp 11.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chia nội dung kiến thức của chương trình thành từng mục, từng nội dung nhỏ, từng chủ đề.
Vận dụng các phương pháp đổi mới giáo dục vào dạy học như: Đặt vấn đề, diễn giải, thuyết trình, vấn đáp, làm việc với nhóm.
Nội dung kiến thức sách giáo khoa, bài tập, máy chiếu, máy tính, phần mềm pascal.
Khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin, xử lí số liệu.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
- Ngày nay việc lập trình để giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực đã trở nên rất phổ biến. Để giải quyết các bài toán lớn thì cách lập trình không sử dụng chương trình con khó có thể thực hiện đặc biệt là đối với các bài toán lớn cần nhiều người tham gia.
- Làm cơ sở cho học sinh sau này tiếp cận với phương pháp lập trình khác.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
- Học sinh đã được tiếp cận một số thuật toán của một vài bài toán cơ bản ở các bài học trước.
- Đã sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết các bài toán trong quá trình học. 
- Được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ. 
b. Khó khăn
- Do bước đầu tiếp cận việc lập trình nên khả năng còn hạn chế. 
- Khả năng diễn đạt cách giải một bài toán sang thuật toán còn nhiều khó 
khăn do học sinh vùng nông thôn khả năng tin học còn hạn chế. 
- Khả năng chuyển đổi từ thuật toán đã biết sang ngôn ngữ lập trình cụ thể 
còn gặp nhiều khó khăn. 
- Học sinh vận dụng chương trình con giải quyết các bài toán còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, nếu không hiểu xâu, hiểu kĩ sẽ rất khó vận dụng.
3. Tóm tắt lí thuyết
a. Khái niệm chương trình con
Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện( được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình chính.
b. Phân loại chương trình con
 - Phân loại
Hàm (function) là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên qua nó.
Thủ tục( procedure) là chương trình con thực hiện các thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị qua tên của nó. 
 - Cấu trúc của chương trình con
 procedure [(DSTS)];
[];
 Begin 
 [];
 End;
Function[(DSTS)]:; 
[]; 
Begin 
 []; 
 Tênhàm:= giá trị trả về; 
End; 
 - Một số khái niệm
Tham số hình thức: Các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra được gọi là tham số hình thức.
Tham số thực sự: Để thực hiện gọi một chương trình con, ta cần phải có lệnh gọi nó tương tự lệnh gọi hàm hay thủ tục chuẩn, bao gồm tên chương trình con với tham số(nếu có) là các hằng và các biến chứa dữ liệu vào ra tương ứng với các tham số hình thức đặt trong cặp dấu ngoặc ( ). Các hằng và biến này gọi là tham số thực sự.
Biến cục bộ là biến được khai báo dùng riêng trong chương trình con.
Biến toàn cục là biến được khai báo dùng tại mọi vị trí trong chương trình.
Tham số giá trị( tham trị) trong lệnh gọi chương trình con các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể được gọi là các tham số giá trị.
Tham số biến( tham biến) trong lệnh gọi chương trình con các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các biến chứa dữ liệu ra được gọi là các tham số biến. 
Để phân biệt tham số biến và tham trị, Pascal sử dụng từ khóa Var để khai báo tham số biến.
4. Tổ chức thực hiện các giải pháp
Để giảnh dạy chương VI “Chương trình con và phân loại” có hiệu quả đối với học sinh của mình, để học sinh nắm được kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
a. Giải pháp 1: Phân bố lượng kiên thức rõ ràng phù hợp với từng tiết dạy:
Kiến thức trong mỗi tiết dạy được đề nghị như sau:
Tiết 1: Khái niệm chương trình con.
Tiết 2: Cấu trúc và phân loại chương trình con.
Tiết 3: 	Vị trị đặt chương trình con trong chương trình chính.
 Lời gọi chương trình con.
 	Khái niệm biến toàn cục, biến cục bộ.
Tham số hình thức,tham số thực sự.
Tham biến, tham trị.
Tiết 4+ 5: Bài tập về hàm và thủ tục.
Tiết 6 + 7 +8 : Thực hành các bài tập về hàm và thủ tục.
b. Giải pháp 2: Chọn bài toán ví dụ mở đầu phù hợp với trình độ học sinh và có thể sử dụng xuyên suốt trong quá trình trình bày kiến thức của chương.
Đây là vấn đề giáo viên quan tâm nhiều nhất, bởi vì bài toán mở đầu rất quan trọng: Vừa mang kiến thức bài cũ vừa đặt vấn đề cho nội dung bài mới cần tìm hiểu. Bài toán mở đầu khó quá sẽ gây áp lực ban đầu cho học sinh, các em thấy khó sẽ thoái chí, không hứng thú tìm hiểu bài. Bài toán mở đầu dễ quá sẽ không kích thích được tính tò mò ham học hỏi của học sinh. Vì vậy giáo viên phải chọn bài toán mở đầu vừa phù hợp với trình độ của học sinh vừa đặt được vấn đề cho bài mới gây chú ý, khám phá, tìm tòi cho học sinh.
Trong SGK Tin học 11( trang 90) đưa ra bài toán Tluythua= an + bm+ cp+dq làm ví dụ mở bài. Với bài toán ví dụ này tôi thấy chưa đáp ứng hết được yêu cầu để đưa đến học sinh khái niệm chương trình con một cách tốt nhất, chưa bao quát và xuyên suốt hết được kiến thức lí thuyết của chương này. Vì vậy bản thân tôi đưa ra hai bài toán ví dụ mở đầu sau:
Bài toán 1: Tính tổng lũy thừa S=ax+by+cz. Trong đó a, b, c là các số thực; x, y, z là các số nguyên dương. Giá trị của các số này được nhập vào từ bàn phím khi chạy chương trình. 
Với bài toán này tôi thực hiện chương trình bằng 2 cách (sử dụng chương trình con và không sử dụng chương trình con).
Program Tong_luy_thua; { cách 1}
Var tluythua,luythua1, luythua2, luythua3: real;
A, b,c: real;
I, x,y,z: integer;
Begin
Write(‘ hay nhap du lieu theo thu tu a, b, c, x, y, z: ‘);
Readln(a,b,c,x,y,z);
Luythua1:= 1.0;
For i:=1 to x do luythua:=luythua*a;
Luythua2:= 1.0;
For i:=1 to y do luythua:=luythua*b;
Luythua3:= 1.0;
For i:=1 to z do luythua:=luythua*c;
Tluythua:= luythua1+luythua2+luythua3;
Writeln(‘ tong lua thua la:’, tluythua);
Readln; 
End.
Program Tong_luy_thua;  {cach 2}
Uses CRT; 
Var a,b,c: real; 
 x, y, z: word; 
 Fucntion Luythua(x:real; k: word): real; 
 Var i: integer; 
 T:real; 
 Begin 
 T:= 1; 
 For i:=1 to k do 
 T:= T* x; 
 Luythua:=T; 
 End; 
BEGIN 
 Clrscr; 
 Write(‘nhap a,b,c,x,y,z:’); readln(a,b,c,x,y,z); 
 S:=Luythua(a,x)+ Luythua(b,y)+Luythua(c,z); 
 Write(‘Tong luy thua:’,s:8:2); 
 Readln 
END.
Với bài toán 1 cần phân tích để học sinh thấy được việc lặp lại các đoạn lệnh giống nhau trong một chương trình, sử dụng nhiều biến, .. ,nếu tăng các phần tử lũy thừa sẽ làm cho chương trình dài và khó theo dõi, sử dụng nhiều biến dẫn đến tốn bộ nhớ. Dẫn dắt học sinh còn cách lập trình khác và giáo viên sẽ thực hiện chương trình bằng cách này để học sinh theo dõi.
Bài toán 2: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương N (N≤ 300) và dãy A gồm N số nguyên. Sắp xếp dãy số vừa nhập thành dãy không giảm và xuất dãy được sắp xếp ra ngoài màn hình.
Phân tích: Đây là bài toán quen thuộc học sinh đã được tìm hiểu ở bài mảng một chiều. Vì vậy tôi thực hiện chương trình này bằng cách không sử dụng chương tình con mà học sinh đã được tìm hiểu:
 Program sapxepdayso;
Uses CRT; 
Const Nmax = 300; 
Type ArrInt = Array[1..300] of integer; 
Var 
 A: ArrInt; 
 N,I,j,t: integer;
Begin 
 Clrscr;
Write(‘ nhap so lương phan tu cua day so:’); 
Readln(N);
For i:=1 to N do 
Begin 
Write(‘phan tu thu ‘,I,’+’);
Readln(A[i]);
End;
For j:= N downto 2 do 
For i:= 1 to j-1 do 
If A[i] > A[i+1] then 
Begin
t:= A[i];
A[i]:=A[j];
A[j]:= t;
End;
Writeln(‘ day so dươc sap xep la:’);
For i:= 1 to N do write(A[i]:4);
Readln;
End.
Phân tích: Chương trình trên thực hiện rất nhiều công việc. Sẽ khó theo dõi, chỉnh sửa và đặc biệt với những bài toán lớn nếu chúng ta thiết kế chương trình theo dạng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cần phân tích để học sinh nhận ra nên:
- Thiết kế một chương trình con phục vụ việc nhập dãy số. 
- Thiết kế một chương trình con phục vụ việc xuất dãy số ra màn hình. 	
- Thiết kế một chương trình con dùng để thực hiện công việc sắp xếp.
Chương trình: 
Program sapxepdayso; 
Uses CRT; 
Const Nmax = 300; 
Type ArrInt = Array[1..300] of integer; 
Var 
 A: ArrInt; 
 N: integer; 
 Procedure Nhap_Mang(var A: ArrInt; var M: integer); 
 Var i: integer; 
 Begin 
 Write(‘Nhap so phan tu cua day so:’); Readln(M); 
 For i:=1 to M do 
 Begin 
 Write(‘A[‘,i,’]=’); Readln(A[i]); 
 End; 
 End; 
 Procedure Hoan_doi(var a,b:integer); 
 Var tam: integer; 
 Begin 
 tam:= a; 
 a := b; 
 b:= tam; 
 End; 
 Procedure Sap_xep(var A: ArrInt; M: integer); 
 Var i, j: integer; 
 Begin 
 For j:=M downto 2 do 
 For i:=1 to j-1 do 
 If A[i] > A[i+1] then Hoan_doi(A[i],A[i+1]); 
 End; 
 Procedure Xuat_mang(A: ArrInt; M: integer); 
 Var i: integer; 
 Begin 
 For i:=1 to M do 
 Write(A[i]: 5); 
 End; 
BEGIN 
 Clrscr; 
 Nhap_mang(A,n); 
 Sap_xep(A,n); 
 Xuat_mang(A,n) 
 Readln 
END. 
Với bài toán 2 bằng việc phân tích và lập luận giáo viên sẽ đưa đến cho học sinh sự cần thiết chia bài toán lớn thành các bài toán nhỏ để giải quyết. Từ đây giáo viên diễn giải để học sinh đến với khái niệm chương trình con một cách thuận lợi và hiệu quả.
Trong các tiết 2 + 3: Vẫn sử dụng hai chương trình trên để đưa ra kiến thức sau:
 Hai loại chương trình con( hàm và thủ tục).
 Cấu trúc của từng loại chương trình con.
 Vị trí chương trình con.
 Lời gọi chương trình con.
 Biến cục bộ.
 Biến toàn cục.
 Tham số hình thức. 
 Tham số thực sự.
Program Tong_luy_thua;  
Uses CRT; 
Var a,b,c: real;  {a,b,c, x,y,z: biến toàn cục}
 x, y, z: word; 
 Fucntion Luythua(x:real; k: word): real; { sử dụng hàm, x, k: tham số hình thức}
 Var i: integer;  { I, T : biến cục bộ}
 T:real; 
 Begin 
 T:= 1; 
 For i:=1 to k do 
 T:= T* x; 
 Luythua:=T; 
 End; 
BEGIN 
 Clrscr; 
 Write(‘nhap a,b,c,x,y,z:’); readln(a,b,c,x,y,z); 
 S:=Luythua(a,x)+ Luythua(b,y)+Luythua(c,z);  {có 3 lời gọi hàm}
 Write(‘Tong luy thua:’,s:8:2); 
 Readln 
END.
Chương trình: 
Program sapxepdayso; 
Uses CRT; 
Const Nmax = 300; 
Type ArrInt = Array[1..300] of integer; 
Var 
 A: ArrInt;  { A, N: biến toàn cục}
 N: integer; 
Procedure Nhap_Mang(var A: ArrInt; var M: integer);  { sử dụng thủ tục}
Var i: integer;  { i: biến cục bộ}
Begin  {a, m : tham số hình thức}
 Write(‘Nhap so phan tu cua day so:’); Readln(M); 
 For i:=1 to M do 
 Begin 
 Write(‘A[‘,i,’]=’); Readln(A[i]); 
 End; 
 End; 
Procedure Hoan_doi(var a,b:integer); {giá trị a và b thay đổi theo thủ tục}
Var tam: integer; 
Begin 
 tam:= a; 
 a := b; 
 b:= tam; 
End; 
Procedure Sap_xep(var A: ArrInt; M: integer); {giá trị A thay đổi theo thủ tục} 
Var i, j: integer;  {giá trị M không thay đổi theo thủ tục}
Begin 
 For j:=M downto 2 do 
 For i:=1 to j-1 do 
 If A[i] > A[i+1] then Hoan_doi(A[i],A[i+1]); 
End; 
Procedure Xuat_mang(A: ArrInt; M: integer); 
Var i: integer; 
Begin 
 For i:=1 to M do 
 Write(A[i]: 5); 
End; 
BEGIN 
 Clrscr; 
 Nhap_mang(A,n); 
 Sap_xep(A,n); 
 Xuat_mang(A,n)  {thân chương trình chính có 3 lời gọi thủ tục}
Readln 
END. 
Như vậy, với hai bài toán ví dụ mở đầu trên tôi đã đưa được đến với học sinh toàn bộ các khái niệm liên quan đến chương trình con một cách thuận lợi và hiệu quả.
c. Giải pháp 3: Tổng hợp một số bài tập về hàm
Bài toán 1: Viết chương trình tính n giai thừa. Trong đó n là số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím khi chạy chương trình. 
Phân tích: Cần thiết kế một chương trình con(hàm) để tính giai thừa. 
Chương trình: 
Program Giai_thua; 
Uses CRT; 
Var n: word ;
Fucntion GT(k: word): longint; 
Var T, i: word; 
Begin 
 T:= 1; 
 For i:=1 to k do 
 T:= T* i; 
 GT:=T; 
End; 
BEGIN 
 Clrscr; 
 Write(‘nhap n:’); readln(n); 
 Write(n,’!=’, GT(n)); 
 Readln 
END. 
Bài tập tương tự: 
1. Viết chương trình tính tổng S= a! + b! + c!. Trong đó a, b, c là các số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím khi chạy chương trình. 
2. Viết chương trình tính chỉnh hợp Ank . Trong đó n, k là các số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím khi chạy chương trình. 
3. Viết chương trình tính tổ hợp Cnk . Trong đó n, k là các số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím khi chạy chương trình.
Bài toán 2: : Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương. Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 số này.
Program BT_BCNN; 
Var x, y: word; 
Function UCLN(a,b:word):word; 
Begin 
 a:= abs(a); 
 b:=abs(b); 
 while a b do 
 begin 
 if a > b then a:=a-b; 
 if b > a then b:= b- a; 
 end; 
 UCLN:= a; 
End; 
BEGIN 
 Write(‘x,y:’);Readln(x,y); 
 Write(‘BCNN cua’, x, ‘va’, ‘y:’, (x*y) div UCLN(x,y)); 
 Readln 
END. 
Bài tập tương tự: 
1. Viêt chương trình rút gọn phân số A/B. Với A, B là các số nguyên dương.
2. Viết chương trình tính tổng 2 phân số A/B + C/D. Với A, B, C, D là các số nguyên dương được nhập từ bàn phím.
Bài toán 3: Cho chiều dài của ba cạnh tam giác. Viết chương trình tính chu vi, diện tích, chiều dài các đường cao, chiều dài các đường trung truyến của tam giác. 
Program Tam_giac; 
Uses CRT; 
Fucntion Chuvi(a,b,c: real): real; 
Begin 
 Chuvi:=a+b+c; 
End; 
Fucntion Dientich(a,b,c: real): real; 
Var p: real; 
Begin 
 p:=(a+b+c)/2; 
 Dientich := sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)); 
End; 
Fucntion Trungtuyen(a,b,c: real): real; 
Begin 
 Trungtuyen:=sqrt(((b*b+c*c )- a*a)/(4*a)) 
End; 
Fucntion Chieucao( a,b,c, x: real): real;{là chiều cao của cạnh tương ứng cần tính} 
Begin 
 Chieucao := 2*Dientich(a,b,c)/x; 
End; 
BEGIN 
 Clrscr; 
 Write(‘nhap a, b, c:’); readln(a,b,c); 
 If (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) then 
 Begin 
 Write(‘Chu vi tam giac’, Chuvi(a,b,c):5:2); 
 Write(‘Dien tich tam giac’, Dientich(a,b,c):5:2); 
 Write(‘Trung tuyen m_a’, Trungtuyen(a,b,c):5:2); 
 Write(‘Trung tuyen m_b’, Trungtuyen(b,a,c):5:2); 
 Write(‘Trung tuyen m_c’, Trungtuyen(c,b,a):5:2); 
 Write(‘Chieu cao h_a’, Chieucao(a,b,c,a):5:2); 
 Write(‘Chieu cao h_b’, Chieucao(a,b,c,b):5:2); 
 Write(‘Chieu cao h_c’, Chieucao(a,b,c,c):5:2); 
 End 
 Else 
 Write(‘Ba so vua nhap khong tao thanh ba canh cua tam giac’); 
 Readln 
END. 
Bài tập tương tự: 
1. Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng các cạnh là a, b. 
2. Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình tròn có bán kính R. 
3. Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình vuông có cạnh a. 
d. Giải pháp 4: Tổng hợp một số bài tập về thủ tục
Bài toán 1: Viết chương trình đọc dữ liệu từ tệp A.IN đưa vào mảng A: dòng đầu tiên trong tệp A.IN chứa số phần tử của mảng A, dòng thứ 2 chứa các số nguyên là các giá trị của các phần tử trong mảng mỗi số cách nhau bởi một dấu cách, sau đó tạo ra mảng B trong đó B[i] là tổng i phần tử đầu tiên trong mảng A. Ghi các giá trị của mảng B ra tệp B.OUT. 
Phân tích: 
- Thiết kế một thủ tục phục vụ đọc dữ liệu từ tệp. 
- Thiết kế một thủ tính các giá trị của dãy B.
- Thiết kế một thủ tục ghi các giá trị của dãy B ra tệp.
Chương trình: 
program TEP_DL; 
const input='A.IN'; 
 output='B.OUT'; 
 max=300; 
var A, B:array[1..max] of integer; 
 i, n: integer; 
procedure Doc_DL; 
var f:text; 
 i: integer; 
Begin 
 assign(f,input); 
 reset(f); 
 readln(f,n); 
 for i:=1 to n do read(f,A[i]); 
 close(f); 
End; 
procedure XuLi_DL; 
var i:integer; 
Begin 
 B[1]:=A[1]; 
 for i:=2 to n do  B[i]:=B[i-1]+A[i]; 
End; 
Procedure Ghi_DL; 
var i: integer; 
 f:text; 
Begin 
 assign(f,output); 
 rewrite(f); 
 for i:=1 to n do write(f,B[i]:3); 
 close(f); 
End; 
Begin 
 Doc_DL; 
 XuLi_DL; 
 Ghi_DL; 
End. 
Bài tập tương tự: 
1. Viết chương trình sắp xếp dãy số chứa trong tệp INPUT.IN (dòng 1: Chứa số n, dòng 2:chứa n số nguyên cách nhau bởi dấu cách). Ghi dãy số được sắp tăng dần ra tệp OUTPUT.OUT. 
2. Viết chương trình đọc dãy số chứa trong tệp INPUT.IN (dòng 1: Chứa số n, dòng 2:chứa n số nguyên cách nhau bởi dấu cách). Cho biết trong dãy số có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ và tính tổng số chẵn, tổng số lẻ rồi ra tệp OUTPUT.OUT( dòng đầu tiên ghi 2 số: số đầu tiên là số lượng số chẵn trong dãy, số kế tiếp là tổng các số chẵn; dòng thứ 2 ghi 2 số: số đầu tiên là số lượng số lẻ trong dãy, số kế tiếp là tổng các số lẻ)
Kết luận: Thông qua một số bài tập mẫu về hàm và thủ tục giúp cho học sinh nắm được phương pháp giải chung, từ đó áp dụng để giải một số bài toán cơ bản có sử dụng chương trình con. 
5. Bài học kinh nghiệm
Qua thực hiện đề tài, bản thân rút ra được bài học kinh nghiệm:
Đối với mỗi đối tượng học sinh khác nhau, cần phải có phương pháp thích hợp để chuyển tải kiến thức đến từng đối tượng phù hợp, nhất là các em trung bình và yếu, vì các em này thường ít chú tâm học tập, gặp kiến thức khó hiểu thì các em không chịu khó tiếp thu dẫn đến môn học không cao.
Giáo viên phải theo sát đối tượng học sinh của mình, luôn luôn tìm tòi học hỏi đồng nghiệp và sách báo để đưa ra được những phương pháp phù hợp với học sinh, nâng cao chất lượng môn học, gây hứng thú học tập cho học sinh.
6. Hiệu quả của sáng kiến
Tôi đã áp dụng những giải pháp trên đối với 3 lớp của trường THPT 4 Thọ Xuân trong năm học 2016-2017 này và có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập của học sinh. Kết quả học sinh nắm bắt kiến thức được tổng hợp cụ thể như sau:
+ Kết quả các lần kiểm tra định kì của năm 2015-2016 chưa áp dụng SK

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_phat_huy_tinh_chu_dong_tich_cuc_trong_hoc_tap.doc