SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông tại trường THCS Trần Phú – Thành phố Thanh Hóa
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm hoạ đối với bất kỳ ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn 30 người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Nhiều vụ vi phạm pháp luật do các em học sinh gây ra đã gây ra hoang mang, lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong nhà trường, ngoài hoạt động chuyên môn, trong những năm qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như việc tích hợp một số nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp vào các giờ học bộ môn trên lớp hay hoạt động ngoại khóa được Liên đội nhà trường đẩy mạnh đã mang lại kết quả đáng kể. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện các hoạt động này cũng còn nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau. Và một thực tế nổi cộm là hiện nay tình trạng học sinh trên địa bàn nói chung và ở đơn vị nói riêng vi phạm về An toàn giao thông đang ngày càng gia tăng, thậm chí đã có trường hợp học sinh bị tai nạn giao thông (hoặc gây tai nạn).
Với nhiều năm kinh qua công tác quản lý, bản thân thường xuyên trực tiếp chỉ đạo nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục an toàn giao thông (GDATGT). Qua gần 3 năm đảm nhận công tác quản lý – Hiệu trưởng nhà trường, bản thân đã không ngừng trăn trở tìm giải pháp tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác GDATGT trong đối tượng học sinh. Trong giai đoạn hiện nay khi mà phương tiện xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt của đa số người dân trên địa bàn nâng cao rõ rệt kéo theo 01 bộ phận học sinh được cha mẹ nuông chiều đã đua đòi. dẫn đến hoặc vô tình hoặc cố ý đã vi phạm pháp luật nhất là Luật GTĐB đang cần phải được kéo giảm và ngăn chặn.
Từ những thực trạng nêu trên. Tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường THCS Trần Phú – Thành phố Thanh Hóa” với mong muốn chia sẻ một số biện pháp đã triển khai thực hiện có hiệu quả trong năm học 2016 - 2017.
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm hoạ đối với bất kỳ ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn 30 người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Nhiều vụ vi phạm pháp luật do các em học sinh gây ra đã gây ra hoang mang, lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội. Trong nhà trường, ngoài hoạt động chuyên môn, trong những năm qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như việc tích hợp một số nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp vào các giờ học bộ môn trên lớp hay hoạt động ngoại khóa được Liên đội nhà trường đẩy mạnh đã mang lại kết quả đáng kể. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện các hoạt động này cũng còn nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau. Và một thực tế nổi cộm là hiện nay tình trạng học sinh trên địa bàn nói chung và ở đơn vị nói riêng vi phạm về An toàn giao thông đang ngày càng gia tăng, thậm chí đã có trường hợp học sinh bị tai nạn giao thông (hoặc gây tai nạn). Với nhiều năm kinh qua công tác quản lý, bản thân thường xuyên trực tiếp chỉ đạo nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục an toàn giao thông (GDATGT). Qua gần 3 năm đảm nhận công tác quản lý – Hiệu trưởng nhà trường, bản thân đã không ngừng trăn trở tìm giải pháp tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác GDATGT trong đối tượng học sinh. Trong giai đoạn hiện nay khi mà phương tiện xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt của đa số người dân trên địa bàn nâng cao rõ rệt kéo theo 01 bộ phận học sinh được cha mẹ nuông chiều đã đua đòi... dẫn đến hoặc vô tình hoặc cố ý đã vi phạm pháp luật nhất là Luật GTĐB đang cần phải được kéo giảm và ngăn chặn. Từ những thực trạng nêu trên. Tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường THCS Trần Phú – Thành phố Thanh Hóa” với mong muốn chia sẻ một số biện pháp đã triển khai thực hiện có hiệu quả trong năm học 2016 - 2017. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật về ATGT, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh – thanh thiếu niên. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường THCS Trần Phú – Thành phố Thanh Hóa. - Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. - Phân tích một số giải pháp quản lý công tác giáo dục an toàn giao thông đã được vận dụng thực hiện trong năm qua. - Từ những kết quả đạt được rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị nhằm cải tiến hơn nữa công tác trong những năm học tới. 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài được áp dụng trong đối tượng học sinh của trường THCS Trần Phú – Thành phố Thanh Hóa trong năm học 2016 – 2017; với giải pháp khắc phục thực trạng bằng sự huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị góp phần hạn chế vi phạm ATGT trong thanh thiếu niên và học sinh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Các phương pháp chính: Quan sát nắm tình hình thực tế ở địa phương, qua đó tìm hiểu cơ sở lý luận..., khảo sát điều tra lấy thông tin cụ thể tại đơn vị, phân tích các giải pháp, tổng hợp - so sánh đánh giá kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất giúp công tác đạt hiệu quả cao hơn. II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Luật Giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật Giáo dục năm 2005. Trong quá trình giáo dục, ngoài việc trang bị cho học sinh tri thức thông qua các giờ học trên lớp, nhà trường còn có nhiệm vụ giúp các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức ấy, tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã học với thực tế cuộc sống trong cộng đồng cũng như tổ chức các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội. Từ đó hình thành cho các em thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật. Tổ chức GDATGT trong nhà trường phổ thông có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội. Giáo dục An toàn giao thông là một nội dung giáo dục được thực hiện ở các nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước mở cửa hội nhập và phát triển. Giáo dục An toàn giao thông nhằm giáo dục cho học sinh một số nội dung về Luật giao thông đường bộ, giáo dục kĩ năng sống để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao thông đường bộ. Cùng với hoạt động GDNGLL, hoạt động GDATGT giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội cũng như vận dụng tri thức đã học vào hoạt động hàng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Cụ thể là: - Học sinh có những hiểu biết cơ bản về an toàn giao thông. - Học sinh hiểu được thực trạng về tình hình an toàn giao thông ở địa phương, trong nước và trên thế giới. - Học sinh hiểu và nắm vững về pháp luật Việt Nam cùng các Nghị định của chính phủ quy định xử phạt đối với người vi phạm Luật GTĐB. - Từ đó, mỗi học sinh cần hiểu Luật GTĐB và thể hiện trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông. - Giáo dục ATGT nhằm từng bước hình thành ở học sinh thái độ tích cực, không đua đòi, có thái độ không đồng tình, không tôn trọng pháp luật nhất là luật GTĐB trong cộng đồng và trong giới thanh thiếu niên đang ngày càng gia tăng. - Thông qua các hoạt động từ công tác tuyên truyền giáo dục về kiến thức, thái độ tiến đến hình thành và phát triển về kĩ năng, hành vi: biết trân trọng cái đẹp, tự giác thực hiện “văn hóa giao thông”. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, cần tập trung làm rõ những nội dung càng cụ thể càng tốt trong lĩnh vực ATGT để các em có thể khắc sâu ghi nhớ và thực hiện đạt hiệu quả, bao gồm: - Giáo dục An toàn giao thông trong trường phổ thông là giúp cung cấp cho học sinh một số nội dung cơ bản về Luật giao thông đường bộ (Luật GTĐB Việt Nam năm 2005) trong đó giới thiệu rõ về điều kiện và những quy định cần thiết đối với người tham gia giao thông, đặc biệt là các nội dung cụ thể có liên quan đến lứa tuổi của các em. - Trước hết, cần chú trọng giáo dục cho các em một số hành vi thể hiện “Văn hóa giao thông” đối vời học sinh phổ thông: Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng, đổ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi (hoặc ngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường; Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi. - Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp cho các em về hiện trạng, về tình hình an toàn giao thông ở địa phương, trong nước và trên thế giới. - Các nghị định của Chính phủ quy định xử phạt đối với người tham gia giao thông vi phạm Luật GTĐB như: + Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 thay thế NĐ 146/CP có hiệu lực kể từ 01/5/2010. + Nghị định 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2011. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm a. Thực trạng tình hình địa phương. Trường THCS Trần Phú đóng trên địa bàn phường Phú Sơn – Thành phố Thanh Hóa, đây là phường nội thành với nhiều tuyến đường giao thông đông đúc và thường xảy ra tai nạn. Về vị trí địa lý, trường THCS Trần Phú đối diện chợ Phú Thọ, bên phải trường là ngã tư Phú Sơn, bên trái là cầu vượt Phú Sơn – đây đều là những đầu mối giao thông với lượng người và phương tiện giao thông đông đúc. Bên cạnh đó, đường đôi một chiều chạy qua cổng trường và chỉ cách cổng trường 5m, dẫn đến việc ra vào trường của học sinh gặp không ít khó khăn và nguy hiểm. Không những vậy, việc hai trường tiểu học Trần Phú và THCS Trần Phú đặt cạnh nhau với tổng số học sinh lên đến hơn 1600 em cùng số lượng lớn phụ huynh đưa đón con đi học khiến cho an toàn giao thông trước cổng trường luôn là vấn đề nóng. b. Thực trạng nhà truờng. * Thuận lợi: - Giáo dục ATGT cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung đã được quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐ GDNGLL) cũng như tích hợp vào các giờ học bộ môn giáo dục công dân trong trường nên dựa trên cơ sở là các văn bản chỉ đạo của cấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi năm. - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ: phòng hội trường có trang bị máy chiếu, trường có hệ thống âm thanh tự trang bị phục vụ sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóanên công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa ATGT có nhiều thuận lợi. - Tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên trong trường hoạt động tích cực, là nhân tố tích cực hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động phong trào cũng như hoạt động GDATGT cho nhà trường. Công tác được thực hiện và duy trì hàng năm nên việc triển khai hoạt động khá thuận lợi. * Khó khăn - Nhà trường phải chú trọng vào hoạt động dạy học trên lớp – họat động mũi nhọn quyết đị0nh chất lượng nhà trường từng năm học, nên hoạt động GDATGT chưa thực sự được chú trọng. - Học sinh trường đa số là con nhà lao động tự do, buôn bán nhỏ lẻ, công nhân các nhà máy nên việc phối hợp với nhà trường giáo dục con em chưa được quan tâm đúng mức. Một số học ở cách xa trường trên 5km nên việc đi lại học tập của các em chưa được theo dõi sâu sát. Một bộ phận Cha mẹ học sinh (CMHS) kiến thức pháp luật còn hạn chế hoặc có thái độ không kiên quyết nên đã để con em sử dụng phương tiện đi học không đúng quy định, ngang nhiên vi phạm an toàn giao thông, vô hình chung đã tiếp tay cho các em vi phạm pháp luật. - Một số giáo viên chủ nhiệm là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí giáo dục học sinh; công tác tuyên truyền. - Bí thư chi Đoàn, Tổng phụ trách Đội không phải là cán bộ chuyên trách lại phải đảm trách nhiều công việc, hơn nữa hoạt động Đoàn - Đội phải dàn trải rất nhiều hoạt động nên hoạt động ngoại khóa ATGT cho học sinh còn chưa được đầu tư như mong muốn; - Còn một vài giáo viên chủ nhiệm được phân công làm công tác chủ nhiệm do dạy thiếu tiết lại không có năng khiếu và tâm huyết với công tác kiêm nhiệm, chưa thật sự quan tâm công tác giáo dục kỹ năng sống cũng như giáo dục pháp luật cho học sinh kể cả trong SHCN và chưa đầu tư tốt cho HĐ GDNGLL; trong khi một số giáo viên dạy lớp cũng chưa thật sự chú ý việc giáo dục đạo đức cho các em vì cho rằng đó là trách nhiệm của GVCN, thậm chí có khi thấy các em vi phạm ATGT cũng không hề nhắc nhở * Tình hình học sinh tham gia giao thông trường THCS Trần Phú năm học 2016 – 2017. Hầu hết học sinh của trường là con em gia đình tiểu thương; lao động tự do hoặc buôn bán nhỏ lẻ nên việc học tập của nhiều em chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mực từ gia đình. Trong khi nhiều em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình ngoài giờ đi học thì một bộ phận lại được trang bị đầy đủ điều kiện sinh hoạt như người lớn (có xe đạp điện; điện thoại di động; ...) mà không hề có sự kiểm soát của gia đình cũng chính là một trong những áp lực đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường chúng tôi. THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH THAM GIA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TT Khối lớp TS học sinh Đi xe đạp Đi xe điện 1 6 141 50 0 2 7 133 55 0 3 8 189 53 7 4 9 109 51 10 2.3 Các giải pháp. Để quản lí tốt, chặt chẽ hoạt động này, trên cơ sở nắm được đặc điểm tình hình nhà trường, tình hình ATGT ở địa phương, nguồn nhân lực, mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả hoạt động GDATGT của những năm học trước, phương hướng, nhiệm vụ năm học mới, với vai trò người được phân công quản lý hoạt động, tôi tiến hành thực hiện các bước như sau: 2.3.1 Giải pháp 1: Thành lập ban chỉ đạo. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng tổ chức thành lập Ban chỉ đạo giáo dục các vấn đề xã hội thực hiện công tác GDATGT trong trường theo chỉ đạo nhằm thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và bổ sung thành phần theo quy định; Thành phần gồm: Trưởng ban: Hiệu trưởng. Phó ban thường trực: Phó Hiệu trưởng. Các uỷ viên gồm: Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp, các giáo viên nam trong nhà trường. Hiệu trưởng khi ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo giáo dục các vấn đề xã hội có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng trong năm học. Qua đó, từng bộ phận có kế hoạch cụ thể và tổ chức các hoạt động theo chủ điểm và thường xuyên trong suốt năm học theo qui định. 2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động Cùng với việc xây dựng dự thảo kế hoạch năm học của trường, tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ATGT và cụ thể hoá thành kế hoạch từng học kì, từng tháng, từng tuần phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, phù hợp với từng cấp lớp và đảm bảo mục tiêu giáo dục pháp luật và phát triển nhân cách cho học sinh; bao gồm: Kế hoạch giáo dục các vấn đề xã hội về ATGT (kế hoạch tháng ATGT), kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL, kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộ môn, kế hoạch hoạt động Đoàn – Đội . qua sự phối hợp từ kế hoạch của các bộ phận: Tổ bộ môn GDCD, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường. Ngoài ra, Ban lãnh đạo trường cũng xây dựng kế hoạch phối hợp với địa phương trong giáo dục học sinh trong đó có nội dung giáo dục pháp luật – ATGT trong đối tượng thanh thiếu niên học sinh trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch chủ điểm bao gồm kế hoạch triển khai Tháng An toàn giao thông hàng năm và duy trì hoạt động xuyên suốt cho đến hết năm học, trong đó thể hiện sự phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội hỗ trợ nhà trường như: chính quyền địa phương, Cha mẹ học sinh, 2.3.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch Sau khi được thành lập, BCĐ tiến hành họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo, xây dựng cơ chế hoạt động hợp lí, khai thác được điểm mạnh của các thành viên trong trường giúp cá nhân, bộ phận thực hiện công việc chủ động, góp phần tích cực cho công tác GDATGT trong trường. Để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục ATGT nói riêng đòi hỏi phải có sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều đối tượng, lực lượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngay từ đầu năm, sau khi họp Ban chỉ đạo để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng liên quan trong Ban thực hiện công tác giáo dục ATGT cho các em học sinh như: Giáo viên chủ nhiệm, tổ bộ môn GDCD, Đoàn - đội tôi đã có kế hoạch huy động các lực lượng khác trong Nhà trường cùng tham gia hoạt động như: Công đoàn – để huy động CBVC toàn trường cùng chung tay làm gương trong chấp hành Luật GTĐB và qua đó cùng giáo dục các em học sinh chấp hành tốt. Song song đó, vai trò của bộ phận Bảo vệ ngoài việc nhắc nhở phải có biện pháp chế tài đối với các em chưa tự giác thực hiện khi đến trường. Đồng thời cũng chú trọng giữ mối liên hệ phối hợp với các lực lượng như: địa phương, gia đình học sinh. Mọi thứ phải được bắt đầu ngay từ đầu năm và phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của Nhà trường. - Công tác chỉ đạo các lực lượng bên trong nhà trường thực hiện hoạt động GDATGT: + Đối với giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm chính là thành phần sâu sát nhất với học sinh thông qua các giờ học trên lớp, sinh hoạt lớp và hoạt động GDNGLL. Vì vậy, cần luôn quan tâm thành phần này nhằm hỗ trợ giáo dục mọi mặt cho học sinh, trong đó có hoạt động GDATGT. Cụ thể, Lãnh đạo trường cần chọn đúng người làm công tác chủ nhiệm, đồng thời chỉ đạo chặt chẽ, có biện pháp bồi dưỡng công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm nhận thức rõ hơn vai trò của mình và tầm quan trọng của công tác Đoàn - Đội đối với học sinh. Từ đó GVCN có sự chủ động thực hiện công tác giáo dục ATGT trong HĐNGLL, đồng thời có sự phối hợp cùng Đoàn - Đội và giữ mối liên hệ thường xuyên hơn với Cha mẹ học sinh (CMHS) trong hoạt động này nhất là vận động họ quản lý chặt chẽ phương tiện đi học của con em mình. Trước Hội nghị phụ huynh đầu năm, nhà trường cho các GVCN tập huấn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở các em ý thức chấp hành pháp luật nhất là Luật GTĐB trong các giờ sinh hoạt lớp và HĐ NGLL. Lãnh đạo nhà trường cần kịp thời tuyên dương những giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho lớp mình tham gia tích cực các hoạt động về ATGT cũng như chấp hành tốt luật GTĐB, đồng thời kịp thời nhắc nhở GVCN và tập thể lớp có học sinh vi phạm ngoài việc xử lý kỷ luật các em. Bên cạnh đó, GVCN các lớp này cũng được chỉ đạo gặp gỡ trao đổi với Cha mẹ các em chưa chấp hành tốt (do Đoàn - Đội ghi nhận được) để có biện pháp kịp thời giúp đỡ các em khắc phục, không để xảy ra vi phạm dẫn đến bị xử lý kỷ luật. Ngoài ra, Nhà trường cũng mạnh dạn đưa vào đánh giá thi đua CBVC trong đơn vị nội dung “Giáo viên chủ nhiệm có học sinh bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (vi phạm nội quy hoặc Luật GTĐB bị xử phạt): trừ 02 điểm/lượt HS; lớp có HS vi phạm Luật GTĐB sẽ bị khống chế không được khen thưởng thi đua cuối năm”. + Đối với Tổ bộ môn GDCD: Xem xét trên thực tiễn cũng như cơ sở lý luận, ngoại khóa ở trường trung học phổ thông cũng được xem là một trong những con đường để thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh rất hiệu quả, nhất là Luật GTĐB. Qua buổi ngoại khóa học sinh có thể được chứng kiến hoặc tham gia giải quyết các tình huống cụ thể giúp các em hiểu và khắc sâu hơn các kiến thức về Luật giao thông đường bộ. Tổ trưởng với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo, chú trọng quản lý việc GVBM GDCD tổ chức tích hợp nội dung về Luật GTĐB vào nội dung giáo dục pháp luật bộ môn đồng thời huy động giáo viên bộ môn GDCD hỗ trợ chuẩn bị nội dung kiến thức về Luật GTĐB phục vụ các hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong SHDC (Tháng ATGT, ngày pháp luật) và các hội thi có lồng ghép nội dung giáo dục ATGT do tổ chức Đoàn - Đội tổ chức. Lịch thực hiện ngoại khóa ATGT bộ môn GDCD năm học 2016 - 2017: STT KHỐI- LỚP TIẾT TUẦN GHI CHÚ 1 6 24 24 Tích hợp - bài 14 2 7 34 34 3 8 34 34 4 9 15 15 + Đối với tổ chức Đoàn - Đội: Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số ít học sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển. Nhà trường - thầy cô giáo phải hiểu biết nhũng nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tâm lý của học sinh. Học sinh THCS có tính tích cực hoạt động tập thể và đã có khả năng tự quản. Tuy nhiên các em chưa có đủ nhận thức đúng đắn về cái tốt và cái xấu, cái đẹp và cái không đẹp, chưa đủ kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự quản lý và lãnh đạo sư phạm thường xuyên của thầy cô. Nguyên tắc này đòi hỏi phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo, thông qua các hoạt động tích cực của xã hội nhằm để tự rèn luyện nhân cách cho bản thân mỗi học sinh, đồng thời hình thành các mối quan hệ lành mạnh để tác động giáo dục lẫn nhau. Và tổ chức Đoàn hơn ai hết là người phải gần gũi với các em thông qua công tác tuyên truyền giáo dục cho các em về các kiến thức kỹ năng... và nhất là qua các hoạt đông mà có thể thu hút được các em tham gia và thực hành tốt các kiến thức kỹ năng ấy. Tổ chức Đoàn-đội vào đầu tháng 9 tổ chức thi đố vui, diễn tiểu phẩm về ATGT trong sinh hoạt dưới cờ; triển khai và phát động học sinh toàn trường hưởng ứng Tháng ATGT- tháng 9/2016. Qua đó, tổ chức cho học sinh đăng ký thực hiện Thá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_duc_an_toan_g.doc