SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi

Bước 1: Lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu và phạm vi kiến thức, kỹ năng, năng lực cần đánh giá Ngữ liệu lựa chọn cần đa dạng về thể loại, có là thơ và đoạn trích văn xuôi; đa dạng đề tài. Các đề tài viết theo định hướng phát triển phẩm chất học sinh Phổ thông trong Chương trình Ngữ văn mới. Đa dạng về phong cách ngôn ngữ: phong cách nghệ thuật, phong cách chính luận (giáo dục, bình luận xã hội, chính trị,…), phong cách báo chí, phong cách khoa học (về sức khỏe, giới tính,…). Ngữ liệu hướng tới những giá trị phổ quát của nhân loại như: Hòa bình, tự do, nhân ái, khoan dung, hạnh phúc,…

Kỹ năng, năng lực hình thành gồm: Kỹ năng đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học. Phẩm chất hình thành gồm: Trung thực, dũng cảm, chia sẻ, trách nhiệm, yêu thương,… Năng hình thành gồm: Tự chủ, tự học, hòa nhập, hợp tác và các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn.

Phạm vi kiến thức: Phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt, làm văn từ THCS đến THPT. Phần nghị luận xã hội bao gồm kiến thức trong và ngoài chương trình phổ thông. Phần nghị luận văn học là các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 10, lớp 11 và lớp 12

Bước 2: Xây dựng ngân hàng câu hỏi

Ngân hàng câu hỏi là một hệ thống các loại, dạng câu hỏi đa dạng và phong phú. Khi có ngân hàng câu hỏi thì việc biên soạn đề thi (kiểm tra) cũng trở nên dễ dàng, khoa học và hiệu quả hơn. Mục đích của chúng tôi là làm sao đó có thể chọn lựa khái quát các dạng câu hỏi cũng như biên soạn, biên tập hệ thống câu hỏi chuẩn xác nhất. Việc còn lại của người biên soạn đề là lựa chọn câu hỏi phù hợp với mục đích kiểm tra, đánh giá để ra đề theo mục đích cụ thể của đề kiểm tra mà mình biên soạn.

doc 20 trang Mai Loan 09/04/2025 610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
 Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ đánh giá nội dung sang đánh 
giá năng lực học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục theo 
định hướng phát triển năng lực. Trong thời gian từ năm 2015 đến 2018 Bộ Giáo dục và 
Đào tạo Cùng với các Sở Giáo dục và Đào tạo đã phát hành nhiều tài liệu, tổ chức các 
lớp tập huấn cho giáo viên về Kỹ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm 
tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên đa số giáo viên hiện nay 
chưa nắm chắc kỹ thuật thiết kế đề kiểm ta đánh giá năng lực học sinh, còn nhiều lúng 
túng và sai sót khi biên soạn đề, rất ít giáo viên có khả năng tự mình biên soạn được đề 
kiểm tra đảm bảo các yêu cầu của phương pháp kiểm tra đánh giá mới mà đa số tìm 
kiếm các đề kiểm tra trên tài nguyên internet, chỉnh sửa rồi sử dụng trong quá trình 
dạy học; một số khác lại ra những đề kiểm tra hoàn toàn theo cách cũ chỉ kiểm tra nội 
dung kiến thức mà không thúc đẩy năng lực của học sinh. Tình trạng đó vô hình trung 
đã làm trì trệ quá trình đổi mới giáo dục mà chúng ta đang gắng sức thực hiện.
 Bản thân tôi đã có kinh nghiệm thực tiễn trong biên soạn đề kiểm tra đánh giá 
năng lực môn Ngữ văn. Trong năm 2018 tôi có tham gia biên soạn hai cuốn sách ôn thi 
THPT Quốc gia là tuyển tập “Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn” và 
“Tuyệt kỹ luyện giải đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn”. Chất lượng đề thi trong 
hai cuốn sách này đã được đông đảo học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao và được tái 
bản phiên bản mới năm 2019.
 Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất 
lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây 
dựng ngân hàng câu hỏi” để giúp giáo viên nắm được những nguyên tắc và kỹ thuật 
cơ bản nhất trong thiết kế đề kiểm tra môn Ngữ văn, có thể biên soạn được đề kiểm tra 
phục vụ cho hoạt động dạy học từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn học.
2. Tên sáng kiến:
“Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ 
văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi” 
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Dương Khánh Toàn
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên 
- Vĩnh Phúc 
 - Số điện thoại: 0347881331 Email: 
duongkhanhtoan.gvquangha@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 Trường THPT Quang Hà
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Khoa học xã hội
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 
 Từ ngày 12/09/2018 
 1 II. Giải pháp cụ thể
Bước 1: Lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu và phạm vi kiến thức, kỹ năng, năng lực cần 
đánh giá Ngữ liệu lựa chọn cần đa dạng về thể loại, có là thơ và đoạn trích văn 
xuôi; đa dạng đề tài. Các đề tài viết theo định hướng phát triển phẩm chất học sinh Phổ 
thông trong Chương trình Ngữ văn mới. Đa dạng về phong cách ngôn ngữ: phong cách 
nghệ thuật, phong cách chính luận (giáo dục, bình luận xã hội, chính trị,), phong 
cách báo chí, phong cách khoa học (về sức khỏe, giới tính,). Ngữ liệu hướng tới 
những giá trị phổ quát của nhân loại như: Hòa bình, tự do, nhân ái, khoan dung, hạnh 
phúc,
 Kỹ năng, năng lực hình thành gồm: Kỹ năng đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận 
xã hội, viết bài văn nghị luận văn học. Phẩm chất hình thành gồm: Trung thực, dũng 
cảm, chia sẻ, trách nhiệm, yêu thương, Năng hình thành gồm: Tự chủ, tự học, hòa 
nhập, hợp tác và các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn.
 Phạm vi kiến thức: Phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt, làm văn từ 
THCS đến THPT. Phần nghị luận xã hội bao gồm kiến thức trong và ngoài chương 
trình phổ thông. Phần nghị luận văn học là các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 
THPT lớp 10, lớp 11 và lớp 12
Bước 2: Xây dựng ngân hàng câu hỏi
 Ngân hàng câu hỏi là một hệ thống các loại, dạng câu hỏi đa dạng và phong 
phú. Khi có ngân hàng câu hỏi thì việc biên soạn đề thi (kiểm tra) cũng trở nên dễ 
dàng, khoa học và hiệu quả hơn. Mục đích của chúng tôi là làm sao đó có thể chọn lựa 
khái quát các dạng câu hỏi cũng như biên soạn, biên tập hệ thống câu hỏi chuẩn xác 
nhất. Việc còn lại của người biên soạn đề là lựa chọn câu hỏi phù hợp với mục đích 
kiểm tra, đánh giá để ra đề theo mục đích cụ thể của đề kiểm tra mà mình biên soạn. 
 Sau đây là ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn 
được thiết kế theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2018
a. Ngân hàng câu hỏi phần đọc hiểu
 Để soạn hệ thống yêu cầu (câu hỏi) để kiểm tra năng lực đọc hiểu của người 
học (học sinh) đảm bảo tính hiệu quả quả là một vấn đề không dễ dàng chút nào. Nó 
đòi hỏi người soạn đề phải có kiến thức, kỹ năng và một bộ lọc thật tốt để lựa chọn 
những ngữ liệu có tính giáo dục, tính nhân văn, tính thời sự, phù hợp với lứa tuổi mà 
không đi theo lối mòn sáo rỗng. Và đồng thời, hệ thống yêu cầu (câu hỏi) xây dựng 
cũng phải đảm bảo tính khoa học nhằm kiểm tra năng lực, kiến thức của người học 
hiệu quả nhất. Mà muốn vậy chúng ta phải cần đến ngân hàng câu hỏi khoa học để có 
thể biên soạn được một đề đọc hiểu như ý.
 Ở phần này, học sinh cần nắm được ở mỗi câu hỏi theo mỗi mức độ khác nhau 
chúng ta sẽ thường gặp dạng câu hỏi nào nhất. Để từ đó, biết tự giới hạn cho mình 
khung kiến thức, kỹ năng để ôn luyện chính xác để đạt kết quả tốt nhất.
 3 – Nêu một vài giải pháp/ lời khuyên/ cho vấn đề đề 
 cập trong đoạn trích.
  Liên hệ thực tiễn.
 – Nếu là anh/ chị, anh/ chị sẽ xử lí như thế nào với vấn 
 đề đó?
 Tình huống lựa chọn:
 – Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến “” không? Vì sao?
 01 VẬN DỤNG
 – Nếu là anh/ chị, anh/ chị sẽ chọn “A” hay “B”? Vì 
 sao?
 Cảm nhận hoặc bày tỏ suy nghĩ về:
 – Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật “A” trong đoạn 
 trích trên.
 – Anh/ Chị suy nghĩ gì về câu thơ/câu văn “” trong 
 đoạn trích trên.
 Hoặc có khi, câu vận dụng yêu cầu khó hơn, vận dụng 
 kiến thức Tiếng Việt, dạng như:
 – Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến “” không? Bày tỏ và 
 bảo vệ quan điểm của anh/chị bằng một đoạn văn (diễn 
 dịch/quy nạp/tổng phân hợp) (khoảng 05 dòng) hoặc có 
 sử dụng phép liên kết (nối/thế/lặp) hoặc phương thức biểu 
 đạt nghị luận, chẳng hạn.
 – Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn (diễn dịch/quy nạp/) 
 kể vềcó sử dụng phương thức biểu đạt (tự sự/biểu 
 cảm/miêu tả/).
b. Ngân hàng câu hỏi phần viết đoạn văn
 Khi thiết kế câu hỏi/yêu cầu đối với việc viết đoạn văn, người ra đề cần lưu ý về 
cách đặt câu hỏi, yêu câu để vừa thấy được mối liên hệ giữa phần viết đoạn và và phần 
Đọc hiểu. Đồng thời yêu cầu cần tạo cho học sinh có một tâm thế sẵn sàng làm bài chứ 
không phải làm vì nghĩa vụ. Để làm được điều này, người dạy hết sức chú ý các kiểu 
 Kiểm tra năng lực – Đặt người viết vào tình huống lựa 
 tạo lập văn bản chọn: Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến  
 thông qua việc vận được nêu ở phần Đọc hiểu không? Viết 
 dụng kiến thức đã một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ 
 NGHỊ học để phân tích, và bảo vệ quan điểm của anh/ chị.
 LUẬN VẬN tổng hợp, đánh giá – Viết theo chủ đề: Viết một đoạn văn 
 XÃ DỤNG vấn đề. với chủ đề : 
 HỘI
 – Trình bày suy nghĩ: Trình bày suy 
 nghĩ của anh/ chị về vấn đề/ ý kiến 
 được đề cập đến ở phần Đọc hiểu 
 bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).
đề mở, yêu cầu mở như đưa người viết vào tình huống lựa chọn, viết theo chủ đề
 5 Số câu 2 1 1 4
 Tổng Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0
 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30%
 Phần II. Câu 1: Nghị Viết 
 Làm văn luận xã hội 01 
 - Khoảng 200 đoạn 
 chữ. văn
 - Trình bày suy 
 nghĩ về đạo lý 
 được gợi ra từ 
 văn bản đọc 
 hiểu.
 Câu 2: Nghị Viết 
 luận văn học 01 
 - Nghị luận về bài 
 một đoạn trích văn
 (hoặc: nhân vật, 
 chi tiết, giá 
 trị) trong tác 
 phẩm văn học 
 lớp 12 THPT.
 - Liên hệ với 
 một đoạn trích 
 trong tác phẩm 
 văn học lớp 10, 
 11 THPT.
 - Đưa ra nhận 
 xét về một nội 
 dung có trong cả 
 hai đoạn trích.
 Số câu 1 1 7.0
 Tổng Số điểm 2.0 5.0 70%
 Tỉ lệ 20% 50%
 Số câu 2 1 2 1 6
Tổng cộng Số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 10,0
 Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%
 * Ma trận đề kiểm tra 45 phút
 7 Một ngày xuân, con chim nhả một hạt Tung trên bức tường đá ở đền Ta Prohm. 
Gặp nước mưa, hạt Tung nảy mầm thành một cây Tung. Ngay lúc vừa sinh ra, cây Tung 
đã nhận ngay ra số phận trớ trêu của mình: nó không mọc trên mảnh đất màu mỡ như 
những cây khác, mà lại mọc một bức tường đá!
 Đối với cây, làm gì có gì khô cằn hơn đá! Nó nhìn đám cây cối tươi tốt khoe sắc 
xung quanh mà thèm. Nhưng nó biết nó không thể đua đòi với họ. Nó có số phận khác. Nó 
buộc phải sống theo cách khác. Nó quyết định... không vươn lên!
 Nó chỉ ra một ít lá để hít khí trời, để không tiêu thụ quá nhiều dinh dưỡng.
 Nó tằn tiện từng tí dinh dưỡng hiếm hoi mà cái rễ của nó hút được từ bức tường đá 
và “đầu tư” số dinh dưỡng đó cho chính... cái rễ. Nó kiên trì vươn cái rễ bé bỏng về phía 
đất, từng tý, từng tý, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua 
năm khác.
 Nó vẫn không chịu vươn lên cao và chỉ duy trì vài ba cái lá nhỏ để hít khí trời. Nó 
biết đám cây tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó. 
Thậm chí có lúc nó còn nghe thấy họ gọi nó là “thằng còi” một cách miệt thị.
 Nó mặc kệ. Nó chỉ quan tâm đến một mục đích cụ thể: vươn cái rễ tới đất.
 Nhiều ngày trôi qua. Nhiều tháng trôi qua. Nhiều mùa trôi qua. Nhiều năm trôi 
qua. Đến một ngày, cái rễ của nó đã chạm được đến đất. Nó không thể nhầm được. Đó là 
một cảm giác rất khác. Một dòng dinh dưỡng nóng hổi chạy ngược lên thân nó, nhiều như 
nó chưa từng biết. Nó run lên vì sung sướng. Nhưng nó chỉ cho phép mình tận hưởng một 
chút, rồi quyết định: “đầu tư” cho cái rễ thứ hai! 
 Qua hàng chục năm, nó đã có 10 cái rễ cắm được xuống đất Nó nhanh chóng 
trở thành cây cao nhất rừng. Nó tiếp tục vươn lên cao, cao gấp nhiều lần những cây khác. 
Nó nhìn thấy một không gian rộng lớn mà các cây cối khác không nhìn thấy được....
 Thật ra, trong khi nó vẫn còn là “thằng còi” mang bộ rễ to bự, nhiều cây xung 
quanh nó đã chết và được thay thế bằng thế hệ con của chúng, rồi đến thế hệ cháu, thế hệ 
chắt... của chúng. Những dòng họ cây đó hưởng dương nhiều hơn hưởng thọ. Chúng có 
quá ít rễ và rễ của chúng cắm vào đất quá nông. Chúng chỉ chăm chăm đua đòi khoe lá, 
không biết rằng bộ rễ yếu ớt của chúng không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cuộc ăn 
chơi.
 (Theo: truyenhaymoingay.com)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 3. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn trích trên.
Câu 4. Từ câu chuyện trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình?
 II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm)
 Từ câu chuyện về cây Tung trong đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 
một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về đề tài: Vượt qua nghịch cảnh.
Câu 2 (5,0 điểm)
 Phân tích ý nghĩa sâu sắc trong phần mở đầu trong bản “Tuyên ngôn độc lập” 
của Hồ Chí Minh:
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_bien_soan_de_kiem_tra_dan.doc
  • docBIA SKKN.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc