SKKN Giải pháp để hạn chế tình trạng tảo hôn ở một số nữ học sinh lớp 11D trường THCS & THPT Quan Hóa năm học 2018 - 2019

SKKN Giải pháp để hạn chế tình trạng tảo hôn ở một số nữ học sinh lớp 11D trường THCS & THPT Quan Hóa năm học 2018 - 2019

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT hiện nay, bên cạnh việc các Nhà trường tổ chức tốt việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh thì việc duy trì sĩ số học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các nhà trường.

Trước thực trạng chung hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh vì những lý do khác nhau đã bỏ học như : năng lực học tập yếu kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ không quan tâm con cái, bố mẹ ly hôn, bố mẹ đi làm ăn xa, học sinh đua đòi, học hỏi, bắt chước thói hư tật xấu hay do ham vui mải chơi. Ngoài ra còn một nguyên nhân khiến học sinh bỏ học nữa là tình trạng tảo hôn ở học sinh trường THPT ở miền núi cao, nhất là học sinh nữ. Trong các nguyên nhân nêu trên, tôi nhận thấy tình trạng tảo hôn khiến học sinh phải bỏ học là nguyên nhân mà tôi quan tâm nhất. Bởi vì hàng năm số học sinh nữ của Nhà trường phải nghỉ học vì lý do này là cao hơn cả. Mặt khác, tình trạng tảo hôn diễn ra ở lứa tổi học sinh đã để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình học sinh, cho Nhà trường và cho xã hội. Đó là tảo hôn dẫn đến thất học, nghèo đói, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội. Tảo hôn sinh con sớm làm tăng gấp hai lần tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở thiếu cân và thấp còi, tăng tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ em từ 1 - 5 tuổi, tăng tỉ lệ tử vong của các bà mẹ mang thai sớm ( cao gấp 5 lần) so với những bà mẹ trên 20 tuổi. Nhiều trường hợp con em của các cặp vợ chồng tảo hôn không được đi học, không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, y tế, văn hóa, tinh thần. Tảo hôn cũng khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình của mỗi thành viên trong gia đình là rất thấp, dẫn đến tỉ lệ nghèo đói ngày càng tăng cao, là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, phần lớn các đôi vợ chồng tảo hôn còn thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh nghèo túng, nhiều đôi đã tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Đáng buồn hơn có gia đình phải bán cả nhà để trả nợ cho lễ cưới rồi sau đó dắt díu nhau đi ra bìa rừng dựng lều ở tạm

 

doc 14 trang thuychi01 7870
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp để hạn chế tình trạng tảo hôn ở một số nữ học sinh lớp 11D trường THCS & THPT Quan Hóa năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THCS&THPT QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG TẢO HÔN 
Ở MỘT SỐ NỮ HỌC SINH LỚP 11D 
TRƯỜNG THCS&THPT QUAN HÓA NĂM HỌC 2018 - 2019
Người thực hiện: Mai Hồng Kỳ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: công tác chủ nhiệm lớp.
THANH HOÁ, NĂM 2019
Mục lục
Mục
Nội dung
 Trang
1
Mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
1-2
- Mục đích nghiên cứu.
2-2
- Đối tượng nghiên cứu.
2-2
- Phương pháp nghiên cứu.
2-3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3-3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3-5
2.3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 6-10
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
10-11
3
Kết luận, kiến nghị.
11-12
1. Phần mở đầu : 
1.1 Lý do chọn đề tài :
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT hiện nay, bên cạnh việc các Nhà trường tổ chức tốt việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh thì việc duy trì sĩ số học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các nhà trường.
Trước thực trạng chung hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh vì những lý do khác nhau đã bỏ học như : năng lực học tập yếu kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ không quan tâm con cái, bố mẹ ly hôn, bố mẹ đi làm ăn xa, học sinh đua đòi, học hỏi, bắt chước thói hư tật xấu hay do ham vui mải chơi. Ngoài ra còn một nguyên nhân khiến học sinh bỏ học nữa là tình trạng tảo hôn ở học sinh trường THPT ở miền núi cao, nhất là học sinh nữ. Trong các nguyên nhân nêu trên, tôi nhận thấy tình trạng tảo hôn khiến học sinh phải bỏ học là nguyên nhân mà tôi quan tâm nhất. Bởi vì hàng năm số học sinh nữ của Nhà trường phải nghỉ học vì lý do này là cao hơn cả. Mặt khác, tình trạng tảo hôn diễn ra ở lứa tổi học sinh đã để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình học sinh, cho Nhà trường và cho xã hội. Đó là tảo hôn dẫn đến thất học, nghèo đói, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội. Tảo hôn sinh con sớm làm tăng gấp hai lần tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở thiếu cân và thấp còi, tăng tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ em từ 1 - 5 tuổi, tăng tỉ lệ tử vong của các bà mẹ mang thai sớm ( cao gấp 5 lần) so với những bà mẹ trên 20 tuổi. Nhiều trường hợp con em của các cặp vợ chồng tảo hôn không được đi học, không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, y tế, văn hóa, tinh thần. Tảo hôn cũng khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình của mỗi thành viên trong gia đình là rất thấp, dẫn đến tỉ lệ nghèo đói ngày càng tăng cao, là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, phần lớn các đôi vợ chồng tảo hôn còn thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh nghèo túng, nhiều đôi đã tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Đáng buồn hơn có gia đình phải bán cả nhà để trả nợ cho lễ cưới rồi sau đó dắt díu nhau đi ra bìa rừng dựng lều ở tạm 
 Trong khi đó để tạo nên sự phát triển của trường THCS & THPT Quan Hóa đòi hỏi các cấp ngành chức năng quan tâm đến nhiều nội dung trong đó khắc phục tình trạng tảo hôn diễn ra ở một số học sinh nữ của Nhà trường nói chung và của lớp 11D do tôi làm công tác chủ nhiệm của năm học 2018 -2019 là điều rất cần thiết. Vì vậy tôi nhận thấy rằng cần phải có một số giải pháp nhằm hạn chế thực trạng tảo hôn của một số nữ học sinh tại lớp 11D trường THCS&THPT Quan Hóa.
Hiện nay, có nhiều tài liệu bàn về tình hình tảo hôn trong phạm vi cả nước nói chung, nhất là ở các vùng núi cao và có đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề này, BGH Nhà trường cũng đã có nhiều giải pháp, cách thức khác nhau nhưng tình trạng này vẫn diễn ra ở một số lớp. Trong đó năm học 2017 - 2018 lớp 10D do giáo viên Hà Văn Thảo làm chủ nhiệm có sĩ số lớp là 35 học sinh, trong đó có20 học sinh nam và 15 học sinh nữ thì đã có 4 học sinh nữ mang thai phải bỏ học để lấy chồng Năm học 2018 – 2019, là giáo viên được điều động tăng cường làm nghĩa vụ hai năm tại trường THCS&THPT Quan Hóa, tôi được BGH Nhà trường giao cho công tác kiêm nhiệm là chủ nhiệm lớp 11D thay cho đồng chí Hà Văn Thảo chuyển công tác khác. Điều mà tôi quan tâm khi tiếp nhận công tác chủ nhiệm tại lớp 11D là tiếp tục có thêm 3 học sinh nữ trong số 11 học sinh nữ còn lại của lớp có ý định bỏ học để lấy chồng. Nhìn các học sinh nữ, chủ nhân tương lai của đất nước khi đang ở độ tuổi vị thành niên phải bỏ học vì mang thai và lấy chồng, tôi rất thương các em học sinh nơi vùng núi cao của huyện Quan Hóa. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra và ngày càng nhiều thì tương lai của các em sẽ ra sao ?
Chính vì vậy, tôi nhận thức rằng việc đưa ra : «  Giải pháp để hạn chế tình trạng tảo hôn ở một số nữ học sinh lớp 11D trường THCS&THPT Quan Hóa năm học 2018 - 2019 » là điều rất cần thiết để áp dụng nhằm khắc phục tình trạng này ở lớp 11D nói riêng và giúp các đồng nghiệp tham khảo hoặc áp dụng ở các lớp khác của Nhà trường nói chung, góp phần giúp cho Nhà trường ổn định và phát triển.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
 	Việc nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng tảo hôn trong học sinh, nhất là học sinh nữ của trường THCS&THPT Quan Hóa là điều cần thiết. Bởi vì việc làm này nhằm mục đích:
- Đối phụ huynh: Giải pháp này giúp phụ huynh hạn chế tới mức thấp nhất và tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn của con em mình. Bởi có chấm dứt tình trạng tảo hôn thì mới chấm dứt được những hậu quả nặng nề của nó đối với tương lai của thế hệ trẻ vùng cao cũng như cuộc sống của nhân dân huyện Quan Hóa.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: Giải pháp này giúp giáo viên duy trì tốt về sĩ số học sinh mà ban giám hiệu giao cho từ đầu năm học bởi vì hiện nay việc duy trì sĩ số của học sinh có ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của giáo viên. 
- Đối với Nhà trường: Học sinh là nguồn sống quan trọng nhất của Nhà trường, có học sinh thì mới có Nhà trường cho nên duy trì sĩ số học sinh là để tạo nên sự tồn tại và phát triển của Nhà trường.
- Đối với học sinh : Giúp các em học sinh vững tin và học tập tốt, chuẩn bị cho mình hành trang cần thiết để sau khi tốt nghiệp THPT, các em thực hiện tốt những ước mơ, hoài bão của mình, đóng góp sức lực nhỏ bé của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
Trong đề tài này, tôi đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân sau gần hai mươi năm công tác giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp để thực hiện hạn chế, khắc phục tình trạng tảo hôn ở một số nữ học sinh lớp 11D năm học 2018 - 2019 trường THCS&THPT Quan Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan, thu thập thông tin: 
Đây là phương pháp quan sát trực tiếp bằng các giác quan, nhờ đó mà giáo viên chủ nhiệm thu thập được thông tin cần thiết và đáng tin cậy để đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: 
Sau khi giáo viên quan sát và thu thập được thông tin sẽ tiến hành phân tích tổng hợp để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại.
- Phương pháp thuyết phục: 
Giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ tiến hành gặp gỡ học sinh cũng như phụ huynh học sinh, dùng kỹ năng sống, kiến thức, tư duy của mình để thuyết phục về tình trạng tảo hôn diễn ra ở học sinh.
2. Nội dung: 
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1 Khái quát chung về kết hôn và độ tuổi kết hôn: 
	- Kết hôn là sự kiện pháp lý được tiến hành tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ khi hai bên nam nữ tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Trên cơ sở đảm bảo sự tồn tại bền vững của hôn nhân cùng với sự nghiên cứu quá trình phát triển về tâm sinh lý của con người, vào khả năng nhận thức, khả năng chịu trách nhiệm duy trì cuộc sống hôn nhân mà pháp luật nước ta đã có quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn của nam và nữ theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi.
	- Quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu đảm bảo con cái được sinh ra khỏe mạnh về thể lực và trí lực, được chăm sóc, giáo dục toàn diện để trở thành công dân có ích cho xã hội và bảo vệ quyền lợi cho người vợ sau kết hôn.
2.1.2 Khái quát về tảo hôn: 
	- Tại khoản 8 điều 3 của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014: tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn.
	- Tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 5 của luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
2.2 Thực trạng tảo hôn diễn ra ở một số nữ học sinh lớp 10D năm học 2017 – 2018 và lớp 11D năm học 2018 - 2019 trường THCS& THPT Quan Hóa:
2.2.1. Đặc điểm:
Trường THCS&THPT Quan Hóa đóng trên địa bàn xã Thiên Phủ huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hoá – một huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hoá. Trường được thành lập ngày 14 tháng 6 năm 2013, cho đến nay thầy trò nhà trường đang tích cực dạy học tốt để góp phần phát triển nhà trường và đồng thời thực nhiệm tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm là dạy học tốt. Trường là nơi hoc tập chủ yếu của con em đồng bào các dân tộc của các xã: Nam Động, Nam Tiến, Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền Kiệt và xã Trung Lý của huyện Mường Lát. 
Trường THCS&THPT Quan Hóa được đóng trên địa bàn xã Thiên Phủ, gần đường quốc lộ 15C, cách thị trấn Hồi Xuân huyện Quan Hóa 26km về phía tây với địa hình đồi núi cao, hiểm trở, giao thông giữa các xã xung quanh nơi trường đóng rất khó khăn do địa hình một bên là núi cao, một bên là vực sâu, sông suối 
2.2.2. Thực trạng:
Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, tôi được Ban giám hiệu Nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục công dân toàn trường và chủ nhiệm lớp 11D. Đây là lớp ban đầu khi thành lập là lớp 10D năm học 2017-2018 có 35 học sinh, trong đó nam học sinh là 20 và nữ học sinh là 15 do giáo viên dạy môn giáo dục công dân là đồng chí Hà Văn Thảo làm chủ nhiệm thì đến năm học 2018-2019 tôi được BGH bàn giao công tác chủ nhiệm, lớp 11D có sĩ số là 29 học sinh, bỏ học 6 em so với năm học trước. Trong 6 em học sinh bỏ học có 4 học sinh là nữ mang thai phải bỏ học để lấy chồng.
- Về phía học sinh: 
Kiến thức về tình yêu, hôn nhân, sức khỏe sinh sản vị thành niên là điều không mới nhưng đối với các em học sinh miền núi, đặc biệt là các em học sinh nữ thì việc các em thiếu hiểu biết, hiểu biết chưa đúng về lĩnh vực này là một thực tế. Thông qua tìm hiểu từ phía học sinh của nhà trường, phụ huynh, các thầy cô dạy học lâu năm ở Miền núi Quan Hóa, tôi nhận thấy rằng các em học sinh nơi đây thường yêu đương quá sớm ở độ tuổi vị thành niên. Trong khi đó, tình yêu và tình dục là hai khái niệm gần sát nhau. Mặc dù có bố mẹ, thầy cô giáo và người lớn nhưng các em vẫn thiếu hiểu biết về về tình yêu, hôn nhân, sức khỏe sinh sản vị thành niên nên không bảo vệ bản thân mình nên trong tình yêu, các em quan hệ tình dục không an toàn, mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn dẫn đến tảo hôn. Một thực tế là do hoàn cảnh gia đình các em ở xa nơi trường đóng như các xã Hiền Chung, Hiền Kiệt, Nam Động, Nam Tiến thường là cách Nhà trường từ 10km trở lên, đường núi xa xôi, hiểm trở và cách trở bởi sông suối, do thời tiết xấu mưa lũ, các em không thể về trong ngày được nên nhiều em phải ở trọ lại các nhà dân quanh trường hoặc ở lại khu bán trú của Nhà trường, việc ở trọ gây khó khăn cho phụ huynh trong việc quản lý, quan tâm, theo dõi và giáo dục con em mình. Các em tự lập cuộc sống sớm, không có sự quản lý chặt chẽ từ phía gia đình nên các em tự do quyết định nhiều vấn đề, lâu ngày trở thành thói quen. Ở trọ và không ai quản lý chặt chẽ dẫn đến các em thường có những tình cảm nam nữ đi vượt quá giới hạn cho phép. Đối với các em học sinh trong độ tuổi vị thành niên việc tò mò mong muốn khám phá về tình yêu, tình cảm nam nữ, tình dục trong khi chưa hiểu biết về những vấn đề này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên. Trong khi vẫn có vai trò của Nhà trường, của các thầy cô giáo nhưng cũng không được là bao nhiêu vì tâm lý học sinh vùng cao ngại hỏi các vấn đề sức khỏe sinh sản đối với thầy cô khi các em gặp vướng mắc cho đến khi mọi chuyện đã xảy ra thì đã muộn. Đối với bố mẹ thì các em cũng không hỏi và đôi khi có phụ huynh cũng không biết để giáo dục con em mình về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Về phía các thầy cô giáo:
Đối với thầy cô giáo của Nhà trường thì việc tư vấn cho học sinh chưa thực sự hiệu quả. Vì việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên mới chỉ thực hiện thông qua giáo viên bộ môn sinh học là chưa đủ. Nhiều thầy cô giáo bộ môn khác trong Nhà trường chưa được tập huấn đồng bộ nội dung, kỹ năng tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Về phía các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:
	Mặc dù các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường đã có những hoạt động tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên, đặc biệt là đoàn thanh niên nhưng việc thực hiện chưa thường xuyên nên hiệu quả chưa cao.
2.2.3 Thuận lợi và khó khăn:
Từ thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi: Nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 11D do Ban giám hiệu phân công năm học 2018 - 2019, tôi nhận thấy có một số thuận lợi đó là: 
	- Phần lớn các thầy cô giáo công tác tại trường là người miền xuôi nên có nhiều kiến thức giáo dục và kinh nghiệm sống để giáo dục học sinh.
- Học sinh tham gia học tập tương đối đầy đủ ít nghỉ học, ít đi chậm. Bởi vì Nhà trường có khu kí túc xá bán trú cho học sinh và các khu ở trọ do nhân dân xây dựng quanh trường.
- Tôi là giáo viên chủ nhiệm ở trong khu tập thể của Nhà trường nên thường xuyên quan tâm sát xao lớp chủ nhiệm để phát hiện và có các giải pháp khắc phục hạn chế của học sinh.
- Lớp 11D do tôi chủ nhiệm có sĩ số là 29 trong đó có 18 học sinh nam và 11 học sinh nữ. Các em là con em của nhân dân các dân tộc Thái là chủ yếu và một số ít em người Mường và Kinh theo học. Các em phần lớn có ý thức học tập, chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô. Với 11 học sinh nữ là điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện công tác giáo dục học sinh và đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ đề tài này vì tình trạng tảo hôn diễn ra chủ yếu ở học sinh nữ nên nếu phải quản lý đông học sinh nữ thì sẽ rất khó khăn.
b) Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, tôi nhận thấy còn một số yếu tố không thuận lợi là:
- Do phụ huynh của học sinh nhận thức rằng: việc giáo dục con em mình là giao cho các thầy cô giáo chủ yếu nên họ ít hoặc không có thời gian quan tâm thường xuyên đến con. 
- Về phía học sinh phần đa là các em ở trọ lại nhà dân và khu bán trú của Nhà trường, các em phải tự lập cuộc sống, phải quyết định nhiều công việc như học tập, vui chơi, chi tiêu cho bản thân, nên một số em tự do yêu đương, tự do trong quan hệ tình dục và đặc biệt là thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên nên đã xảy ra tình trạng mang thai sớm, ngoài ý muốn ở các em học sinh cả 3 khối nhưng chủ yếu tập trung ở học sinh lớp 10 đầu cấp.
- Ý thức của một số học sinh là chậm so với quá trình thực hiện giáo dục của giáo viên nên kết quả giáo dục còn hạn chế.
2.3 Giải pháp khắc phục: 
Với những khó khăn nêu trên trong công tác chủ nhiệm lớp mà Nhà trường giao cho, để giúp bản thân khắc phục những khó khăn này đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh, tôi xin đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh tảo hôn ở một số nữ học sinh lớp 11D trường THCS&THPT Quan Hóa. Đó là: 
2.3.1 Tư vấn cho học sinh cả lớp về kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Bởi vì tảo hôn là vấn đề diễn ra ở cả nam và nữ nên việc tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên rất cần thiết cho cả học sinh nam cũng như học sinh nữ, những nội dung mà giáo viên cần phải chuẩn bị là kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên để truyền đạt cho học sinh bao gồm:
* Một số khái niệm học sinh cần quan tâm:
- Vị thành niên: là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm.
- Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến dưới 18 tuổi. 
- Sức khỏe sinh sản vị thành niên là: tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên, không chỉ là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. 
* Những thay đổi ở tuổi vị thành niên như:
- Thay đổi về thể chất:
Nữ: 
+ Phát triển chiều cao.
+ Phát triển cân nặng.
+ Tuyến vú phát triển ( ngực to ra).
+ Khung chậu phát triển ( mông to ra và to hơn nam giới).
+ Phát triển lông mu.
+ Đùi thon.
+ Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.
+ Có kinh nguyệt.
+ Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
Nam:
+ Phát triển chiều cao.
+ Phát triển cân nặng.
+ Phát triển lông mu.
+ Thay đổi giọng nói ( bể giọng, giọng nói ồ ồ) sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.
+ Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển. 
+ Ngực và hai cánh tay phát triển.
+ Các cơ của cơ thể rắn chắc.
+ Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.
+ Dương vật và tinh hoàn phát triển.
+ Bắt đầu xuất tinh.
+ Trái cổ do sụn giáp phát triển.
+ Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng bộ máy sinh dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho nữ giới mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.
- Thay đổi về tâm sinh lý:
Nhân cách:
+ Cố gắng làm được những điều mà mình mong muốn.
+ Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?
Tâm lý: cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa.
+ Muốn được đối xử như người lớn.
+ Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những xung đột giữa trẻ vị thành niên và cha mẹ.
Tình cảm: Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác giới, yêu đương nông cạn, quan hệ tình dục không an toàn.
* Các nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên: 
Do có những thay đổi mà vị thành niên dễ bị dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt chước:
- Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn và hậu quả: 
+ Mang thai sớm, ngoài ý muốn: Dễ bị sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.
+ Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sinh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật. Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu.
+ Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.
+ Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai. Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè.
+ Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người mà các em không muốn có cam kết cuộc sống với người đó.
+ Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội, gánh nặng về kinh tế khi nuôi con, góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.
+ Phá thai có thể đưa đến các tai biến: chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh
+ Ngoài ra còn mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS, lậu, giang mai 
- Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy.
Vị thành niên cần phải làm gì để phòng tránh những tác hại?
- Rèn luyện kỹ năng sống:
+ Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.
+ Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và trách nhiệm.
+ Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và luyện tập thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ.
+ Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục.
Nữ: 
+ Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt: Thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh.
+ Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.
+ Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống một viên, liên tục 16 tuần trong một năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.
Nam:
+ Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan si

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_de_han_che_tinh_trang_tao_hon_o_mot_so_nu_hoc.doc