SKKN Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các bài tập hoá học lớp 10 liên quan đến thực tiễn

SKKN Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các bài tập hoá học lớp 10 liên quan đến thực tiễn

 Ngày nay, cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới. Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Để tạo ra được nguồn nhân lực đó thì giáo dục phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy sự say mê, hứng thú trong học tập, kích thích sự tò mò và phát huy tính sáng tạo, tư duy lôgic của học sinh, mang đến cho học sinh niềm khao khát được vươn tới những chân trời mới của tri thức với một niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể thực hiện được khát vọng đó, giúp các em nhận ra được những năng lực trí tuệ của mình để đi tìm tiếp những lời giải cho những vấn đề chưa hẳn hoàn toàn đã biết theo con đường phù hợp nhất với năng lực trí tuệ của cá nhân, để các em thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có ích, một ngày vui.

docx 25 trang thuychi01 7122
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các bài tập hoá học lớp 10 liên quan đến thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
TRANG
1
A. Mở đầu
3
2
I. Lí do chọn đề tài
3
3
II. Mục đích nghiên cứu.
4
4
III. Đối tượng nghiên cứu.
5
5
IV. Phương pháp nghiên cứu.
5
6
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
5
7
B. Nội dung đề tài.
6
8
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
6
9
1. Vì sao có thể xác định tuổi thọ của một mảnh gỗ ?
6
10
2. Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các giếng phun nước nhân tạo ?
7
11
3. Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?
8
12
4. Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
8
13
5. Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?
9
14
6. Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
10
15
7. Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
10
16
8. Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ?
11
17
9. Vì sao “chảo không dính” khi chiên ráng thức ăn lại không bị dính chảo?
12
18
10. Vì sao bạc bromua được dùng để tráng lên phim ảnh?
13
19
11. Tại sao phải ăn muối iot ?
14
20
12. Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít phút thí nghiệm ?
14
21
13. Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
15
22
14. Vì sao sau những cơn mưa giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
16
23
15. Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?
16
24
16. Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
17
25
17. Tại sao hiđrosunfua lại độc đối với người?
17
26
18. Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
18
27
19. “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
18
28
20. Loại đá có thể ăn?
19
29
21. Vì sao để ngỏ bình axit sunfuric đặc, khối lượng sẽ ngày càng tăng?
20
30
II. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
21
31
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
21
32
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
22
33
C. Kết luận và kiến nghị
23
34
D. Tài liệu tham khảo.
24
A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài:
 Ngày nay, cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới.  Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Để tạo ra được nguồn nhân lực đó thì giáo dục phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy sự say mê, hứng thú trong học tập, kích thích sự tò mò và phát huy tính sáng tạo, tư duy lôgic của học sinh, mang đến cho học sinh niềm khao khát được vươn tới những chân trời mới của tri thức với một niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể thực hiện được khát vọng đó, giúp các em nhận ra được những năng lực trí tuệ của mình để đi tìm tiếp những lời giải cho những vấn đề chưa hẳn hoàn toàn đã biết theo con đường phù hợp nhất với năng lực trí tuệ của cá nhân, để các em thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có ích, một ngày vui. 
Sự hiện diện của một nền giáo dục như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quyết định nhất là vai trò của người thầy. Lấy khả năng sáng tạo kiến thức mới và tạo hứng thú học tập cho người học làm mục tiêu của giáo dục. Không có học trò sáng tạo nếu không có những người thầy sáng tạo. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy hóa học nói riêng, người thầy dạy hóa sáng tạo là người thầy biết chia sẻ những vui buồn trong quá trình cùng kiến tạo các tri thức, biết hướng dẫn người học phát hiện vấn đề, đặt ra các giả thuyết và so sánh để đánh giá các giả thuyết đó, từ đó chọn ra một giả thuyết thích hợp, sử dụng những kiến thức và hiểu biết tổng hợp từ nhiều môn học, từ nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp mới cho vấn đề cần nghiên cứu. Biết khai thác các yếu tố tích cực trong từng phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học hóa học được sử dụng để thực hiện yêu cầu tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, chủ động hơn trong giờ học. Đồng thời, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng đó, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày, học sinh khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, cũng như trong cuộc sống, lý giải được các hiện tượng kỳ bí, suy nghĩ ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong cuộc sống. Từ đó, học sinh sẽ có hứng thú hơn trong việc tiếp thu và khám phá kiến thức trong mỗi chương, mỗi bài học hoá học cụ thể, hơn thế nữa còn giúp các em học hóa có niềm tin vào chân lí khoa học, các em ngày càng yêu và thích môn hóa hơn... 
Mặt khác, trong quá trình dạy học hoá học trên lớp, nhất là dạy kiến thức lớp 10, việc sử dụng các phương pháp dạy học hoá học đặc thù trong mỗi bài dạy cũng khác nhau, khả năng tiếp thu cũng như hứng thú học tập của học sinh cũng không giống nhau. Một số học sinh lớp 10 nghĩ rằng, kiến thức các thầy, cô dạy đều có trong sách vở hết, không cần phải học nữa, từ đó dẫn đến tình trạng học sinh lười học, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học tập, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu, Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, vào các quán nét để chơi điện tử, để giết thời gian thay vì lên lớp....Bên cạnh đó, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình. Một số thầy cô ít đam mê với chuyên môn, chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn áp dụng cách dạy truyền thống dẫn tới học sinh không có hứng thú trong học tập, nếu có học chẳng qua chỉ để đối phó với các thầy, các cô hoặc chỉ dùng để kiểm tra, thi cử. 
Xuất phát từ những lí do nêu trên, đồng thời muốn khai thác các năng lực trí tuệ cũng như tạo hứng thú, say mê học tập, yêu thích môn hóa học cho học sinh, nhất là học sinh lớp 10 , tôi đã chọn đề tài :" Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các bài tập hoá học lớp 10 liên quan đến thực tiễn" 
II. Mục đích nghiên cứu. 
 Trong chương trình hóa học lớp 10, các bài tập hóa 10 liên quan đến thực tiễn cuộc sống rất phong phú và đa dạng. Những bài tập về vấn đề của thực tiễn ở lớp 10 đặt ra luôn buộc học sinh phải suy nghĩ và tìm cách trả lời sẽ đem lại nhiều hứng thú cho học sinh vì các em thấy rằng, các kiến thức sẽ rất hữu ích cho đời sống chứ không phải chỉ dùng để thi cử. Khi đó, việc học tập thực sự có hiệu quả, khi kiến thức thu được trong quá trình học tập học sinh có thể tự mình giải quyết được những vấn đề mình chưa bao giờ được học.
	Thông qua việc giải bài tập thực tiễn sẽ làm cho ý nghĩa việc dạy và học hoá học tăng lên, học sinh sẽ thấy hứng thú, say mê và dễ ghi nhớ bài hơn trong quá trình học tập . Đồng thời các bài tập có nội dung liên quan đến thực tiễn còn có thể dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học và phát triển trí tuệ học sinh. 
	Mặt khác, kết hợp và giải thích giữa kiến thức trong sách vở và các hiện tượng hoá học trong tự nhiên, học sinh sẽ có một cách nhìn đúng đắn, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao, tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất cơ bản, phổ thông. Từ đó, giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chính mình và bảo vệ cộng đồng xã hội .
 Chính vì vậy, tôi viết đề tài này nhằm giới thiệu và cho học sinh thấy được các hiện tượng trong tự nhiên có liên quan đến nội dung kiến thức trong sách vở, vận dụng kiến thức trong sách vở để giải thích các hiện tượng đó, sự phối hợp giữa lí thuyết và thực tế sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và học tập hóa học được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, học sinh sẽ yêu và thích môn hóa hơn, đồng thời trí tuệ của học sinh cũng phát triển tốt hơn.
III. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài này được viết dựa trên các cơ sở sau:
- Sử dụng một số bài tập hóa học lớp 10 điển hình, minh họa cho kiến thức trong sách vở có nội dung kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống xung quanh các em ở mỗi bài học hóa học cụ thể trong phạm vi chương trình hoá học lớp 10. Trong mỗi bài dạy, giáo viên sẽ đặt các câu hỏi để học sinh trả lời thông qua các kiến thức vừa học, đang học hoặc để dẫn dắt vào bài giảng...
 - Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh ở trường THPT Tống Duy Tân, cũng như tình hình thực tiễn ở các xã gần địa bàn trường đóng.
- Căn cứ vào các phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật tổ chức hoạt động học cho học sinh. 
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thu thập các thông tin kiến thức thông qua nghiên cứu lí thuyết các sách giáo khoa hóa học THPT 10, 11, 12; các sách tham khảo có nội dung kiến thức liên quan đến đề tài; các tranh ảnh, tài liệu trên internet, các sáng kiến kinh nghiệm của bản thân đạt giải trong các năm học trước  
 Điều tra khảo sát thực tế, khả năng tiếp thu và hứng thú học tập môn hóa của các em học sinh lớp 10 thuộc các lớp bản thân giáo viên giảng dạy trong năm học 2017 - 2018.
 Ngoài ra, còn vận dụng các phương pháp, kĩ thuật giải bài tập hóa học của giáo viên vào thực tế giảng dạy, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp để từ đó rút kinh nghiệm, sữa chưa, bổ sung và hoàn thiện đề tài.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2017 - 2018 chỉ viết trong phạm vi kiến thức thuộc chương trình hóa học lớp 10. So với sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 viết trong cả chương trình hóa học THPT: Hóa 10, 11 và 12.
- Bổ sung thêm các bài tập hóa học 10 có nội dung kiến thức liên quan đến thực tiễn và cuộc sống hàng ngày.
- Trong mỗi bài tập hóa học có thêm tranh ảnh minh họa, chứng minh cho kiến thức trong sách vở hiện các em đang học có nội dung liên quan đến cuộc sống hàng ngày và các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. 
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, là môn học liên quan đến cuộc sống hàng ngày, đến các hiện tượng của tự nhiên. Học hóa học, ngoài những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được, còn giúp cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu biết những ứng dụng của hóa học trong thực tế , đưa những ứng dụng của hóa học phục vụ cho đời sống con người, cải tạo thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu ngày càng nhiều của con người đồng thời cũng giúp cho con người nhận ra những tác hại mà chính con người đang gây ra cho thiên nhiên để rồi cũng chính con người phải gánh chịu hậu quả đó ( ví dụ như: Hiện tượng mưa axit, hiện tượng thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa đá) . Từ đó, phát huy tính sáng tạo và quan trọng hơn nữa là hình thành những kỹ năng vận dụng và sử dụng kiến thức một cách độc lập, nhận diện thế giới quan một cách đúng đắn và hoàn chỉnh, đánh giá các sự việc, hiện tượng mới khi gặp trong học tập, trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người, chứ không phải học hóa chỉ dùng để kiểm tra, thi cử.
Vì thế, trong dạy học hóa học cho học sinh trên lớp nhất là các em học sinh lớp 10, bản thân tôi đã đưa các bài tập hóa 10 có nội dung liên quan đến thực tế, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và những bài tập về bảo vệ môi trường có liên quan đến bài học không chỉ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, hay hơn, gây hứng thú và sức hút cho học sinh hơn mà còn giúp các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, các em thích và yêu môn hóa nhiều hơn nữa.
Sau đây là một số bài tập hóa học lớp 10 điển hình minh họa cho kiến thức trong sách vở có nội dung liên quan đến thực tiễn cuộc sống ở mỗi bài học hóa học cụ thể :
 1. Vì sao có thể xác định tuổi thọ của một mảnh gỗ ?
Các nhà khảo cổ thường dùng “ đồng hồ cacbon” để xác định xem tuổi thọ của các mãnh gổ là bao nhiêu? 
Hàm lượng trong khí quyển luôn được cân bằng không đổi. trong khí quyển kết hợp với oxi mà tồn tại dưới dạng khí . Thông qua quá trình quang hợp, khí này bị thực vật hấp thụ tạo thành tinh bột, xenlulozơ. Sau khi động vật ăn thực vật, lại chuyển vào cơ thể động vật. Tỷ lệ giữa ( có tính phóng xạ) và ( một đồng vị ổn định) ở trong khí quyển cũng như ở trong thực vật, động vật đều bằng nhau.Chỉ sau khi động thực vật chết đi, chúng mới đình chỉ sự chuyển đổi vật chất với thế giới bên ngoài, sự cung ứng cũng sẽ bị ngừng. Do không ngừng phát ra tia xạ nên hàm lượng của sẽ giảm dần. Quy luật của sự giảm đó là: “Cứ qua quãng thời gian 5660 năm, thì lượng sẽ giảm đi một nửa”. Điều này gọi là “chu kì bán rã” của chất đồng vị phóng xạ.
Do vậy nếu muốn biết niên đại của miếng gỗ cổ thì chỉ cần đo hàm lượng của mãnh gỗ đó là có thể tính toán ra. 
Vận dụng: Đây là một trong những ứng dụng quan trọng của các đồng vị phóng xạ. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh biết cách tính tuổi thọ cây cối dựa vào đồng vị trong bài “Đồng vị” ( tiết 4-5 lớp 10- CB và tiết 5 - lớp 10 nâng cao).
2. Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các giếng phun nước nhân tạo ?
Có lẽ ai cũng biết rằng xây dựng các giếng phun nước để làm đẹp cảnh quan và mát mẻ. Nhưng xét về phương diện hóa học thì việc xây dựng các giếng phun nước nhân tạo nhằm mục đích là sinh ra ion âm.
Người ta đã chứng minh, các ion âm sau khi được người hấp thụ có thể điều tiết công năng hệ thần kinh trung ương, tăng sức miễn dịch, cảm giác dễ chịu, tinh lực sung mãn. Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh nồng độ ion âm trong không khí có hiệu quả chửa bệnh viêm phế quản, hen, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh,
Vì sao ion âm trong không khí có lợi cho sức khỏe? Theo các chuyên gia y học thì các tế bào gây bệnh thường tích điện âm, nếu tế bào trong cơ thể tích điện âm, thì do ion âm cùng tên đẩy nhau nên vi trùng gây bệnh khó có thể tấn công tế bào. Ngoài ra ion âm thông qua con đường hô hấp và phổi có thể xuyên qua phế nang nên có tác dụng tổng hợp đối với cơ năng sinh lí bảo vệ sức khỏe.
Trong phòng có điều hòa không khí, phòng sử dụng máy tính thì nồng độ ion âm trong không khí thì rất thấp, thậm chí gần bằng không. Sống và làm việc trong điều kiện này trong một thời gian dài sẽ cảm thấy tức thở, tâm thần bất an, dễ sinh bệnh tật.
Vận dụng: Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe tác dụng của ion âm đối với sức khỏe con người sau khi dạy xong phần “Ion âm” (Tiết 22 lớp 10 cơ bản hoặc tiết 25, 26 lớp 10 nâng cao). Mục đích giúp học sinh hiểu được việc xây dựng các giếng nước phun có ý nghĩa như thế nào đến cảnh quan cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Một vấn đề mà ít ai biết hay không chú ý.
3. Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước.
Vận dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được hiện tượng này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học sinh có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong bài “Clo” (Tiết 38-lớp 10-CB và tiết 48, 49- lớp 10 nâng cao).
4.  Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
 Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001M ( pH = 4) đến 0,001 M (có pH = 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, tinh bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001M (pH > 4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001M (pH < 3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày: NaHCO3 + HCl  → NaCl + CO2 + H2O 
 Vận dụng: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn uống ngày càng đa dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng đến dạ dày ngày càng tăng. Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric (Tiết 39,40-lớp 10 CB và tiết 50 lớp 10 nâng cao).
5. Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?
Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.
Vận dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ không biết. Học sinh dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn. Từ đó góp phần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi kết thúc bài “Clo” (Tiết 38 lớp 10CB hoặc tiết 49-lớp 10 nâng cao) hoặc bài “Các hợp chất của natri” (Tiết 46 lớp 12).
6. Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF vào thì có phản ứng xảy ra:
 SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Vận dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi học bài Flo và hợp chất của nó. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể hỏi học sinh sau khi dạy xong bài dạy “Flo” (Tiết 43 - lớp 10 -CB hoặc tiết 55- lớp 10 nâng cao) hay “Hợp chất silic”(Tiết 25- lớp 11- CB).
7. Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi 
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Nếu không có dung dịch HF thì th

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_gay_hung_thu_hoc_tap_va_phat_trien_tri_tue_cho_hoc_sinh.docx
  • docCV34-M2-Bia- skkn -2018.doc