SKKN Dựa vào tính chất của nhóm halogen (Hóa học 10) để xây dựng một số câu hỏi về thực hành, thí nghiệm theo định hướng phát triễn năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia 3

SKKN Dựa vào tính chất của nhóm halogen (Hóa học 10) để xây dựng một số câu hỏi về thực hành, thí nghiệm theo định hướng phát triễn năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia 3

Nhân dân xưa nay thường nói về việc học bằng một từ đầy ý nghĩa “ học hành”. Trong hai từ ấy có hai khái niệm rõ ràng là “ học’’ và “hành”. Có một lần nhân nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ Tịch có nói “ Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” . Đó là lời dạy chí lí, là phương châm học tập hoàn toàn đúng đắn đối với người học.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “ Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội ”.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Do vậy, phải chuyển từ phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức sang cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.

Trong quá trình dạy học hiện nay, việc lồng ghép các câu hỏi, bài tập thực hành, thí nghiệm trong quá trình dạy, trong các bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy, năm 2014 trong đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của bộ giáo dục và đào tạo có câu hỏi về hình vẽ thực hành, thí nghiệm gây không ít học sinh bỡ ngỡ, lúng túng.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh. Từ các phương pháp nghiên cứu xây dựng cở sở lý thuyết, thu thập thông tin dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, thông kê xử lí số liệu. tình huống thực tiễn xuất phát đã xây dựng , qua đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành sáng kiến kinh nghiệm. Lựa chọn các nội dung của chương 5 : nhóm halogen trong sách giáo khoa hóa học 10 (Nhà xuất bản giáo dục) để xây dựng sáng kiến kinh nghiệm.

 Với tầm quan trọng đó tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Dựa vào tính chất của nhóm halogen (hóa học 10) để xây dựng một số câu hỏi về thực hành, thí nghiệm theo định hướng phát triễn năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia 3”. Với mong muốn của sáng kiên kinh nghiệm từng bước dạy cho học sinh cách tư duy, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. Qua đó giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, hoàn thành trọn vẹn nội dung của chương nhóm halogen, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc 18 trang thuychi01 15636
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dựa vào tính chất của nhóm halogen (Hóa học 10) để xây dựng một số câu hỏi về thực hành, thí nghiệm theo định hướng phát triễn năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
Nhân dân xưa nay thường nói về việc học bằng một từ đầy ý nghĩa “ học hành”. Trong hai từ ấy có hai khái niệm rõ ràng là “ học’’ và “hành”. Có một lần nhân nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ Tịch có nói “ Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” . Đó là lời dạy chí lí, là phương châm học tập hoàn toàn đúng đắn đối với người học.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “ Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội ”.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Do vậy, phải chuyển từ phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức sang cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.
Trong quá trình dạy học hiện nay, việc lồng ghép các câu hỏi, bài tập thực hành, thí nghiệm trong quá trình dạy, trong các bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy, năm 2014 trong đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của bộ giáo dục và đào tạo có câu hỏi về hình vẽ thực hành, thí nghiệm gây không ít học sinh bỡ ngỡ, lúng túng.
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh. Từ các phương pháp nghiên cứu xây dựng cở sở lý thuyết, thu thập thông tin dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, thông kê xử lí số liệu. tình huống thực tiễn xuất phát đã xây dựng , qua đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành sáng kiến kinh nghiệm. Lựa chọn các nội dung của chương 5 : nhóm halogen trong sách giáo khoa hóa học 10 (Nhà xuất bản giáo dục) để xây dựng sáng kiến kinh nghiệm.
	Với tầm quan trọng đó tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Dựa vào tính chất của nhóm halogen (hóa học 10) để xây dựng một số câu hỏi về thực hành, thí nghiệm theo định hướng phát triễn năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia 3”. Với mong muốn của sáng kiên kinh nghiệm từng bước dạy cho học sinh cách tư duy, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. Qua đó giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, hoàn thành trọn vẹn nội dung của chương nhóm halogen, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
II. NỘI DUNG 
II.1. Cơ sở lý luận:
Trong chương nhóm halogen (hóa học 10) có 8 bài, trong đó có 2 bài thực hành số 2 và số 3. Như vậy lượng kiến thức kĩ năng thực hành thí nghiệm trong chương này chiếm đáng kể về thời lượng dạy học
Mặt khác, đây là chương đầu tiên nghiên cứu về tính chất của các đơn chất, hợp chất sau khi học xong phần đại cương về hóa học vô cơ. Do vậy giáo viên cần lồng ghép nội dung thực hành thí nghiệm trong kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh qua đó học sinh thấy được bộ môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên và học sinh hoàn chỉnh các mục tiêu bài học,tiếp nhận kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi. Đồng thời rèn kỹ năng cho học sinh tư duy bậc cao, khơi gợi sự chú ý trong học tập và sử dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng xảy ra trong quá trình thực hành, thí nghiệm, trong cuộc sống.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, khi giảng dạy chương nhóm halogen giáo viên thường tách riêng giữa lý thuyết sách giáo khoa và lý thuyết thực hành thí nghiệm. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian mô tả đầy đủ lý thuyết thực hành thí nghiệm, trong giờ thực hành học sinh dành nhiều thời gian cho các thao tác thí nghiệm mà quên rằng lý thuyết thực hành, thí nghiệm quyết định đến sự an toàn và sự thành công của thí nghiệm. Điều này khiến các em học sinh không mạnh dạn khi làm thí nghiệm, chỉ có một vài học sinh trong nhóm thực hiện, còn lại quan sát. Thời gian tiến hành thí nghiệm kéo dài và sự thành công còn hạn chế. Khi tiếp cận các câu hỏi dang này như đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014, năm 2015 không ít học sinh bỡ ngỡ, lúng túng.
II.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Sự chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi thực hành, thí nghiệm (trắc nghiệm và tự luận) nhóm halogen để kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh theo các mức độ biết, mức độ hiểu, mức độ vận dụng, mức độ vận dụng nâng cao giúp kích thích tư duy, tạo sự hứng thú học tập, giúp các em làm chủ tiết học, mạnh dạn làm thí nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 
Vấn đề nghiên cứu:
 Dựa vào tính chất của nhóm halogen (hóa học 10) để xây dựng một số câu hỏi về thực hành, thí nghiệm theo định hướng phát triễn năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia 3.
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng một số câu hỏi về thực hành, thí nghiệm ở nhóm halogen (hóa học 10) cho dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực sẽ nâng cao hiệu quả học tập môn Hoá học ở lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 3, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
NỘI DUNG
1. Thí nghiệm: Điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 1: Trắc nghiệm (Đề thi ĐH khối B – 2014) 
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc .	
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.	
D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
Gợi ý trả lời : Học sinh có thể dựa vào hình trong SGK hóa học 10 – bài 22/ trang 100 để trả lời đáp án D 
Câu hỏi mức độ hiểu
Câu 2: Tự luận
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Cho biết vai trò của bình chứa dung dịch NaCl và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc
Gợi ý trả lời : Học sinh có thể dựa vào hình vẽ trong SGK hóa học 10 – bài 22/ trang 100 để trả lời : dung dịch NaCl để giữ khí HCl ( khí HCl không tan trong dung dịch NaCl bão hòa) và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc để giữ hơi nước
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 3: Tự luận
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Cho biết vai trò của bông tẩm dung dịch NaOH ở lọ chứa khí clo khô
Gợi ý trả lời: Khí clo rất độc, có thể phá hoại niêm mạc của đường hô hấp nên khi lượng khí clo đã đầy bình sẽ được hấp thụ vào dung dịch NaOH nên không thoát ra ngoài theo phương trình hóa học: Cl2 + 2NaOH " NaClO + NaCl + H2O
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 4: Trắc nghiệm
Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.
B. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, dung dịch NaCl có tác dụng giữ lại HCl khí.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Thay đổi vị trí của bình đựng dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc cho nhau không làm ảnh hưởng đến thành phần khí clo thu được ở bình eclen.
Gợi ý trả lời: Đáp án D
Khí clo vào bình eclen sẽ có lẫn hơi nước do đi qua dung dịch NaCl
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 5: Tự luận
Khí clo được điều chế tự KMnO4 và dung dịch HCl đặc thường lẫn HCl và hơi nước, người ta lắp thiết bị như hình vẽ bên
Hãy chọn chất nào trong bình A và bình B trong những chất sau đây: dung dịch NaCl bão hòa, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4 đặc, H2O, dung dịch KHCO3 . Giải thích cách lựa chọn đó, vì sao có khí HCl lẫn trong quá trình điều chế này?
Gợi ý trả lời
Bình A chứa dung dịch NaCl bão hòa để giữ lại khí HCl, dung dịch NaCl bão hòa để hạn chế quá trình tan của khí Cl2 trong nước 
Bình B chứa dung dịch H2SO4 đặc để giữ lại hơi nước vì H2SO4 đặc có khả năng hút nước mạnh
Dung dịch HCl đặc có khả năng thoát ra khí HCl ( dung dịch HCl đặc ”bốc khói” trong không khí ẩm)
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 6: Tự luận
Trong mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí clo ở bên còn hạn chế chỗ nào? Giải thích
Nêu cách khắc phục hạn chế khi tiến hành thí nghiệm với sơ đồ bên
Gợi ý trả lời
- Thiếu bình chứa dung dịch NaCl bão hòa để giữ khí HCl còn dư thoát ra. Dung dịch HCl đặc để bay hơi , do vậy trong bình đựng khí clo khô có thể có lẫn HCl
- Điều chỉnh lượng HCl trên phiểu quả lê ở trên phù hợp, Không cho lượng HCl dư chảy xuống khi lượng MnO2 đã hết hoặc khi bình cầu đang còn nóng khi đun nóng.
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 7: Tự luận
 Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí Clo sau, hình vẽ nào đúng? Giải thích
Gợi ý trả lời : Dựa trên tính chất vật lí và hoá học của khí clo là:
Khí clo mùi xốc, rất độc, nặng gấp 2,5 lần không khí và không tác dụng với không khí. Có khả năng hòa tan trong nước, tác dụng với H2O
Khí Clo tác dụng với dung dịch kiểm ở nhiệt độ thường nên phải dùng bông tẩm NaOH để tránh sự phân tán của Clo ra ngoài.
Từ đó học sinh thấy được rằng phương pháp thu khí clo trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 1.
Câu hỏi mức độ hiểu
Câu 8: Trắc nghiệm
Trong sơ đồ điều chế khí bên cạnh. Khí X là:
Khí Cl2 
Khí O2
Khí F2
Khí HCl
Gợi ý trả lời : Đáp án A: MnO2 + 4HCl " MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2. Thí nghiệm: điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm và thử tính tẩy màu của khí clo ẩm
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 9: Tự luận
Nêu thứ tự các thao tác thực hiện thí nghiệm điều chế khí clo và thử tính tẩy màu của khí clo ẩm
( thí nghiệm sách giáo khoa hóa học 10)
Gợi ý trả lời:
Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể KMnO4
Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch HCl đậm đặc
Đậy ống nghiệm có nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 10: Trắc nghiệm
Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ KMnO4 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt 
a) Đóng khóa K . b) Mở khóa K
A. a) Mất màu b) Không mất màu
B. a) Không mất màu b) Mất màu
C. a) Mất màu b) Mất màu 
D. a) Không mất màu b) Không mất màu
Gợi ý trả lời: Đáp án là B
Câu hỏi mức độ vận dụng nâng cao
Câu 11: Tự luận
Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ KMnO4 rắn với dung dịch HCl đậm đặc vào ống hình trụ A có đặt một miếng giấy mầu. Nếu đóng khóa K thì miếng giấy mầu không mất màu, còn nếu mở khóa K thì mầu giấy mất mầu. Giải thích hiện tượng của thí nghiệm.
Gợi ý trả lời: 
Khí clo khô không có khả năng tẩy màu, còn khí clo ẩm ( hoặc dung dịch nước clo có khả năng tẩy màu vì clo tác dụng với nước theo phương trình hóa học: 
Cl2 + H2O D HClO + HCl
	Trong phản ứng trên, clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch do HClO là chất oxi hóa rất mạnh, có thể oxi hóa HCl thành Cl2 và H2O. Cũng do HClO là chất oxi hóa mạnh nên clo ẩm có tính tẩy màu.
	Dựa vào nguyên tắc của bình ta thấy khí clo sau khi điều chế đi như thế nào. Nếu ta đóng khóa K thì khí clo ẩm sẽ đi qua dung dịch H2SO4 đặc qua đây thì hơi nước sẽ bị giữ lại, clo khô thì không có khả năng tẩy trắng giấy mầu nên miếng giấy màu không mất màu. Còn nếu mở khóa K thì khí clo đi qua khóa K, do trong khí còn có hơi nước nên sẽ tạo HClO nên màu giấy màu bị mất
Câu hỏi mức độ vận dụng nâng cao
Câu 12: Tự luận
Quan sát hình vẽ bộ dụng cụ điều chế và thu khí C
Nếu bộ dụng cụ trên dùng để điều chế khí Clo ( khí C) thì:
a. A, B là chất gì? Viết phương trình hóa học xảy ra ?
b. Nếu cho mẫu giấy quỳ ẩm vào bình C thì có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích và viết phương trình hóa học, nếu có ?
c. Bông tẩm dung dịch D để giữ lại khí clo dư, không gây ô nhiễm không khí . vậy D là chất gì ? Giải thích .
d. Ở phòng thí nghiệm trường phổ thông dùng chất B nào để điều chế khí clo thuận lợi nhất ? vì sao ?
Gợi ý trả lời :
a. A là dung dịch HCl đặc. B là chất oxi hóa như MnO2 rắn, hoặc KMnO4 rắn,...
 MnO2 + 4HCl " MnCl2 + Cl2 + 2H2O
hoặc 2KMnO4 + 16HCl " 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 +8 H2O
b. Cho mẫu quì tím ẩm vào bình C thấy màu giấy quỳ chuyển từ tím sang đỏ rồi mất màu Cl2 + H2O D HClO + HCl 
HCl tạo môi trường axit, nhưng HClO có tính tẩy màu
c. Bông tẩm dung dịch D là NaOH vì khí Cl2 độc, nhưng tác dụng với dung dịch kiềm và bị gữi lại theo phản ứng 
 Cl2 + 2NaOH " NaClO + NaCl + H2O
d. Ở phòng thí nghiệm trường phổ thông dùng KMnO4 thuận lợi hơn vì phản ứng có thể xảy ra ở nhiệt độ thường, không cần đun nóng
Câu hỏi mức độ vận dụng nâng cao
Câu 13: Trắc nghiệm
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ dung dịch HCl đặc và chất oxi hóa mạnh như MnO2 rắn ; KMnO4 rắn; K2Cr2O7 rắn, KClO3.
Có bao nhiêu chất oxi hóa không cần đun nóng vẩn có thể xảy ra phản ứng
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Gợi ý trả lời: Đáp án B : KMnO4 và KClO3
 Với MnO2 ở nhiệt độ thường xảy ra rất chậm. Với K2Cr2O7 cần đun nóng mới xảy ra phản ứng vì trong môi trường axit thế oxi hóa khử của clo và K2Cr2O7 có giá trị như nhau ( + 1,36V).
2. Thí nghiệm: điều chế dung dịch axit clohdric trong phòng thí nghiệm
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 14: Trắc nghiệm
Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm:
Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Trong thí nghiệm trên có thể thay NaCl bằng CaF2 để điều chế HF.	
	B. Trong thí nghiệm trên, dung dịch H2SO4 có nồng độ loãng.	
	C. Trong thí nghiệm trên không thể thay NaCl bằng NaBr để điều chế HBr.	
	D. Sau phản ứng giữa NaCl và H2SO4, HCl sinh ra ở thể khí.
Gợi ý trả lời : Đáp án B
- HCl cũng là một axit mạnh, dể bay hơi nên khi điều chế phải sử dụng dung dịch H2SO4 đặc là một axit mạnh, không bay hơi, đồng thời cung cấp nhiệt độ khi tiến hành phản ứng. Dung dịch H2SO4 loãng không đảm bảo điều kiện phản ứng trao đổi ion.
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 15: Tự luận
Trong hình vẽ dưới, bộ dụng cụ này sử dụng cho thí nghiệm nào? Giải thích vì sao khi kết thúc thí nghiệm, người ta phải tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm rồi mới tắt đèn cồn
Gợi ý trả lời
- Thí nghiệm điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp sunfat
- Nếu lấy đèn cồn ra ( hoặc tắt đèn cồn trước) thì áp suất trong ống nghiệm nằm nghiêng giảm nên nước bên ngoài tràn vào ống nghiệm gây vỡ ống nghiệm
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 16: Tự luận
Trong hình vẽ dưới, bộ dụng cụ này sử dụng cho thí nghiệm nào? Tại sao phải sử dụng dung dịch H2SO4 đặc mà không dùng dung dịch H2SO4 loãng hoặc dung dịch HNO3
Gợi ý trả lời
- Thí nghiệm điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp sunfat
- HCl cũng là một axit mạnh, dể bay hơi nên khi điều chế phải sử dụng dung dịch H2SO4 đặc là một axit mạnh, không bay hơi, đồng thời cung cấp nhiệt độ khi tiến hành phản ứng
Câu hỏi mức hiểu
Câu 17: Tự luận
Trong sơ đồ thiết bị sản xuất axit clo hidric trong công nghiệp
Khí HCl được nước hấp thụ ở trong hai tháp T2 và T3 theo nguyên tắc nào?
Gợi ý trả lời : Nguyên tắc ngược dòng để thu được dung dịch HCl nhiều nhất, tăng khả năng tiếp xúc giữa H2O với khí hidro clorua
3. Thí nghiệm: Nghiên cứu độ tan của khí hidro clorua trong nước
Câu hỏi mức độ hiểu
Câu 18: Trắc nghiệm
 Khí hiđroclorua là chất khí tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohdric.Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây. 
A. Khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình
B. Khí HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình
C. Trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước
D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng
Gợi ý trả lời : Đáp án B
Câu hỏi mức độ hiểu
Câu 19: Trắc nghiệm
 Một học sinh làm thí nghiệm thử tính tan của một khí không màu được điều chế từ NaCl rắn bằng dụng cụ như hình vẽ. Vậy khí trong bình là khí :
A. nước phun vào bình, có màu tím.	
B. nước phun vào bình, chuyển sang màu xanh.
C. nước phun vào bình, không có màu.	
D. nước phun vào bình, chuyển sang màu đỏ.
Gợi ý trả lời : Đáp án D
Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 20: Tự luận
 Trong thí nghiệm nghiên cứu độ tan của khí hidro clorua trong nước. Giải thích hiện tượng tại sao nước trong chậu theo ống phun vào bình thành những tia nước có màu đỏ.
Gợi ý trả lời: Do khí hidro clorua tan nhiều trong nước, tạo ra sự giảm mạnh áp suất trong bình, áp suất của khí quyển đẩy nước vào bình thế chỗ khí HCl đã hòa tan.
Dung dịch thu được là axit nên làm dung dịch quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
4. Thí nghiệm: nhận biết ion clorua
Câu hỏi mức độ hiểu
Câu 21: Tự luận
Cho các thao tác tiến hành thí nghiệm nhận biết các dung dịch mất nhãn gồm : HCl, NaOH và HNO3.
1. Lấy mỗi chất 1 lượng nhỏ cho vào 3 ống nghiệm, đánh số thứ tự. 
2. Lấy dung dịch AgNO3 nhỏ vào từng ống nghiệm. 
3. Lấy 3 ống nghiệm sạch kẹp vào giá. 
4. Lấy quỳ tím nhúng vào từng dung dịch. 
Hãy sắp xếp thứ tự các thao tác hợp lí khi tiến hành thí nghiệm trên
 A. 1, 2, 3, 4 	 B. 4, 1, 2, 3. 	 C. 1, 2, 3, 4	 D. 3, 1, 2, 4 
Gợi ý trả lời: Đáp án: D
Dựa vào thao tác tiến hành thí nghiệm nhận biết đã được làm ở bài thực hành số 02
5. Thí nghiệm: nhận biết các ion halogenua
Câu hỏi mức độ hiểu
Câu 22: Trắc nghiệm
 Cho dung dịch AgNO3 vào 4 ống nghiệm chứa dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI.
AgNO3
NaF
NaCl
NaBr
NaI
1
2
3
4
Hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là :
A. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa trắng, không có hiện tượng.
B. Có kết tủa trắng, có kết tủa vàng, có kết tủa vàng đậm, không có hiện tượng.
C. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa vàng đậm, có kết tủa vàng.
D. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa vàng, có kết tủa vàng đậm.
Gợi ý trả lời: Đáp án D
 AgF tan, 
 AgCl kết tủa màu trắng: NaCl + AgNO3 " NaNO3 + AgCl $
 AgBr kết tủa màu vàng: NaBr + AgNO3 " NaNO3 + AgBr $
 AgI kết tủa màu vàng đậm: NaI + AgNO3 " NaNO3 + AgI $
5. Thí nghiệm: so sánh sự hoạt động hóa học giữa clo, brom, iot
Câu hỏi mức độ vận dụng nâng cao
Câu 23: Tự luận
Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào KMnO4 rắn . Hơ nhẹ ngọn lửa đèn cồn chỗ có miếng bông tẩm dung dịch KI.
Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét và rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch NaOH đặc. Viết phương trình hóa học xảy ra?
Gợi ý trả lời: 
Sau một thời gian ngắn, ở đoạn thứ nhất của ống hình trụ xuất hiện màu vàng lục của khí clo, đoạn thứ hai có màu nâu của brom, đoạn thứ ba có màu tím của iot. Dung dịch trong ống nghiệm 2 xuất hiện màu xanh do iot đã làm xanh hồ tinh bột. 
Phương trình hóa học xảy: 
Trong ống nghiệm đứng bên trái 
2 KMnO4 + 16HCl " 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
Trong ống hình trụ nằm ngang
Đoạn thứ hai Cl2 + 2KBr " 2KCl + Br2
Đoạn thứ ba Br2 + 2KI " 2KBr + I2
Trong ống nghiệm đứng bên phải : I2 kết hợp với hồ tinh bột
Trong cốc đựng dung dịch NaOH đặc ( nếu Cl2 còn dư sau các thí nghiệm) : 
 Cl2 + 2NaOH " NaClO + NaCl + H2O
 Br2 + 2NaOH " NaBrO + NaBr + H2O
Chú ý:
- Không tẩm quá nhiều dung dịch KBr và KI vào các núm bông để tránh hiện tượng dung dịch còn dư chảy theo thành ống thủy tinh hình trụ.
- Các núm bông phải được đặt vừa khít trong ống thủy tinh sao cho các khí clo, brom mới xuất hiện không dễ dàng lọt qua được.
- Các đầu ống dẫn khí được nhúng trong dung dịch chứa trong ống nghiệm có nhánh và cốc thủy tinh chỉ thấp hơn mặt dung dịch từ 3 đến 5mm.
- Dùng dung dịch hồ tinh bột loãng.
- Dung dịch NaOH đặc chứa trong cốc thủy tinh dùng hoà tan lượng halogen còn dư để tránh độc hại cho giáo viên và học sinh.
6. Thí nghiệm: Iot tác dụng với hồ tinh bột
Câu hỏi mức độ hiểu
Câu 24: Trắc nghiệm
 Khi nhỏ dung dịch Iot vào dung dịch hồ tinh bột. Hiện tượng màu xanh tím xuất hiện là do

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dua_vao_tinh_chat_cua_nhom_halogen_hoa_hoc_10_de_xay_du.doc