SKKN Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học sinh học 10 cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS & THPT Như Thanh

SKKN Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học sinh học 10 cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS & THPT Như Thanh

 Tình hình môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh nói riêng và mọi người nói chung biết bảo vệ môi trường là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

 Trong chương trình bậc THPT, bộ môn sinh học đặc biệt là sinh học 10 là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì hầu hết các nội dung trong chương trình đều có khả năng đề cập nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

 Mặt khác trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy sinh học 10 là chương trình đầu cấp có nhiều nội dung kiến thức mới, trừu tượng học sinh khó tiếp thu gây cảm giác ngại học.

 Từ những lí do trên tôi đã lựa chon đề tài: “Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học sinh học 10 cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS&THPT Như Thanh”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

SKKN xây dựng nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, từ đó học sinh có kĩ năng tiếp cận, ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến môi trường và ô nhiễm môi trường, trên cơ sở đó học sinh được giáo dục toàn diện về mọi mặt.

 

doc 26 trang thuychi01 5831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học sinh học 10 cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS & THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Tình hình môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh nói riêng và mọi người nói chung biết bảo vệ môi trường là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
 Trong chương trình bậc THPT, bộ môn sinh học đặc biệt là sinh học 10 là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì hầu hết các nội dung trong chương trình đều có khả năng đề cập nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 Mặt khác trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy sinh học 10 là chương trình đầu cấp có nhiều nội dung kiến thức mới, trừu tượng học sinh khó tiếp thu gây cảm giác ngại học.
 Từ những lí do trên tôi đã lựa chon đề tài: “Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học sinh học 10 cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS&THPT Như Thanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
SKKN xây dựng nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, từ đó học sinh có kĩ năng tiếp cận, ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến môi trường và ô nhiễm môi trường, trên cơ sở đó học sinh được giáo dục toàn diện về mọi mặt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sang kiến kinh nghiệm (SKKN) đã cơ bản xây dựng được các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn Sinh học 10 cơ bản, chương trình giáo dục chính khóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thực hiện thông qua các tiết dạy trên lớp.
- Sử dụng phương pháp lồng ghép, liên hệ các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình giảng dạy (soạn giáo án có nội dung tích hợp).
- Tiến hành khảo sát học sinh, phân tích các số liệu thu được qua khảo sát.
- Thực hành nghiên cứu, giảng dạy, trao đổi và đúc rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
 Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ đó là: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Tuy nhiên khác với phương pháp dạy học truyền thống là ngoài việc truyền tải kiến thức, phương pháp dạy học tích cực còn phải trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết phục vụ thiết thực cho cuộc sống.
 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu rõ: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
 Công văn số 1029/BTNMT-KH ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2016 của các Bộ, ngành, để triển khai thực hiện nhiệm vụ BVMT trong các cơ sở giáo dục và nhiệm vụ “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Công tác quản lý, chỉ đạo triển khai đưa nội dung giáo dục BVMT tích hợp/lồng ghép vào các môn học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong các cấp học thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên về phương pháp tích hợp/lồng ghép các nội dung BVMT vào trong các môn học của các cấp học và các trình độ đào tạo.
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy việc chủ động tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chương trình dạy học nói chung và dạy học sinh học 10 nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết trong đào tạo con người phát triển toàn diện.
Dưới đây là một số khái niệm về môi trường được sử dụng trong nội dung giáo dục:
* Môi trường là gì?
 Có nhiểu quan niệm về môi trường:
 Môi trường là tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các yếu tố bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
 Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường số 55-2014-QH 13: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
 Tóm lại: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
* Thế nào là môi trường sống?
 Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tât cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, đất nước, không khí, ánh sang, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, lịch sử, mĩ học.
 Môi trường sống của con người chia thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội.
 Môi trường sống tự nhiên: Bao gồm các yếu tố thiên nhiên nhu vật lí, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
 Môi trường xã hội: Là tổng thể mối quan hệ giữa người với người. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các giới sinh vật khác.
 Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở đẻ sống và phát triển.
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là gì?
 Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia và phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
 Giáo dục bảo vệ môi trường giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường và các vấn đề của nó (nhận thức), những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức), những tỉnh cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi), những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các cá nhân khác cùng tham gia (kĩ năng), tinh thần trách nhiệm với những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1 Thực trạng của nhà trường
 * Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về vấn đề môi trường trong trường học. Nhà trường thường xuyên cho các em lao động don dẹp vệ sinh khuôn viên nhà trường.
Các em thường xuyên được tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động của Đoàn – Thanh niênPhong trào thi đua “Xây dựng trường học xanh - sạch - Đẹp”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
 * Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì nhà trường vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau:
Trường THCS&THPT Như Thanh được thành lập trên địa bàn xã Phượng Nghi (xã 135), huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là một trường miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục chưa cao. Trường mới thành lập nên diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt, số lượng cây xanh trong trường chua nhiều. Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn hiện nay công tác giáo dục môi trường của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn.
Mặt bằng chung về năng lực của học sinh của trường còn rất thấp, chưa có sự đầu tư thật sự cho việc học. Phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú trọng đến việc truyền tải kiến thức mà chưa quan tâm đến việc đào tạo và phát triển con người toàn diện.
Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao.
Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được với nhiều học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lí kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy hết được tác hại của các chất thải độc hại.
 Nhà trường đã có thùng rác nhưng số lượng còn rất hạn chế, việc thu gom, phân loại rác thải chua đúng cách và khoa học.
2.2.2. Thực trạng tại đia phương các em sinh sống
 * Thuận lợi
Một số gia đình có sử dụng thùng rác sinh hoạt, có ý thức dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh chung.
Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền và tổ chức nhiều buổi dọn dẹp vệ sinh tập thể.
 * Khó khăn
 Qua quá trình đi thực tế ở địa phương các em học sinh tôi có kết luận chung đại đa số gia đình các em học sinh đều không có sọt rác gia đình, tất cả các loại rác sinh hoạt hàng ngày đều vứt bỏ đại hoặc vứt xuống sông, khe, suối nào là túi nilon, là cây, giấy, xác chết động vật, chai nhựa, thủy tinh, chính những việc làm như thế làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Xung quanh nơi các em sinh sống có rất nhiều hố rác.
Ý thức của người dân chưa cao, chưa có quan niệm về môi trường và bảo vệ môi trường.
2.3. Nội dung của SKKN
2.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học sinh học 10
 Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Sinh học 10 nhằm trang bị cho học sinh những vấn đề sau:
Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường Địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
2.3.2.Nguyên tắc, phương thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học sinh học 10
 * Nguyên tắc
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. 
Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của môn học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của môn học.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai theo hướng tích hợp nội dung qua các tiết học, thông qua chương trình dạy học chính khóa. 
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của địa phương (trường THCS&THPT Như Thanh)
Nội dụng và phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.
* Phương thức
Tích hợp các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các tiết dạy trong chương trình Sinh học 10 cơ bản.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
 Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT.
Mức độ liên hệ:Có điều kiện liên hệ một cách logic.
2.3.3. Xác định vị trí (địa chỉ) và nội dung cần tích hợp trong chương trình Sinh học 10 cơ bản
Tên bài
Điạ chỉ tích hợp
Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Kiểu tích hợp
Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
I.1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
- Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật/ đa dạng sinh học.
- Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường chính là bảo vệ đa dạng sinh học. Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tự nhiên, giảm đa dạng sinh học.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 2. Các giới sinh vật
II. Đặc điểm chính của mỗi giới
1. Giới khởi sinh
2. Giới nguyên sinh
3. Giới nấm
4. Giới thưc vật
5. Giới động vật
- Đa dạng sinh học thể hiện qua sự đa dạng của các giới sinh vật.
- Các sinh vật trong giới khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm góp phần hoàn thành chu trình tuần hoàn vật chất.
- Thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu đồng thời là mắt xích đầu tiên trong chuỗi và lưới thức ăn.
- Động vật là mắt xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự tuần hoàn năng lượng và vật chất, góp phần cân bằng hệ sinh thái.
- Bảo vệ môi trường sống an toàn đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi của các sinh vật => Đảm bảo đa dạng sinh học
- Có ý thức bảo vệ và thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ rừng và khai thác rừng hợp lí. Duy trì hệ sinh thái đất, nước để giới Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm phát triển cân bằng góp phần vào việc hình thành chu trình tuần hoàn vật chất.
- Trồng nhiều cây xanh giúp điều hòa khí hậu.
Lồng ghép
Liên hệ 
Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước
I. Các nguyên tố hóa học
II. Vai trò của nước đồi với tế bào
- Hàm lượng nguyên tố hóa học nào đó tăng cao quá mức cho phép gây ra gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể sinh vật và con người.
- Nước là thành phần quan trọng trong môi trường, là một nhân tố sinh thái.
- Ô nhiễm môi trường làm biến đổi khí hậu làm tăng mực nước biển, hậu quả là tăng diện tích đất ngập lụt, tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, thay đổi hệ sinh thái tư nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.
- Sự cần thiết phải có ý thức bảo vệ môi trường. Hình thành thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, tái chế nước đã qua sử dụng, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch. Liên hệ với hiện tượng mưa axit.
Liên hệ
Bài 4, 5. Cacbohidrat, lipit, protein
I. Cacbohidrat
II.2. Chức năng
III. Cấu trúc của protein
IV. Chức năng của protein
- Nguồn cacbohidrat đầu tiên trong hệ sinh thái là sản phẩm quang hợp của thực vật, là nguồn thức ăn cho động vật ăn thực vật và con người.
- Việc trồng và bảo vệ cây xanh là vấn đề cấp thiết.
Sự đa dạng trong cấu trúc của protein dẫn đến sự đa dạng trong giới sinh vật.
- Đa dạng sinh học đảm bảo cho cuộc sống con người: cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng từ thực vật và đông vật, cung cấp dược liệu cho dược phẩm
- Có ý thức bảo vệ động – thực vật, bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ môi trường sống của chúng.
Liên hệ
Bài 6. Axit nucleic
I. Cấu trúc AND
- Sự đa dạng của ADN chính là đa dạng di truyền (đa dạng nguồn gen) của sinh giới.
- Sự đặc thù trong cấu trúc ADN tạo cho mỗi loài sinh vật có một nét đặc trưng phân biệt với các loài khác tạo nên sự đa dạng cho thế giới sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường dẫn đến làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài sinh vật =>Suy giảm số lượng, tuyệt chủng.
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật.
Liên hệ
Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)
VI. Lục lạp
- Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, là nơi diễn ra các hoạt động quang hợp. Là cơ sở để thấy được vai trò của thực vật đối với vai trò điều hòa khí hậu và vai trò chuyển đổi năng lượng.
- Trồng và bảo vệ cây xanh là hoạt động thiết yếu trong bảo vệ môi trường.
Liên hệ
Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Cả bài
- Bón phân cho cây trồng đúng liều lượng. Nếu bón phân không đúng cách, không đúng liều lượng, gây dư thừa, cây không sử dụng được hết gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và gây hại cho các vi sinh vật (VSV) trong đất.
Bảo vệ môi trường đất, nước, không khí đảm bảo môi trường sống trong lành cho các loài sinh vật, từ đó tế bào và cơ thể mới thực hiện được các hoạt động sống và chức năng sinh lí.
- Phải có biện pháp xử lí những nơi xảy ra ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống an toàn cho các loài sinh vật và con người. 
Liên hệ
Bài 14. Enzim và vai trò của en zim trong quá trình chuyển hóa vật chất
I.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của en zim
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: sự nóng lên của trái đất làm cho nhiệt độ của môi trường tăng cao hơn có thể ảnh hưởng đến hoạt tính enzim trong tế bào, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật.
- Nhiều loài vi sinh vật có khả năng phân giải xác động, thực vật trong đát là do chúng tiết ra các enzim phân giải các chất hữu cơ thành các chất đơn giản hơn, thực hiện quá trình chuyển hóa trong đất, vì vậy sử dụng phân bón vi sinh vừa cung cấp phân bón cho cây, vừa làm giàu dinh dưỡng tự nhiên cho đất vừa có tác dụng bảo vệ môi trường.
Liên hệ
Bài 17. Quang hợp
Cả bài
- Qúa trình quang hợp sử dụng khí CO2, giải phóng khí O2, có tác dụng điều hòa không khí và góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Khi nhiệt độ trái đất nóng lên, có thể làm tăng năng suất của quang hợp, tăng quá trình trao đổi khí.
- Chặt phá rừng, đô thị hóa làm hẹp đất nông nghiệp dẫn tới hạn chế khả năng hấp thụ khí ở cây xanh. Đồng thời làm cho các khí thải độc hại tích tụ càng nhiểu, gây nên các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit
- Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh xung quanh mình sinh sống, nhà trường, tuyên truyền cho người khác về vai trò của việc trồng cây xanh với việc tạo bầu không khí trong lành.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
I. Chu kì tế bào
- Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc truc trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh. Một bệnh đặc trưng cho cơ chế trục trặc phân bào là bệnh ung thư.
- Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất hiện bệnh ung thư. Vì vậy bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu để có thể bảo vệ sức khoe cho con người.
Liên hệ
Bài 23. Qúa trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
II. Qúa trình phân giải
- VSV phân giải xác động – thực vật, thực hiện các quá trình chuyển hóa trong đất, làm cho đất giàu mùn – cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây, góp phần làm sạch môi trường.
- Sự phân giải của VSV là cơ sở chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón. Vì vậy cần phân loại rác thải: rác thải hữu cơ, rác thải tái chế (giấy, nilon, thủy tinh), và rác thải kim loại.
- Sử dụng các sản phẩm, bao bì từ nguyên liệu dễ phân hủy, hạn chế sử dụng những sản phẩm khó phân hủy tồn tại lâu trong môi trường như sản phẩm làm từ nhựa plastic, túi nilon,
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 25, 26. Sinh trưởng của vi sinh vật. Sinh sản của vi sinh vật
Cả bài
- Công nghệ sinh học cần phải vận dụng sự sinh sản theo cấp số mũ của VSV để sản xuất protein, các chất hoạt tính sinh học, nhằm giải quyết những nhu cầu ngày càng tăng nhanh của con người và bảo vệ bền vững của môi trường sống.
- Tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất cao, đa dạng trong trao đổi chất ở VSV giúp phân giải các chất bền vững, các chất độc hại trong môi trường góp phần lớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dua_giao_duc_bao_ve_moi_truong_vao_day_hoc_sinh_hoc_10.doc