SKKN Đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4

SKKN Đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4

Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã không ngừng triển khai tới nhà trường, thầy cô giáo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác chủ nhiệm, giáo dục kĩ năng sống, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Đã có nhiều cuộc tập

huấn, nhiều tài liệu được ban hành nhằm giúp giáo viên tham khảo và thực hiện. Trong những tài liệu này có cả những tài liệu về công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp góp phần rất quan trọng trong việc bồi dưỡng hình thành nhân cách cũng như giúp học sinh phát triển một cách toàn diện hơn. Người giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà quản lí vừa là nhà tâm lí, là nơi để cho các em chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, là chỗ dựa vững chắc khi các em gặp những khó khăn trong cuộc sống. Chính vì điều này đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới công tác chủ nhiệm tức là đổi mới cả nội dung và phương pháp. Hiện nay theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo công tác chủ nhiệm được tính bốn tiết trong đó có một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Tiết học này cũng được xem như là một tiết học chính khóa. Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện hiện nay thì các tiết sinh hoạt lớp không chỉ là nhận xét đánh giá học sinh mà còn phải rèn luyện cho các em các kĩ năng sống quan trọng. Các nội dung và phương pháp hình thức sinh hoạt lớp phải làm sao cho phù hợp và tạo được hứng thú cho học sinh. Chính vì vậy sử dụng các phương pháp tích cực một cách linh hoạt để đổi mới tiết sinh hoạt lớp là rất cần thiết.

Phương pháp sinh hoạt lớp tích cực là phương pháp mà ở đó giáo viên không phải chỉ đánh giá nhận xét học sinh mà người giáo viên sẽ tổ chức cho các em các chủ đề sinh hoạt liên quan đến các vấn đề của cuộc sống. Giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề mang tính gợi mở để các em thảo luận đưa ra kết luận cuối cùng. Phương pháp này lấy sự chủ động, tìm tòi, sáng tạo tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt gợi mở vấn đề. Đặc trưng của phương pháp sinh hoạt tích cực là: sinh hoạt thông qua các hoạt động của học sinh ở từng chủ đề, chú trọng đến tự học, tự tìm hiểu, tự rèn luyện, tăng cường hoạt động của của cá thể phối hợp với hoạt động hợp tác, kết hợp tự đánh giá lẫn nhau với đánh giá của giáo viên.

Như vậy phương pháp sinh hoạt tích cực có ý nghĩa rất lớn đến học sinh. Các em sẽ đúc rút được nhiều kiến thức liên quan đến cuộc sống đồng thời phát triển cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, tăng mức độ tương tác, cải thiện tư duy phản biện, khơi nguồn tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề thực tế. Giữa phương pháp sinh hoạt truyền thống và phương pháp sinh hoạt tích cực có sự khác nhau.

docx 66 trang Thu Kiều 21/09/2024 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 ĐỔI MỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP THÔNG QUA VIỆC THIẾT 
 KẾ CÁC CHỦ ĐỀ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC NHẰM 
TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 
 Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
 1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
 1.2. Tính mới của đề tài..........................................................................................1
 1.3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................2
 1.4.1. Đối tượng......................................................................................................2
 1.4.2. Phạm vi.........................................................................................................2
 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2
 1.6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG .............................................................................................2
 2.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................2
 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................4
 2.3. Những vấn đề chung của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết 
 kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực..............................................................5
 2.3.1. Mục đích của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua các chủ đề bằng 
phương pháp tích cực ................................................................................................5
 2.3.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phương pháp tích cực trong tổ chức 
sinh hoạt lớp ..............................................................................................................5
 2.3.3.Những chú ý khi thiết kế chủ đề sinh hoạt lớp bằng phương pháp tích cực 5
 2.4. Các phương pháp tích cực và các chủ đề được thiết kế ..................................6
 2.5. Thiết kế một số chủ đề sinh hoạt lớp bằng các phương pháp tích cực............6
 2.5.1. Phương pháp trò chơi truyền hình ................................................................6
 2.5.2. Phương pháp tổ chức cuộc thi ....................................................................17
 2.5.3. Phương pháp: Trải nghiệm sáng tạo...........................................................32
 2.5.4. Phương pháp: Dự án...................................................................................35
 2.5.5. Phương pháp: Tọa đàm - hái hoa dân chủ ..................................................39
 2.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................42
 2.6.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................42
 2.6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................42
 2.6.3. Đối tượng khảo sát .....................................................................................42
 2.6.4. Kết quả khảo sát .........................................................................................43
 2.7. Kết quả thực nghiệm sư phạm.......................................................................46 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Luật giáo dục 2019 nêu rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt 
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề 
nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và 
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này người giáo viên 
hiện nay không chỉ là người truyền thụ tri thức mà còn phải là người bồi dưỡng 
nhân cách phẩm chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt trong thời kì 
hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển sự tác động của các yếu tố bên ngoài đã 
làm cho học sinh thật sự lúng túng khi gặp phải những tình huống khác nhau trong 
cuộc sống. Để trang bị kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng cho học sinh thì 
người giáo viên nói chung và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nói riêng có vai rất 
quan trọng. Ngoài việc lồng ghép các nội dung cần giáo dục vào các tiết dạy văn 
hóa thì các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một hoạt động tập thể có ý nghĩa quan 
trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tuy 
nhiên hiện nay hầu như các tiết sinh hoạt này đều được giáo viên tiến hành một 
cách nhàm chán với nội dung chủ yếu là đánh giá tình hình lớp trong một tuần học, 
chỉ ra những điểm được, chưa được của học sinh và đề ra biện pháp giải quyết. 
Trong khi đó thực tế xã hội hiện nay đòi hỏi học sinh bên cạnh giỏi về kiến thức 
văn hóa cần phải có kĩ năng sống phong phú. Để làm được điều này người giáo 
viên cần đa dạng hóa các nội dung sinh hoạt lớp. Mỗi tuần, mỗi tháng cần phải có 
những chủ đề sinh hoạt nhất định phù hợp với các em. Quan trọng hơn nữa để các 
em tiếp thu tốt các chủ đề này thì giáo viên cần lựa chọn hình thức, phương pháp 
phù hợp nhằm tạo hứng thú cho các em. Nhận thức được điều này tôi đã không 
ngừng suy nghĩ tìm tòi các phương pháp hình thức sinh hoạt lớp tích cực. Vì vậy 
trong sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản 
thân về việc áp dụng một số hình thức phương pháp tổ chức sinh hoạt lớp chủ 
nhiệm với đề tài “Đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề 
bằng phương pháp tích cực nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học 
sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4”
 1.2. Tính mới của đề tài
 - Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp giáo dục, đa dạng hóa các 
hình thức phương pháp sinh hoạt lớp chủ nhiệm.
 - Hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất, năng lực và kĩ năng sống 
mà chương trình giáo dục phổ thông hướng tới.
 - Vận dụng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp giáo dục mới, 
thiết kế một số chủ đề sinh hoạt lớp cụ thể bằng các phương pháp tích cực khác 
nhau.
 1 quan trọng. Các nội dung và phương pháp hình thức sinh hoạt lớp phải làm sao cho 
phù hợp và tạo được hứng thú cho học sinh. Chính vì vậy sử dụng các phương 
pháp tích cực một cách linh hoạt để đổi mới tiết sinh hoạt lớp là rất cần thiết.
 Phương pháp sinh hoạt lớp tích cực là phương pháp mà ở đó giáo viên không 
phải chỉ đánh giá nhận xét học sinh mà người giáo viên sẽ tổ chức cho các em các 
chủ đề sinh hoạt liên quan đến các vấn đề của cuộc sống. Giáo viên sẽ đưa ra các 
vấn đề mang tính gợi mở để các em thảo luận đưa ra kết luận cuối cùng. Phương 
pháp này lấy sự chủ động, tìm tòi, sáng tạo tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo 
viên chỉ là người dẫn dắt gợi mở vấn đề. Đặc trưng của phương pháp sinh hoạt tích 
cực là: sinh hoạt thông qua các hoạt động của học sinh ở từng chủ đề, chú trọng 
đến tự học, tự tìm hiểu, tự rèn luyện, tăng cường hoạt động của của cá thể phối hợp 
với hoạt động hợp tác, kết hợp tự đánh giá lẫn nhau với đánh giá của giáo viên.
 Như vậy phương pháp sinh hoạt tích cực có ý nghĩa rất lớn đến học sinh. Các 
em sẽ đúc rút được nhiều kiến thức liên quan đến cuộc sống đồng thời phát triển 
cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, tăng mức độ tương tác, cải thiện tư duy phản 
biện, khơi nguồn tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề thực tế. 
Giữa phương pháp sinh hoạt truyền thống và phương pháp sinh hoạt tích cực có sự 
khác nhau.
 Bảng 1. So sánh phương pháp sinh hoạt truyền thống và tích cực
 Phương pháp sinh hoạt Phương pháp sinh hoạt tích 
 truyền thống cực
 Mục tiêu Chỉ ra những ưu điểm, nhược Hình thành cho học sinh phẩm 
 điểm của học sinh, đề ra biện chất, năng lực và các kĩ năng
 pháp xử lí. cần thiết trong cuộc sống.
 Nội dung Nội quy, quy định của trường -Nội quy, kế hoạch của trường 
 lớp. lớp.
 Kế hoạch của trường lớp. - Vốn hiểu biết, nhu cầu và kinh 
 nghiệm của học sinh.
 - Những vấn đề học sinh quan 
 tâm.
 Phương pháp, - Thông báo, đánh giá nhận - Đa dạng: Trò chơi, diễn đàn, 
 hình thức sinh xét, thưởng phạt. trải nghiệm...
 hoạt - Chỉ tiến hành trong lớp - Linh hoạt trong không gian
 sinh hoạt: Trong lớp, vườn 
 trường, ngoài trường.
 Học Thụ động nghe, thực hiện. Chủ động, tích cực,sáng tạo,
 sinh trung tâm của các hoạt động.
 Hướng dẫn định hướng cho học 
 Đối Giáo Chủ động phần lớn các hoạt sinh thực hiện.
 tượng viên động.
 - Giáo viên và ban cán sự lớp - Đại diện học sinh đánh giá
 3 2.3. Những vấn đề chung của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua 
việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực
 2.3.1. Mục đích của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua các chủ đề 
bằng phương pháp tích cực
 Phương pháp tích cực là phương pháp mà người giáo viên chỉ tổ chức hướng 
dẫn đưa ra những gợi ý mang tính gợi mở và học sinh sẽ bàn bạc thảo luận để tìm 
ra kết quả cuối cùng. Việc áp dụng các phương pháp tích cực trong thiết kế các chủ 
đề lồng ghép vào các tiết sinh hoạt lớp sẽ tạo hứng thú cho học sinh cũng như giúp 
các em bổ sung những kiến thức cần thiết và rèn luyện được kĩ năng sống. Hình 
thức, phương pháp đa dạng, mới mẻ và được chuẩn bị chu đáo, kĩ càng sẽ gây 
được hứng thú và giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn. 
Ngoài việc tiếp thu kiến thức của chủ đề một cách hứng thú, giảm tính căng thẳng 
trong giờ sinh hoạt lớp thì vận dụng các phương pháp tích cực trong sinh hoạt lớp 
còn rèn luyện nhiều kĩ năng như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, quan sát, phản 
ứng nhanh, kĩ năng phòng tránh, kĩ năng kiểm soát cảm xúc.Đây cũng chính là 
mục tiêu cần đạt của việc đổi mới giáo dục hiện nay.
 2.3.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phương pháp tích cực 
trong tổ chức sinh hoạt lớp
 * Thuận lợi:
 - Cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tốt hơn: Có phòng máy chiếu, 
hầu hết các lớp đã có ti vi kết nối Internet phục vụ cho giáo dục.
 - Phần lớn học sinh đã khá quen với những phương pháp học tập tích cực, có 
tư duy tốt, chủ động, tích cực trong những nhiệm vụ được giao.
 - Nhiều giáo viên chủ nhiệm luôn có suy nghĩ, tìm tòi đổi mới hình thức, phương 
pháp sinh hoạt lớp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hướng tới lớp học hạnh phúc.
 * Khó khăn:
 - Kĩ năng của một số học sinh còn hạn chế, nhiều em chưa thực sự hứng thú 
với việc tìm hiểu các chủ đề sinh hoạt lớp.
 - Nhiều giáo viên còn chưa thành thạo khi thiết kế các chủ đề trên Powerpoint 
cũng như cách thức tổ chức các tiết sinh hoạt lớp theo phương pháp mới.
 - Số lượng học sinh một lớp khá đông nên việc tổ chức các tiết sinh hoạt lớp 
ngoài trường như hoạt động trải nghiệm, dã ngoại...còn gặp khó khăn.
 - Cơ sở vật chất nhà trường đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thể đủ phục vụ cho 
tất cả các lớp.
 2.3.3. Những chú ý khi thiết kế chủ đề sinh hoạt lớp bằng phương pháp 
tích cực
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_tiet_sinh_hoat_lop_thong_qua_viec_thiet_ke_cac.docx
  • pdfNguyễn Thị Ánh Hồng - THPT Quỳnh Lưu 4 - Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf