SKKN Đổi mới không gian lớp học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn

SKKN Đổi mới không gian lớp học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn

Như chúng ta đã biết hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã đi vào thực tế ở các trường học. Chúng ta đã áp dụng nhiều phương pháp, cách thức đổi mới để làm nổi bật vai trò của người học. Tuy vậy cách mà chúng ta đang làm chưa có thể làm cho hoạt động học của học sinh được thể hiện rõ vai trò là người chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức thực sự. Bởi cách chúng ta đang đổi mới chỉ mới chú tâm đến quan hệ giữa thầy và trò, còn quan hệ giữa trò và trò chưa được chú trọng. Trên thực tế đổi mới PPDH chỉ đạt được kết quả khi người học được trao đổi với nhau

Trong các phương pháp đổi mới dạy học, người dạy đã có nhiều cách đổi mới tuy vậy tôi thấy chúng ta chưa chú tâm đến cách bố trí lớp học mà theo tôi nghĩ đổi mới PPDH phải đi liền với đổi mới không gian lớp học.

 

doc 22 trang thuychi01 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới không gian lớp học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐỔI MỚI KHÔNG GIAN LỚP HỌC GÓP PHẦN THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN – NGA SƠN.
1. Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã đi vào thực tế ở các trường học. Chúng ta đã áp dụng nhiều phương pháp, cách thức đổi mới để làm nổi bật vai trò của người học. Tuy vậy cách mà chúng ta đang làm chưa có thể làm cho hoạt động học của học sinh được thể hiện rõ vai trò là người chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức thực sự. Bởi cách chúng ta đang đổi mới chỉ mới chú tâm đến quan hệ giữa thầy và trò, còn quan hệ giữa trò và trò chưa được chú trọng. Trên thực tế đổi mới PPDH chỉ đạt được kết quả khi người học được trao đổi với nhau 
Trong các phương pháp đổi mới dạy học, người dạy đã có nhiều cách đổi mới tuy vậy tôi thấy chúng ta chưa chú tâm đến cách bố trí lớp học mà theo tôi nghĩ đổi mới PPDH phải đi liền với đổi mới không gian lớp học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao hơn nữa nhận thức của người thầy trong việc đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH không chỉ diễn ra trong việc đổi mới phương pháp soạn giảng mà đổi mới “toàn diện và đồng bộ” từ chương trình, từ phương pháp của giáo viên, từ cách học, cách tư duy của trò (như từ trước đến nay chúng ta đang làm) đến thay đổi không gian lớp học như SKKN đã đề cập. Tức là, thay đổi từ vị trí, tư thế ngồi của người thầy và trò, từ cách tiếp cận SGK, làm việc với phương tiện dạy học, đến thái độ tình cảm và chuyển biến nhận thức của học sinh từ tiết học đến đời sống. Bởi thiết nghĩ cuộc sống mới là đích đến của mọi sự học ... 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 9A, 9B năm học 2018 – 2019, phòng học, SGK...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu giữa lớp thực nghiệm (lớp 9A) và lớp đối chứng (lớp 9B), để thấy được sự chủ động của học sinh trong việc học tập và chủ động trong việc hòa nhập làm việc với nhóm mới, lớn hơn là sự thay đổi kỹ năng sống của học sinh trong trường lớp và đời sống ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng...
Đây là SKKN của bản thân đã nghiên cứu từ năm 2004 đến nay được viết thành SKKN, được thực hiện, triển khai đến toàn bộ giáo viên nhà trường và lớp thực nghiệm ở Trường THCS Nga An và nay là Trường THCS Chu Văn An trong môn Lịch sử. SKKN đã được HĐKHN xếp loại B cấp tỉnh năm 2013. Qua công tác giảng dạy ứng dụng bản thân tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt nhìn từ phía học sinh nên phát triển thêm. Hiện nay, đang phối hợp với PGD để triển khai đến giáo viên trong huyện học tập và rút kinh nghiện cho bản thân lấy cơ sở để phát triển thành NCKHSPUD.
1.5. Điểm mới của SKKN.
Thay đổi mô hình lớp học cũng như cách tiếp cận SGK.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Học sinh cần nhận thức rõ vai trò của mình trong việc chủ động tìm hiểu kiến thức. Ngoài nguồn kiến thức là SGK cần mở rộng tìm hiểu các kênh tài liệu khác nhau.
 Giáo viên thể hiện rõ vai trò là trọng tài, người hướng dẫnđồng thời cần xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài giảng để đưa ra được phương pháp hay, cách tiếp cận vấn đề theo hướng mở lấy học sinh làm trung tâm.
 Phòng GD, nhà trường và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh thanh kiểm tra, triểm khai chuyên đề, thao giảng học hỏi kinh nghiệm qua đó thúc đẩy giáo viên không ngừng học hỏi đổi mới PPDH.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Cách bố trí lớp học hiện nay.
Hiện nay, chúng ta thường thấy lớp học được bố trí với một phần là bục giảng và một phần là không gian lớp học. Phần là bục giảng thường được bố trí ở trên là nơi để bàn ghế giáo viên, bảng đen, phần còn lại của lớp học được bố trí khoảng 10 bộ bàn ghế cho học sinh theo 2 dãy (với bộ bàn ghế 4 chỗ ngồi) và 4 dãy (với bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi).
 	Cách bố trí lớp học hiện nay.
2.2.2. Tổ chức dạy học theo lớp học hiện nay.
Cốt lõi của việc dạy và học chính là quan hệ giữa thầy và trò. Người thầy tổ chức tốt được mối quan hệ giữa thầy và trò thì tiết học sẽ thành công. Chúng ta đã tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và trên thực tế đa số giáo viên đã áp dụng đổi mới phương pháp trong dạy học. Tuy nhiên phương pháp có mới nhưng cách thức vẫn là cũ. Nói như vậy là bởi lẽ giáo viên đã đổi mới phương pháp, cụ thể trong giáo án nhưng khi tổ chức thực hiện lại thực hiện với một không gian lớp học cũ nên có thể nói phương pháp thay đổi nhưng cách thức không thay đổi. Cụ thể hơn trong kiểu dạy học truyền thống giáo viên là nguồn kiến thức duy nhất, phần lớn thời gian trên lớp dành cho giáo viên thuyết trình, giảng giải, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức thông qua nghe và ghi lại lời giáo viên, học sinh chỉ làm việc một mình trên lớp, ở nhà hoặc với giáo viên khi được kiểm tra Còn phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, ngoài bài giảng của giáo viên, học sinh được tiếp xúc với nhiều nguồn kiến thức khác. Học sinh ngoài tự nghiên cứu còn trao đổi thảo luận với các bạn trong lớp, trong tổ, trao đổi ngoài giờ, học sinh đề xuất ý kiến, thắc mắc, trao đổi với giáo viên... 
Việc thảo luận, trao đổi diễn ra trong một không gian lớp học cũ.
Nhưng điều đáng nói là việc học sinh tự nghiên cứu, thảo luận, trao đổi lại diễn ra trong một không gian lớp học cũ nên không thể phát huy được hết tính tích cực chủ động của người học như mong muốn, đó là chưa kể việc có thêm động tác thay đổi chỗ ngồi để thảo luận nhóm... Trong bài giảng nếu có nhiều hoạt động thảo luận nhóm thì lớp học sẽ lộn xộn và mất nhiều thời gian.
Sự bất cập trong đổi mới phương pháp ở lớp học hiện nay.
Với lớp học hiện nay việc giáo viên tổ chức lớp học góp phần đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều bất cập. Cách bố trí lớp học xưa nay chỉ làm nổi bật quan hệ giữa thầy và trò chứ chưa làm rõ mối quan hệ giữa trò với trò. Bởi lẽ khi người thầy giảng bài hay khi người học trả lời câu hỏi thì không gian lớp học như bị thu hẹp lại. Đó là sự trao đổi, sự đối diện (tôi muốn nhấn mạnh đến từ đối diện) giữa thầy và trò – người được trả lời với toàn bộ ý nghĩa của nó, còn toàn bộ lớp học chỉ tham gia vào việc “nghe” chứ chưa được tham gia đầy đủ việc “nhìn”. Ví dụ một học sinh ở bàn đầu được trả lời câu hỏi thì hành động đó chỉ diễn ra giữa thầy và trò còn học sinh trong lớp chỉ được “nghe” còn hoạt động “nhìn” chỉ diễn ra ở sau lưng do đó rất khó để tham gia vào việc học một cách đầy đủ, nhất là đối với những học sinh ngồi bàn cuối.
Đặc biệt với cách bố trí lớp học và tổ chức lớp học như hiện nay đã cho chúng ta thấy học sinh rất thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm. Chính vì vậy đã dẫn đến hiện tượng học sinh ngại nói, ngại trình bày, biết nhưng mà không nói hoặc có nói thì run, mất tinh thần, khả năng diễn đạt kém.
 Quan hệ giữa thầy và trò - người được trả lời 
Từ năm học 2011 - 2012 Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE – VNEN) đã được triển khai thử nghiệm trên diện rộng, tại 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) tập trung đổi mới hoạt động giáo dục và hoạt động sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học. Sau khi triển khai, các nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh đánh giá Mô hình VNEN có nhiều ưu điểm và tính khả thi cao.
 Dự án Mô hình lớp học mới Vnen được thử nghiệm từ năm 2011 - 2012.
 Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, Mô hình trường học mới Vnen cũng bộc lộ những tồn tại mà theo tôi nghĩ tồn tại lớn nhất đó là học sinh theo mô hình lớp học bố trí chỉ được làm việc với nhóm duy nhất điều này chả phải là đi ngược lại với mong muốn của đổi mới PPDH hay sao? Và như vậy theo tôi lớp học không được mở rộng ra mà lại thu hẹp lại theo từng nhóm nhỏ. Mặt khác ở lứa tuổi học sinh tiểu học học sinh luôn có tính hiếu động vì vậy chúng ta có thể đảm bảo cách bố trí lớp học như thế này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của các em - mầm non mà cả nước nhà đang mong chờ phát triển toàn diện!
 Mô hình lớp học mới Vnen và những bất cập khi triển khai.
2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Lớp học - một không gian mở.
2.3.1. Khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả điều tra tâm lý.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm.
Khối 9
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp 9A
36
2
5,6
7
19,4
20
55,5
5
13,9
2
5,6
Lớp 9B
35
3
8,6
6
17,1
22
62,9
3
8,6
1
2,8
Tổng
71
5
7,0
13
18,3
42
59,2
8
11,3
3
4,2
Kết quả điều tra tâm lý.
Các em 2 lớp 9A, 9B được trắc nghiệm tâm lý đều trả lời các câu hỏi :
- Các em có yêu thích học môn lịch sử không ? Vì sao em yêu thích học môn lịch sử ? Vì sao em không thích học môn lịch sử ? 
- Em có đề xuất gì với thầy giáo về phương pháp giảng dạy môn lịch sử hiện nay ?
Khối 9
HS
Số HS yêu thích môn sử
Số HS chưa yêu thích môn sử
SL
%
SL
%
Lớp 9A
36
23
63,9
13
36,1
Lớp 9B
35
24
68,6
11
31,4
Tổng
71
47
66,2
24
33,8
Từ kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và trắc nghiệm tâm lý tôi thấy đây là hai lớp có trình độ học sinh và mức độ yêu thích môn sử tương đương nhau nhưng kết quả khảo sát và trắc nghiệm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và phụ huynh. Vì vậy tôi quyết định tiếp tục đi sâu đổi mới PPDH nhằm phát huy hơn nữa tinh thần tự học, chủ động học của học sinh.
2.3.2. Cách bố trí lớp học và tác dụng của nó.
Để thay đổi không gian lớp học tôi đã tiến hành khảo sát lại diện tích lớp học. Với lớp học hiện nay thì cách bố trí lớp học là chúng ta sẽ xếp lớp học theo chiều ngang của lớp. Với thực trạng như trên tôi xin đưa ra cách áp dụng để nâng cao hoạt động của người học như sau:
Bàn ghế lớp học sẽ được xếp theo hình chữ U hoặc chữ C theo chiều ngang lớp học. Nhưng cách tốt nhất là xếp theo hình chữ C bởi lẽ việc học sinh ngồi học theo hình chữ C thì đáy của chữ C sẽ dài hơn, học sinh ngồi được nhiều hơn, trực diện với bảng hơn để thuận tiện khi làm việc với máy chiếu và đảm bảo sự phát triển của cột sống. Xếp lớp học theo hình chữ U cũng được nhưng hạn chế xếp hai cạnh của chữ U cao lên sẽ ảnh hưởng đến học sinh vì tư thế ngồi luôn thay đổi.
Bàn ghế lớp học sẽ được xếp theo hình chữ U hoặc chữ C.
 Theo điều tra hiện nay số học sinh các lớp giảm mạnh chỉ trên dưới 30 học sinh thì càng thuận tiện cho việc bố trí thay đổi không gian lớp học. Lớp học theo sự bố trí như trên, tự nhiên được chia thành 4 đơn vị tổ, học sinh sẽ ngồi theo đơn vị tổ. Điều này sẽ giúp cho giáo viên dễ quán xuyến lớp, không phải chia tổ trong những lần thảo luận nhóm tiết kiệm được thời gian và tránh gây ồn.
Ngoài ra trong quá trình giảng bài học sinh sau hoạt động tự nghiên cứu thì người học sẽ trả lời câu hỏi với cách bố trí lớp học như trên thì cả lớp sẽ được coi là một tổ.
Mặt khác, khi bố trí cách ngồi như trên học sinh được nhìn thấy mặt nhau trong quá trình trả lời, thảo luận, trao đổi... do đó sự tập trung cao hơn và hoạt động dạy học được mở rộng ra tất cả học sinh trong lớp vì không gian lớp học đã được mở rộng..
Về đơn vị tổ theo tôi với các bố trí lớp học như trên thì không có tổ cố định và cũng không có tổ trưởng và thư ký cố định. Hôm nay học sinh có thể ở tổ này nhưng hôm sau có thể ở tổ khác, nhóm trưởng và thư ký sẽ được thay nhau thứ tự trong lớp. Tổ chức được điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính tự giác, sự chủ động, tích cực của học sinh cũng như lồng ghép việc giáo dục được kỹ năng sống cho học sinh trong từng tiết dạy đặc biệt là kỹ năng làm việc với nhóm mới đây là điều đang rất cần trong thời đại hội nhập hiện nay...
Việc thảo luận, trao đổi diễn ra trong một không gian lớp học mới.
(Tác giả đang tiến hành thực nghiệm mô hình lớp học mới)
Thứ hai, bàn ghế giáo viên có thể sẽ không đặt ở vị trí cũ mà sẽ chuyển xuống giữa 2/3 lớp học điều này sẽ giúp giáo viên gần học sinh hơn. Ngoài ra khi người học tham gia vào tiết học nhiều hơn thì người thầy sẽ không còn được “ngồi” trên ghế nữa mà buộc người dạy phải hoạt động cao hơn sát sao học sinh hơn, tức người thầy ở thế “động” nhiều hơn, vai trò là trọng tài là người hướng dẫn thể hiện rõ hơn.
Thứ ba, trên bàn giáo viên ngoài máy chiếu đa năng là phương tiện để giáo viên đổi mới phương pháp tôi muốn nhấn mạnh đến việc dùng máy chiếu hắt. Bởi lẽ nếu như máy chiếu đa năng là phương tiện để giáo viên đổi mới phương pháp thì máy chiếu hắt là phương tiện để người học bày tỏ quan điểm, kết quả học tập của mình trước thầy giáo, trước lớp qua đó mà giáo dục thêm kỹ năng sống cho học sinh. Màn chiếu được bố trí cố định trên tường bằng cách bảng đen được chia thành 3 ô, một phần để ghi nội dung bài giảng, một phần dùng để làm bảng phụ và một phần để đèn chiếu. Tuy vậy điều này có thể linh hoạt trong tiết học nhưng phần để đèn chiếu nên là cố định.
Thực tế đặt ra là ở các trường không có đầy đủ các phương tiện dạy học thì mô hình lớp học có thực hiện được không? Câu trả lời là có! Bởi lẽ máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt chỉ là các phương tiện hỗ trợ cho công tác dạy và học nếu thiếu các phương tiện này giáo viên sẽ sử dụng bảng phụ, giấy A3, Ao để thiết kế. Hiện nay ở các nhà trường THCS thuộc PGD Nga Sơn đều có máy chiếu hắt nhưng không được sử dụng, việc triển khai SKKN này sẽ sử dụng được phương tiện đang cất ở các thư viện. Đặc biệt, giáo viên chỉ mua giấy trong một lần để học sinh sử dụng thảo luận nhiều lần đỡ tốn kém so với giấy Ao chỉ sử dụng một lần.
Một vấn đề nữa tôi mạnh dạn đưa ra cách thay đổi theo mô hình lớp học trên đó là vị trí chỗ ngồi của giáo viên dự giờ. Xưa nay người dự giờ thường ngồi ở bàn cuối điều này là chỉ phù hợp với đối tượng để quan sát, để đánh giá nhận xét chính là người dạy. Hiện nay người đi dự giờ không chỉ quan sát người dạy mà quan trọng hơn là quan sát hiệu quả của phương pháp đó qua cách học, cách làm việc của người học. Do đó vị trí ngồi của người dự giờ theo tôi tốt nhất là ở vị trí của bàn giáo viên hiện nay (tức là quay lại quan sát lớp học).
2.3.3. Tổ chức triển khai SKKN đến giáo viên và học sinh.
	Trong các năm qua được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường SKKN của tôi đã được tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm cấp trường và được nhà trường tổ chức triển khai ở học tập trước khi triển khai ở lớp học. 
 Ngoài việc thảo luận trao đổi với giáo viên, để SKKN này đi vào thực tế phục vụ đối tượng là học sinh bản thân tôi đã tranh thủ thời gian, trao đổi với học sinh lớp thực nghiệm nội dung SKKN. Vì mục đích của SKKN là tạo ra sự thay đổi tư duy và gây hứng thú hoc tập cho học sinh, phát triển về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày  Vì vậy, sau khi học sinh được nghe trình bày về sự thay đổi mô hình lớp học sẽ tạo ra sự thay đổi động hình trong cách học, chủ động làm chủ kiến thức.
 2.3.4. Sự thay đổi trong cách thiết kế bài giảng.
 Như đã nói mục đích của sáng kiến là tập trung vào học sinh, làm sao cho học sinh chủ động làm việc, chủ động lĩnh hội kiến thức nên khi không gian lớp học đã thay đổi thì phương pháp của giáo viên cũng thay đổi.
 Ví dụ khi dạy mục I - Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (Bài 9 Tiết 11 lớp 9 - Nhật Bản), ở lớp học đối chứng (lớp 9B) chúng ta sẽ tiến hành như sau.
Tiết 11. Bài 9. Nhật Bản 
I. Mục tiêu bài học.
Sau khi hoàn thành bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Là nước bại trận nhưng đã vươn lên trở thành một siêu cuờng kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
Chính sách đối ngoại của giới cầm quyền Nhật.
2. Thái độ, tình cảm, tư tưởng
Giáo dục ý chí vươn lên, tinh thần lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật của người Nhật.
3. Kĩ năng
Rèn cho HS phương pháp tư duy: phân tích so sánh, liên hệ.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học
Bản đồ Nhật Bản, Châu Á.
Một số tranh ảnh về nước Nhật.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tình hình nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
- Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
2. Giới thiệu bài mới
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cá nhân.
 GV giới thiệu bản đồ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
HS dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi. 
GV nhận xét, bổ sung và kết luận. 
Hoạt động 2: Nhóm, cá nhân.
GV cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi: Nhật Bản đã có những cải cách gì? Nội dung và ý nghĩa của những cải cách đó?
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và nhấn mạnh: Cải cách trên các lĩnh vực kinh tế , hiến pháp, quân đội.
HS dựa vào nội dung SGK để thảo luận và trình bày kết quả. 
GV nhận xét, bổ sung và kết luận. 
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
- Sau chiến tranh, Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá, khó khăn bao trùm: thất nghiệp, thiếu lương thực
- Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
 - Nhật Bản tiến hành một loạt cải cách dân chủ: ban hành Hiến pháp mới, thực hiện cải cách ruộng đất, giải giáp các lực lượng vũ trang, ban hành các quyền tự do dân chủ
- ý nghĩa: Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế.
 Ngược lại khi dạy mục I – Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (Bài 9 Tiết 11 lớp 9 - Nhật Bản), ở lớp học thực nghiệm (lớp 9A) chúng ta sẽ tiến hành như sau.
Tiết 11. Bài 9. Nhật Bản 
I. Mục tiêu bài học.
Sau khi hoàn thành bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Là nước bại trận nhưng đã vươn lên trở thành một siêu cuờng kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
Chính sách đối ngoại của giới cầm quyền Nhật.
2. Thái độ, tình cảm, tư tưởng
Giáo dục ý chí vươn lên, tinh thần lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật của người Nhật.
3. Kĩ năng
Rèn cho HS phương pháp tư duy: phân tích so sánh, liên hệ.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học
Máy chiếu, bảng phụ ... 
Bản đồ Nhật Bản, Châu Á.
Một số tranh ảnh về nước Nhật.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
	Giáo viên không thực hiện theo cách thông thường mà yêu cầu học sinh gấp SGK lại dựa vào nội dung mục I - Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học (tùy thuộc nội dung yêu cầu). Vì đã được tiến hành học trong không gian lớp học mới nên học sinh đó chủ động trong học tập vì vậy đây là một câu hỏi khó nhưng trong quá trình tự học, học sinh cũng đó tự đặt câu hỏi để giải quyết, nên học sinh lớp thực nghiệm có thể đưa ra các câu hỏi như: 
- Trình bày sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất?
- Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ suy giảm?
	 Sau khi học sinh đặt câu hỏi, giáo viên yêu cầu một em nhận xét câu hỏi, giáo viên chốt và gọi một em trả lời câu hỏi. Như vậy, cũng trong cùng một thời gian trong lớp học thực nghiệm giáo viên có thể kiểm tra được 3 học sinh.
2. Giới thiệu bài mới
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên giới thiệu hai nội dung cơ bản mà học sinh phải nắm được trong quá trình tìm hiểu mục I - Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh đó là: Học sinh biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Giáo viên sử dụng Hình 17 - Lược đồ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai để dạy toàn bộ mục này, trước khi khai thác kênh hình, giáo viên cho học sinh quan sát toàn bộ lược đồ, đặt một số câu hỏi để các em trả lời như:
+ Nhật Bản nằm ở khu vực nào? Giáp với các vùng nào?
+ Nhật Bản gồm có bao nhiêu đảo lớn? Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là bao nhiêu?
+ Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản như thế nào?
+ Vì sao sau chiến tranh, kinh t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_khong_gian_lop_hoc_gop_phan_thuc_day_doi_moi_ph.doc