SKKN Đổi mới cách dạy và học bộ môn lịch sử cho phù hợp hình thức thi trắc nghiệm ở trường THPT

SKKN Đổi mới cách dạy và học bộ môn lịch sử cho phù hợp hình thức thi trắc nghiệm ở trường THPT

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam là một sự kiện quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam, được tổ chức bắt đầu vào năm 2015. Đây là kỳ thi hai trong một, được gộp bởi hai kỳ thi là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí [6]. Vì được xem là một kỳ thi quan trọng nhất của giai đoạn giáo dục phổ thông nên đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà Bộ GD-ĐT ưu tiên trong lộ trình đổi mới thi, đánh giá học sinh và tuyển sinh theo Nghị quyết 29 -NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo”. Việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ có mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh mà còn tác động tích cực đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, để các trường Cao đẳng và Đại học lấy kết quả đó mà tuyển sinh đầu vào.

Đến tháng 9/2016, Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với 5 bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (3 môn thi bắt buộc), Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân). Riêng môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Đây là sự điều chỉnh lớn về hình thức thi so với kì thi THPT quốc gia trước đây. Bản thân môn Lịch sử trước đây thi theo kiểu tự luận truyền thống thì đến năm học này cũng được tổ chức thi theo kiểu trắc nghiệm. Điều này đã làm cho nhiều giáo viên và học sinh không khỏi băn khoăn, bỡ ngỡ vì sự thay đổi đột ngột này, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy của giáo viên và việc học, ôn luyện của học sinh. Vì vậy, giáo viên phải nắm bắt kịp thời các thông tin của Bộ giáo dục, phải nhanh chóng tiếp cận với hình thức thi mới, tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá theo hướng kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. Từ đó giúp cho học sinh trang bị được kiến thức, kỹ năng một cách vững chắc, vận dụng kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt, sáng tạo để , chuẩn bị tâm thế tốt nhất tiếp cận với kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

 

docx 18 trang thuychi01 8940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới cách dạy và học bộ môn lịch sử cho phù hợp hình thức thi trắc nghiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam là một sự kiện quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam, được tổ chức bắt đầu vào năm 2015. Đây là kỳ thi hai trong một, được gộp bởi hai kỳ thi là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí [6]. Vì được xem là một kỳ thi quan trọng nhất của giai đoạn giáo dục phổ thông nên đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà Bộ GD-ĐT ưu tiên trong lộ trình đổi mới thi, đánh giá học sinh và tuyển sinh theo Nghị quyết 29 -NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo”. Việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ có mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh mà còn tác động tích cực đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, để các trường Cao đẳng và Đại học lấy kết quả đó mà tuyển sinh đầu vào.
Đến tháng 9/2016, Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với 5 bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (3 môn thi bắt buộc), Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân). Riêng môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Đây là sự điều chỉnh lớn về hình thức thi so với kì thi THPT quốc gia trước đây. Bản thân môn Lịch sử trước đây thi theo kiểu tự luận truyền thống thì đến năm học này cũng được tổ chức thi theo kiểu trắc nghiệm. Điều này đã làm cho nhiều giáo viên và học sinh không khỏi băn khoăn, bỡ ngỡ vì sự thay đổi đột ngột này, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy của giáo viên và việc học, ôn luyện của học sinh. Vì vậy, giáo viên phải nắm bắt kịp thời các thông tin của Bộ giáo dục, phải nhanh chóng tiếp cận với hình thức thi mới, tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá theo hướng kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. Từ đó giúp cho học sinh trang bị được kiến thức, kỹ năng một cách vững chắc, vận dụng kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt, sáng tạo để , chuẩn bị tâm thế tốt nhất tiếp cận với kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Là giáo viên đang dạy Lịch sử ở trường THPT, năm nay đứng lớp 12 trực tiếp giảng day và ôn luyện cho học sinh chuẩn bị tham gia kì thi THPT quốc gia, tôi đã thường xuyên trau dồi và tích lũy được một số kinh nghiệm cho bản thân. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình qua đề tài “ Đổi mới cách dạy và học bộ môn lịch sử cho phù hợp hình thức thi trắc nghiệm ở trường THPT”. Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp ích cho các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài này của tôi là đề xuất một số biện pháp nhằm đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử 12 ở trường THPT nói chung và giúp học sinh học, ôn tập tốt dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay của Bộ Giáo dục và đào tạo. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Là học sinh tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2016 – 2017: lớp 12C3, 12C5 ở trường THPT Lưu Đình Chất – Hoằng Quỳ - Hoằng Hóa – Thanh Hóa.
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
- Nghiên cứu tài liệu về các phương thức kiểm tra đánh giá học sinh. 
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kĩ năng kiến thức lịch sử lớp 12 ( Ban cơ bản).
- Thao giảng, dự giờ động nghiệp để rút kinh nghiệm.
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học và làm bài của học sinh.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận: 
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức trí tuệ thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chính vì vậy mà Bộ giáo luôn chú trọng đến vấn đề đổi mới trong giáo dục. Tại Hội nghị Trung ương 8 đã nhất trí ban hành Nghị quyết về “ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, trong đó khâu kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục được xác định là khâu “đột phá” của đề án[6]. Sở dĩ coi đó là đột phá vì làm ít tốn kém, không cần đầu tư nhiều, khi thay đổi cách thi thì sẽ tác động ngược trở lại thay đổi nội dung dạy học, phương pháp dạy học. So với hình thức thi tự luận thì thi dưới hình thức trắc nghiệm có nhiều thuận lợi hơn. 
Một là: Phương pháp thi trắc nghiệm kiểm tra được nhiều kiến thức hơn, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng hơn, tiết kiệm hơn và tốn ít thời gian làm bài của thí sinh cũng như thời gian chấm điểm của hội đồng. 
Hai là: Có thể kết hợp cả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học làm một vì hai kỳ thi đó rất sát nhau và có cùng một đối tượng. Như vậy sẽ giảm đáng kể căng thẳng cho xã hội, vừa tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. trắc nghiệm khách quan đặc biệt thích hợp với những kỳ thi đại trà, có số lượng thí sinh đông như thi tốt nghiệp phổ thông, tuyển sinh đại học.
Ba là: Đề thi tự luận rất khó tránh khỏi sự gian lận, thiếu công bằng, không kiểm tra được kiến thức toàn diện của thí sinh vì đề thi chỉ có khoảng 3-4 câu nên vẫn mang nhiều yếu tố may rủi, thậm chí tiêu cực do phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người.Qua nghiên cứu cho thấy, cùng một bài thi nhưng có sự đánh giá chênh lệch đáng kể giữa những người chấm khác nhau, có khi là cùng một người chấm nhưng chấm ở thời điểm khác nhau thì kết quả cũng khác nhau. trắc nghiệm khách quan khắc phục được các nhược điểm này.
Bốn là: Với việc chấm đề thi trắc nghiệm khách quan hoàn toàn bằng máy quét quang học, chỉ cần 1 đến 2 ngày là thí sinh đã biết kết quả thi, giảm bớt gánh nặng tâm lý căng thẳng vì phải chờ đợi điểm như hiện nay[6].
Với những ưu điểm vượt trội của hình thức thi trắc nghiệm nên Bộ giáo dục đã quyết định đổi mới hình thức thi trong năm 2017 và được coi là một cuộc cách mạng trong đánh giá và hoàn toàn có thể kiểm tra được tư duy logic và sự sáng tạo
cuả học sinh. 
2. Cơ sở thực tiễn: 
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo công bố phương án thi THPT quốc gia năm 2017, trong các môn thi xét công nhận tốt nghiệp có môn lịch sử nằm trong tổ hợp môn khoa học xã hội và thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Với hình thức thi này đã làm thay đổi số lượng học sinh đăng kí dự thi môn lịch sử và bộ môn lịch sử đã trở về đúng vị trí vai trò của nó. 
Tại trường THPT Lưu Đình Chất - nơi tôi đang công tác - vào những năm học trước, số học sinh đăng kí thi môn lịch sử chỉ có 5 đến 6 em và hầu như những em học sinh đó có nguyện vọng đăng kí khối C để xét tuyển Đại học. Vì sao lại có tình trạng như vậy? Vì đối với các em, môn lịch sử là môn học khô khan, có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện các em không thể nhớ nổi nên các em chọn môn khác cho “an toàn” hơn ( ví dụ như môn Địa lí ).
Trong năm học 2016 – 2017, số lượng học sinh đăng kí thi môn lịch sử tăng đột biến. Toàn khối 12 của trường có 182 học sinh thì có tới 2/3 số học sinh đăng kí thi. Vì lí do gì? Vì với hình thức thi này đã khắc phục được những hạn chế, góp phần giảm nhẹ áp lực học tập của học sinh. Học sinh không phải học thuộc lòng , nhớ nhiều mốc thời gian mà chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. 
Tuy nhiên, khi đi vào thực tế làm bài các em vẫn gặp khó khăn lúng túng, thao tác và tốc độ làm bài khá chậm, chưa biết phân bổ thời gian cho hợp lí nên khi gần hết giờ các em vội khoanh bừa hoặc bỏ trống đáp án. Để khắc phục tình trạng này tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân nhằm giúp học sinh lớp 12 có đủ tự tin, kiến thức kĩ năng tốt nhất và dễ dàng vượt qua kì thi THPT quốc gia năm nay thông qua đề tài: “ Đổi mới cách dạy và học bộ môn lịch sử cho phù hợp hình thức thi trắc nghiệm ở trường THPT”
3. Giải pháp thực hiện:
3.1: Đối với nhà trường: 
Trước sự thay đổi trong đề thi THPT quốc gia năm 2017, Ban Giám hiệu nhà trường đã có những biện pháp sau:
 Chỉ đạo sát sao, kịp thời cho các tổ, nhóm chuyên môn, nhất là các môn lần đầu thi trắc nghiệm khách quan thay đổi cách dạy học phù hợp với hướng ra đề mới của Bộ, tất cả các môn đều giảng dạy theo hướng tập trung đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thống nhất điều chỉnh cách dạy học theo hướng không chỉ tập trung kiến thức trọng tâm mà còn nâng cao kỹ năng làm bài cho học sinh.
Yêu cầu các tổ bộ môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Phân công giáo viên xây dựng ma trận đề, ngân hàng đề cho nhà trường theo bài hoặc theo chủ đề.
Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, thực hành, ứng dụng thực tế nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất.
Nhà trường đã tiến hành cho học sinh khối 12 đăng ký các bài thi tổ hợp theo nguyện vọng để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng, trên cơ sở đó bố trí lại lớp học để tổ chức giảng dạy phù hợp với đối tượng trình độ của học sinh.
Tiến hành tập huấn phần mềm đảo đề McMix cho giáo viên để giáo viên chủ động ra đề, đảo đề và sớm cho các em tiếp cận với các dạng bài tập trắc nghiệm thông qua 4 mức độ nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp – vận dụng cao. 
Tổ chức cho học sinh khối 12 thi khảo sát được ba lần trong năm học theo cách thức thi của Bộ Giáo dục, cũng chia 25 em một phòng thi, đề thi sắp xếp từ câu dễ đến câu khó theo các cấp độ của ma trận đề ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao), đảo thành 8 mã đề với mục đích cho các em tiếp cận và làm quen với hình thức thi mới.
3.2: Đối với giáo viên: 
3.2.1: Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học: 
Trong năm học 2016 – 2017, tôi được phân công dạy 2 lớp 12 nên không khỏi băn khoăn, lo lắng ( lo lắng làm sao thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp, lo lắng trong một thời gian ngắn liệu học sinh có tiếp cận được cách thức thi mới này không?). Vì thế, việc làm đầu tiên của bản thân là phải thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm. Các năm học trước tôi cũng giảng dạy lịch sử theo phương pháp mới nhưng do môn lịch sử không nằm trong môn thi tốt nghiệp nên việc dạy học gặp nhiều khó khăn. Học sinh coi môn lịch sử là môn học phụ, “khó nhằn” nên còn sao nhãng, ý thức học không cao. Nay với sự thay đổi này được ví như “làn gió mát” trong dạy học lịch sử nên có động lực để tôi tiếp tục nghiên cứu, đầu tư đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Các phương pháp tôi thường vận dụng vào quá trình giảng dạy là:
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm vì đây là phương pháp dạy học tích cực. Trong giờ học, giáo viên không phải nói nhiều mà chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động để tìm ra nội dung bài học, còn học sinh phải hoạt động tích cực, tham gia vào các hoạt động một cách linh hoạt để thu được bài học cho bản thân[3]. 
Ví dụ: Khi dạy mục I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 (bài 17 – lịch sử 12), giáo viên cho các em tự đọc sách giáo khoa rồi chia cả lớp làm 4 nhóm để thảo luận, tìm hiểu nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn nào?
Nhóm 1: Tìm hiểu về thuận lợi.
Nhóm 2: Tìm hiểu khó khăn về nạn đói ( biện pháp trước mắt và lâu dài )
Nhóm 3: Tìm hiểu khó khăn về nạn dốt ( biện pháp trước mắt và lâu dài )
Nhóm 4: Tìm hiểu khó khăn về tài chính ( biện pháp trước mắt và lâu dài )
Sau khi thảo luận xong, học sinh trình bày kết quả và tự rút ra nhận xét thuận lợi nào là cơ bản nhất ( sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh) loại giặc nào là nguy hiểm nhất ( giặc ngoại xâm ). 
Với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp phù hợp để cuốn hút được học sinh vào bài giảng, hứng thú với học tập, tham gia tích cực trong việc tư duy, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Dạy học theo chủ đề bằng hình thức sơ đồ hóa giúp học sinh có những hiểu biết về những kiến thức cơ bản của chương trình sách giáo khoa mà học sinh cần đạt được. Từ những kiến thức đó để học sinh có thể tổng kết, hệ thống hóa kiến thức và tự rút ra quy luật và bài học lịch sử.và tự nghiên cứu đào sâu kiến thức đã học[4].
Ví dụ: Khi dạy chương I: “Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930” ( Lịch sử lớp 12 ) có hai bài, tôi lập thành một chủ đề là “ Phong trào dân tộc dân chủ (1919-1930)” để dạy cho học sinh bằng hình thức lập sơ đồ sau đó dựa vào kiến thức cơ bản các em hoàn thiện sơ đồ và đánh giá nhân xét. 
- Hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh giúp học sinh chủ động trong học tập, cảm thấy nhẹ nhàng, không gò bó hoặc thụ động tiếp thu bài học. 
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế nhằm tạo sự hứng thú say mê môn lịch sử, giúp phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh.
3.2.2. Kĩ năng biên soạn đề theo hình thức trắc nghiệm:
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, cách cho điểm hoàn toàn khách quan công bằng, không phụ thuộc vào người chấm. Có các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau:
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
- Trắc nghiệm đúng sai.
- Trắc nghiệm điền khuyết.
- Trắc nghiệm ghép đôi.
 * Quy trình biên soạn đề kiểm tra môn lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan [5].
Xác định mục đích của đề 
Thiết lập ma trận đề
Biên soạn câu hỏi theo ma trận 
Xem xét lại việc biên soạn đề
.
Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm
(Ví dụ minh họa nằm trong phần phụ lục.)
Những lưu ý khi biên soạn đề môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm, câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình, phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng. Bên cạnh đó, câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể. Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh. Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra. Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.
3.2.3. Hướng dẫn phương pháp, kĩ thuật học và ôn luyện môn lịch sử hiệu quả cho học sinh.
3.2.3.1. Vận dụng công thức “5W – 1 HOW” khi ôn luyện.
Công thức “5W - 1 How” là viết tắt của các “từ khóa” trong tiếng Anh, gồm: 
- What? 	Sự kiện lịch sử gì đã xảy ra?
- When? 	Vào thời điểm nào?)
- Who? 	Gắn liền với nhân vật lịch sử, giai cấp, tầng lớp, tổ chức nào?...
- Where? 	Diễn ra ở đâu?
- Why? 	Vì sao lại xảy ra?
- How?	Đánh giá, bình luận, liên hệ. [4].
Ví dụ: Từ 4 đến 11/2/1945, Hội nghị giữa nguyên thủ ba nước Mĩ, Anh, Liên Xô họp tại Ianta. Những quyết định của Hội nghị cùng thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã hình thành một trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực Ianta. 
Áp dụng công thức: 
- Đây là sự kiện nào: Hội nghị giữa các nguyên thủ ba nước
- Ai là ngưới đến dự: Mĩ, Anh, Liên Xô
- Diễn ra khi nào: Từ 4 đến 11/2/1945
- Diễn ra ở đâu: Tại Ianta
- Đánh giá: Những thỏa thuận của ba cường quốc đã dẫn tới sự hình thành một trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta. Trật tự này đã chi phối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Như vậy, khi học theo công thức này các em thấy lịch sử dễ nhớ, dễ hiểu và rất hấp dẫn đúng không.
3.2.3.2. Vận dụng phương pháp học theo sơ đồ tư duy: 
Phương pháp học theo sơ đồ tư duy rất hiệu quả đối với tất cả các môn học, đặc biệt là môn lịch sử vì lịch sử có tính khoa học và lôgic và sơ đồ hóa kiến thức sẽ làm cho học sinh nhớ lâu kiến thức, hiểu được bản chất của sự kiện lịch sử. Ví dụ nói đến nguyên nhân thì có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nói đến ý nghĩa thì có ý nghĩa của bản thân sự kiện đó và ý nghĩa bên ngoài[4].
Ví dụ: Hệ thống hóa kiến thức bài 9 lịch sử lớp 12: “Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh” bằng sơ đồ tư duy:
Hoặc sơ đồ hóa kiến thức “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” lịch sử lớp 12.
HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN
Hoàn cảnh ra đời
Hoạt động chính
Vai trò
11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) lãnh đạo CMVN 
Tập hợp thanh niên VN, thành lập nhóm “Cộng sản đoàn”
Mở các lớp đạo tạo, huấn luyện CB .
Xuất bản báo Thanh niên, tác phẩm Đường cách mệnh
Năm 1928 chủ trương thực hiện phong trào “vô sản hóa”
Phong trào công nhân phát triển mạnh, thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cộng sản. 
Truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào trong nước.
3.2.3.3. Xác định từ, cụm từ “chìa khóa”:
Có nhiều học sinh rất thích học môn lịch sử nhưng các em thường quên và hay bỏ sót khi làm bài. Làm thế nào để học sinh ghi nhớ một cách khoa học không máy móc? Vậy trong quá trình học, các em nên tìm từ “chìa khóa” và gắn nó với một sự kiện lịch sử cụ thể.
Ví dụ: 
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70, Mĩ trở thành trung tâm phát triển kinh tế tài chính bậc nhất thế giới.
- Phong trào Đồng Khởi đã đánh dấu cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 
- Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là chiến dịch quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính ( Bắc Bộ).
- Khi nói đến từ “ phi Mĩ hóa ” là các em phải nhớ ngay đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. Hay từ “ Mĩ hóa ” gắn liền với cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
 Từ “chìa khóa” trong mỗi câu hỏi, chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là học sinh phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu. Điều đó giúp định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
3.2.3.4. Xác định những sự kiện lớn của thế giới có tác động ảnh hưởng đến Việt Nam ở cùng thời điểm.
 Lịch sử là những sự kiện, biến cố không nằm riêng rẽ mà chúng có liên quan đến nhau, logic với nhau Lịch sử Việt Nam là một bộ phận của lịch sử thế giới không thể tách rời, nên sẽ chịu ảnh hưởng tác động những sự kiện Lịch sử thế giới, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trong các dạng đề thi, học sinh sẽ gặp câu hỏi liên quan giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.
Ví dụ: Sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939) đã tác động đến tình hình Đông Dương như thế nào? Như chúng ta đã biết, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Đức tấn công Pháp và Châu Âu đã đặt Đông Dương – là thuộc địa của Pháp – trong tình trạng chiến tranh. Có ý kiến cho rằng: Đông Dương sắp bị cuốn vào guồng máy chiến tranh nên quá trình bóc lột của Pháp với nhân dân Đông Dương sẽ khốc liệt và nặng nề hơn, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp sẽ gay gắt hơn bao giờ hết. Trước tình hình đó đã đặt ra vấn đề Đảng cộng sản Đông Dương sẽ chủ trương như thế nào? Đây là những điều kiện khách quan rất quan trọng để Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chiến lược đấu tranh trong tình hình mới và được cụ thể hóa bằng sơ đồ: 
Hay như trong câu hỏi trắc nghiệm: 
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hoàn cảnh quốc tế có tác động lớn nhất đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam là gì? 
A. Trật tự thế giới mới Véc-xai – Oa-sinh-tơn. 
B. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới có bước chuyển biến. 
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công và nước Nga Xô viết ra đời. 
D. Phong trào công nhân quốc tế phát triển.
Trong những trường hợp này, học sinh phải hiểu những sự kiện ti

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_cach_day_va_hoc_bo_mon_lich_su_cho_phu_hop_hinh.docx
  • docBIA SKKN.doc
  • docxMỤC LỤC.docx