Tích hợp giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh thpt trong hoạt động hướng dẫn đọc - Hiểu văn bản

Tích hợp giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh thpt trong hoạt động hướng dẫn đọc - Hiểu văn bản

Theo UNESCO, học tập gồm có các mục đích sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Do đó, bên cạnh việc cung cấp tri thức cho học sinh, chúng ta cần phải chú trọng hình thành các kĩ năng, giáo dục thái độ sống đúng đắn hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực làm việc, giúp học sinh khẳng định được giá trị bản thân, biết cách chung sống, trong đó có chung sống với môi trường. Chính vì vậy, việc giáo dục ý thức sinh thái trong nhà trường là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng.

docx 15 trang thuychi01 4591
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh thpt trong hoạt động hướng dẫn đọc - Hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	1.1.1. Theo UNESCO, học tập gồm có các mục đích sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Do đó, bên cạnh việc cung cấp tri thức cho học sinh, chúng ta cần phải chú trọng hình thành các kĩ năng, giáo dục thái độ sống đúng đắn hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực làm việc, giúp học sinh khẳng định được giá trị bản thân, biết cách chung sống, trong đó có chung sống với môi trường. Chính vì vậy, việc giáo dục ý thức sinh thái trong nhà trường là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng.
	1.1.2. Những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là khoa học môi trường có vai trò quan trọng trong việc giải quyết hậu quả của hiện tượng môi trường toàn cầu đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, để gìn giữ sinh thái một cách bền vững, cần bồi dưỡng ý thức bảo vệ sinh thái ở từng cá nhân, đặc biệt là ở bộ phận những người trẻ tuổi - những người quyết định sự phát triển của sinh thái trong tương lai. Các bộ môn khoa học xã hội, trong đó có văn học, có khả năng lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Phân tích các văn bản văn học theo quan điểm của phê bình sinh thái, chúng ta có thể tìm thấy mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, những nguyên nhân tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái hiện nay. Hơn thế, văn học với đặc trưng riêng tác động đến người tiếp nhận bằng con đường tình cảm, cảm xúc nên có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục ý thức bảo vệ sinh thái. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh thông qua dạy học văn cần có được sự quan tâm đúng mức.
	1.2.3. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, tích hợp được xem là nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Với môn Ngữ văn, nguyên tắc tích hợp được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; trong mọi khâu của quá trình dạy học; trong mọi yếu tố của hoạt động học tập.
Chương trình Ngữ văn đã tập hợp một số lượng lớn các tác phẩm đại diện cho các các giai đoạn văn học khác nhau của các nền văn hóa khác nhau, cho thấy diện mạo văn hóa đa dạng của dân tộc và thế giới. Trong các tác phẩm đó, việc tìm ra đâu là tác phẩm có tiềm năng sử dụng làm phương tiện tích hợp giáo dục ý thức sinh thái có vai trò quan trọng, giúp cho quá trình tích hợp không trở nên khiên cưỡng, gò ép, làm mất đi tính thẩm mĩ của môn học. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu nhằm xác lập những vấn đề có tính chất lí thuyết của vấn đề tích hợp giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh THPT qua giờ đọc - hiểu các văn bản văn học. 
Nghiên cứu các giải pháp nhằm tích hợp giáo dục ý thức sinh thái vào dạy học tác phẩm văn chương sẽ giúp người viết có được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện về vấn đề này, để việc dạy và học tác phẩm văn chương ngày càng tốt hơn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Ý thức sinh thái và các giải pháp tích hợp giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động dạy học đọc hiểu các văn bản văn học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài này, ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học chung, người viết còn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thực nghiệm
1.5. Những điểm mới của của SKKN
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh THPT qua giờ đọc - hiểu các văn bản văn học, SKKN hướng tới đề xuất một số biện pháp thực hiện trong giờ đọc - hiểu văn bản nhằm mục tiêu tích hợp giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh như:
- Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề định hướng giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh.
- Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn kết việc dạy học văn với các hoạt động giáo dục sinh thái. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề tích hợp giáo dục ý thức sinh thái trong giờ đọc - hiểu văn bản
	2.1.1 Quan điểm tích hợp trong dạy học
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. 
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác (hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật...) mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt nhà trường và cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này trong đời sống thực tiễn. 
Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống trong đời sống thực tiễn. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.
2.1.2. Ý thức sinh thái
Ý thức sinh thái là “sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên (các yếu tố của tự nhiên và quy luật hoạt động của chúng), về vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó”. 
Nguy cơ sinh thái mang tính toàn cầu mà ngày nay chúng ta phải đối mặt có nguồn gốc ko phải ở bản thân hệ thống sinh thái mà ở chính ý thức sinh thái của chúng con người. Muốn vượt qua nguy cơ này, tất yếu phải ra sức lí giải minh bạch ảnh hưởng của văn hóa của chúng ta đối với tự nhiên. Từ đó, xây dựng, giáo dục ý thức sinh thái cho con người làm động cơ thúc đẩy một cuộc cách mạng văn hóa sinh thái, hướng tới đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng khủng hoảng sinh thái toàn cầu.
Ý thức sinh thái sẽ quyết định hành vi và cách ứng xử của con người với hệ sinh thái. Vì vậy giáo dục ý thức sinh thái được xem là giải pháp đầu tiên và lâu dài để bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người.
2.1.3. Tích hợp giáo dục ý thức sinh thái trong hoạt động đọc hiểu văn bản
Giảng dạy văn học trong nhà trường luôn gắn liền với những thành tựu nghiên cứu văn học. Giáo viên cần cập nhật những nghiên cứu mới để phát hiện ra những cơ hội áp dụng trong giảng dạy, đem đến cho học sinh tri thức, kĩ năng mới. Do đó, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học, việc vận dụng lí thuyết hiện đại, trong đó có lí thuyết phê bình sinh thái có vai trò quan trọng. Phê bình sinh thái là một khuynh hướng nghiên cứu văn học tuy chưa hoàn toàn định hình nhưng lại là một khuynh hướng mang tính thực tiễn cao, có tác dụng trực tiếp tới môi trường sống của con người nên việc vận dụng lí thuyết của phê bình sinh thái trong dạy học sinh là một hướng đi tích cực, có tác dụng lớn trong việc nâng cao ý thức sinh thái cho học sinh. 
Chương trình Ngữ văn đã tập hợp một số lượng lớn các tác phẩm đại diện cho các các giai đoạn văn học khác nhau của các nền văn hóa khác nhau, cho thấy diện mạo văn hóa đa dạng của dân tộc và thế giới. Trong các tác phẩm đó, việc tìm ra đâu là tác phẩm có tiềm năng sử dụng làm phương tiện tích hợp giáo dục ý thức sinh thái có vai trò quan trọng, giúp cho quá trình tích hợp không trở nên khiên cưỡng, gò ép, làm mất đi tính thẩm mĩ của môn học. 
Theo các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam từ xưa đến nay chưa có văn bản văn học sinh thái theo đúng nghĩa của nó - tức là những tác phẩm xuất hiện khi môi trường toàn cầu xấu đi một cách nghiêm trọng trong thời hiện đại, viết một cách tự giác về vấn đề bảo vệ môi trường. Do đó các nhà nghiên cứu đã giải quyết khó khăn này bằng cách tìm kiếm những nhân tố thể hiện ý thức sinh thái có trong những tác phẩm văn học ở các giai đoạn trước. Khi đứng trên lập trường sinh thái, giáo viên có thể tìm ra những dấu hiệu của ý thức sinh thái trong những văn bản vốn rất quen thuộc trong nhà trường. Đó là các tác phẩm miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên với cảm hứng ngợi ca, tự hào, yêu quý (Phú sông Bạch Đằng, Cảnh ngày hè, Câu cá mùa thu, Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông,...), những tác phẩm khẳng định mối quan hệ gắn bó hài hòa giữa tự nhiên và con người (Nhàn..), những tác phẩm phê phán, lên án các hành động tàn phá tự nhiên, môi trường (Bình Ngô đại cáo, Rừng Xà nu,...)
Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, giáo viên vì tập trung khai thác các yếu tố nội dung và nghệ thuật, chủ yếu là các giá trị nội dung hiện thực và nhân đạo, thường đi sâu tìm hiểu phân tích hình ảnh thiên nhiên ở góc độ hình tượng nghệ thuật với những ẩn dụ, hàm ý nên chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc bồi dưỡng ý thức sinh thái cho người học thông qua các văn bản có tiềm năng. Do đó, cần có định hướng khai thác tối đa tiềm năng của các văn bản để đạt được mục tiêu nâng cao ý thức sinh thái cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi
Xã hội hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục, gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Ngành giáo dục cũng ý thức rõ cần phải truyền đạt các kĩ năng sống, giáo dục ý thức, hình thành năng lực chung sống cho học sinh trong thời kì hội nhập. Trong đó, giáo dục ý thức sinh thái là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.	
Môn văn có những đặc trưng riêng thích hợp với việc giáo dục ý thức, hình thành thói quen, dạy văn cũng là dạy các em học sinh làm người, biết thích ứng, hội nhập tốt với xã hội hiện đại. 
Chương trình Ngữ văn THPT có nhiều văn bản tiềm năng, phù hợp với việc tích hợp giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh.
Đây là những điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện đề tài.
2.2.2. Khó khăn 
Tuy ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh nhưng hiện nay việc đưa giáo dục ý thức sinh thái vào trong nhà trường vẫn còn hạn chế, việc chủ động tích hợp giáo dục ý thức sinh thái mới chỉ ở một số giáo viên, chưa trở thành một quy định yêu cầu như một số nội dung tích hợp khác.
Thời gian dạy một tiết rất ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vì vậy, giáo viên khó kết hợp được nếu không khéo léo.
Học sinh có tình trạng học lệch nên các em ít đầu tư vào môn văn, yếu về cảm thụ văn học nên khó có khả năng liên hệ, rút ra bài học về ý thức sinh thái cho bản thân. Ngoài ra, việc giáo dục ý thức sinh thái cần tiến hành thông qua những hoạt động tích cực thực tiễn, trong khi nhiều học sinh vẫn quen với lối học thụ động. 
2.3. Các biện pháp để tích hợp giáo dục ý thức sinh thái trong hoạt động hướng dẫn đọc -hiểu văn bản
2.3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề định hướng giáo dục ý thức sinh thái
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi mang mâu thuẫn nghệ thuật được học sinh tiếp nhận một cách có ý thức, khiến các em hứng thú, suy nghĩ tìm ra cách giải đáp, nhằm hiểu sâu văn bản. Đây là loại câu hỏi yêu cầu các em phải tìm tòi những tri thức mới dựa trên những tri thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Do đó, học sinh phát huy được tính tích cực, sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, hướng tới mục tiêu giải mã các tín hiệu nghệ thuật, khám phá các tầng nghĩa bên trong, các điểm sáng thẩm mĩ.
Trong quá trình hướng dẫn đọc hiểu văn bản, để thực hiện mục tiêu giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh, các câu hỏi nêu vấn đề cần tập trung hướng học sinh chú ý tới các vấn đề sinh thái có thể khai thác được từ những chi tiết nghệ thuật trong văn bản. Hơn thế, giáo viên nên cung cấp cho học sinh các kĩ thuật đặt câu hỏi để các em có thể rèn luyện kĩ năng tự đặt câu hỏi để có thể phát hiện ra các vấn đề sinh thái có liên quan. Khi đó, các bài học giáo dục về ý thức sinh thái không còn là những nội dung khô khan được học sinh tiếp nhận một cách thụ động mà được các em tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua con đường của cảm xúc thẩm mĩ. 
Dưới đây là hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản hướng tới mục tiêu phát triển ý thức sinh thái cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
2.3.1.1. Câu hỏi lật ngược vấn đề 
Mỗi chi tiết nghệ thuật là một sự gia công đầy dụng ý của người sáng tác. Tuy nhiên, mỗi người lại có những quan niệm thẩm mĩ, vốn sống, kinh nghiệm, khác nhau nên có những suy nghĩ, cách thức khác nhau trong việc xử lí tình huống, nhân vật, hành động, Bên cạnh đó, giải mã văn bản là một quá trình kiến tạo ý nghĩa của nhiều người đọc khác nhau, mỗi người đọc lại góp một cách hiểu riêng về các mã nghệ thuật. Đứng trước những sáng tạo của nhà văn hay những kiến giải đã có, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi lật ngược lại, từ đó sáng tạo nên chi tiết mới và cách kiến giải mới. Như vậy, câu hỏi lật ngược vấn đề tạo nên các tình huống để học sinh có cơ hội được nghĩ khác, xem xét vấn đề ở nhiều chiều, từ đó nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân.
	Khi khai thác văn bản từ góc độ sinh thái, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi khơi gợi học sinh lật ngược lại những cách khai thác của mô hình đọc truyền thống về các chi tiết nghệ thuật để phát hiện ra các vấn đề sinh thái, đồng thời, hướng học sinh có cách nghĩ khác về các quan niệm vốn có về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, từ đó đem đến cho học sinh nhiều khám phá mới độc đáo.
	Ví dụ: 
	Trong các truyền thuyết thời vua Hùng dựng nước, việc tiêu diệt yêu quái ở các vùng chính là biểu tượng của quá trình con người chinh phục thiên nhiên. Liệu con người có thể sống hài hòa với tự nhiên mà không giết hại chúng? Nếu được viết lại các câu chuyện này, liệu có thể viết như thế nào về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
	Trong văn học trung đại, thiên nhiên được đề cao là chuẩn mực của cái đẹp, đến trào lưu Văn học lãng mạn, các nhà Thơ Mới lại đề cao con người, xem con người là chuẩn mực của cái đẹp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là bước tiến trong tư tưởng, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Quan niệm của anh chị về ý kiến trên?
	Hình tượng người lái đò sông Đà trong Người lái đò Sông Đà vốn được xem là biểu tượng của con người chiến thắng, chế ngự, chinh phục được thiên nhiên hung bạo. Theo anh chị, nhận định trên có thực sự đúng đắn? 
	Hình ảnh thiên nhiên trong các văn bản (Cảnh ngày hè, Nhàn, Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Phú sông Bạch Đằng, Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Hai đứa trẻ,) có thể được viết khác như thế nào để bức tranh thiên nhiên trở nên phong phú, gợi cảm hơn?
	2.3.1.2. Câu hỏi liên tưởng tương đồng
	Văn học trong nhà trường và dạy học văn trong nhà trường không tách rời với đời sống thực tiễn. Do đó, trong quá trình hướng dẫn đọc hiểu văn bản, giáo viên cần đặt ra những câu hỏi định hướng học sinh liên tưởng những tình huống, chi tiết, sự kiện, nhân vật, bối cảnh, giải pháp trong văn bản có sự tương đồng với những tình huống, sự kiện, bối cảnh, giải pháp trong đời sống hằng ngày để có thể vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn. Sinh thái là một trong những vấn đề gần gũi luôn được quan tâm trong đời sống hằng ngày, do đó, việc liên hệ tới các vấn đề sinh thái cần được chú ý để đem lại hiệu quả giáo dục cao trong các hoạt động đọc hiểu của học sinh.
	Ví dụ: 
	Việc con người khai thác cạn kiệt tài nguyên “vét sản vật bắt dò chim trả chốn chốn lưới chăng”, “nơi nơi cạm đặt”, tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ” được gợi lên trong Bình Ngô đại cáo liệu sẽ gây nên hậu quả như thế nào? Theo anh chị, chúng ta nên khai thác tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
	Qua bài thơ Nhàn, Cảnh ngày hè, so sánh lối sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống của con người thời hiện đại, suy nghĩ về giải pháp giúp cho con người hiện đại hướng nhiều hơn tới thiên nhiên, hòa hợp hơn với tự nhiên.
	Đọc Vào phủ chúa Trịnh, suy nghĩ về sự cần thiết của việc tạo nên một không gian sống trong lành, con người gần gũi với thiên nhiên?
	2.3.1.3. Câu hỏi gán ghép/ kết hợp ngẫu nhiên
	Ý tưởng mới có thể được sinh ra từ sự kết hợp những cái đã có sẵn. Trong văn bản, nhà văn đã sáng tạo nên các nhân vật, bối cảnh, tình huống, Giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh gán ghép các yếu tố có sẵn đó để tạo nên những sản phẩm sáng tạo độc đáo. Hướng tới mục tiêu giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh, giáo viên có thể đặt ra những tình huống gặp gỡ giữa các nhân vật, xây dựng cuộc đối thoại của họ về vấn đề sinh thái, tưởng tượng ra sự hoán đổi môi trường sống của các nhân vật Việc sáng tạo trên sẽ giúp học sinh có cái nhìn đa chiều về sinh thái, thể hiện các quan niệm cá nhân, phát hiện được nhiều ý kiến mới mẻ, từ đó các em có hứng thú khi tìm hiểu về sinh thái hơn.
	Ví dụ: 
	Tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi, họ sẽ nói gì về vẻ đẹp của tự nhiên và lối sống gắn bó, thuận với tự nhiên của họ? Họ sẽ nói gì về hiện tượng môi trường tự nhiên đang ngày càng bị hủy hoại, nỗi đau của họ khi chứng kiến kẻ thù xâm lược tàn phá tự nhiên, thấy tự nhiên đang bị phá hủy như hiện nay?
	Tưởng tượng cuộc gặp gỡ của Người lái đò sông Đà và Santiago, họ sẽ nói gì về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, họ nghĩ gì về hành trình chinh phục tự nhiên của con người?
	Cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa những người yêu quý, gắn bó với thiên nhiên như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, và những kẻ tàn phá môi trường như giặc Minh, giặc Mỹ, Họ tranh luận như thế nào về vấn đề khai thác và bảo vệ tự nhiên.
	Cảm xúc của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm khi sống trong không khí ngột ngạt, thiếu sinh khí của phủ Chúa Trịnh? Suy nghĩ của Chúa Trịnh Cán khi được sinh sống, vui chơi trong không gian thôn quê thanh bình được gợi lên qua bài thơ Nhàn, Cảnh ngày hè, Câu cá mùa thu,
	2.3.1.4. Câu hỏi trải nghiệm thế giới đời sống được mã hóa trong văn bản
	Trong xã hội hiện đại, nhiều học sinh không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, giáo viên có thể giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên trong các văn bản văn học bằng cách trải nghiệm thông qua hình dung, tưởng tượng, từ đó mà bồi dưỡng thêm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới vấn đề sinh thái bị phá hủy hiện nay chính là do sự vô cảm của con người trước nỗi đau của tự nhiên. Với câu hỏi trải nghiệm thế giới đời sống được mã hóa trong văn bản, học sinh không chỉ được nhập vai các nhân vật trong các tình huống khác nhau mà còn được nhập vai các loài động thực vật để bộc lộ cảm xúc. Việc học sinh được đặt mình vào vị trí của các nhân vật để bộc lộ suy tư về tự nhiên hoặc đặt mình vào tâm thế của tự nhiên có thể giúp các em tăng khả năng thấu cảm, không còn vô cảm với nỗi đau không chỉ của riêng con người mà cả nỗi đau của muôn loài trong tự nhiên, từ đó mà có sự gìn giữ, trân trọng, bảo vệ tự nhiên hơn. 
	Ví dụ:
	Đứng trước một bức tranh thiên nhiên đẹp như bức tranh được gợi ra trong Cảnh ngày hè, Phú sông Bạch Đằng, Câu cá mùa thu, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều xuân, Vội vàng, Hai đứa trẻ anh chị có thể tưởng tượng thấy có những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị gì trong bức tranh ấy, cảm xúc của anh chị là gì?
	Nhập vai người dân làng Xô Man nói về tình yêu lớn họ dành cho cây xà nu, nỗi đau của họ khi chứng kiến cảnh rừng xà n

Tài liệu đính kèm:

  • docxtich_hop_giao_duc_y_thuc_sinh_thai_cho_hoc_sinh_thpt_trong_h.docx
  • docBÌA.doc
  • docxDANH MỤC ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC XẾP GIẢI.docx
  • docxMỤC LỤC.docx