SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường qua một số bài trong môn Sinh học THPT

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường qua một số bài trong môn Sinh học THPT

Như chúng ta đã biết cơ thể sinh vật được tạo bởi 90% là nước còn lại 10% là các nguyên tố hóa học. Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên các chất cơ bản của sự sống và tham gia các quá trình sống. Chất hóa học đi vào chuỗi thức ăn nhờ hoạt động hút khoáng của thực vật, sau đó được luân chuyển trong chuỗi thức ăn cuối cùng trả lại môi trường theo chu trình sinh địa hóa các chất. Ăn uống và sức khỏe ngày càng được chú ý và có nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa ăn uống và sức khỏe. Ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết hằng ngày mà còn là biện pháp để duy trì, nâng cao sức khỏe và tăng tuổi thọ. Ngày nay vấn đề ăn uống không chỉ thỏa mãn nhu cầu mà còn đem lại niềm vui. Nhưng thực phẩm ngày nay đang ở mức báo động về độ an toàn do việc lạm dụng hóa chất để tăng năng suất và bảo quản thực phẩm trong quy trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống và đe dọa sức khỏe con người.

Ở Việt Nam hiện nay nhiều người kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình 2 giờ đồng hồ có 30 người Việt chết vì ung thư - một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định cả vận mệnh của cả dân tộc , cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút sẽ không tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào và chôn sống mình.

Trong chương trình Sinh học THPT có nhiều bài cung cấp cho HS kiến thức về chất hóa học, chất dinh dưỡng đói với cơ thể sinh vật và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người vì vậy cần tích hợp các kiến thức này để HS có thể nhìn thấy một cách tổng quát mối quan hệ giữa chất hóa học- chất dinh dưỡng vơí sức khỏe con người để từ đó HS có ý thức bảo vệ chính mình, bảo vệ những người xung quanh, "Nói không với thực phẩm bẩn", trở thành những người sản xuất có lương tâm và những người tiêu dùng thông thái đồng thời hình thành cho các em có những kiến thức về môi trường, mối quan hệ con người và môi trường, tài nguyên và môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. Có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, có thái độ thân thiện với môi trường.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường qua một số bài trong môn Sinh học THPT” nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng dạy học bộ môn, giáo dục cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong đời sống hàng ngày.

 

docx 20 trang thuychi01 11440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường qua một số bài trong môn Sinh học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết cơ thể sinh vật được tạo bởi 90% là nước còn lại 10% là các nguyên tố hóa học. Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên các chất cơ bản của sự sống và tham gia các quá trình sống. Chất hóa học đi vào chuỗi thức ăn nhờ hoạt động hút khoáng của thực vật, sau đó được luân chuyển trong chuỗi thức ăn cuối cùng trả lại môi trường theo chu trình sinh địa hóa các chất. Ăn uống và sức khỏe ngày càng được chú ý và có nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa ăn uống và sức khỏe. Ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết hằng ngày mà còn là biện pháp để duy trì, nâng cao sức khỏe và tăng tuổi thọ. Ngày nay vấn đề ăn uống không chỉ thỏa mãn nhu cầu mà còn đem lại niềm vui. Nhưng thực phẩm ngày nay đang ở mức báo động về độ an toàn do việc lạm dụng hóa chất để tăng năng suất và bảo quản thực phẩm trong quy trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống và đe dọa sức khỏe con người. 
Ở Việt Nam hiện nay nhiều người kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình 2 giờ đồng hồ có 30 người Việt chết vì ung thư - một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định cả vận mệnh của cả dân tộc , cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút sẽ không tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào và chôn sống mình.
Trong chương trình Sinh học THPT có nhiều bài cung cấp cho HS kiến thức về chất hóa học, chất dinh dưỡng đói với cơ thể sinh vật và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người vì vậy cần tích hợp các kiến thức này để HS có thể nhìn thấy một cách tổng quát mối quan hệ giữa chất hóa học- chất dinh dưỡng vơí sức khỏe con người để từ đó HS có ý thức bảo vệ chính mình, bảo vệ những người xung quanh, "Nói không với thực phẩm bẩn", trở thành những người sản xuất có lương tâm và những người tiêu dùng thông thái đồng thời hình thành cho các em có những kiến thức về môi trường, mối quan hệ con người và môi trường, tài nguyên và môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. Có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, có thái độ thân thiện với môi trường...
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường qua một số bài trong môn Sinh học THPT” nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng dạy học bộ môn, giáo dục cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong đời sống hàng ngày.
II. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
- Áp dụng cho một số bài trong chương trình sinh học THPT.
- Đối tượng: học sinh khối 11C1,12C1,11C2,12C2,11C3,12C3, 11C4, 12C4 trường THPT Lưu Đình Chất - Hoằng Hóa – Thanh Hóa khóa học 2014-2017.
III. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nội dung và biện pháp tích hợpgiáo dục sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và bảo vệ môi trườngqua một số bài của môn Sinh học THPT nhằm vừa nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa làm thay đổi nhận thức và thái độ của HS, giúp học sinh có kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng hướng đến một tương lai bền vững.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tạp chí, bài viết các chương trình trên phương tiện thông tin đại chúng và thực tếđề cập đến dạy học tích hợpgiáo dục sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người làm cơ sở để đề xuất cách thiết kế và sử dụng nội dunggiáo dục sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con ngườivà giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học cấp THPT.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người Sinh học 12 THPT nhằm xác định các yêu cầu môn học đặt ra cho HS làm cơ sở tích hợp những nội dunggiáo dục sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con ngườivà giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học cho phù hợp.
2. Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực:
Trong các bài dạy có tích hợp giáo dục nhằm đem lại hiệu quả cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức.Nhằm giáo dục năng sống cần thiết cho học sinh.
V.Sơ lược những đóng góp mới của đề tài
-Đề xuất quy trình tích hợp và biện pháp tổ chứcgiáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Sinh học THPT.
- Xây dựng các địa chỉ tích hợp giáo dục sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Sinh học THPT.
B.PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận
 Khi tìm hiểu các nguyên tắc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Sinh học trường phổ thông (1)của các tác giả Vũ Thị Mai Anh - Hoàng Thanh Hồng -Ngô Văn Hưng- Phan Thị Lạc- Trần Thị Nhung trang 21 tôi nhận thấy có các nguyên tắc và mức độ trong quá trình dạy học giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con ngườivà giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy môn Sinh học THPTnhư sau 
1.Các nguyên tắc tích hợp
1.1. Nguyên tắc chọn lọc tập trung
Trong đó, không phải bài học nào cũng có thể giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Sinh học THPT và ngược lại, có nhiều bài học lại có thể cùng tích hợp về một nội dung giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con ngườivà giáo dục bảo vệ môi trường. Do đó,với nguyên tắc này yêu cầu GV phải nắm rõ nội dung chương trình học xác định những nội dung GD có thể tích hợp phù hợp .
1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng của môn học
Việc tích hợp nội dung giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường cần phải phù hợp với môn học, đảm bảo tính đặc trưng và hệ thống của môn học; tránh sự gượng ép kém hiệu quả. 
1.3. Nguyên tắc không gây quá tải
GV cần phải chọn lọc các nội dung giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS đồng thời sử dụng những phương pháp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học trong quá trình lĩnh hội tri thức nhằm đạt kết quả cao nhất.
1.4. Phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của HS, tận dụng tối đa mọi khả năng và vốn sống của HS.
1.5. Nội dung giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Sinh họcTHPTphải chú trọng đến các vấn đề thực tiễncủa môi trườngnhất là ở địa phương
2.Các mức độ giáo dục tích hợp
Thông qua các chương , bài cụ thể việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
+ Mức độ toàn phần: khi mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường. 
+Tích hợp bộ phận: Một số nội dung của bài học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường.
+Liên hệ: Các nội dung cầngiáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan đến một số nội dung bài học 
II.Quy trình tích hợpgiáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Sinh học THPT.
 1.1.Mục tiêu của giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Sinh học THPT.
a ) Kiến thức: 
- Kiến thức môn sinh học để giải quyết vấn đề về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sinh vật và sức khỏe con người.
- Nắm được thành phần cấu tạo nên tế bào , cơ thể sống. Khái niệm về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. Khái niệm và vai trò của Hooc môn đối với cơ thể thực vật, động vật. 
- Nêu được vai trò quan trọng của các nguyên tố hóa học đối với sự sống. Mô tả được một sốdấu hiệu điển hình khi cơ thể thực vật thiếu các nguyên tố khoáng quantrọng.
- Phân biệt được các loại phân bón hóa học thường dùng và vai trò của chúng đối với cây trồng.
- Giải thích được nguyên nhân, cách phòng ngừa một số bệnh di truyền ở người.
- Bước đầu biết cách sử dụng hợp lí và hiệu quả các loại phân hóa học thường dùng trong trồng trọt, biết cách đánh giá thực trạng về chất lượng thực phẩm, thực trạng lạm dụng phân bón hóa học , hóa chất bảo vệ thực vật, Hooc môn sinh trưởng trong sản xuất và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người và môi trường sống. 
b) Kỹ năng
- Hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ họctập.
- Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu giữ được thông tin cần thiết trên Internet và sử dụng môi trường tương tác trênmạng.
- Quan sát, mô tả được một số biểu hiện thiếu nguyên tố khoáng củacây.
- Kĩ năng tổng hợp kiến thức các môn học có kiến thức liên quan.
- Vận dụng kiến thức Toán, Hóa, Sinh để giải các bài tập liên quan đến tính lượng phân bón cần dùng phù hợp với năng suất thu được.
 c) Thái độ
- Ý thức được ý nghĩa của việc bón phân hợp lí và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộngđồng.
- Tuyên truyền cho người thân và cộng đồng về thực phẩm bẩn và việc bón phân không hợp lí
- Đề xuất được cách sống hòa nhập cộng đồng: tôn trọng, đoàn kết và tích cực tham gia các hoạt động tậpthể.
d) Các năng lực chính hướng tới
Stt
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Quan sát các video, các hình ảnh về nguyên tố hóa học, phân bón hóa học, thực phẩm an toàn, thực phẩm bẩn. 
- Mô tả chính xác hậu quả khi dùng thực phẩm bẩn đối với sức khỏe con người.
- Lập sơ đồ mối liên hệ qua lại giữa dinh dưỡng với sức khỏe con người.
- Đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu các hiện tượng trong các thí nghiệm môphỏng
2
Năng lực thu nhận và xử lí thông tin tổng hợp.
- Các phương pháp đọc hiểu hình ảnh, tranh vẽ, trò chơi trí tuệ.
- Kĩ năng phân tích thông tin liên quan tới nguyên tố hóa học, phân bón hóa học, thực phẩm an toàn, thực phẩm bẩn. 
- Xử lí thông tin thể hiện mối liên quan giữa sức khỏe con người và thực phẩm.
3
Năng lực tìm tòi khám phá và nghiên cứu khoa học.
- Các kĩ năng khoa học: 
Phân tích quá trình phát triển khoa học công nghệ và hậu quả của nó, đề xuất các phương pháp nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống.
 Tính toán; xử lí và trình bày các số liệu bao gồm: lập bảng biểu, vẽ sơ đồ nhằm phân tích số liệu sau nghiên cứu. Bước đầu đưa ra các ý tưởng hình thành các đề tài khoa học mang tính khả thi.
 Hình thành năng lực tìm tòi mở rộng nhằm áp dụng các kiến thức của chủ đề vào thực tiễn.
4
Năng lực tính toán
- Kĩ năng tính toán nồng độ các chất độc hại tồn dư trong thực phẩm.
- Phát triển năng lực tư duy Logic trong tính toán các quy luật vật lí và thành phần hóa học của các chất độc hại đối với sức khỏe con người..
5
Năng lực tư duy
- Phát triển tư duy phân tích , so sánh thông qua việc so sánh mặt tích cực và mặt tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế, KHKT với sự biến đổi của MT và sức khỏe con người.
- Phát triển tư duy phát hiện ý tưởng khoa học qua kiến thức tích hợp.
- Hình thành tư duy nghiên cứu qua thực nghiệm và vận dụng vào thực tiễn.
6
Năng lực ngôn ngữ
- Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận về vai tròcủa các chất hóa học, vai trò và tác hại của phân bón, tác hại của thực phẩm bẩn...
-Phát triển khả năng phân tích các thuật ngữ: thực phẩm bẩn, thực phẩm an toàn, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu,nguyên tố đại lượng và nguyên tố vilượng.....
7
Năng lực vận dụng
- Hiểu được các biện pháp phát triển bền vững, biện pháp trồng trọt và chăn nuôi an toàn và hiệu quả.
- Vận dụng những hiểu biết về HCBVTV để hạn chế bớt tác động của nó trong đời sống hàng ngày.
- Đề xuất các biện pháp để sản xuất và bảo quản lương thực và thực phẩm an toàn phát triển bền vững.
2.Xác định cụ thể nội dung và mức độ tich hợp giáo dục vào mỗi bài và xây dựng địa chỉ tích hợp trong các bài ở trương trình sinh lớp THPT
Bảng 1. Địa chỉ tích hợp giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường trong các bài học trong chương trình Sinh học 12 THPT (Viết tắt: TH – tích hợp, LG - lồng ghép, LH – liên hệ)
Tên bài
Nội dung giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường
Địa chỉ tích hợp và nội dung giáo dục ý thức sử dụng và sản xuất thực phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể được tích hợp
Mức độ tích hợp
TH
LG
LH
Bài4 Vai trò của các nguyên tố khoáng (sinh 11)
- Chất dinh dưỡng với sức khỏe.
- tình hình sản xuất thực phẩm không an toàn.
- Tác dụng của việc bón phân và hậu quả của việc lạm dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
- Ô nhiễm môi trường.
Mục I.Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
-Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với cây là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống, không thể thay thế nó bằng bất kỳ nguyên tố nào khác và phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
- Ứng dụng vào trong quá trình chăm sóc vật nuôi, cây trồng để phát triển kinh tế. 
Mục III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
-Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
-Để cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng xuất cao cần bón phân
-Việc bón phân quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
X
X
X
X
Bài 5 +6: Dinh dưỡng Ni tơ ở Thực vật
- Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cây trồng.
-Nguồn cung cấp Nitơ cho cây.
- Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường.
- Chất hóa học với sức khỏe con người...
-Xóa đói, giảm nghèo.
Mục I : Vai trò sinh lý của Ni tơ
- Ni tơ có vai trò quyết định đối với sự sinh trưởng nên muồn cây đạt năng suất cao cần bổ sung Ni tơ qua phân bón.
- Ứng dụng vào trong quá trình chăm sóc vật nuôi, cây trồng để phát triển kinh tế.
Mục V :Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường.
-Ứng dụng vào quá trình chăm sóc cây trồng, bón phân hợp lý : Đúng loại, đủ lượng, phù hợp tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng, đúng nhu cầu của từng loài cây, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển.
X
X
Bài 35: Hooc môn thực vật
- Vai trò của Hooc môn đối với sinh trưởng, phát triển của thực vật.
- Sự khác nhau giữa Hooc môn tự nhiên trong câyvà hooc môn nhân tạo con người sử dụng để kích thích sinh trưởng.
- Ảnh hưởng của hooc môn nhân tạo đối với sức khỏe con người .
- Ứng dụng của hooc môn trong điều tiết sinh trưởng ở thực vật để nâng cao năng suất nông nghiệp; xóa đói, giảm nghèo.
- Kinh tế thị trường; sức khỏe.
* Mục I. Khái niệm
- Hooc môn thực vật là chất hữu cơ do cơ thể thực vật sản sinh ra nhằm điều hòa quá trình sinh trưởng và cũng chính cơ thể sản sinh ra enzim phân giải nó nên không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
* Mục II + III :Hooc môn kích thích; Hoocmoon ức chế
-Việc lạm dụng hooc môn sinh trưởng nhân tạo để kích thích sinh trưởng ở thực vật đã làm ảnh hưởng đến phẩm chất của nông sản và gây hại cho sức khỏe con người.
* Mục III. Sự tương quan Hooc môn
-Ứng dụng vào quá trình chăm sóc cây trồng, sử dụng hợp lý,tương quan giữa hooc moon kích thích và hooc môn ức chế.
- Phải là nhà sản xuất có lương tâm khi sử dụng các hóa chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo quản nông sản gây hại trực tiếp đến sực khỏe của gia đình và cộng đồng.
- khi là người tiêu dùng cũng cần là người tiêu dùng thông thái cần lựa chọn những sản phẩm an toàn là những sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,có đầy đủ nhãn mác, có màu sắc phù hợp...để chánh mua phải hàng kém chất lượng.
X
X
X
X
Bài 22: bảo vệ vốn gen loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Sự tồn tại trong quần thể người các gen gây chết và nửa gây chết tạo ra gánh nặng di truyền.
- Việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng,...đã và đang để lại những hậu quả nặng nề cho con người trong hiện tại và tương lai.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đặt loài người trước những vấn đề biến đổi lâu dài của môi trường như: ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí...làm con người phải tiếp xúc với các tác nhân gây đột biến.
-Nâng cao hiểu biết khi áp dụng thành tựu trong công tác tạo giống vào đời sống.
- Xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ và quản lý TNTN.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
- Hòa bình và an ninh
* Mục I. Bảo vệ vốn gen của loại người
- Cần tạo môi trường sạch hạn chế các tác nhân gây đột biến: phát triển công nghiệp để xóa đói giảm nghèo phải đi đôi với bảo vệ môi trường không được đánh đổi môi trường sống để phát triển kinh tế.
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe con người nói không với sản phẩm không an toàn. Không sản xuất và mua bán các sản phẩm kém chất lượng. 
-Tích cực đấu tranh để chống lại các vụ thử vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học...gây các bệnh đột biến ở quần thể người.
* Mục II. Các vấn đề xã hội của di truyền học
- Tác động việc giải mã bộ gen người đốivới xã hội.
- Trong chăn nuôi, trồng trọt khi sử dụng các giống mới được tạo ra từ công nghệ gen hoặc công nghệ tế bào ngoài lợi ích kinh tế và khoa học còn phá sinh nhiều vấn đề như: khai thác đúng thời điểm vì kích thước QT vượt quá giới hạn sẽ gây ô nhiễm môi trường sống của QT và giảm lợi ích kinh tế.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người, đảm bảo sự đa dạng sinh học. Nâng cao hiểu biết của học sinh về tác dụng cũng như nguy cơ tiềm ẩn của các thành tựu do con người phát triển khoa học kỹ thuật tạo ra.
X
X
X
X
X
X
Bài 34 : Sự phát sinh sự sống trên trái đất.
- Giáo dục ý thức về thế giới quan duy vật biện chứng về sự hình thành sinh vật cũng như con người trên trái đất.
* Mục I. Tiến hóa hóa học
- Quá trình hình thành các chất hữu cơtừ các chất vô cơ đơn giản:
Chứng minh qua thí nghiệm của Milơ và Uray năm 1953 để tăng niềm tin vào khoa học.
X
X
Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Bảo vệ và quản lý TNTN.
- Biến đổi khí hậu.
- Suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu.
- Ô nhiễm môi trường.
- Biến đổi khí hậu.
- Biến đổi khí hậu, sức khỏe.
- Bảo vệ và quản lý TNTN.
- Bảo vệ và quản lý TNTN.
- Biến đổi khí hậu.
- Biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thảm họa.
* Mục I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa
- Sinh vật và các nhân tố vô sinh trong môi trường liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành hệ thống tự nhiên trên toàn cầu. TNTN không phải là vô tận, do đó cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý. * Mục II.1. Chu trình Cacbon
- Khí CO2 thải vào bầu khí quyển ngày càng tăng (do hô hấp, sản xuất công nghiệp, núi lửa) gây thêm nhiều thiên tai trên Trái đất.
- Hậu quả của việc tăng nồng độ CO2 đến đời sống con người và các loài sinh vật (gây lên hiệu ứng nhà kínhà làm Trái đất nóng lên àtan băng ở Bắc Cực làm mực nước biển dâng, đất đai bị thu hẹp, đất nhiễm mặn; các hiện tượng thời tiết cực đoan: Mưa lũ, sóng thần, hạn hánlàm chết nhiều loài sinh vật, gây thiệt hại kinh tế cho con người).
- Vai trò của rừng đối với với sự cân bằng nồng độ CO2 trong tự nhiên.
* Mục II.3. Chu trình nước
- Thực trạng sử dụng, tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến chất lượng sống con người
- Nguyên nhân và hậu quả của thay đổi lượng mưa dẫn đến lũ lụt, hạn hán ở một số nơi: Hạn hán Trung Nam Bộ tháng 5/2014 làm ruộng đồng nứt nẻ, nhiều diện tích lúa và hoa màu bỏ hoang,
* Tổng kết nội dung “II. Một số chu trình sinh địa hóa”.
- Hoạt động của con người làm thay đổi các trị số cacbon, oxi trong tự nhiên là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzônlàm biến đổi khí hậu toàn cầu, kéo theo là các thiên tai, luc lụtảnh hưởn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_giao_duc_y_thuc_su.docx
  • docBia SKKN 2016.doc
  • docxMỤC LỤC.docx