SKKN Dạy văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương
Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của môn văn đối với giáo dục trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhưng tại sao môn văn cũng như các môn xã hội lại bị coi nhẹ hay nói đúng hơn là học sinh không chú trọng nhiều. Có rất nhiều lí do khác nhau mà chúng ta đã nhận thấy. Theo tôi, nguyên nhân cốt lõi nhất là chúng ta chưa tạo ra sự đổi mới thật sự trong dạy học, chưa kích thích được sự tích cực, chủ động trong quá trình học của học sinh, dẫn đến việc người học ngại, chán, lơ là, hoặc đối phó. Phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Từ năm lớp 8, học sinh đã được tiếp cận với bài văn thuyết minh. Lớp 10 các em tiếp tục được học và tìm hiểu cũng như nâng cao kĩ năng làm bài văn này. Đây là dạng bài văn hay, gắn liền với thực tế đời sống, cung cấp nhiều hiểu biết xã hội. Song đó cũng lại là trở ngại với nhiều học sinh. Làm sao để các em chủ động, tích cực hơn, hào hứng trong giờ học? Làm sao để các em có thể viết một bài văn thuyết minh hay, cảm xúc, và thực sự thích thú?
Mỗi một địa phương đều có nét đẹp riêng về lịch sử, văn hóa, con người. Đó chính là thế mạnh để nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Tại sao chúng ta không hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tư liệu của địa phương nơi các em đang sinh sống, gắn bó để áp dụng ngay vào trong thực tiễn học trên lớp? Tại sao chúng ta không giúp các em khám phá nét đẹp của chính quê hương mình, từ thực tiễn mình đang có? Tại sao chưa có nhiều sáng kiến kinh nghiệm lựa chọn đề tài này, cách thức này? Tại sao việc dạy văn thuyết minh cho học sinh vẫn còn nặng trên lí thuyết, chủ yếu dựa vào các tư liệu có sẵn trong sách giáo khoa để tiếp cận bài học?
Để trả lời cho những câu hỏi tại sao ấy, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi đã nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp mới nhằm thay đổi giờ dạy theo hướng tích cực, chủ động, có hiệu quả. Đối với việc dạy văn thuyết minh tôi đã áp dụng đề tài “Dạy văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương” . Đề tài này đã được tôi áp dụng giảng dạy cho nhiều lớp 10 ở những năm gần đây, và đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
1. Mở đầu. 1.1.Lí do chọn đề tài. Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của môn văn đối với giáo dục trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhưng tại sao môn văn cũng như các môn xã hội lại bị coi nhẹ hay nói đúng hơn là học sinh không chú trọng nhiều. Có rất nhiều lí do khác nhau mà chúng ta đã nhận thấy. Theo tôi, nguyên nhân cốt lõi nhất là chúng ta chưa tạo ra sự đổi mới thật sự trong dạy học, chưa kích thích được sự tích cực, chủ động trong quá trình học của học sinh, dẫn đến việc người học ngại, chán, lơ là, hoặc đối phó. Phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Từ năm lớp 8, học sinh đã được tiếp cận với bài văn thuyết minh. Lớp 10 các em tiếp tục được học và tìm hiểu cũng như nâng cao kĩ năng làm bài văn này. Đây là dạng bài văn hay, gắn liền với thực tế đời sống, cung cấp nhiều hiểu biết xã hội. Song đó cũng lại là trở ngại với nhiều học sinh. Làm sao để các em chủ động, tích cực hơn, hào hứng trong giờ học? Làm sao để các em có thể viết một bài văn thuyết minh hay, cảm xúc, và thực sự thích thú? Mỗi một địa phương đều có nét đẹp riêng về lịch sử, văn hóa, con người. Đó chính là thế mạnh để nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Tại sao chúng ta không hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tư liệu của địa phương nơi các em đang sinh sống, gắn bó để áp dụng ngay vào trong thực tiễn học trên lớp? Tại sao chúng ta không giúp các em khám phá nét đẹp của chính quê hương mình, từ thực tiễn mình đang có? Tại sao chưa có nhiều sáng kiến kinh nghiệm lựa chọn đề tài này, cách thức này? Tại sao việc dạy văn thuyết minh cho học sinh vẫn còn nặng trên lí thuyết, chủ yếu dựa vào các tư liệu có sẵn trong sách giáo khoa để tiếp cận bài học? Để trả lời cho những câu hỏi tại sao ấy, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi đã nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp mới nhằm thay đổi giờ dạy theo hướng tích cực, chủ động, có hiệu quả. Đối với việc dạy văn thuyết minh tôi đã áp dụng đề tài “Dạy văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương” . Đề tài này đã được tôi áp dụng giảng dạy cho nhiều lớp 10 ở những năm gần đây, và đã đem lại hiệu quả rõ rệt. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài được viết ra nhằm áp dụng vào việc giảng dạy văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 trường THPT Mai Anh Tuấn, Nga Sơn, Thanh Hóa. Trên cơ sở tích hợp nhiều môn học khác nhau nhằm tăng sự say mê, hứng thú cũng như kĩ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh, đồng thời bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cũng như tăng vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa của quê hương mình. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Với dung lượng của một đề tài nhỏ, để bài viết có sự tập trung, tôi sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề liên quan đến việc giảng dạy bài làm văn “các hình thức kết cấu bài văn thuyết minh” và “lập dàn ý bài văn thuyết minh” trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Qua đó giáo dục cho học sinh lớp 10 ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của quê hương và tự hào với những nét đẹp văn hóa đó. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: phần cơ sở lí luận - phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: phần thực trạng - phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 2. Nội dung sáng kiến. 2.1. Cơ sở lí luận: Khái niệm Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên. Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn. Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập. Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống... Như vậy có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú: Có thể tích hợp nội môn (giữa ba phân môn Văn –Tiếng Việt – Làm văn hay giữa những bài học có cùng chủ đề); Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử. . để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của tác phẩm); Tích hợp Văn – Địa lý (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích hợp Văn – Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa ) Khi thiết kế giáo án giờ học Đọc hiểu tác phẩm theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó học sinh chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. Trong quá trình soạn giáo án, GV cần xác định rõ : Mục tiêu bài dạy . Những nội dung cần tích hợp. Phương pháp tích hợp và các phương tiên dạy học cần thiết. Thiết kế hệ thống câu hỏi theo trình tự hợp lý (định hướng phát triển năng lực HS) Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân môn và từng bài học.[2] 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài 2.2.1. Thực trạng: - Học sinh trong các giờ học bài Làm văn nói chung và văn bản thuyết minh nói riêng còn thờ ơ, chưa thực sự hứng thú với giờ học; chủ yếu các em nghe giáo viên giảng bài và ghi chép. - Kiểm tra phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh, tôi thấy phần lớn các em trả lời câu hỏi sách giáo khoa một cách chiếu lệ cốt cho đủ bài. Một số học sinh thì không chuẩn bị bài. - Trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, giáo viên phát vấn thì có rất ít học sinh giơ tay xung phong phát biểu, chủ yếu là giáo viên phải chủ động gọi học sinh trình bày. Phần trình bày của học sinh thường là thể hiện sự thiếu tự tin, kém sức thuyết phục và mất nhiều thời gian. Học sinh còn lại thì nghe nhưng không có ý kiến phản đối hay bổ sung, chỉ khi giáo viên gọi thì mới trình bày ý kiến của mình, nhưng cũng lúng túng. - Thực tế cuộc sống cũng cho thấy một vấn đề rất đáng lo ngại là ý thức của giới trẻ hiện nay, (trong đó đa phần là học sinh) đối với truyền thống văn hóa dân tộc đang ngày càng sa sút. Trách nhiệm của mỗi học sinh trước cộng đồng, dân tộc không được các em chú trọng. Các em xem đó như là trách nhiệm của ai khác chứ không phải của mình. Với vai trò là môn học giáo dục nhân cách con người, môn Ngữ văn trong nhà trường cần nhận rõ hơn nữa vai trò của bộ môn trong việc lồng ghép những giá trị của đời sống trong giáo dục học sinh. 2.2.2. Kết quả khảo sát tình hình thực tế: Đối tượng khảo sát: 2 lớp thuộc khối 10. Đó là các lớp: 10A, 10M Sĩ số lớp 10A: 47 học sinh, 10 M: 43 học sinh Đặc điểm: Học chương trình chuẩn. Điều kiện học tập như nhau. Hình thức khảo sát: Kiểm tra vở soạn văn. Quan sát học sinh trong 1 giờ học bài “Thơ Hai-cư của Ba sô” Kết quả thống kê như sau: Về việc soạn bài: Có 15/90 em chưa soạn bài. Có 65/90 em đã soạn bài theo cách trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong đó có 38/90 em có nội dung trả lời giống nhau (Giáo viên cho rằng học sinh cùng tham khảo tài liệu Để học tốt Ngữ văn 10, hoặc có em chép của nhau. Trong giờ học: Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu về Ba-sô và thơ Hai-cư: Không có học sinh nào xung phong trình bày. Giáo viên gọi mỗi lớp 5 học sinh thì có 2/ 5 học sinh đó trả lời là không giới thiệu được vì em chưa nắm bắt hết thông tin. Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung nhiều học sinh chỉ nghe giảng và ghi chép mà không muốn trình bày ý kiến của mình. Thậm chí có em không quan tâm đến bài học. Số học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài là rất ít. Nếu giáo viên có chia nhóm hoạt động thì chỉ có số ít trong nhóm là làm việc, số còn lại ngồi chờ bạn thực hiện; có nhóm chưa hoàn thành công việc thì hết thời gian. Nhìn chung hiệu quả làm việc nhóm không cao, giờ học vẫn chưa có nhiều thay đổi. 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng Nguyên nhân của tình trạng học sinh chưa say mê với giờ đọc văn, đặc biệt là đối với thể loại văn học nước ngoài, cách học chưa đạt hiệu quả cao: Học sinh nắm kiến thức chưa chắc chắn, chưa nhớ rõ bản chất của vấn đề. Học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để khám phá kiến thức, kĩ năng, đánh thức năng lực tiềm ẩn của bản thân. Do ý thức học bộ môn của học sinh chưa tốt, việc chuẩn bị bài chưa chu đáo. Trong giờ dạy đọc văn về thể loại văn học nước ngoài, giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp. Vấn đề giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi đến lớp và kiểm tra việc thực hiện của học sinh chưa được chú trọng. Việc giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc tích hợp các kiến thức thuộc các bộ môn liên quan nên sức hấp dẫn của bài học đối với học sinh chưa cao. 2.3. Giải pháp thực hiện. Trước khi dạy phần văn thuyết minh, tôi cho học sinh làm một bài tập lớn như sau: Giả sử có tình huống sau: Một đoàn khách đến Nga Sơn để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Nga Sơn? Hãy chuẩn bị tài liệu để thuyết minh về quê hương Nga Sơn. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1: Thu thập tài liệu GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để tìm hiểu các nội dung sau: – Nhóm 1: Thiên nhiên và con người Nga Sơn: điều kiện tự nhiên, khí hậu, sông ngòi, dân cư,các danh nhân văn hóa -Nhóm 2: Di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch tiêu biểu ở Nga Sơn: Khu di tích chiến khu Ba Đình, Chùa Tiên, động Từ Thức, Cửa Thần Phù - Nhóm 3: Một số lễ hội truyền thống ở Nga Sơn: Lễ hội Mai An Tiêm, lễ hội chùa Tiên, . -Nhóm 4: Ẩm thực Nga Sơn Học sinh có thể thu thập tài liệu qua mạng internet, qua sách báo, truyền hìnhhoặc có thể đến trực tiếp để quan sát các dịa danh, phục vụ cho bài tập lớn. Thời gian thực hiện: HS thu thập trong vòng 1 tháng, hoàn thành trước khi bước sang học kì 2. Các sản phẩm của học sinh: tranh ảnh minh họa, bản đồ Nga Sơn, các bài báo, tài liệu lịch sử - địa lí địa phương, bài thu hoạch của các em. Nếu học sinh có điều kiện đi tham quan thì tôi yêu cầu các em mang theo sổ tay ghi chép, điện thoại để quay phim, chụp ảnh (nếu có). Giáo viên thu sản phẩm của học sinh, kiểm tra, chọn lọc, sau đó giao lại cho các em làm tư liệu sử dụng trong quá trình học. Bước 2:Từ các kiến thức đó, học sinh áp dụng vào các bài học về kĩ năng làm văn thuyết minh trong SGK. Bước 3: sử dụng các kiến thức đã thu thập, viết bài văn thuyết minh về nhân vật lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,văn hóa ẩm thựcở quê hương Nga Sơn. Tích hợp kiến thức Lịch sử- Địa lý- Văn hóa địa phương vào bài học là một việc làm phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức. Do đó tôi thực hiện trong nhiều tiết học. Các tư liệu thu thập của các em cũng sẽ được sử dụng trong nhiều tiết học về văn thuyết minh + Khi soạn giáo án bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, ngoài các ngữ liệu SGK, tôi sử dụng những tư liệu mà các em đã thu thập. Học sinh tìm hiểu kết cấu của các văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Sở xã Nga Trung, Nga Sơn”, “Gỏi nhệch Nga Sơn” Mục đích của việc tích hợp: giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình. Việc sử dụng những tài liệu thu thập của học sinh vào bài học sẽ giúp các em có hứng thú học hơn. +Khi dạy bài tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình vào văn bài thuyết minh để viết những văn bản có tính chuẩn xác và hấp dẫn. + Trong bài: luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, GV có thể yêu cầu HS viết đoạn văn thuyết minh về một nét đẹp văn hóa, một nghề truyền thống của quê hương. Đối với học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn ,có thể yêu cầu các em vận dụng kiến thức thực tế để viết đoạn văn thuyết minh về danh nhân Mai Anh Tuấn, một người con của Nga Sơn, học sinh sẽ cảm thấy rất hứng thú. Soạn giáo án theo hướng tích hợp: Tiết 55: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu bài học 1. kiến thức: - Trình bày và phân tích các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, không gian, kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp. 2. Kĩ năng: - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày. - Tích hợp kiến thức Lịch sử- Địa lí của địa phương trong bài học: - “Hội thổi cơm thi ở làng Sở xã Nga Trung, Nga Sơn”, - “Gỏi nhệch Nga Sơn” 3. Thái độ: - Giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình. II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, TL tham khảo. Thiết kế bài giảng. Máy chiếu. Chuẩn bị của học sinh. . - tài liệu thu thập được về quê hương con người Nga Sơn III. Phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá Phát vấn, trao đổi thảo luận nhóm, thực hành. IV. Các hoạt động học tập. Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em biết nào? Sau khi kiểm tra bài cũ, GV kiểm tra sản phẩm thu thập của học sinh về Lịch sử - Địa lí, văn hóa của địa phương bài mới Hoạt động 1. Hoạt động khởi động: nhìn hình ảnh đoán nội dung Gv đưa ra một số hình ảnh về Nga Sơn để học sinh nhận diện. Hình ảnh gồm các di tích lịch sử, địa danh, nghề truyền thống, một số người con nổi tiếng của Nga Sơn. Yêu cầu học sinh trả lời nhanh sau khi quan sát hình ảnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số văn bản thuyết minh Văn bản 1: Hội thổi cơm thi ở làng Sở xã Nga Trung Cư dân tỉnh Thanh từ ngàn xưa tới nay nghề nghiệp chính vẫn là sản xuất nông nghiệp, canh tác lúa nước. Hạt gạo luôn là nguồn lương thực chính nuôi sống con người “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” và được cư dân coi đó chính là “hạt ngọc”. Chẳng thế mà ngạn ngữ của người Việt - Mường nơi đây mãi còn nhắc nhớ: “ cơm nếp, thịt gà nhà ta có ngọc”. Cảm tạ đất trời, tri ân tiền nhân trợ giúp để có mùa màng bội thu, cuộc đời no ấm là một nét đẹp trong đạo lý sống ở đời và định hình trong văn hoá tâm linh của người dân lao động. Hàng năm, sau vụ thu hoạch đồng bào thường tổ chức lễ cơm mới, dâng những bát cơm đầu tiên còn thơm hương lúa mới lên thần linh, tiên tổ và cầu mong hồn lúa đến vụ sau cho bông to, hạt mẩy. Hàng năm tại đền, làng mở hội tế xuân, đúng ngày rằm tháng giêng để tri ân cụ già có công phù vua, giúp nước và cũng là Thành Hoàng bảo trợ cuộc sống cho dân làng. Cùng với phần tế lễ, bao giờ phần hội cũng có tục thổi cơm thi làm lễ vật để dâng cúng và làm vui lòng Thành Hoàng và các vị thần linh. Sau khi tế lễ Thành Hoàng ở trong đình xong thì hội thổi cơm thi cũng bắt đầu khai cuộc. Trọng tài của cuộc thi thường là các bậc hương hào lý trưởng trong làng. Trong không khí ngày xuân rạo rực, bà con dân làng, trai thanh gái lịch tụ hợp đông đủ trước ngôi đình cổ để dự hội thổi cơm thi. Hội cơm thi ở làng Sở theo từng cặp, khởi đầu bằng ba hồi trống hiệu báo cho dân làng và các đội thi biết rằng cuộc thi đã mở. Khi trống lệnh vang lên, các đôi trai gái dự thi lần lượt bước ra sân đình trình làng. Trống điểm tiếp ba tiếng thì cuộc thi bắt đầu. Từng đôi một đi với nhau theo nhịp trống khoan thai của người cầm chịch. Bà con xem hội đứng hai bên sân đình cổ vũ, hò reo, theo dõi từng động tác. Hiện ra giữa sân đình là 4 chàng trai tân trong trang phục vai người lái đò, ăn mặc áo nâu quần thụng, trong tay mỗi người cầm một bai chèo, cùng lúc xuất hiện 4 cô gái làng chưa chồng trong trang phục yếm đào, váy lãnh duyên dáng với khăn mỏ quạ, áo mớ ba mớ bảy, thắt lưng nhiễu màu hoa lý đang kĩu kịt gánh thóc đi vòng đủ 3 lượt quanh sân. Gọi là thổi cơm nhưng chưa có gạo mà chỉ mới có thóc nên buộc người dự thi phải giã, giần sàng để có hạt gạo trắng thơm. Sau khi đối đáp và biểu hiện ”tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, tốp nam thanh, nữ tú ai vào việc nấy, chia nhau người giã gạo, người sàng gạo, kẻ nhóm lửa, người lấy nước... thổi cơm... những cô thôn nữ được giao việc lấy nước vừa khẩn trương dùng gầu múc nước từ giếng đình cho vào nồi đồng điếu đem về để nổi lửa nấu cơm vừa hát. Thi nấu cơm ở làng Sở được chia làm 4 bếp, mỗi bếp do từng đôi (1 người nam và 1 người nữ) đảm nhiệm chính. Bốn niêu cơm được viết lên đó 4 chữ: giáp, ất, bính, đinh để phân biệt giữa các tốp thi. Trong khi các chàng trai cô gái vào cuộc, dân làng vừa theo dõi cuộc thi vừa cất tiếng hát phụ hoạ. Để có lửa, người con trai phải đảm nhiệm việc dùng 2 thanh tre cọ sát vào nhau để phát ra lửa bén vào bùi nhùi rồi châm cho bó đóm cháy để nấu cơm. Cô gái đầu đội chiếc hộp tròn đựng trầu cau, tay cầm quạt, trên vai mang cần nấu cơm bằng cây tre uốn cong, gốc tre tựa hình đầu rồng. Cần nấu cơm được khoác chéo qua vai bởi một dải khăn xanh chắc chắn. Đầu cần (đầu rồng) treo một chiếc gióng có chiếc niêu đồng nhỏ. Vừa thao tác công việc họ vừa cất lời ca hoà với dàn đồng ca của người xem vòng trong vòng Trong khi thổi cơm cả hai người phải phối hợp với nhau thật ăn khớp. Sự thể hiện tài khéo ấy qua việc hiểu ý nhau, điều tiết trong các động tác đun nấu. Chàng trai giữ lửa cho khéo để lửa cháy đều, không bịt tắt hoặc gió tạt, cô gái vừa giữ thăng bằng niêu cơm, vừa phải quạt và phân phối lửa cho đúng lúc. Vì niêu cơm luôn luôn chuyển động theo nhịp bước của cô gái nên chàng trai cũng phải đi theo đúng nhịp bước thì ngọn lửa mới kề sát được đáy niêu. Nhưng nếu bước không đều, không nhẹ nhàng thì niêu sẽ lủng lẳng, ngọn lửa không bám thì cơm sống hoặc chín không đều hay không kịp thời gian. Khi cơm đã cạn thì chàng trai phải bớt lửa kẻo cơm cháy. Bớt lửa nhưng không được phép rút bớt đóm quăng đi mà phải điều chỉnh bằng cách xoay trở bó đuốc hoặc tiến lùi bước chân. Việc làm này không dễ và các đôi dự hội cơm thi thường hơn thua chính là lúc này. Không những thế, họ vừa tập trung cao độ cho việc nấu cơm, lại vừa phải di chuyển theo ông hiệu tay cầm cờ đỏ, hướng cho mỗi tốp di chuyển không đi chệch hình chữ Vạn Thọ đã được vạch sẵn ở sân đình. Theo kinh nghiệm dân gian, thường trong khi thổi cơm thi trước đó những người thi tài đã dắt sẵn trong người một miếng kỳ nam để tránh việc đi tiểu, đại tiện ảnh hưởng tới công việc. Cuộc thi kéo dài trong một tuần hương
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_van_thuyet_minh_cho_hoc_sinh_lop_10_theo_huong_tich.doc