SKKN Dạy học truyền cảm hứng cho học sinh hoàn thành chậm môn toán
Hoà chung với sự đi lên của toàn cầu, đất nước ta đã và đang có những chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện trong mọi lĩnh vực để bước sang một thời đại mới - Thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành giáo dục nói riêng đã có những bước chuyển mình rõ rệt có những bước đầu tư lớn trong việc cải cách giáo dục. Trong các kì đại hội Đảng, các Nghị quyết của Trung ương đều dành sự quan tâm đặc biệt với giáo dục nước nhà : "GD vừa là động lực, vừa là tiêu đề của sự phát triển xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước ta". Nghị quyết số 29 – NQ/TW đã xác định :
- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRUYỀN CẢM HỨNG CHO HỌC SINH HOÀN THÀNH CHẬM MÔN TOÁN Người thực hiện: Cầm Bá Chung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Thọ Sơn SKKN thuộc môn: Toán THANH HOÁ, NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang I Mở đầu 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 II Nội dung sáng kiến 2 1 Cơ sở lí luận 2 2 Thực trạng 3 3 Các giải pháp 7 4 Hiệu quả của sáng kiến 11 III Kết luận và kiến nghị 11 1 Kết luận 11 2 Kiến nghị 12 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hoà chung với sự đi lên của toàn cầu, đất nước ta đã và đang có những chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện trong mọi lĩnh vực để bước sang một thời đại mới - Thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành giáo dục nói riêng đã có những bước chuyển mình rõ rệt có những bước đầu tư lớn trong việc cải cách giáo dục. Trong các kì đại hội Đảng, các Nghị quyết của Trung ương đều dành sự quan tâm đặc biệt với giáo dục nước nhà : "GD vừa là động lực, vừa là tiêu đề của sự phát triển xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước ta". Nghị quyết số 29 – NQ/TW đã xác định : - Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Thật vinh dự và tự hào biết bao khi bản thân tôi đang đứng trong hàng ngũ là những kỹ sư tâm hồn - Những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá trong sự nghiệp giáo dục và cả sự đổi mới của đất nước. Với những tự hào và trách nhiệm đó tôi luôn tâm niệm lời Bác dạy : "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang". Những điều đó đã giúp tôi nhận thức được một cách đầy đủ hơn về nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục; về vai trò, vị trí và trọng trách của bản thân là người giáo viên. Chúng ta biết rằng, học sinh ở bậc Tiểu học là nhân vật trung tâm của nhà trường, là trung tâm của các hoạt động giáo dục, hơn thế nữa đây là giai đoạn đầu phát triển của cả một đời người là nền móng cho các em sau này. Ở lứa tuổi Tiểu học (từ 6 đến 14 tuổi) thì hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động học. Còn ở Mầm non, các em đang được tham gia hoạt động vui chơi là chủ đạo. Do vậy, khi lên Tiểu học nhiều em còn bỡ ngỡ, chưa quen với cách học nên dẫn tới tâm lí chán nản, ngại học. Từ đó, nhiều em không hòa nhập kịp đã bị tách ra khỏi tập thể lớp (đó là những họ sinh cá biệt trong học tập, những học sinh hoàn thành mục tiêu, nội dung học chậm hơn so với các bạn khác). Với thực tế trong một lớp, số học sinh chậm hoàn thành mục tiêu bài học không phải ít ? Nguyên nhân do đâu? Vì sao? Đó là những băn khoăn của bản thân tôi, thôi thúc tôi nghiên cứu và đưa vào áp dụng sáng kiến : Dạy học truyền cảm hứng cho học sinh hoàn thành chậm môn Toán. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu để đưa ra những giải pháp tốt giúp học sinh hoàn thành mục tiêu môn toán trong các giờ học. - Giúp bản thân và giáo viên có thêm những cách làm hay góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Giúp học sinh yêu và thích học toán. 3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh khối 3,4 trường Tiểu học Thọ Sơn. - Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. - Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học; tác giả Vũ Quốc Chung. - Hỏi đáp về dạy học Toán; tác giả Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt. - Bài tập trắc nghiệm và các đề kiểm tra Toán; tác giả Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm. - Các chuyên đề giáo dục tiểu học. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên các tài liệu đã thu thập được có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, phân loại hệ thống hoá lý thuyết. - Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm: Bằng cách dự giờ nhằm thu thập thông tin thực tiễn, đối chiếu kết quả nghiên cứu thực nghiệm; thực hành dạy học ở một số lớp. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học Phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung như nhau, cùng trang thiết bị như nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, có tích cực hay không, giờ học có phát huy được trí sáng tạo, có để lại những dấu ấn sâu đậm và khơi dậy được những tình cảm trong sáng lành mạnh trong tâm hồn của các em hay không Phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy. Trong thời gian qua, bậc Tiểu học đã được hoàn thiện theo hướng toàn diện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước thời kì hội nhập, đồng thời đóng góp vào sự tiến bộ chung của khu vực và trên thế giới. Trong quá trình xây dựng chương trình Tiểu học giai đoạn mới chúng ta đã và đang từng bước thay đổi nội dung dạy học ở Tiểu học. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. 1.2. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học Giáo dục Tiểu học đang thực hiện những đổi mới toàn diện và đồng bộ để góp phần chuẩn bị học tiếp bậc Trung học Cơ sở và có khả năng thích ứng chủ động, sáng tạo trong điều kiện CNH - HĐH đất nước Việt Nam thế kỷ XXI. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần đặt ra thường xuyên đối với lý luận đại cương nói chung và lý luận dạy học Toán ở Tiểu học nói riêng. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong học tập. Phương pháp dạy học tích cực cơ bản hình thành trên mối quan hệ, sự tác động qua lại của ba nhân tố: người học, người dạy - môi trường. 1.3. Đối mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học Khi tổ chức hướng dẫn các hoạt động học của học sinh, giáo viên phải vận dụng một cách hợp lý mặt tích cực của các phương pháp dạy học cũ để giúp học sinh huy động các kiến thức của mình, tham gia tích cực vào các hoạt động như quan sát, điều tra, đóng vai, thảo luận, từ đó mà phát hiện ra và tham gia vào việc giải quyết các tình huống có thể có trong đời sống. Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học không loại bỏ cách dạy học truyền thống mà phải vận dụng các phương pháp đó một cách linh hoạt để tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo kiểu mới (hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm, đồng loạt) tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia giải quyết vấn đề. Đổi mới phương pháp dạy học Toán là một quá trình lâu dài, nó gắn bó chặt chẽ với đổi mới mục tiêu, nội dung, cơ sở vật chất và thiết bị, đào tạo giáo viên và cách đánh giá học sinh. 2. Thực trạng Thông qua giảng dạy nhiều năm, tôi đã tìm hiểu và tìm ra một số nguyên nhân của những học sinh chậm hoàn thành mục tiêu bài học như sau: - Đó là sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều như em Phạm Văn Hân. - Hoạt động tư duy có những nét riêng đối với từng em. Ví dụ em Nguyễn Ngọc Tiến phát triển tư duy ngôn ngữ, em Lê Ánh phát triển tư duy hội họa. - Thái độ học tập ở các em chưa được định hướng rõ. Nhiều em phải ở nhà với ông bà, bố mẹ đi làm ăn xa (miền Nam) nên thái độ học chưa tốt vì không sợ ông bà như các em Lê Quý Toàn, Nguyễn Văn Khang, Lê Đức Anh, Lê Minh Quyền, Lê Xuân Học. - Sức khoẻ chưa tốt: em Nguyễn Trọng Mạnh, Lê Minh Quyền, Lê Đức Anh. - Đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn, đồ dùng sách vở học tập không đầy đủ. Tỉ lệ hộ nghèo chiếm gần 30% số học sinh. Gia cảnh nghèo khó của nhà em Khang - Vấn đề học tập ở nhà chưa được gia đình quan tâm. Tối về nhà bố mẹ mãi xem ti vi, lướt mạng không để ý đến việc học bài của con. - Còn một số các em chưa học qua lớp mẫu giáo mà các em vẫn lên lớp học bình thường. Bảng kết quả điểm kiểm tra định kì môn Toán lần 1 (giữa học kì 1) năm học 2017 – 2018 của một số em hoàn thành bài chậm như sau: STT Họ và tên Điểm KT Toán giữa HK1 Ghi chú 1 Trịnh Phú Việt Anh 2 2 Lê Xuân Học 2 3 Nguyễn Văn Khang 3 4 Lê Minh Quyền 3 5 Hà Văn Việt 3 + Em Trịnh Phú Việt Anh: Gia đình buôn bán, mẹ nuôi em nhỏ, thiếu sự để ý của gia đình về việc học. + Em Lê Xuân Học: Bố bỏ 2 mẹ con, ở với bà ngoại tuổi cao, mẹ đi làm ăn xa. + Em Nguyễn Văn Khang: Bố mẹ bận công việc nên không quan tâm, gia đình hộ nghèo, hàng ngày phải đi làm với bố mẹ. Góc học tập chung với bếp nấu của gia đình Khang + Em Lê Minh Quyền: Nhà nghèo, bố đau ốm triền miên (suy tim độ 4), mẹ đi miền Nam; ở nhà phải tự lo cơm nước, tắm giặt (thay mẹ làm việc nhà). Năm nay học lớp 4 mà em chỉ nặng 17 kg, cao 118cm. + Em Hà Văn Việt: Gia đình khó khăn, bố đi làm ăn xa nhà, mẹ đi chợ bán rau nên thiếu sự chăm nom học tập của gia đình. Vóc dáng gầy yếu của em Quyền Không dừng lại ở những nguyên nhân này, mà còn có những nguyên nhân từ phía giáo viên có thể là: - Nhịp độ giảng bài quá nhanh dẫn đến học sinh không hiểu bài, không nắm vững kiến thức đồng bộ (vì nhận thức học sinh không đồng đều). - Phương pháp giảng dạy còn thiếu sót. - Người truyền thụ còn khô khan thiếu truyền cảm hứng, chưa tận tuỵ. - Đồ dùng trực quan cũng như những đồ dùng cần thiết cho 1 tiết dạy chưa được đảm bảo. - Tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh chưa đầy đủ. Những nguyên nhân trên đã tác động tổng hợp, làm mất hứng thú học tập, học sinh thiếu tự tin, thiếu cố gắng vươn lên nên kết qủa học tập giảm sút, không ổn định. Qua quan sát, theo dõi các hoạt động của học sinh, tôi nhận ra những biểu hiện về tư duy, hoạt động của học sinh hoàn thành bài chậm như sau : - Tư duy thiếu linh hoạt. - Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm. - Diễn đạt bằng ngôn ngữ khô khan lúng túng, nhiều chỗ còn lộn xộn. - Biểu hiện bề ngoài là thờ ơ với thái độ học tập, thầy cô hỏi bài thì trả lời ngập ngừng không tin ở chính mình, thái độ tiếp thu thụ động. - Nghịch ngộ, có cá tính ham chơi, lười học và ngại học. Đứng trước thực tế đó, tôi băn khoăn và tự đặt ra câu hỏi cho bản thân đó là: Tôi phải làm gì và làm như thế nào để giúp cho những học sinh của tôi học tốt hơn? Với trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi không thể nào yên tâm được, tôi nghĩ rằng nếu để tình trạng này kéo dài thì chất lượng của lớp sẽ kém đi không đạt được yêu cầu về chất lượng giáo dục. Vì thế, thông qua quá trình giảng dạy, qua việc tìm hiểu nguyên nhân và những biểu hiện của học sinh, tôi đã tìm ra những cách làm thích hợp với từng đối tượng, từng học sinh chậm hoàn thành thông qua các giải pháp dưới đây. 3. Các giải pháp 3.1. Tìm hiểu về hoàn cảnh học sinh để truyền cảm hứng. Để rèn luyện cho học sinh có những thói quen học tập và phương pháp tự học tốt, đáp ứng và yêu cầu đặt ra thì giáo viên phải có những biện pháp phù hợp kết hợp với lòng yêu nghề mến trẻ, hiểu được tâm lý của trẻ; bản thân phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, phải thật sự là người mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhưng điều quan trọng đầu tiên đó là giáo viên phải nắm bắt được hoàn cảnh, tình hình học tập của từng em, nắm rõ được những em học chậm, chậm ở mức độ nào? Nguyên nhân do đâu? Từ đó tìm ra những phương pháp giảng dạy để thu hút sự chú ý của các em, cố gắng tạo niềm tin vui trong học không để các em nhàm chán. Đó có thể là phương pháp tốt mà tôi đã áp dụng đầu tiên bằng cách luôn động viên khuyến khích các em kịp thời. Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em là hiếu động, thích vui chơi. Mọi cái đối với các em đều gò bó vì ở nhà các em thích gì đều được, hay nhỏng nhẽo. Do đó khi đến lớp, tôi vừa rất nghiêm khắc nhưng lại vừa nhẹ nhàng động viên gần gũi các em. Ví dụ: Sau câu trả lời của học sinh tôi khen ngợi ngay "Em rất cố gắng!" hay "Lần này, bạn rất giỏi cả lớp khen bạn nào !" Sau mỗi lần khen là tôi đã gây được lòng tin và truyền được một chút cảm hứng cho các em. Có những lúc các em chưa viết đúng, đọc hay hoặc làm tính còn sai tôi không phê bình mà vẫn khen động viên khuyến khích rằng "em cần cố gắng hơn nữa" tránh thái độ, lời nói chạm lòng tự ái hoặc mặc cảm đối với các em. Với em Lê Đức Anh (đang học lớp 6), em Lê Minh Quyền (hiện đang học với tôi) đều chung hoàn cảnh là gia đình nghèo, mẹ đi Nam, bố đau ốm nên thiếu cả tình cảm lẫn vật chất so với các bạn khác. Vì thế, khi dạy các em, tôi truyền cảm hứng bằng chính tình thương, lời động viên của mình. Ví dụ như : + Mỗi bài làm của các em có sự cố gắng, tôi chấm và nhận xét kĩ hơn và khuyến khích em gửi cho mẹ ở xa xem qua tài khoản facebook của người thân. Hay tôi hay động viên : Con học tốt để cha mẹ vui, cha mau lành bệnh + Khi dạy các em so sánh 2 phân số cùng tử số (bài 3-trang 55, HDH Toán 4) và . Con thử nghĩ mình có 1 quả cam chia cho 3 bố con ở nhà; cùng quả cam đó chia thêm cho cả mẹ nữa là 4 người. Hỏi chia cho 3 người hay chia cho 4 người thì mỗi người sẽ được nhiều hơn ? 3.2. Thay đổi khẩu vị bài giảng. Giáo viên luôn tạo ra niềm vui trong học tập cho các em thông qua những câu chuyện vui liên quan đến các em hay câu chuyện liên quan đến bài học; thông qua trò chơi để các em tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn (vì khi học đã kém thường các em hay chán nản, ít có hứng thú học tập, không chú ý nghe giảng). Kể chuyện vào bài học, hay kể chuyện giữa tiết học là biện pháp mà tôi rất hay sử dụng. Ví như khi dạy “Bài 60. Hình bình hành” – HDH Toán 4. Tôi kể câu chuyện vui về anh Hình Chữ nhật đi chơi gặp trời giông bão : Hôm chủ nhật, anh Hình Chữ nhật một mình đi rong chơi ngoài đồng. Chiều đến, trời nổi mưa dông. Anh ba chân bốn cẳng chạy nhanh về nhà nhưng do gió thổi mạnh làm anh ngã nhào xuống ruộng. Bò lổm ngổm một hồi, anh mới lên được bờ. Lúc này, chân tay anh bị đổ nghiêng không sao kéo thẳng lại được. Anh ngồi khóc, ông Sấm ghé xuống an ủi : “Không sao đâu cháu, bây giờ cháu có hình thù mới trông cũng đẹp ghê”. Thế rồi ông Sấm đặt tên mới cho anh là Hình Bình hành. Đối với những bài dạy trên lớp, tôi luôn tìm tòi biện pháp giảng dạy thích hợp có trọng tâm như tự điều chỉnh nhịp độ bài giảng, tổ chức việc học tập bằng phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tổ chức hướng dẫn dìu dắt để các em được tiếp cận, chiếm lĩnh hoàn toàn tri thức không áp đặt, các câu hỏi được sắp đặt rõ ràng có hệ thống trong từng bài, từng đối tượng cụ thể trong những bài soạn. Với yêu cầu vừa sức các em và nâng cao dần và không nãn chí, thiếu tự tin, sốt ruột, khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng và sự tiến bộ của học sinh. Trong khi giảng bài tôi thường xuyên theo dõi sự chú ý của những học sinh chậm, có khiếm khuyết để kịp thời giúp đỡ. Hướng dẫn bài tập cần cụ thể hơn với học sinh đó. Mọi nhiệm vụ được tôi kiểm tra cụ thể để phân tích và sửa chữa kịp thời các sai lầm cho các em. 3.3. Thầy làm nhiều hơn – Trò thể hiện nhiều hơn. Hãy làm nhiều hơn so với những điều được mong đợi ở một giáo viên thông thường. Trong trường hợp một học sinh không thể nộp bài đúng thời hạn thì lần sau nếu chuyện đó cũng tiếp diễn thì thầy hãy gọi học sinh đó sau giờ học và xem lại bài tập đó cùng với em. Giúp học sinh làm bài tập đó, chỉ cho em đó cách nghiên cứu và cho em xem bài viết của những học sinh khác. Giúp học sinh làm việc ngoài giờ học Trong mỗi tiết học để trò thể hiện mình nhiều hơn, người thầy cần: Khuyến khích động viên để trò phát biểu; khuyến khích để trò thể hiện. Giao nhiệm vụ để trò được hợp tác với bạn. Ví dụ: Hoạt động 3 bài 75. Phép trừ phân số - HDH Toán 4 3. a) Nói cách trừ hai phân số có cùng mẫu số với bạn, nêu ví dụ minh họa. b) Em viết hai phân số có cùng mẫu số rồi đố bạn trừ hai phân số đó. - Thầy đi đến từng cặp theo dõi, giúp đỡ các em khi cần thiết. - Học sinh chia sẻ tích cực; có thể nêu nhiều hơn 2 phân số. - Thầy động viên bằng những hành động, cử chỉ chúc mừng khi các em làm tốt (đập tay, móc tay, ra hiệu number one,) 3.4. Biện pháp chữa lỗi bằng các câu nói, hình ảnh dí dỏm, hài hước. Với những câu nói dí dỏm, hình ảnh hài hước không chỉ kích thích sự hiếu kì, tạo cảm giác thoải mái mà nó còn giúp các em dễ ghi nhớ và nhớ lâu. Do vậy với những lỗi mà các em hay mắc phải, tôi thường chữa theo lối hài hước này. Giúp các em nhớ lâu, khi gặp lại sẽ tự chữa được cho mình. Ví như : Khi học bài 39. Em ôn lại những gì đã học – HDH Toán 5. Bài 1. Tính : b) 7,5 + 7,3 x 7,4 = 7,3x7,4 Một số em thường trình bày bài làm như sau : 7,5 + 7,3 x 7,4 = 54,02 + 7,5 = 61,52. Ở bước tính thứ nhất, các em chỉ làm mình phép nhân không ghi lại phép tính cộng. Tôi thường nói vui : “ Phép cộng và số hạng của bạn bị con kiến công mất rồi.” Hay: “Trong túi bạn có con thạch sùng nên đã công mất phép tính của bạn”,... Với những câu nói như thế các em vui vẻ nhận khuyết điểm đồng thời đem lại niềm vui cho cả lớp. 3.5. Không để học sinh học chay. Những em rơi vào hoàn cảnh mà tôi đang trình bày thì phần lớn có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Do đó việc các em có đủ đồ dùng, tài liệu học tập cũng là ước mơ của các em. Từ việc không có đủ đồ dùng, tài liệu học tập dẫn đến việc không làm việc trong giờ học, không thích ứng với bài học. Để làm tốt biện pháp này đòi hỏi tôi lại phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của những học sinh yếu vì hầu như ở lớp tôi thường học sinh yếu lại rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ không có tiền mua sách vở, hay không quan tâm đến việc học tập của con cái. Vì thế tôi lại phải nhờ đến nhà trường cho mượn sách vở khi đến lớp đó cũng là tạo những ấn tượng tốt trong các em để các em có niềm tin ở trường lớp, thầy cô, bạn bè từ đó có ý chí phấn đấu vươn lên. Hay để xây dựng tinh thần chia sẻ, tạo cảm hứng tôi còn cho học sinh dùng chung tài liệu với thầy: thầy trò ngồi chung, cùng học chung tài liệu. Hành động này cũng làm lan tỏa tinh thần học tập từ thầy đến với trò mạnh mẽ. Vào cuối năm học trước, em Hoàng Thế Kiệt (bố đi làm ăn) ở nhà với mẹ nuôi em nhỏ nên thiếu sự dạy dỗ của bố, thiếu sự quan tâm của mẹ. Đi học về phải giúp mẹ cơm nước, chăm bò,nên việc học của em có giảm sút. Ở tuần học 29, tài liệu học Toán của em bị rách một số trang. Tôi đã phải cho em dùng tài liệu của tôi. Khi cho em dùng, tôi có căn dặn : “Cuốn tài liệu này thầy xem như là người bạn thân, thầy đã dùng nhiều năm rồi mà vẫn còn như mới. Thầy chỉ mong em cũng xem nó như người bạn thân của mình nhé !” Vài ngày sau, mẹ cháu có gặp tôi và tâm sự về cháu: “Từ hôm thầy cho mượn tài liệu, cháu về chăm chút cuốn sách thầy cho mượn và thấy cháu ham học hơn, sách vở, đồ dùng được cháu xếp gọn gàng mỗi khi học xong.” 4. Hiểu quả của sáng kiến Qua một thời gian tôi tự tìm tòi, nghiên cứu ra những biện pháp dể thực hiện vào việc giảng dạy, giúp đỡ học sinh hoàn thành chậm môn Toán. Bản thân tôi là giáo viên dạy ở địa bàn khó khăn, dân trí còn thấp, đời sống vật chất khá nghèo nàn nên việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Nhưng với lòng yêu nghề, yêu trẻ cộng với những kinh nghiệm trong giảng dạy của mình, tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến này trong những năm học vừa qua. Kết
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_hoc_truyen_cam_hung_cho_hoc_sinh_hoan_thanh_cham_mo.doc