SKKN Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn Giáo dục công dân 10 bậc THPT

SKKN Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn Giáo dục công dân 10 bậc THPT

Trong những năm qua, công tác đổi mới ngành giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng ở nước ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cần tiếp tục đổi mới, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn yêu cầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục – đào tạo phải bằng “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều ’’.

Điều đó đã đặt ra yêu cầu cho các nhà sư phạm trong công tác dạy học cần phải tăng cường hơn nữa, đồng bộ hơn nưa việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả ngành học, cấp học. Giáo viên cần phải nghiên cứu triển khai, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh phát huy được tính tích cực và phát triển các năng lực: Như năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề

Giáo dục công dân là một môn học ở trường THPT nên việc đổi mới dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà giáo dục và các nhà giáo dục và các nhà sư phạm.

 

doc 13 trang thuychi01 6360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn Giáo dục công dân 10 bậc THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, công tác đổi mới ngành giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng ở nước ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cần tiếp tục đổi mới, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn yêu cầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục – đào tạo phải bằng “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều ’’.
Điều đó đã đặt ra yêu cầu cho các nhà sư phạm trong công tác dạy học cần phải tăng cường hơn nữa, đồng bộ hơn nưa việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả ngành học, cấp học. Giáo viên cần phải nghiên cứu triển khai, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh phát huy được tính tích cực và phát triển các năng lực: Như năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
Giáo dục công dân là một môn học ở trường THPT nên việc đổi mới dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà giáo dục và các nhà giáo dục và các nhà sư phạm. 
Cũng như các môn học khác, môn GDCD càng phải thực hiện tốt việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sự hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh. Chính vì vậy mà tôi tiến hành tích hợp liên môn, lồng ghép một số nội dung để nâng cao chất lượng giờ dạy cũng như phát triển kỹ năng sống cho học sinh. Tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề “ Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn Giáo dục công dân lớp 10 bậc THPT. 
Thực tế từ trước tới nay vấn để phương pháp giáo dục tích cực và xây dựng bài học tích hợp liên đã có nhiều công trình nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu đó đã được các tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích cực đối với công tác dạy và học. Thế nhưng vẫn đề lựa chọn cụ thể cho từng bài học thì chưa được nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.
Dựa trên những kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy, trong đề tài này tôi chỉ giới hạn áp dụng tích hợp liên môn cho một bài học cụ thể, ở một tiết học cụ thể. Nhằm góp phần làm phong phú bài học và sự hứng thu, say mê học tập của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu của ngành đề ra.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1 .Đối với giáo viên
Dạy học tích hợp yêu cầu giáo viên phải đưa nội dung có liên quan vào quá trình dạy học các môn như: GDCD, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền biển đảoCho nên giáo viên phải xác điịnh nội dung kiến thức có liên quan, tránh học sinh phải học lại nhiều lần nội dung ở các môn học khác nhau.
Thực tế từ trước tới nay vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục tích cực và xây dựng bài học tích cực nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh đã có nhiều công trình nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu đó đã được các tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích cực đối với công tác dạy và học. Để nâng cao chất lượng giáo dục, sự hứng thú, say mê học tập cho học sinh thì yêu cầu người giáo viên phải nắm vững nội dung bài giảng, phải sử dụng các phương pháp cho phù hợp đối với đối tượng học sinh. .
2.2 .Đối với học sinh
Việc sử dụng kiến thức liên môn sẽ giúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc ý thức của công dân với các vấn đề lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thông qua các kiến thức mà giáo viên truyền thụ học sinh sẽ tiếp thu bài học một cách hứng thú, nhiệt tình, sôi nổi và đạt kết quả cao. Từ những bài học cụ thể đó, học sinh có thể áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Chính vì vậy yêu cầu học sinh phải nghiên cứu trước bài học, chịu khó suy nghĩ, tham gia hoạt động tích cực trong quá trình học để lĩnh hội kiến thức và áp dụng trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong những năm gần đây tình trạng đạo đức của học sinh có nhiều biểu hiện xa sút, tình trạng bạo lực học đường có biểu hiện gia tăng, hành vi vi phạm pháp luật của học sinh còn nhiều. Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng là công tác dạy “ Người ’’ còn xem nhẹ, chính vì vậy việc tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật và chủ nghĩa Mác – Lê Nin, lòng yêu nước, ý thức, trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần phải tăng cường và chú trọng hơn.
Thông qua đề tài này góp phần nâng cao ý thức của công dân, phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10 bậc Trung học phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Thực tế trong giảng dạy, để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Qua đối tượng học sinh, tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để thực hiện tốt đề tài này, tôi còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế. Điều tra về tình hình, thái độ của học học sinh về tình yêu quê hương cũng như trách nhiệm của học sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền biển đảo,điều tra về công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh. 
Công tác điều tra bằng nhiều nguồn thông tin, từ đó có biện pháp sử lý thông tin và giáo dục học sinh cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể, từng nội dung tích hợp cụ thể.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của đề tài.
Có thể khẳng định rằng môn GDCD nói chung và giáo dục đạo đức, pháp luật, lòng yêu nước nói riêng là bộ môn có tầm quan trọng trong trường THPT hiện nay. Thông qua bộ môn, các nhà giáo dục, giáo dục ý thức, ý thức pháp luật, lòng yêu nước để hình thành hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay do xu hướng kinh tế thị trường, tình trạng đạo đức của một bộ phận không ít học sinh xuống cấo trầm trọng, lý tưởng sống méo mó và lệch lạc, hơn nữa quan điểm của xã hội là dạy chữ nhiều hơn dạy người, kéo theo lối sống thực dụng, xem nhẹ giá trị đạo đức, lối sống, pháp luật, lòng yêu quê hương, đất nước. Thật vậy, trong nhiều năm giảng dạy tôi luôn băn khoăn trăn trở và không ngừng học hỏi, vận dụng phương pháp dạy học tích cực để làm sao truyền thụ được nhiều kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh. Đó cũng chính là thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục đề ra là giáo dục toàn diện cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục – đào tạo phải bằng “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều.’’
2. Thực trạng của vấn đề
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi luôn luôn học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn và trong bài dạy. Đồng thời tôi luôn luôn đổi mới phương pháp, vận dụng những kỹ thuật dạy học để phù hợp với từng bài, từng lớp học, khối học cụ thể để làm sao gây hứng thú tốt nhất cho học sinh và đạt hiệu quả bài học cao nhất. Từ đó các em khắc sâu kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống và giải quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra.
Song qua thực tế, mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp chủ trương về việc áp dụng phương pháp dạy học hiện đại vào công tác giảng dạy, nhưng phương pháp dạy học truyền thống: đọc chép, một chiều thụ động vẫn còn tồn tại, không phát huy được tính tích cực và tư duy sáng tạo của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học như vậy, tôi nhận thấy ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thông tin, nhiệm vụ của ngành giáo dục – đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đào rạo ra nhiều thế hệ học sinh vừa hồng vừa chuyên, có lối sống lành mạnh, có lòng yêu quê hương đất nước, có lý tưởng sống trong sáng, một công dân tốt đáp ứng sự nghiệp CNH_HĐH của đất nước. Để thực hiện được điều đó, mỗi nhà giáo phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực cho học sinh.
Trong những năm qua, chất lượng của ngành giáo dục chưa cao. Đặc biệt tình hình dạy và học môn GDCD bậc THPT còn nhiều yếu, kém. Chất lượng học sinh còn thấp. Tình trạng học sinh không thiết tha, không hứng thú học, học để đối phó còn nhiều. Tình trạng học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, bạo lực học đường, thái độ vô cảm có nhiều hướng gia tăng..
Nguyên nhân thực trạng dạy học môn GDCD ở trường THPT còn nhiều vấn đề đáng bàn: Thứ nhất là một bộ phận giáo viên còn chưa chuyên tâm, đầu tư vào công việc giảng dạy cho nên bài dạy khô khan, nghèo nàn, xa rời thực tế. Thứ 2 là không liên quan gì đến các kỳ thi quốc gia hoặc có thi chỉ là môn điều kiện cho nên học sinh chỉ lo để đối phó mà thôi. 
 Sau đây là bảng tổng hợp thăm dò thái độ của HS đối với bộ môn GDCD 
Lớp
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
10C4
7%
48%
45%
10C5
11%
49%
40%
10C6
9%
55%
36%
10C7
10%
50%
40%
10C9
12%
50%
38%
Bảng tổng hợp kết quả học tập môn GDCD qua khảo sát.
Lớp
Loaị giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu, kém
10C4 
4%
19%
55%
22%
10C5
9%
23%
57%
11%
10C6
8%
21%
59%
12%
10C7
6%
18%
51%
25%
10C9
3%
15%
55%
27%
 Từ những thực trạng trên để biết chất lượng môn GDCD đạt kết quả tốt hơn, để học sinh hứng thú và để phát huy tính năng động sáng tạo, tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học theo hướng giáo dục tích cực. 
Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: “ Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn : GDCD – lớp 10 bậc THPT.
3.1. Lòng yêu nước
Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân đối với Tổ Quốc.
Lòng yêu nước là gì? 
Giáo viên vận dụng kiến thức môn Ngữ văn:
Em hãy đọc một số bài thơ ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước:
Giáo viên giới thiệu trích đoạn bài thơ: Sao chiến thắng của Chế Lan Viên
 “ Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
 Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
 Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết
 Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”
Đoạn thơ cho ta thấy tình cảm bao trùm của tác giả là tình yêu Tổ quốc sâu sắc thiêng liêng, nhưng cũng rất gần gũi và thân thương. Ấn tượng đặc biệt của khổ thơ là tình cảm sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ Tổ quốc. Đây là đoạn thơ thẩm đẫm lòng yêu nước của Chế Lan Viên.
Giáo viên: Từ tình cảm bao trùm của đoạn thơ: Em hiểu lòng yêu nước là gi?
- Lòng yêu nước là tình cảm yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích cho Tổ quốc.
Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?
Xuất phát từ tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động do mình tạo nên, yêu nơi mình sinh ra và lớn lênNhững tình cảm ban đầu giản dị đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước. Lòng yêu nước của mỗi người có thể này nở và phát triển qua những biến cố, thử thách của lịch sử.
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số gương các vị anh hùng trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Giáo viên tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:
Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.”
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm sau:
Giáo viên tích hợp thức môn ngữ văn: Câu ca dao: 
“Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
 Mỗi người Việt Nam luôn xao xuyến cất lên lời thơ:
“ Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ rất nhiều.”
(Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân)
 Giáo viên tích hợp âm nhạc: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát Quê hương (Thơ: Đỗ Trung Quân – Nhạc: Giáp Văn Thạch.)
Học sinh dễ dàng đưa ra bài học: Người Việt nam yêu nước luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình.
+ Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi dân tộc.
Giáo viên tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ kể chuyện về Bác Hồ đã được phân công về chuẩn bị bài.
 Học sinh kể về chuyện đau buồn Bác đã gặp trong hành trình tìm đường cứu nước.
“ Trên đường hành trình vào nam 1909 tại bờ biển Bình Thuận, bác đã khóc khi thấy rất nhiều ngư dân lặn ngụp trong sóng biển để kéo con tàu Pháp vào bờ. Bác thương thân phận con người nô lệ, tù tội. Bác đã khóc tại Bờ Biển Ngà Châu Phi khi thấy rất nhiều em nhỏ da đen lặn tìm những đồng xu do bọn thực dân ném xuống ngang qua các mạn tàu. ”
 Tình thương bao la giống nòi dân tộc qua câu nói đầy tính nhân văn của Bác: “ Trên đời này, dù màu da có khác nhau cũng chỉ có hai hạng người kẻ bóc lột và người bị bóc lột; chỉ có một tình thương, tình hữu ái của giai cấp vô sản mà thôi.”
Từ tư tưởng yêu đồng bào, thương đồng loại mang tính nhân văn của Bác, học sinh đưa ra nội dung bài học :
 Đồng bào, giống nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người với nhau, mỗi ngưới dân Việt nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc nỗi đau khổ của đồng bào, dân tộc: luôn mong muốn đồng bào được ấm no, hạnh phúc.
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
Giáo viên liên hệ thực tiễn quê hương Tỉnh Thanh. Qua đó học sinh thấy được: 
Người Việt nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, tự hào về những con người của quê hương, đất nước anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa.
+ Đoàn kết kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
 Giáo viên vận dụng kiến thức môn Lịch sử và Địa lý:
 Giáo viên cung cấp thông tin: Theo niên giám thống kê năm 2006, Việt Nam có diện tích khoảng 331.212 km2. Nhưng quốc gia nhỏ bé đó đã làm chấn động địa cầu. Đó là chiến thắng Điệ Biên Phủ, chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới là Pháp, Mỹ. Trên phương diện quốc tế, chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân loại, đã cổ vũ cho đồng loạt 17 nước Châu Phi thuộc địa nổi dậy giành độc lập. Cũng là lần đầu tiên một nước thuộc địa đoàn kết lại để đại thắng quân sự trước các nước Đế quốc thực dân kiểu cũ đã tồn tại hơn 400 năm trên thế giới. Điều đó đã chứng minh tinh thần Việt Nam “ Đoàn kết, đại đoàn kêt, thành công, đại thành công.”
 Học sinh rút ra nội dung kiến thức bài học: Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam.
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động,
 Học sinh thực hiện nhiệm vụ kể chuyện và Bác Hồ đã được giáo viên phân công chuẩn bị bài mới.
 Giáo viên kết hợp phương tiện dạy học cho học sinh kể về tấm gương Bác Hồ học ngoại ngữ:
 Bác của chúng ta làm phụ bếp trên con tàu Pháp, phục vụ trên 1000 người. Bác dạy từ mờ sáng, làm việc quần quật đến nữa đêm, nhưng Bác vẫn dành thời gian cho học ngoại ngữ. Làm vất vả để có tiền nuôi bản thân và làm cách mạng, còn học ngoại ngữ để dễ giao tiếp với mọi người, để viết báo tuyên truyền cách mạng.
Giáo viên bổ sung: Khi ở Pháp đêm lạnh Bác dùng viên gạch nung đỏ để dưới gầm gường sưởi ấm. Ở thủ đô Luân Đôn tráng lệ nhưng Bác của chúng ta làm nghề quét tuyết, đêm về rất lạnh dưới âm độ c.
Cần cù và sáng tạo của bản chất người Việt Nam được bác phát huy.
Qua câu chuyện của Bác học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức: 
- Người Việt nam có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động. Mỗi người Việt nam yêu nước đều lao động hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
 3.2. Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.
Giáo viên liên hệ đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 
 Trong mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị ổn định, dân chủ, kỹ cương đồng thuận, đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt, độc lập chủ quyền thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.
Để đạt được mục tiêu trên mỗi công dân, học sinh cần phải có hoạt động thiết thực đóng góp vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế của bản thân mình.
Giáo viên hướng học sinh về lời Bác căn dặn thanh niên:
- Thanh niên đừng hỏi Tổ quốc làm gì cho mình mà tự hỏi rằng mình đã làm gì cho Tổ quốc. Nhìn nhận, tin tưởng nghị lực, ý chí vươn lên Bác đã đề cao vai trò của thanh niên:
“ Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên.”
 Giáo viên tiếp tục cho học sinh bày tỏ quan điểm của mình và trách nhiệm khác nhau của học sinh đối với trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.
- Là công dân, học sinh phải đấu tranh chống các tai tệ nạn xã hội: Như mại dâm, ma túy, cờ bạc, đặc biệt là thái độ vô cảm, lối sống sa đọa, tình trạng đạo đức đang xuống cấp, các hiện tượng tham nhũng... Nếu đẩy lùi các tai, tệ nạn đó thì đất nước trở nên kỷ cương và phát triển bền vững.
Từ những phân tích trên của giáo viên học sinh rút ra bài học: 
- Chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, học tập
- Tích cực tu dưỡng đạo đức, tác phong, lối sống theo chuẩn mực của xã hội.
- Quan tâm và tham gia đời sống, chính trị, xã hội ở địa phương.
- Tích cực xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực phù hợp với khả năng của mình.
- Phê phán, đấu tranh với hành vi đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.
Giáo viên tích hợp phòng chống tham nhũng để xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Giáo viên khái quát những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng:
- Do cơ chế và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.
- Phẩm chất, đạo đức của một bộ phận đảng viên, cán bộ bị suy thoái, biến chất.
- Ảnh hưởng của tập quán biến thể lệch lạc “ Văn hóa quà biếu”.
- Công tác phòng chống tham nhũng còn chưa đạt kết quả cao như mong muốn.
 Tham nhũng là hiện tượng xấu ở thời đại nào cũng bị lên án và lọai bỏ. Nó gây lên những hậu quả nghiêm trọng: làm xói mòn lòng tin của nhân dân với đảng, làm đất nước bị kiệt quệ về kinh tế...
 Vậy chúng ta phải làm gì để phòng, chống góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững?( Học sinh tự phát biểu, sau đó giáo viên khát quát và kết luận).
3.3.Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
 Tích hợp tư tường Hồ Chí Minh: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng Bác luôn đau đáu nhớ về cuội nguồn của dân tộc, Người thường nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải phát huy truyền thống yêu nước, gìn giữ giang sơn gấm vóc của dân tộc ta. Ngày nay đất nước ta được hòa bình nhưng chúng ta luôn cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch. Nói chuyện với bộ đội tại Đền Hùng năm 1954 Bác đã căn dặn “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Giáo viên tích hợp kiến thức pháp luật.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định:
Điều 11. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Điề 64. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.
Giáo viên cho học sinh liên hệ bản thân. Là học sinh em làm gì để bảo vệ đất nước?
Giáo viên liệt kê ý kiến trình bày của học sinh như:
- Tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- Thái độ kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và tuyên truyền về biển đảo quê hương. Lên án hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông.
 -Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi theo qui định.
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Tuyên truyền mọi người cảnh giác với những luận điệu phản động, vi phạm pháp luật lôi kéo một số người tham gia tà đạo trái phép.
Giáo viên kết luận: Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc bảo vệ Tổ quốc: 
- Trung thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
 - Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
- Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc.
 Tóm lại: Thông qua tích hợp kiến thức các môn học Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Âm nhạc và tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng, tư tưởng Hồ Chí Minh.. vào các bài học môn GDCD làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_lien_mon_theo_chu_de_cong_dan_voi_su_n.doc