SKKN Dạy học tích hợp liên môn bài Người lái đó sông Đà nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Lớp 12

SKKN Dạy học tích hợp liên môn bài Người lái đó sông Đà nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Lớp 12

Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn

7.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp

Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau.

Theo Từ điển Giáo dục học: Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Có thể có tích hợp hoàn toàn hoặc một phần của các môn khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí tự nhiên cũng như cả với một vài môn Khoa học Xã hội. Cũng như có sự tích hợp một phần của hai hay ba môn Khoa học xã hội như: Địa lí- Ngữ văn, Lịch sử- Ngữ văn- Địa lí.

Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau.

Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết .

Liên môn theo ngữ nghĩa học là liên kết giữa các môn học. Thuật ngữ này chỉ ra các dạng hợp tác giữa các môn tạo nên. Có thể phân biệt ba dạng tích hợp: đa môn học, liên môn học và xuyên môn học. Đa môn học thể hiện sự đặt cạnh nhau một cách đơn giản của các môn học mà không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn học. Liên môn áp dụng cho sự tương tác giữa các môn học nhưng đã thay đổi một cách tinh tế. Quan điểm nhận thức luận cho rằng liên môn cho phép xây dựng lại sự thống nhất của khoa học. Một công cụ có hiệu quả nhất tạo nên tiếp cận liên môn là đặt người học trong tiến trình giải quyết vấn đề xung quanh một tình huống phức hợp, có tính thực tiễn

 

docx 44 trang cucnguyen11 8552
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp liên môn bài Người lái đó sông Đà nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Đề tài Dạy học tích hợp liên môn bài Người lái đò sông Đà nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của học sinh lớp 12 thực hiện theo những quan điểm, chỉ đạo, định hướng lớn về đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Luật Giáo dục, năm 2005 nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ- TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ:“ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Trong Dự thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông cho sau năm 2015 ở Việt Nam, phát triển năng lực người học là một định hướng quan trọng, được khẳng định. Theo định hướng này, giáo dục không đơn thuần chỉ trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh mà còn chú ý hơn vào việc phát triển năng lực người học. Đó là các năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực vận dụng những hiểu biết vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
Theo hướng dạy học tích hợp, nhiều nước trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á, đã đưa vào trường phổ thông các môn học/lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Một số nghiên cứu ở trong nước cho thấy, việc dạy học tích hợp ở môn Khoa học cũng đóng góp hình thành năng lực tìm hiểu khoa học từ đó giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn ; dạy học tích hợp chính là phương thức phát triển năng lực của học sinh. Kinh nghiệm trong và ngoài nước cho thấy việc dạy học tích hợp sẽ giúp cho học sinh hình thành các năng lực trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặc biệt là vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. Điều đó có nghĩa là giáo dục phổ thông phải giúp học sinh có cái nhìn về thế giới trong tính chỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từng lĩnh vực quá sớm. Vì thế, nếu chúng ta tổ chức tốt dạy học tích hợp (từ việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa theo định hướng tích hợp cho đến việc tổ chức dạy học tích hợp) thì sẽ hình thành và phát triển năng lực cao nhất của người học: năng lực vận dụng kiến thức đặc biệt là vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 
Trong thực tiễn giảng dạy nói chung và dạy học học môn Ngữ văn nói riêng, đã có một thời gian quá dài, chúng ta dạy học theo phương pháp thuyết giảng, lấy kiến thức của thầy truyền đạt lại cho học trò, lấy niềm đam mê của thầy, thắp sáng ngọn lửa đam mê của người tiếp nhận. Khả năng nhận thức của học sinh, thái độ của người học đối với mỗi bài giảng là những tiêu chí đặc biệt quan trọng để giáo viên đánh giá chất lượng dạy và học. Đó là những quan điểm dạy học đúng đắn nhưng chưa đủ và toàn diện. Cần phải nhìn nhận lại để đánh giá và phát huy năng lực của người học bởi năng lực của người học là kho tri thức phong phú không bao giờ vơi cạn mà chúng ta thực sự chưa khai thác hết. Nhiều nguồn năng lượng dồi dào, phong phú vẫn chưa được phát huy, vận dụng trong thực tiễn giảng dạy. Qua thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy môn Ngữ văn là môn học có nhiều tiềm năng và cơ hội trong việc xác định và xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn, hay các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó bài Người lái đó sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân ( Sách giáo khoa Ngữ văn 12) là một bài học điển hình. 
2. Tên sáng kiến
Dạy học tích hợp liên môn bài Người lái đó sông Đà nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của học sinh lớp 12 
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thúy
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Phú
- Số điện thoại: 0917175976 E_mail: phuongthuy.tranphu@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Phương Thúy
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kến: Việc giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
15/1/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn
7.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp
Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau.
Theo Từ điển Giáo dục học: Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Có thể có tích hợp hoàn toàn hoặc một phần của các môn khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí tự nhiên cũng như cả với một vài môn Khoa học Xã hội. Cũng như có sự tích hợp một phần của hai hay ba môn Khoa học xã hội như: Địa lí- Ngữ văn, Lịch sử- Ngữ văn- Địa lí.
Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau. 
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết .
Liên môn theo ngữ nghĩa học là liên kết giữa các môn học. Thuật ngữ này chỉ ra các dạng hợp tác giữa các môn tạo nên. Có thể phân biệt ba dạng tích hợp: đa môn học, liên môn học và xuyên môn học. Đa môn học thể hiện sự đặt cạnh nhau một cách đơn giản của các môn học mà không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn học. Liên môn áp dụng cho sự tương tác giữa các môn học nhưng đã thay đổi một cách tinh tế. Quan điểm nhận thức luận cho rằng liên môn cho phép xây dựng lại sự thống nhất của khoa học. Một công cụ có hiệu quả nhất tạo nên tiếp cận liên môn là đặt người học trong tiến trình giải quyết vấn đề xung quanh một tình huống phức hợp, có tính thực tiễn
Như vậy, dạy học tích hợp liên môn có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp liên môn đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai. 
7.1.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn
Với quan niệm trên, dạy học tích hợp liên môn nhằm các mục tiêu: 
+ Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
+ Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nhĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
+ Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này của học sinh.
 	+ Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học.Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp.
7.1.3. Đặc trưng của dạy học tích hợp liên môn
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau đây :
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.
- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được.
 Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.
7.2. Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
2.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức .
Với cách hiểu trên, cấu trúc năng lực vận dụng kiến thức của học sinh có thể được mô tả dưới dạng các tiêu chí như sau:
- Có khả năng tiếp cận vấn đề thực tiễn.
- Có kiến thức về tình huống cần giải quyết.
- Lập kế hoạch để giải quyết tình huống đặt ra.
- Phân tích được tình huống; phát hiện được vấn đề đặt ra của tình huống.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống.
- Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống.
- Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
Từ các tiêu chí trên của năng lực vận dụng kiến thức có thể mô tả thành nhiều chỉ báo với các mức độ khác nhau để thông qua đó giáo viên có thể xây dựng thang đánh giá mức độ phát triển năng lực này của học sinh thông qua dạy học tích hợp. Có nhiều cách khác nhau để xác định các mức độ của năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, cụ thể:
- Theo cơ sở kiến thức khoa học cần vận dụng để xác định các mức độ khác nhau như:  học sinh chỉ cần vận dụng một kiến thức khoa học hoặc vận dụng nhiều kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề.
- Theo mức độ quen thuộc hay tính sáng tạo của người học.
- Theo mức độ tham gia của học sinh trong giải quyết vấn đề.
- Theo mức độ nhận thức của học sinh: tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi mang tính lý thuyết; vận dụng kiến thức để giải thích các sự kiện, hiện tượng của lý thuyết; vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tiễn; vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống trong thực tiễn hoặc những công trình nghiên cứu khoa học vừa sức, đề ra kế hoạch hành động cụ thể hoặc viết báo cáo
7.2.2. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
* Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh hiện nay: Đa số học sinh còn lúng túng trong vận dụng kiến thức hoặc vận dụng kiến thức còn yếu. Tình trạng học sinh cảm thấy nhàm chán khi học sinh được học kiến thức các bộ môn một cách nhồi nhét mà không có điều kiện áp dụng trong các bộ môn khác. Học sinh không biết vận dụng kiến thức liên môn mà mình đã được học. Trước một tình huống trong thực tế, có liên quan đến kiến thức mà học sinh được học, học sinh không biết vận dụng để giải quyết tình huống... Tất cả các thực trạng trên đều bắt nguồn từ cách dạy và ra đề không yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn, không chú ý đến việc phát huy năng lực của người học.
* Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của học sinh như: vận dụng kiến thức để giải bài tập, tiếp thu và xây dựng tri thức cho những bài học mới hay cao nhất là vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của các em. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức có thể giúp cho học sinh:
- Nắm vững kiến thức đã học để vận dụng những kiến thức nhằm xây dựng kiến thức cho bài học mới hoặc giải quyết những bài tập; nắm vững kiến thức đã học, có khả năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức khoa học.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp các em học đi đôi với hành. Giúp học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết; năng lực tự học.
- Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn; Có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em.
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
7.3. Dạy học tích hợp liên môn bài Người lái đò sông Đà nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của học sinh lớp12
7.3.1. Lựa chọn nội dung tích hợp liên môn phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản
- Việc lựa chọn nội dung bài học tích hợp để nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là rất quan trọng. Để kết quả dạy học đạt được mục tiêu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh, khi lựa chọn nội dung bài học tích hợp, cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
+ Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành các năng lực cần thiết cho người học. Đó là năng lực làm việc theo nhóm, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. 
+ Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học.
+ Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh.
+ Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
+ Tăng tính thực hành, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương.
- Khi dạy bài Người lái đò sông Đà theo hướng tích hợp liên môn, tôi đã chọn các nội dung tuân thủ theo các nguyên tắc trên đây. Các nội dung được chọn trong bài dạy như sau: 
- Học sinh nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, thấy được vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống, con người và quê hương qua những trang viết chân thực, đa dạng, hấp dẫn của Nguyễn Tuân. 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò.Từ đó hiểu được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc tổ quốc.
- Hiểu một số đặc điểm và sự đóng góp của thể loại kí Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Làm sáng tỏ kiến thức bài học qua việc tích hợp kiến thức môn học:
* Môn Ngữ văn
Lớp 12. Bài : Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
Lớp 11. Bài: Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân), Thao tác lập luận so sánh
Lớp 10. Bài: Thực hành các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, Thực hành các biện pháp tu từ phép điệp, phép đối. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
* Môn Lịch sử. 
Lớp 12. Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền sài gòn 
Lớp 10. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
 * Môn Địa lý
Tích hợp: 
Lớp 12. Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
 Bài 12 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng 
* Môn tin học:
Lớp 10: Chương III- soạn thảo văn bản 
7.3.2. Chọn phương pháp dạy học phù hợp 
Có nhiều phương pháp có thể sử dụng để dạy học tích hợp liên môn như : Dạy học dự án; Dạy học WebQuest - Khám phá trên mạng; Dạy học giải quyết vấn đề. Trong các phương pháp trên đây thì phương pháp dạy học dự án là phương pháp được nhiều giáo viên áp dụng trong mấy năm gần đây và đạt hiệu quả giáo dục cao. Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.
Dạy tác phẩm Người lái đò sông Đà, tôi chọn phương pháp dạy học dự án bởi đây là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm và đặc biệt là phát huy được năng lực của người học. Đây cũng là phương pháp rất phù hợp với nội dung bài học. Học sinh sẽ được phát huy tinh thần làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức của nhiều bộ môn để tạo ra những sản phẩm có thể giới thiệu. 
7.3.3.Thiết kế giáo án ( có phụ lục )
        - Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_tich_hop_lien_mon_bai_nguoi_lai_do_song_da_nham.docx