SKKN Dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quan Sơn 2 qua môn học Ngữ văn 12
Vấn đề học sinh tốt nghiệp THPT ra trường thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt là trong xã hội phát triển và đòi hỏi sự năng động của con người như hiện nay.
Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng Điều nầy còn nặng nề hơn đối với học sinh miền núi như học sinh trường THPT Quan Sơn 2.
Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi nhóm thanh niên xấu luôn láy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các thanh niên hiền ngoan, ít nói
Nhiều học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet, của thế giới game mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi xin trình bày đề tài: “Dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quan Sơn 2 qua môn học Ngữ văn 12” mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho lớp thanh niên của nhà trường trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo, dễ dàng hòa nhập cùng cộng đồng và có ích cho xã hội.
I: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Vấn đề học sinh tốt nghiệp THPT ra trường thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt là trong xã hội phát triển và đòi hỏi sự năng động của con người như hiện nay. Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng Điều nầy còn nặng nề hơn đối với học sinh miền núi như học sinh trường THPT Quan Sơn 2. Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi nhóm thanh niên xấu luôn láy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các thanh niên hiền ngoan, ít nói Nhiều học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet, của thế giới game mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội. Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi xin trình bày đề tài: “Dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quan Sơn 2 qua môn học Ngữ văn 12” mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho lớp thanh niên của nhà trường trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo, dễ dàng hòa nhập cùng cộng đồng và có ích cho xã hội. 1.2. Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài Nhằm giáo dục một cách toàn diện cho học sinh trường THPT Quan Sơn 2 trước khi các em dời nghế nhà trường, nói cách khác là chuẩn bị những hành trang cơ bản nhất để các em bước vào đời. Khắc phục những hạn chế cố hữu của phần đông học sinh miền núi: thiếu tự tin, bản lĩnh, thiếu trách nhiệm với bản than, gia đình và xã hội. Đề tài mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm nhỏ trong công tác đoàn tích hợp với giáo dục thanh niên trong trường THPT khu vực miền núi. 1.3. Phương pháp nghiên cứu. 1.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu. 1.3.2. Phương pháp quan sát thực tiễn 1.3.3. Phương pháp thực hành. 1.3.4. Phương pháp so sánh 1.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong học sinh 12 của trường THPT Quan Sơn 2. II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Thực trạng vấn đề Hiện nay, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh gần như chưa có một bộ giáo trình chính thống từ Bộ GD-ĐT. Điều này vô hình trung khiến một số đơn vị, doanh nghiệp thừa nước đục thả câu tung ra đủ loại giáo trình dạy kỹ năng sống, đưa vào các trường học. Các bộ giáo trình này chưa được kiểm định, khiến thị trường sách dạy kỹ năng sống trở nên hỗn loạn. Cách phổ biến nhất được các trường áp dụng hiện nay là lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các môn học của chương trình. Tùy từng trường mà cách lồng ghép khác nhau, có trường lồng ghép vào môn mỹ thuật, hát nhạc; có trường lại chọn môn Văn học, Lịch sử nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Trường thì yêu cầu giáo viên tranh thủ lồng ghép những bài học đạo đức, những câu chuyện và văn hóa ứng xử hay đại loại là cách ứng biến với tình huống cuộc sống như thế nào. Trường lại mua những bộ sách hay như “Đắc nhân tâm”, “Hạt giống tâm hồn” để dạy tích hợp vào trong những khoảng thời gian trống. Tuy nhiên, khó khẳng định hiệu quả, vì thời gian dành cho giáo dục kỹ năng sống không nhiều. Việc chủ động lồng ghép kỹ năng sống vào bài giảng của giáo viên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì không có quy chuẩn nào cho việc lồng ghép, nhất là lồng ghép với từng bộ môn như Toán, Mỹ thuật, Văn học nên giáo viên khá lúng túng. Do đó, khó có thể đánh giá được môn kỹ năng sống tại các trường có thật sự hiệu quả hay không. Và từ việc không có giáo trình, không biết lồng ghép như thế nào mà nhiều giáo viên, nhiều trường chọn giải pháp ra nhà sách kiếm giáo trình bằng cách mua sách. Tuy nhiên, việc chọn một quyển sách hay để thực hiện lồng ghép, giảng dạy lại không đơn giản giữa “bức tranh” còn khá nhập nhoạng sáng - tối như hiện nay. Dạy kỹ năng cho học sinh nhưng giáo viên lại rất yếu, thậm chí là mù mờ về khái niệm và cách dạy kỹ năng sống là một thực tế đang diễn ra hiện nay tại nhiều trường THPT. Chhúng tôi nhận thấy, việc lồng ghép, dạy kỹ năng ở các trường phần nhiều vẫn do giáo viên tự mày mò, tìm hiểu chứ chưa có một đơn vị hay một chương trình nào hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo viên, nên không có gì khó hiểu khi giáo viên yếu về vấn đề này. Do vậy, việc dạy kỹ năng sống còn khá hời hợt, nhiều khi chiếu lệ tại một số trường. Với môn học kỹ năng sống, đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành “sứ mạng” lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, ở khối tiểu học và THCS, nhiệm vụ dạy môn này hiện được giao thẳng cho giáo viên chủ nhiệm. Việc nhiều người chưa được trang bị kiến thức, phương pháp giáo dục để dạy cũng khiến họ rụt rè thực hiện. Dạy kỹ năng hay, để các em nhỏ tiếp thu tốt là không đơn giản. Việc lồng ghép kiến thức kỹ năng sống vào các môn học phải nhẹ nhàng, thú vị để các em thích thú. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn chưa thật sự vững về điều này. Nếu người giáo viên có kỹ năng, sự nhanh nhạy cùng vốn sống tích lũy được, tiết dạy lồng ghép ấy sẽ có hiệu quả rất cao. Hiện nay, vấn đề kinh phí để trường thực hiện các buổi chuyên đề, buổi học ngoại khóa, giúp học sinh có thêm kiến thức, vốn sống thực tế cũng đang là mối bận tâm hàng đầu của các trường. Việc lồng ghép kỹ năng sống là việc các trường bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, thực hiện ra sao, lồng ghép như thế nào, dựa vào bộ giáo trình và khung chuẩn nào để đánh giá hiệu quả giảng dạy thì chưa có. Vì thế, nói là chúng ta đang tích cực triển khai dạy kỹ năng sống cho học sinh nhưng kỳ thực, tính hình thức của nó vẫn khá nặng nề. Do chưa có bộ giáo trình thống nhất, nên đến giờ việc dạy kỹ năng sống tại trường vẫn chỉ dựa vào những tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay các buổi sinh hoạt để lồng ghép, kể những câu chuyện hay, những hình ảnh đẹp từ đời thường cho học sinh, chứ chưa thể tổ chức các buổi dã ngoại vì thiếu kinh phí. 2.1.2. Tổng hợp các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THPT Dựa trên cơ sở phân tích thực tế và thực trạng giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam những năm qua, có thể đề xuất nội dung giáo dục kỹ năng cho học trong các nhà trường phổ thông bao gồm các kỹ năng cơ bản, cần thiết sau: 2.2.1. Kỹ năng tự nhận thức. Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác. 2.2.2. Kỹ năng xác định giá trị. Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế, Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn giúp người khác biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục vào nền văn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân. 2.2.3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình hống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. Kỹ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc , kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc. Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. Kỹ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kỹ năng này. 2.2.4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng. Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gâu căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại. Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và giải tỏa nổi. Khi bị căng thẳng, tùy từng tình huống, mỗi người có thể có cách ứng phó khác nhau. Cách ứng phó tích cực hay tiêu cực khi căng thẳng phụ thuộc vào cách suy nghĩ tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong tình huống đó. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều dộ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xunh quanh, không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân, Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người: - Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng. - Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người: - Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng. - Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân. - Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hơp của các Kỹ NĂNG SốNG khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết vấn đề. 2.2.5. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau: - Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ. - Biết xác định được những địa chỉ đáng tin cậy. - Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó. - Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp. Khi tìm đến các địa chỉ cần hỗ trợ, chúng ta cần: - Cư xử đúng mực và tự tin. - Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn. - Giữ bình tĩnh khi gặp sự cố đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng không sợ hãi. - Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm kiếm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời để phát huy hiệu quả của kỹ năng này, cần kỹ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kỹ năng ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn. 2.2.6. Kỹ năng thể hiện sự tự tin Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống. Kỹ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm. 2.2.7. Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kỹ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm soát cảm xúc. Người có kỹ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng. 2.2.8. Kỹ năng lắng nghe tích cực Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp. Người có kỹ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng. Kỹ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kỹ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn. 2.2.9. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đa văn hóa, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc. 2.2.10. Kỹ năng thương lượng. Thương lượng là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc một vấn đề gì đó. Kỹ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kỹ năng giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn. Một người có kỹ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giả quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên. Kỹ năng thương lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông, tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. 2.2.11. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa,Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên. Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu thuẫn riêng tùy thuộc vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình. Yêu cầu trước hết của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kỹ năng liên quan khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định 2.2.12. Kỹ năng hợp tác. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác trong nhóm. Biểu hiện của người có kỹ năng hợp tác: - Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết. - Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm. - Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm. - Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động. - biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_hoc_tich_hop_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_thp.doc